KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM - HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ<br />
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ QUY MÔ LỚN<br />
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Nguyễn Phương Thảo*, Nguyễn Thị Lan Anh<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Đối với các doanh<br />
nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói<br />
riêng, kế toán trách nhiệm là một vấn đề khá mới. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế<br />
toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều<br />
đơn vị, cá nhân. Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu vai trò của kế toán trách nhiệm đối với các<br />
doanh nghiệp lớn và hướng vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn<br />
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
Từ khóa: kế toán trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm, trung tâm đầu tư, trung tâm doanh thu,<br />
trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, doanh nghiệp Thái Nguyên<br />
<br />
SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN TRÁCH<br />
NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP<br />
CÓ QUY MÔ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br />
THÁI NGUYÊN<br />
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày<br />
càng có nhiều những doanh nghiệp có quy mô<br />
lớn, phạm vi hoạt động rộng như Tổng Công<br />
ty gang thép Thái Nguyên, cái nôi của ngành<br />
công nghiệp luyện kim Việt Nam, thành lập<br />
năm 1959 với 18 đơn vị thành viên, hoạt động<br />
kinh doanh rộng rãi trên nhiều tỉnh thành,<br />
doanh thu năm 2009 đã đạt trên 8.300 tỷ<br />
VNĐ. Công ty cổ phần thương mại Thái<br />
Hưng thành lập năm 1993, hoạt động theo mô<br />
hình Công ty mẹ, công ty con. Hiện tại Công<br />
ty có 9 công ty con và nhiều chi nhánh, văn<br />
phòng đại diện trực thuộc, tổng số lao động<br />
hơn 1.000 người, doanh thu hàng năm đạt từ<br />
9.500 đến 10.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà<br />
nước từ 230 đến 250 tỷ đồng. Hợp tác xã<br />
công nghiệp và vận tải Chiến Công, thành lập<br />
năm 1993, tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng,<br />
vốn điều lệ của hợp tác xã và các công ty<br />
thành viên đạt trên 400 tỷ đồng. Các ngành<br />
nghề sản xuất kinh doanh chính của hiện nay<br />
của hợp tác xã là: Kinh doanh xuất nhập khẩu<br />
các mặt hàng vật tư công nghiệp phục vụ sản<br />
xuất, khai thác và chế biến khoáng sản, đầu tư<br />
xây dựng nhà máy thủy điện, luyện gang,<br />
thép, luyện thiếc và luyện Fero các loại, đầu<br />
<br />
<br />
tư địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa<br />
khẩu. Với các doanh nghiệp có quy mô lớn<br />
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đòi hỏi phải sử<br />
dụng mô hình quản lý phù hợp. Mô hình quản<br />
lý kế toán trách nhiệm được xem là mô hình<br />
hợp lý, một hướng tiếp cận mới trong công tác<br />
quản lý đối với các doanh nghiệp lớn Thái<br />
Nguyên, giúp các doanh nghiệp phát huy tối đa<br />
nguồn lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.<br />
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM<br />
Kế toán trách nhiệm là hệ thống các khái<br />
niệm và công cụ mà các kế toán viên sử dụng<br />
để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và<br />
các bộ phận nhằm thúc đẩy những nỗ lực<br />
hướng về mục tiêu chung của tổ chức<br />
(Hilton,1991). Kế toán trách nhiệm được hiểu<br />
là hệ thống thu thập và báo cáo các thông tin<br />
về doanh thu và chi phí theo nhóm trách<br />
nhiệm. Lãnh đạo của mỗi bộ phận sẽ chịu<br />
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh thuộc<br />
phạm vi quản lý của mình. Các cấp quản trị sẽ<br />
đánh giá và báo cáo lên cấp trên của mình về<br />
toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi<br />
