Bài viết số 6 lớp 9 đề 1: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những <br />
chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân VN thời kháng chiến chống thực dân Pháp?<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
<br />
Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện <br />
của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện Làng được Kim Lân sáng tác <br />
trong thời kì kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính của truyện <br />
là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong mới ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, với <br />
lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu, chung thuỷ với kháng chiến, với Bác Hồ.<br />
<br />
Ông hai nhân vật chính trong truyện là một người yêu làng, yêu nước tình yêu làng của ông có những nét <br />
đặc sắc, riêng biệt được thể hiện thành một đức tính đáng quý.<br />
<br />
Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từngcon đường, từngnếp nhà, <br />
thửa ruộng, từngngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt , xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ <br />
đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó <br />
lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai <br />
lại sang haàg xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, <br />
điều hay ở quê hương mình. Làng Chợ Dầu quê ông đẹp lắm, đường là phong quang sạch sẽ, cái cổng <br />
làng rộng như cổng thanh… Ông khoe cả cái “sinh phần” lăng mộ của viên tổng đốc người làng, mặc <br />
dầu đó là một chứng tích đau khổ của dân làng, trong đó có ông. Đặc biệt là ông hai khoái nhất khoe và <br />
kể nhiều nhất là những ngày đầu CMT8. Quê hương được giải phòng, thoát khỏi ách cươờghào phong <br />
kiến và lũ tay sai thực dân. Dân làng ông bắt đầu cuộc sống mới. Đêm đêm rậm rịch tiếng bước chân của <br />
đoàn du kích tập quân sự, sáng, chiều râm ran tiếng trẻ em học bài… lại cả những tiếng hát của thanh <br />
niên ngân vang trong những buổi cả làng bàn việc nước, việc dân… nghe những chuyện ấy, mọi người <br />
đều thông cảm với lòng nhớ quê da diết của ông. Không chỉ nhớ mà ông còn luôn tự hào, cho rằng làng <br />
chợ Dầu của ông đẹp nhất nhfi thiên hạ. Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự <br />
nhiên , hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ nững kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày,từ những sự vật, <br />
con người gắn bó hàng ngày … Tình cảm đó thuầnphác và trong sáng biết bao.<br />
<br />
Khi nghe tin làng chợ dầu theo Tây ông hai “cổ nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân” . Trước hết là sự xót <br />
xa của ông về làng mình , sự phản bội của nơi chôn rau cắt rốn của mình . Ông lão tủi hổ, bàng hoàng <br />
trước sự việc đó . Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nới ông gửi gắm sinh <br />
mệnh, danh dự và niềm hãnh diện , tự hào. Vaỵa mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý <br />
nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu loé lên như một tia <br />
hi vọng rồi lại tắt ngấm . Từ lau ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình <br />
yêu nước mạnh hơn , thiêng liêng hơn: không vì làng mà bro nước, bỏ kháng chiến. Giưũa sự giằng co <br />
trong tâm hồn , ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng <br />
theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con <br />
ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông <br />
tâm sự với con, ông Hai muốn bảo connhớ câu”nàh ta ở làng chợ dầu”. Đồng thời ông nhắc con cũng là <br />
tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ CHí MInh”. Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu <br />
nặng và thiêng liêng biết bao. Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, <br />
những nguyện vọng và hi vọng… hài hoà , gắn bó giưũa quê hương và tổ quốc.<br />
Trong cuộc kháng chiên gian khổ ấy thì cách mạng đã đổi đời cho những người nhân dân như ông, ông <br />
nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gặt sangmột bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng <br />
chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng , với Bác Hồ của những <br />
người nông dân như ông nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, máu thịt.<br />
<br />
Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông hai, ta hiểu và cũng mừng cho sự hớn hở của ông hai khi <br />
ngeh tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng , tình yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày <br />
càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ ngày ông hai không pảhi dằn <br />
vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước, cái vui của ông hai là cái vui của một con người <br />
yêu quê hương, đất nước sâu sắc. niềm vui khiến ông lão như trẻ con” lật đật,bô bô” kể về làng mình bị <br />
đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy rụi mà ông không để í, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này ông làm <br />
kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về cái làng chợ dầu kháng chiến của <br />
mình.<br />
<br />
Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ <br />
ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một <br />
tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi <br />
sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo <br />
vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai <br />
day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách <br />
mạng. Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dândành cho cách mạng. <br />
Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên <br />
quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ <br />
những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng <br />
nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo <br />
vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.<br />
<br />
Vẻ đẹp tâm hồn của ông hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam tuy trình độ <br />
văn hoá thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê <br />
hương Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm! Sự mở <br />
rộng và thống nhất tình yêu quê hương trongtình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm <br />
của quần chúng cách mạng mà vănhọc thời kháng chiến chống pháp đã trú trọng làm nổi bật. Truyện <br />
ngắn làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!<br />
<br />
<br />
<br />
Bài viết số 6 lớp 9 đề 2: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của <br />
Nam Cao<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
<br />
1. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng.<br />
<br />
Tình cảnh túng quẫn ngày càng đe dọa lão Hạc lúc này.<br />
<br />
Giàu lòng tự trọng, không nỡ tiêu phạm vào những đồng tiền cố dành dụm cho đứa con trai vì nghèo mà <br />
phẫn chí bỏ làng đi làm.<br />
Suy tính, đắn đo nhiều lần => Việc rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là vật kỉ niệm <br />
của anh con trai còn lại.<br />
<br />
Day dứt ăn năn vì già bằng nấy tuổi mà còn đánh lừa một con chó. Cả đời ông già nhân hậu này nào đã <br />
nỡ lừa ai!<br />
<br />
Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước. Mắt co rúm lại; Vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra; Đầu <br />
