intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn biết gì về bệnh mắt hột?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, mắt hột là một trong những bệnh gây mù lòa trên thế giới. Bệnh rất dễ phát triển, nhất là ở những nơi thiếu nước sạch, lây lan do tình hình vệ sinh phòng bệnh kém. Bệnh mắt hột là biểu hiện của viêm kết, giác mạc mạn tính, do Clamydia trachomatis gây ra với đặc điểm là hình thành những hột, những tổn thương sẹo đặc trưng ở mắt; bệnh có thể lây lan thành dịch. Bệnh mắt hột lây lan như thế nào? Mắt hột có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn biết gì về bệnh mắt hột?

  1. Bạn biết gì về bệnh mắt hột?
  2. Hiện nay, mắt hột là một trong những bệnh gây mù lòa trên thế giới. Bệnh rất dễ phát triển, nhất là ở những nơi thiếu nước sạch, lây lan do tình hình vệ sinh phòng bệnh kém. Bệnh mắt hột là biểu hiện của viêm kết, giác mạc mạn tính, do Clamydia trachomatis gây ra với đặc điểm là hình thành những hột, những tổn thương sẹo đặc trưng ở mắt; bệnh có thể lây lan thành dịch. Bệnh mắt hột lây lan như thế nào? Mắt hột có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở những nước nghèo, chậm phát triển. Tình trạng vệ sinh càng kém thì s ự sinh bệnh, lây truyền càng nặng; bệnh có thể lây lan do các yếu tố sau đây: nguồn nước bị ô nhiễm; dùng nước ao hồ trong sinh hoạt như tắm rửa, ăn uống; trong gia đình hay nhóm bạn, nhà trẻ dùng chung khăn mặt, thau rửa mặt, bồn tắm... Biểu hiện của bệnh mắt hột Tùy theo thể bệnh nhẹ hay nặng mà có những biểu hiện: không có triệu chứng gì; có dấu hiệu nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến chứng
  3. nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh biểu hiện rất đa dạng với các triệu chứng như sau: ngứa mắt; cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt; đau nhẹ, cộm xốn trong mắt; xem báo, đọc sách hay sử dụng máy vi tính nhanh mỏi mắt nhất là buổi chiều. Ở thể nhẹ hay gọi là mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc. Bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Nhiều khi bệnh nhân không biết, không điều trị, bệnh có thể tự khỏi do thói quen sinh hoạt giữ vệ sinh sạch và không bị tái nhiễm, không để lại di chứng và không gây mù. Đối với thể nặng tổn thương xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như lông quặm, lông siêu, sẹo giác mạc, nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa. Bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được điều trị tốt. Bệnh nhân bị mắt hột có biến chứng sẽ có 3 triệu chứng: trụi lông mi, mắt ướt, bờ mi đỏ mà dân gian gọi là mắt toét. Các biến chứng do mắt hột Bệnh nhân bị mắt hột có thể dẫn tới các biến chứng: viêm kết mạc mạn tính bị đỏ mắt, ngứa, cộm, xốn quanh năm; lông quặm, lông xiêu là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc, gây tổn thương, trầy sướt, loét giác
  4. mạc, làm mờ đục giác mạc. Do vệ sinh kém bị nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhãn cầu có thể phải khoét bỏ mắt hoặc viêm teo mắt dẫn đến mù lòa; Viêm sụn mi là tổn thương làm bờ mi dày lên, xơ hóa, biến dạng sụn mi; Loét giác mạc làm bệnh nhân bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mù lòa; Bội nhiễm là do bệnh mắt hột làm cho giác mạc bị tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virut và cả nhiễm vi nấm, dẫn đến viêm loét giác mạc, có thể gây mù lòa; U hột ở rìa giác mạc lan vào diện đồng tử và có khi lan cả toàn bộ giác mạc; Loạn thị vì sạn vôi và các sẹo mắt hột cọ sát lâu ngày trên giác mạc làm giác mạc ghồ ghề, lởm chởm, sai lệch đường đi của ánh sáng, gây loạn thị, giảm thị lực; Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống. Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch, mắt trắng khô, mờ hẳn, có thể dẫn tới tình trạng loét giác mạc, thủng giác mạc và gây mù mắt. Kiên trì chữa trị Bệnh mắt hột có các thể từ nhẹ đến nặng, những trường hợp nhẹ không cần điều trị cũng tự khỏi, các trường hợp nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho mắt và đưa đến mù lòa nên phải điều trị tích cực. Phương pháp điều trị mắt hột phổ biến là dùng thuốc nhỏ mắt hoặc tra thuốc mỡ vào
  5. mắt. Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị: mỡ tetracyclin 1%, tra mắt buổi tối mỗi tháng 10 ngày liên tục trong khoảng 6 tháng - 1 năm; đồng thời uống một trong các thuốc tetracyclin, erythromycin hay doxycyclin x 3-4 tuần; Phẫu thuật xử lý các trường hợp biến chứng như lông quặm, sẹo giác mạc. Làm gì để phòng bệnh đau mắt hột? Bệnh mắt hột rất dễ mắc và lây lan thành dịch, có nguy cơ dẫn đến mù lòa nhưng có thể phòng tránh bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện như sau: luôn luôn rửa sạch tay mỗi khi lao động hay tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn; mọi người chú ý tập thói quen không dụi tay bẩn lên mắt. Sử dụng kính khi đi đường tránh gió bụi vào mắt; rửa mặt bằng khăn mặt riêng; không sử dụng nước ao hồ để tắm rửa, tránh để nước bẩn bắn vào mắt; thường xuyên làm vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng, gián, chuột; khi mắc bệnh phải điều trị bảo đảm thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2