intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

155
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

7-Đái Tháo Đường Type 2 ở Trẻ Em - Mặc dù người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn, bệnh ĐTĐ type 2 ngày càng xảy ra ở người trẻ. - Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC), 1/3 trẻ em Mỹ sinh vào năm 2000 sẽ bị ĐTĐ type 2. - Yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với trẻ em là thừa cân, thường là hậu quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động thể lực. - Khi trẻ bị thừa cân, nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 sẽ tăng gấp đôi. 8. Chẩn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 2)

  1. Bạn biết gì về Đái tháo đường Type 2 (Kỳ 2) 7-Đái Tháo Đường Type 2 ở Trẻ Em - Mặc dù người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn, bệnh ĐTĐ type 2 ngày càng xảy ra ở người trẻ. - Theo Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC), 1/3 trẻ em Mỹ sinh vào năm 2000 sẽ bị ĐTĐ type 2. - Yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với trẻ em là thừa cân, thường là hậu quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động thể lực. - Khi trẻ bị thừa cân, nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 sẽ tăng gấp đôi.
  2. 8. Chẩn Đoán Đái Tháo Đường Type 2 - Chẩn đoán ĐTĐ type 2 thường không khó khăn lắm. Chỉ cần thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản: đường huyết lúc đói. - Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu sau khi đã nhịn ăn ít nhất 8 giờ. - Lượng glucose huyết lúc đói trung bình từ 70 đến 100 mg/dL. - Khi kết quả của 2 lần xét nghiệm máu khác nhau bằng hoặc cao hơn 126 mg/dL, là có thể chẩn đoán ĐTĐ type 2.
  3. 9. Chuyển Hoá Glucose thành Năng Lượng - Ở những người khoẻ mạnh, sau mỗi bữa ăn, thực phẩm được chuyển hoá thành đường glucose, sau đó được máu mang đi phân phối đến các tế bào ở khắp cơ thể. - Các tế bào sử dụng nội tiết tố insulin, sản xuất bởi tuyến tuỵ để chuyển hoá glucose thành năng lượng. - ĐTĐ type 2 xảy ra khi tế bào ở bắp cơ, gan, và mỡ không sử dụng được insulin một cách đúng mức.
  4. Glucose hấp thu từ hệ tiêu hoá vào máu, tuyến tuỵ sản xuất và tiết insulin giúp các tế bào sử dụng glucose để chuyển hoá thành năng lượng. 10. Tổn Thương lâu dài ở các Động Mạch - Với thời gian, ĐTĐ type 2 không được điều trị có thể gây tổn thương đến nhiều hệ thống trong cơ thể. - 2/3 số bệnh nhân ĐTĐ tử vong vì bệnh tim mạch. - Bệnh nhân ĐTĐ còn có thêm nguy cơ bị đột quỵ.
  5. - Bệnh nhân ĐTĐ dễ bị các mảng xơ vữa trong động mạch, các mảng này làm giảm lưu lượng máu và tăng nguy cơ tạo các huyết khối (cục máu đông). Huyết khối làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mảng xơ vữa làm hẹp dòng chảy của máu trong động mạch tăng nguy cơ hình thành huyết khối 11. Tổn Thương Lâu Dài ở Mắt
  6. - Đường huyết cao gây tổn thương các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ đem oxygen và các chất dinh dưỡng đến võng mạc, một bộ phận rất quan trọng của mắt. - Tình trạng này được gọi là bệnh lý võng mạc do ĐTĐ, có thể gây mất thị lực từ từ và không hồi phục. - Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở lứa tuổi từ 20 đến 60. - Có thể quan sát thấy các vị trí xuất huyết tại võng mạc mắt trong hình dưới đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2