intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT

Chia sẻ: Sunny_1 Sunny_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

104
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích các bản chất kinh tế của rừng và đặc trưng cơ bản của quá trình sản xuất lâm nghiệp trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường chịu sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm rõ tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất trong phát triển rừng và nghề rừng ở nước ta hiện nay. Bản chất kinh tế của rừng được thể hiện ở ba thuộc tính cơ bản: (i) nó vừa là đối tượng vừa là tư liệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT

  1. BẢN CHẤT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT Trần Văn Con Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM T ẮT Bài viết phân tích các bản chất kinh tế của rừng và đặc trưng cơ bản của quá trình sản xuất lâm nghiệp trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường chịu sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa để làm rõ tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất trong phát triển rừng và nghề rừng ở nước ta hiện nay. Bản chất kinh tế của rừng được thể hiện ở ba thuộc tính cơ bản: (i) nó vừa là đối tượng vừa là tư liệu sản xuất; (ii) giá trị sử dụng của rừng mang tính tổng hợp và đa mục đích và (iii) giá trị sử dụng của rừng mang tính tiềm năng nghĩa là ích lợi của rừng không chỉ nằm ở các giá trị sử dụng của sản phẩm và dịch vụ của nó mà còn ở khả năng tái tạo ra các giá trị đó. Đặc trưng cơ bản của quá trình sản xuất lâm nghiệp là ở chổ kết hợp hài hoà quá trình tái sản xuất sinh học có luân kỳ lâu năm với quá trình tái sản xuất kinh tế có chu kỳ hàng năm. Do dó, đối tượng sản xuất lâm nghiệp không phải là một hay tổng của nhiều cây, hoặc một hay tổng của nhiều lâm phân cộng lại một cách đơn thuần mà là một đơn vị quản lý rừng (FMU) có diện tích đủ lớn, có cấu trúc không gian và thời gian thích hợp để lấy không gian thay thế thời gian nhằm kết hợp tối ưu hai quá trình tái sản xuất sinh học và tái sản xuất kinh tế. Giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức ngoài nhà nước là sự cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi một nền lâm nghiệp Nhà nước với đặc trừng tập trung, quan liêu, bao cấp và kém hiệu quả thành một nền lâm nghiệp xã hội với sự tham gia tích cực của mọi thành phần kinh tế; tạo ra sự công bằng về cơ hội phát triển kinh tế cho mọi thành phần. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình này là việc chia lẻ rừng, đất lâm nghiệp vào tay các chủ rừng không thuận lợi cho quá trình sản xuất, quản lý. Tích tụ đất đai là điều kiện tất yếu khách quan để chuyền nền kinh tế lâm nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thành nền lâm nghiệp sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Từ khoá: Bản chất kinh tế của rừng, đặc trưng của sản xuất lâm nghiệp, tích tụ ruộng đất ĐẶT VẤN ĐỀ Những hạn chế và yếu kém trong hệ thống tổ chức và thực tiễn quản lý, kinh doanh rừng của chúng ta hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân cội nguồn có thể xuất phát từ những nhận thức và quan niệm sai lầm hoặc thiếu chính xác về đối tượng và bản chất triết học của quá trình sản xuất lâm nghiệp. Quan niệm về nội dung lâm nghiệp đã, đang và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của xã hội tuỳ vào trình độ nhận thức, nhu cầu và xu thế phát triển của từng thời kỳ (Trần Văn Con, 2006). Đối tượng của ngành lâm nghiệp là đất rừng và các hệ sinh thái rừng (HSTR). Nhận thức khác nhau về rừng sẽ dẫn đến các quan niệm khác nhau về chiến lược tổ chức và phát triển nghề rừng. Ví dụ nếu quan niệm rừng là “kho tài nguyên thiên nhiên bất tận” thì chiến lược quản lý rừng chỉ chú trọng đến khâu khai thác tài nguyên (cũng như các nguồn tài nguyên khoáng sản khác). Nhưng nếu quan niệm rừng là một hệ sinh thái (một cơ thể 1
  2. sống) có các qui luật phát sinh, phát triển và suy thoái thì việc kinh doanh rừng phải cân đối được cả khâu khai thác và xây dựng tái tạo lại hệ sinh thái đó. Đất rừng và các quần thể thực vật, động vật gắn liền với nó tạo thành một phức hệ được gọi là Hệ sinh thái rừng (Tansley, 1935) hay Sinh địa quần lạc (Sukacev (1947), phức hệ đó chính là đối tượng của sản xuất lâm nghiệp. Chế độ sở hữu, quyền sử dụng, quyền kinh doanh rừng và đất rừng là những vấn đề lớn mà mỗi quốc gia phải quan tâm giải quyết. Liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền kinh doanh rừng và đất lâm nghiệp, ở Việt Nam đang diễn ra hai quá trình có vẻ như trái ngược nhau, đó là: (i) Quá trình ly tán (chia