quản lý. Thông qua đó, các cấp quản trị cao sẽ<br />
sử dụng các thông tin này để đánh giá thành<br />
quả của các bộ phận trong tổ chức và đưa ra<br />
các quyết định phù hợp. Như vậy, có thể hiểu<br />
kế toán trách nhiệm bao gồm 2 khía cạnh:<br />
thông tin và trách nhiệm. Việc phản ánh thực<br />
trạng kinh doanh và đánh giá các thông tin<br />
mang tính chất nội bộ về hoạt động sản xuất<br />
<br />
Tel: 0988090796; Email: nguyenphuongthao_tueba@yahoo.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 30<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kinh doanh của đơn vị từ cấp quản trị thấp<br />
đến cấp quản trị cao hơn đó là khía cạnh<br />
thông tin. Khía cạnh trách nhiệm được hiểu là<br />
việc quy trách nhiệm về những sự kiện kinh<br />
tế, tài chính xảy ra. Tùy thuộc vào việc sử<br />
dụng 2 khía cạnh của kế toán trách nhiệm mà<br />
ảnh hưởng đến thái độ của nhà quản trị và<br />
hiệu quả của việc phân cấp trách nhiệm trong<br />
tổ chức hoạt động.<br />
TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM VÀ CƠ SỞ<br />
HÌNH THÀNH<br />
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong<br />
tổ chức hoạt động nơi mà nhà quản trị bộ<br />
phận chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động<br />
của bộ phận mình. Căn cứ vào đặc điểm kinh<br />
doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy, phân cấp cơ<br />
chế, quản lý tài chính mà mỗi tổ chức hoạt<br />
động có các trung tâm trách nhiệm khác nhau.<br />
Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ<br />
thống thang bậc từ cấp quản trị thấp đến cấp<br />
quản trị cao.<br />
Trung tâm trách nhiệm được hình thành từ<br />
đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động, cơ chế<br />
phân cấp quản lý tài chính của từng đơn vị cụ<br />
thể và nó phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt<br />
động kinh doanh theo từng ngành nghề.<br />
Trung tâm trách nhiệm phát huy tác dụng khi<br />
cơ chế quản lý tài chính được phân cấp cụ thể<br />
cho từng người, từng bộ phận gắn với trách<br />
nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong từng hoạt<br />
động. Báo cáo kết quả kinh doanh của từng<br />
bộ phận gắn với trách nhiệm của từng nhà<br />
quản trị cụ thể có giá trị rất cao đối với hiệu<br />
quả của các hoạt động trong hiện tại và tương<br />
lai. Một tổ chức hoạt động phân cấp trách<br />
nhiệm cụ thể cho từng bộ phận: Phòng ban,<br />
phân xưởng… gắn với cơ chế tài chính khen<br />
thưởng, xử phạt thích đáng sẽ là động lực<br />
quan trọng trong quá trình tổ chức các hoạt<br />
động đạt hiệu quả cao. Trong các tổ chức hoạt<br />
động khi phân cấp quản lý tài chính mạnh mẽ,<br />
các nhà quản trị càng chủ động trong các<br />
quyết định điều hành doanh nghiệp. Các nhà<br />
quản trị phát huy tính tư duy, sáng tạo trong<br />
các tình huống để tạo ra cái mới. Khi đó nhà<br />
quản trị phải chịu trách nhiệm trong các<br />
quyền hạn của mình. Tuy nhiên việc phân cấp<br />
<br />
73(11): 30 - 37<br />
<br />
quản lý tài chính cũng có những hạn chế nhất<br />
định. Việc phân cấp quản lý tài chính dẫn đến<br />
sự độc lập tương đối giữa các bộ phận. Nhà<br />
quản trị bộ phận khi đưa ra các quyết định của<br />
bộ phận mình thường không xem xét sự ảnh<br />
hưởng đến các bộ phận khác như thế nào. Mặt<br />
khác các bộ phận thường quan tâm đến mục<br />
tiêu của bộ phận mình mà coi nhẹ mục tiêu<br />
của bộ phận gắn với mục tiêu chung của toàn<br />
doanh nghiệp. Trong các tổ chức phân cấp<br />
quản lý tài chính, mỗi bộ phận thường được<br />
coi là một trung tâm trách nhiệm, sự hoạt<br />
động của trung tâm trách nhiệm gắn với trách<br />
nhiệm cụ thể của nhà quản trị.<br />
Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ<br />
chức hiện nay của các doanh nghiệp có quy<br />
mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có thể<br />
tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, bao<br />
gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu,<br />
trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mô<br />
hình các trung tâm trách nhiệm được tổ chức<br />
theo sơ đồ 1. Cụ thể:<br />
Cấp thứ nhất là cấp cao nhất xét trên toàn<br />
tổng công ty hoặc tập đoàn, công ty mẹ, chịu<br />
trách nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động<br />
như là Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Đại<br />
hội xã viên… và đây là trung tâm đầu tư. Đầu<br />
vào của trung tâm đầu tư đó là vốn phục vụ<br />
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn cho<br />
các phương án. Đầu ra của trung tâm đó là lợi<br />
nhuận thu về từ kết quả hoạt động kinh<br />
doanh, các chỉ tiêu doanh thu và chi phí. Như<br />
vậy, Tổng giám đốc (hoặc Chủ tịch), ban<br />
quản trị là người chịu trách nhiệm về lợi<br />
nhuận được tạo ra và hiệu quả sử dụng vốn<br />
trong tổng công ty. Ban quản trị, Tổng giám<br />
đốc có quyền trong việc ra các quyết định<br />
quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn<br />
đầu tư trong toàn đơn vị.<br />
Cấp thứ hai là các đơn vị thành viên, chịu<br />
trách nhiệm về hoạt động của các công ty<br />
thành viên là các giám đốc công ty. Đây được<br />
xem là trung tâm lợi nhuận. Trung tâm lợi<br />
nhuận như là một doanh nghiệp độc lập ngoại<br />
trừ việc giám đốc cao cấp chứ không phải nhà<br />
quản lý của trung tâm trách nhiệm kiểm soát<br />
mức đầu tư tại trung tâm trách nhiệm.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 31<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
73(11): 30 - 37<br />
<br />
Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức quản lý và trung tâm trách nhiệm của các doanh nghiệp có quy mô lớn<br />
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên<br />
Cấp quản lý<br />
<br />
Người quản lý<br />
<br />
Loại trung tâm trách nhiệm<br />
<br />
Tổng công ty<br />
<br />
Tổng giám đốc<br />
<br />
Trung tâm đầu tư<br />
<br />
Khu vực<br />
<br />
Giám đốc khu vực<br />
<br />
Trung tâm đầu tư<br />
<br />
Giám đốc công ty<br />
<br />
Trung tâm lợi nhuận<br />
<br />
Phòng ban<br />
<br />
Trưởng phòng<br />
<br />
Trung tâm doanh thu, chi phí<br />
<br />
Phân xưởng<br />
<br />
Quản đốc<br />
<br />
Trung tâm doanh thu, chi phí<br />
<br />
Dây chuyền<br />
<br />
Tổ trưởng<br />
<br />
Trung tâm doanh thu, chi phí<br />
<br />
Cấp thứ nhất<br />
<br />
Cấp thứ hai<br />
Công ty<br />
Cấp thứ ba<br />
<br />
Trung tâm lợi nhuận có nhiệm vụ tổng hợp<br />
đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí, xác định<br />
kết quả kinh doanh; theo dõi và quản lý tình<br />
hình sử dụng tài sản, bảo toàn và phát triển<br />
vốn được đầu tư. Giám đốc của các công ty là<br />
người chịu trách nhiệm về lợi nhuận tạo ra<br />
trong công ty nhưng không có nghĩa là có<br />
thẩm quyền tạo ra các quyết định về vốn đầu<br />
tư của công ty mình quản lý. Bên cạnh việc<br />
thể hiện trách nhiệm của một trung tâm lợi<br />
nhuận xét trên phương diện thành viên của<br />
Tổng công ty thì các công ty này còn được<br />
xem là một trung tâm đầu tư xét trên phương<br />
diện độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh.<br />
Cấp thứ ba bao gồm các phòng ban quản lý,<br />
phân xưởng và các đội sản xuất. Các trưởng<br />
bộ phận, cửa hàng hay đội sản xuất chịu trách<br />
nhiệm ở các bộ phận mình quản lý. Đây được<br />
xem là các trung tâm doanh thu và trung tâm<br />
chi phí. Mục tiêu của trung tâm doanh thu là<br />
tối đa hóa doanh thu trên các thị trường. Đầu<br />
vào của trung tâm doanh thu đó là số lượng<br />
và chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ<br />
chuẩn bị mang đi tiêu thụ. Đầu ra của trung<br />
tâm là các chỉ tiêu doanh thu bán hàng, tổng<br />