ngọeo về một bên, miệngmãm mém mếu, hu hu khóc.<br />
<br />
=> Một cõi lòng đang vô cùng đau đớn, đang xót xa ân hận.<br />
<br />
Lão Hạc lµ một người sống tình nghĩa, thủy chung, rất trung thực. Đặc biệt ta cµng thấm thía lòng <br />
thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ<br />
<br />
2. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc.<br />
<br />
Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.<br />
<br />
=> Số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo khổ trước CMT8.<br />
<br />
A. Đó là bi kịch của sự đói nghèo.<br />
<br />
B. Đó là bi kịch của tình phụ tử.<br />
<br />
C. Đó là bi kịch của phẩm giá làm người.<br />
<br />
Hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này.<br />
<br />
Tính cẩn thận, chu đáo và lòng tự trọng cao => âm thầm chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình từ khi <br />
bán cậu Vàng.<br />
<br />
3. Thái độ tình cảm nhân vật tôi đối với lão Hạc.<br />
<br />
Thái độ: Say sưa.<br />
<br />
Tình cảm: Xót thương, đồng cảm, an ủi và chia sẽ.<br />
<br />
=> Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ, hiểu đời, hiểu người và có lòng vị tha cao cả.<br />
<br />
Ngỡ ngàng: Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn.<br />
<br />
Chứng kiến cái chết đau đớn thì ông giáo lại cảm nhận: Cuộc đời...một nghĩa khác.<br />
<br />
Ông lão là người nhân hậu trung thực chưa đánh lừa một ai; Lần đầu tiên trong đời lão phải lừa cậu <br />
Vàng người bạn thân thiết của mình và cậu Vàng<br />
<br />
phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa.<br />
<br />
Muốn trừng phạt càng chứng tỏ được tính trung<br />
thực, lòng tự trọng đáng quý gây ấn tượng mạnh cho người đọc.<br />
<br />
4. Nghệ thuật kể chuyện.<br />
<br />
Diễn biến câu chuyện được kề bằng nhân vật tôi: Câu chuyện gần gũi, chân thực dẫn dắt tự nhiên, linh <br />
hoạt cốt truyện có thể kết hợp tự nhiện giữa kể và tả với hồi tưởng bộc lộ trử tình.<br />
<br />
Có nhiều giọng điệu: Vừa tự sự vừa trữ tình<br />
<br />
<br />
Bài viết số 6 lớp 9 đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện <br />
“Chiếc lược ngà"<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
<br />
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảmđộng về tình cha con <br />
của những gia đình Việt Nam mà ở đó “lớp cha trước, lớpcon sau, đã thành đồng chí chung câu quân <br />
hành”. Trong truyện đoạn cảm độngnhất là đoạn “ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu”.<br />
<br />
Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếnggọi của quê hương. <br />
Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín nămđằng đẳng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong <br />
có một ngày trở về quê gặp lại vợcon. Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về <br />
thăm quê, mộtlàng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu con gái anhsẽ rất <br />
vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mangmột nỗi niềm rạo rực, phấn <br />
chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà.<br />
<br />
Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: “Thu! Con!” thậttha thiết. Ta co thể <br />
tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừabước đi, vừa lom khom người xuống đưa <br />
tay chờ con. Thế nhưng ngược lại vớinhững điều anh Sáu mong chờ.<br />
<br />
Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anhSáu sửng sờ, đau khổ. <br />
Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thươngyêu và khắc khoải từng ngày để được gặp <br />
mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũphàng ấy.<br />
<br />
Thế rôì, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anhđi nó vừa mấy tháng tuổi <br />
nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng “ba”, vào ăncơm nó chỉ nói trống không “Vô ăn cơm!”<br />
<br />
Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạymua thức ăn. Trước khi <br />
đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồicơm quá to mà bé thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi <br />
cơm sôi không tìm được cáchnào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: “Cơm <br />
sôirồi, chắt nước dùm cái!” anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thếnhưng, nó nghĩ ra cách <br />
lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọianh Sáu bàng “Ba”. Con bé thật đáo để!<br />
<br />
Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén.Lúc đầu nó để đó rồi bất <br />
thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá,không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào <br />
mông nó. Thế là bé Thu vội chạyra xuồng mở “lòi tói” rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại.<br />
Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới.Bao nhiêu mơ ước được <br />
hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉcàng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh <br />
không còn để ý đến nó nữa.<br />
<br />
Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. ChịSáu cũng lo sắp xếp đồ <br />
đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơmột mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại <br />
trở về vì bà ngoại sang đây đểtiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng <br />
bỉnh,ương ngạnh nữa , mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người,nhìn anh Sáu. <br />
Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìnquanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như <br />
mọi việc trong ba ngày phép hiện lêntrong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, <br />
anh cũngphải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng “ba”thiêng liêng <br />
ấy.Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu vàtiếng “Ba!” được thốt lên thật cảm <br />
động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặtnhư không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và <br />
thét lên những lời khiếnmọi người xung quanh đều xúc động: “Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!”<br />
<br />
Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con vàkhóc cùng với con. Rồi <br />
cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừamới nhận được tiếng “ba” của đứa con thân yêu cũng <br />
là lúc phải nghẹn ngào chiatay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ.<br />
<br />
Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽanh đã hiểu lí do vì sao bé <br />
Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng “ba” từba hôm nay.<br />
<br />
Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹnó thường ngày <br />
vẫn nói với nó đó là “ba” được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làmcho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học <br />
với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhâncủa vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ <br />
thẹn và ăn năn. Tìnhcảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể <br />
hiệnbằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu.] Ba ngày phép ngắn ngủi <br />
nhưng lại rấtngặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịchcảnh khác <br />
mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đángthương. Đó cũng là một sự thật đau <br />
lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiếnchống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. <br />
<br />
Nguồn: Lính Chì<br />