số tiền thu về thể hiện bằng thước đo giá trị.<br />
Trung tâm chi phí chịu trách nhiệm về chi phí<br />
đầu vào của tổ chức. Trách nhiệm tài chính<br />
<br />
của trung tâm này là kiểm soát và báo cáo chỉ<br />
riêng về chi phí. Một trung tâm chi phí có thể<br />
có nhiều đơn vị chi phí tùy thuộc vào việc cân<br />
nhắc về lợi ích và chi phí của việc vận hành,<br />
kiểm soát. Phân tích chênh lệch dựa trên chi<br />
phí định mức và các kế hoạch ngân sách được<br />
theo dõi và điều chỉnh liên tục chính là<br />
phương thức điển hình của việc đo lường hiệu<br />
quả hoạt động của trung tâm chi phí.<br />
Theo sơ đồ 1, tại cấp quản lý thứ ba công ty<br />
thường có các bộ phận trực thuộc đó là các<br />
phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật, phòng sản<br />
xuất, phòng nhân sự và phòng kế toán. Nhà<br />
quản trị phòng kinh doanh là người chịu trách<br />
nhiệm về việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của<br />
công ty. Phòng kinh doanh được xem là một<br />
trung tâm doanh thu. Các bộ phận còn lại<br />
trong công ty coi là các trung tâm chi phí vì<br />
người quản lý các bộ phận này chỉ chịu trách<br />
nhiệm về chi phí phát sinh của bộ phận mình.<br />
Tại cấp phân xưởng, các phân xưởng sản xuất<br />
là những bộ phận thuộc phòng sản xuất trong<br />
công ty. Quản đốc là người quản lý hoạt động<br />
của phân xưởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm<br />
về chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất<br />
của phân xưởng. Vì vậy, mỗi phân xưởng sản<br />
xuất được xem là một trung tâm chi phí. Tại<br />
cấp tổ sản xuất, các tổ sản xuất là cấp quản lý<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 32<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thấp nhất trong cơ cấu tổ chức của Tổng công<br />
ty. Tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm về<br />
hoạt động sản xuất và chi phí của mình quản<br />
lý. Mỗi tổ sản xuất được gọi là một trung<br />
tâm chi phí.<br />
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU<br />
QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM<br />
Mỗi trung tâm trách nhiệm đều cần thiết<br />
được đánh giá nhằm đảm bảo nhà quản lý<br />
cấp cao nắm bắt rõ tình hình hoạt động ở các<br />
cấp quản trị cơ sở.<br />
Hoạt động của trung tâm chi phí được căn cứ<br />
trên sự so sánh giữa báo cáo thực hiện so với<br />
định mức chi phí tiêu chuẩn. Chỉ tiêu đánh giá<br />
tổng hợp là tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.<br />
Lợi nhuận<br />
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu =<br />
<br />
(lần hoặc %)<br />
Doanh thu<br />
<br />
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu phản ánh<br />
lợi nhuận thu được trong 1 đồng doanh thu.<br />
Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì hoạt động kinh<br />
doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Nếu<br />
doanh thu không đổi thì khi chi phí giảm, lợi<br />
nhuận sẽ tăng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sẽ<br />
tăng, ngược lại, chi phí tăng, lợi nhuận sẽ<br />
giảm và tỷ suất lợi nhuận cũng giảm. Vậy<br />
biến động của chi phí hoạt động trong điều<br />
kiện doanh thu không đổi sẽ có ảnh hưởng<br />
đến tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.<br />
Để đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm<br />
lợi nhuận cần dựa vào các báo cáo kết quả thu<br />
nhập và việc sử dụng vốn đầu tư. Chỉ tiêu<br />
đánh giá trung tâm loại này, ngoài chỉ tiêu tỷ<br />
suất lợi nhuận/doanh thu thuộc phạm vi của<br />
trung tâm chi phí như đã nói ở trên, trung tâm<br />
kinh doanh còn được đánh giá bởi chỉ tiêu: tỷ<br />
suất doanh thu/vốn hoạt động bình quân.<br />
Doanh thu<br />
Tỷ suất doanh thu /<br />
<br />
=<br />
<br />
vốn hoạt động bình quân<br />
<br />
(lần)<br />
Vốn hoạt động bình quân<br />
<br />
Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn hoạt động<br />
bình quân phản ánh 1 đồng vốn hoạt động<br />
bình quân tham gia vào sản xuất trong kỳ đem<br />
lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ suất<br />
tính được càng lớn thì số vòng quay của vốn<br />
hoạt động bình quân càng cao và việc sử dụng<br />
vốn càng có hiệu quả.<br />
Khi so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ nếu:<br />
<br />
73(11): 30 - 37<br />
<br />
- Tốc độ tăng của doanh thu > Tốc độ tăng<br />
của vốn hoạt động (Tỷ suất tăng)<br />
- Tốc độ tăng của doanh thu < Tốc độ tăng<br />
của vốn hoạt động (Tỷ suất giảm)<br />
- Tốc độ giảm của doanh thu > Tốc giảm của<br />
vốn hoạt động (Tỷ suất giảm)<br />
- Tốc độ giảm của doanh thu < Tốc giảm của<br />
vốn hoạt động (Tỷ suất tăng)<br />
Như vậy, tỷ suất doanh thu trên vốn hoạt<br />
động bình quân phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ<br />
sản phẩm, hàng hoá với tốc độ đầu tư vốn cho<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
Trung tâm đầu tư là trung tâm cấp cao nhất<br />
của tổ chức doanh nghiệp vì vậy để đánh giá<br />
kết quả của trung tâm đầu tư chủ yếu dựa trên<br />
chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, vì các nhà đầu<br />
tư thường chỉ quan tâm đến những nơi nào có<br />
tỷ lệ hoàn vốn cao. Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn<br />
đầu tư, được viết tắt là ROI ( Return on<br />
Investment) có công thức tính như sau:<br />
Lợi nhuận<br />
ROI = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư =<br />
<br />
(lần, %)<br />
<br />
Vốn hoạt động bình quân<br />
<br />
Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư phản ánh 1<br />
đồng vốn hoạt động bình quân trong kỳ đã tạo<br />
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu<br />
này tính ra kết quả càng lớn chứng tỏ rằng<br />
đồng vốn sử dụng càng có hiệu quả.<br />
Đây là một chỉ tiêu tương đối hoàn thiện,<br />
được nhiều nhà đầu tư quan tâm và có ý nghĩa<br />
so sánh khi đánh giá việc sử dụng vốn giữa<br />
nhiều doanh nghiệp với nhau.<br />
HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN<br />
TRÁCH NHIỆM<br />
Báo cáo kế toán là phương tiện quan trọng để<br />
cung cấp thông tin xác định trách nhiệm cụ<br />
thể của các nhà quản trị đối với từng bộ phận<br />
mà mình quản lý.<br />
Để cấp quản trị cao nhất trong một tổ chức có<br />
thể nắm được toàn bộ tình hình hoạt động của<br />
bộ phận định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ<br />
cấp thấp báo cáo lên cấp cao hơn trong hệ<br />
thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của<br />
trung tâm trong một kỳ gọi là báo cáo thực<br />
hiện trách nhiệm. Sự vận động thông tin trong<br />
hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm bắt đầu<br />
từ cấp quản trị thấp nhất trong tổ chức cho<br />
đến cấp quản trị cao nhất. Sơ đồ 2 mô tả khái<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 33<br />
<br />
Nguyễn Phương Thảo và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
quát trình tự báo cáo trong hệ thống kế toán<br />
trách nhiệm của Tổng công ty. Sơ đồ cho thấy<br />
mức độ chi tiết của báo cáo giảm dần theo sự<br />
gia tăng của các cấp quản lý trong tổ chức.<br />
Tổng giám đốc có thể không cần biết một<br />
cách chi tiết chi phí sản xuất phát sinh tại<br />
một phân xưởng sản xuất của một Công ty.<br />
Báo cáo thực hiện được lập chỉ tổng hợp<br />
các kết quả hoạt động của các công ty trực<br />
thuộc quản lý.<br />
Một báo cáo thực hiện trình bày các số liệu<br />
dự toán, thực tế và số chênh lệch những chỉ<br />
tiêu tài chính chủ yếu phù hợp theo từng loại<br />
trung tâm trách nhiệm. Thông qua các báo<br />
cáo thực hiện nhà quản trị bằng các kỹ thuật<br />
nghiệp vụ sẽ kiểm soát được các hoạt động<br />
của tổ chức một cách hiệu quả.<br />
Dựa vào đặc điểm của các doanh nghiệp có<br />
quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ<br />
yếu là những doanh nghiệp có hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh (Tổng công ty thép Thái<br />
Nguyên) hay doanh nghiệp thương mại và<br />
dịch vụ (Công ty cổ phần Thái Hưng, Hợp tác<br />
xã Chiến Công)… có thể xây dựng hệ thống<br />
các báo cáo kế toán trách nhiệm như sau:<br />
Đối với trung tâm chi phí: Lập Báo cáo tình<br />
hình thực hiện chi phí, giá thành sản phẩm…<br />
thông qua các bước sau đây:<br />
Bước 1: Tập hợp các chi phí phát sinh<br />
Bước 2: Tổng hợp chi phí và tính đơn giá<br />
thực tế (giá thành đơn vị)<br />
Bước 3: Lập báo cáo tình hình thực hiện chi<br />
phí của trung tâm.<br />
Từ bảng tính đơn giá thực tế (giá thành đơn<br />
vị) trên, đối chiếu với đơn giá dự toán chi phí<br />
đã được lập trước đây, trung tâm chi phí lập<br />
báo cáo tình hình thực hiện chi phí để đánh<br />
giá thành quả của trung tâm. Mẫu báo cáo có<br />
thể được thiết kế theo phụ lục số 01.<br />
Tổng hợp các báo cáo tình hình thực hiện chi<br />
phí của các sản phẩm, trung tâm chi phí lập<br />
báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chi phí<br />
cho các loại sản phẩm, công việc. Như vậy,<br />
qua phân tích các biến động trong từng sản<br />
phẩm, người quản lý trung tâm chi phí cũng<br />
như các cấp cao hơn dễ dàng đánh giá trách<br />
<br />
73(11): 30 - 37<br />
<br />
nhiệm của các bộ phận, cá nhân có liên quan<br />
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.<br />
Đối với trung tâm doanh thu: Lập Báo cáo<br />
tình hình thực hiện doanh thu theo các trung<br />
tâm doanh thu trong cơ cấu tổ chức. Báo cáo<br />
thể hiện doanh thu mà các trung tâm này thực<br />
hiện được trong từng kỳ kế toán nhất định.<br />
Mẫu báo cáo tham khảo theo phụ lục số 02.<br />
Đối với trung tâm lợi nhuận: Lập Báo cáo kết<br />
quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí,<br />
chức năng chi phí, Báo cáo biến động kết quả<br />
và nguyên nhân hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh, Báo cáo phân tích giá trị, kết cấu<br />
doanh thu, chi phí, lợi nhuận…<br />
Từ báo cáo của các trung tâm chi phí trong<br />
công ty gửi về, các công ty tiến hành lập các<br />
báo cáo thực hiện với tư cách là trung tâm lợi<br />
nhuận để đánh giá hoạt động của mình và gửi<br />
báo cáo về Tổng công ty. Báo cáo thực hiện<br />
của trung tâm lợi nhuận được thiết kế cho<br />
từng loại sản phẩm hoặc có thể lập cho từng<br />
lĩnh vực hoạt động của công ty. Báo cáo thể<br />
hiện sự chênh lệch giữa lợi nhuận (lỗ) thực tế<br />
với lợi nhuận (lỗ) theo dự toán của trung tâm<br />
thể hiện qua phụ lục số 03.<br />
Đối với trung tâm đầu tư: Lập Báo cáo kết<br />
quả kinh doanh theo các dạng, các báo cáo<br />
phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn, báo cáo<br />
phân tích tính hợp lý nguồn vốn hoặc báo cáo<br />
phân tích chỉ tiêu hoàn vốn đầu tư và chỉ tiêu<br />
thu nhập thặng dư.<br />
Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư (báo<br />
cáo hiệu quả đầu tư) được lập tại Tổng công<br />
ty để theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả,<br />
chất lượng đầu tư. Đây là các báo cáo tổng<br />
quát nhất trong các loại báo cáo của các trung<br />
tâm trách nhiệm. Báo cáo này giúp cho Hội<br />
đồng quản trị và Ban giám đốc có cái nhìn<br />
tổng thể về tình hình đầu tư của Tổng công ty<br />
(hay công ty); xem xét và đánh giá được hiệu<br />
quả của việc đầu tư vào từng công ty thành<br />
viên (hay việc đầu tư của công ty). Báo cáo<br />
còn giúp cho Hội đồng quản trị và Ban giám<br />
đốc có những thông tin cần thiết cho việc ra<br />
các quyết định. Một mẫu báo cáo được minh<br />
hoạ tại phụ lục 04.<br />
<br />
Sơ đồ 2: Trình tự báo cáo trong hệ thống kế toán trách nhiệm của Tổng công ty<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 34<br />
<br />