nhỏ ruộng đất) theo chủ trương giao rừng, giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; quá trình này được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật: luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ và sau đó là Nghi định 163/1999/CP ngày 16/11/1999. (ii) Quá trình tích tụ (tập trung ruộng đất) do nhu cầu của sản xuất kinh tế thị trường ở qui mô lớn, nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sản xuất lâm nghiệp và cũng là xu thế khách quan của quá trình sản xuất lâm nghiệp. Về mặt pháp lý thì hiện chưa có những qui định riêng cho quá trình tích tụ ruộng đất, nhưng cũng có nhiều qui định trong các văn bản pháp luật về đất đai tạo tiền đề pháp lý cho quá trình này. Mục tiêu của bài này nhằm xác định bản chất kinh tế và các đặc trưng cơ bản của quá trình sản xuất lâm nghiệp làm cơ sở khoa học cho tính tất yếu khách quan của quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất trong kinh doanh lâm nghiệp. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết này trình bày 3 nội dung nghiên cứu chính: (i) Bản chất kinh tế của rừng và nghề rừng; (ii) Rừng với tư cách là đối tượng sở hữu; (iii) Tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất trong sản xuất lâm nghiệp. Phương pháp tiếp cận các chủ đề nghiên cứu để đưa ra các luận cứ, luận điểm trong bài viết này chủ yếu từ nguồn tổng quan phân tích và tư duy lý luận về cơ sở triết học, bản chất kinh tế của của rừng và nghề rừng, kết hợp với các kết quả khảo sát theo dõi hoạt động thực tiễn trong ngành. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Bản chất kinh tế của rừng và nghề rừng: Các giá trị đa dạng và tổng hợp của rừng có thể phân thành 5 nhóm các chức năng sau đây: (1) Chức năng sản xuất (hay chức năng kinh tế) Gkt: thể hiện ở khả năng sản xuất ra các lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) có giá trị thương mại và giá trị sử dụng vật chất. (2) Chức năng phòng hộ Gph: thể hiện ở khả năng bảo vệ không gian sống, không gian sản xuất trước các nguy cơ của thiên tai lũ lụt, hạn hán, sạt lở, tiếng ồn... (3) Chức năng môi sinh Gms: thể hiện ở khả năng tái tạo lại và điều hoà các nhân tố cơ bản của sự sống như: nước, không khí, khí hậu, đất đai... (4) Chức năng giải trí Ggt: thể hiện ở khả năng khôi phục sức khoẻ, giảm stress, thư giản tinh thần cho con người. (5) Chức năng bảo tồn đa dạng sinh học: Gđash: thể hiện ở khả năng bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học bảo đảm cho sự bền vững của quá trình tiến hoá. Các chức năng riêng biệt này của HSTR không thể thay thế lẫn nhau. Thứ tự tầm quan trọng của mỗi chức năng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của từng vùng, từng quốc gia, từng giai đoạn phát triển. ở nước ta trong giai đoạn trước mắt thì chức năng 2
  3. kinh tế có tầm quan trọng thứ nhất. Tuy nhiên tầm quan trọng của các chức năng sẽ thay đổi theo sự phát triển của đất nước. Có thể sắp xếp vị trí tầm quan trọng của 5 chức năng trên đây từ việc suy ngược lại hậu quả của việc mất chúng đối với sự phát triển của loài người: - Mối đe doạ lớn nhất cho sự tiến hoá bền vững của xã hội loài người là mối đe doạ về suy giảm đa dạng loài dẫn đến rối loạn cơ chế điều chỉnh chức năng hệ thống của chúng => Cần chức năng bảo tồn đa dạng sinh học. - Mối đe doạ lớn nhất cho sự tồn tại của loài người là mối đe doạ mất và suy giảm các yếu tố cơ bản của sự sống: nước, không khí, khí hậu, đất đai=> Cần chức năng môi sinh. - Mối đe doạ lớn nhất đối với sự tự do của con người là mối đe doạ mất không gian sống => Cần chức năng bảo vệ/phòng hộ. - Mối đe doạ lớn nhất với tinh thần con người và do đó là sự phát triển của họ là mối đe doạ về sức khoẻ và trí tưởng tượng => cần chức năng giải trí, nghỉ ngơi. - Mối đe doạ lớn nhất đối với mức sống của con người là mối đe doạ về suy giảm tiềm năng và năng suất sản xuất dẫn đến đói nghèo => Cần chức năng kinh tế Bản chất kinh tế của rừng và đất rừng (HSTR) với tư cách là đối tượng của nghề rừng được thể hiện ở ba tính chất sau đây: (i) Rừng và đất rừng (HSTR) vừa là đối tượng vừa là tư liệu sản xuất và tạo thành một thể thống nhất giữa hai yếu tố đó; (ii) Giá trị sử dụng của HSTR mang tính chất tổng hợp. ở đây, vật mang giá trị sử dụng đó không phải là từng cây, từng lâm phần rừng riêng lẻ hay tổng của nhiều cây, nhiều lâm phần cộng lại một cách đơn thuần mà là một đơn vị quản lý rừng (Forest Management Unit-FMU) với một qui mô diện tích tối thiểu để tạo thành một đơn vị liên hoàn và/hoặc tổng thể vốn rừng của một cấp hành chính nhất định; (iii) Giá trị sử dụng của HSTR mang tính tiềm năng, nghĩa là ích lợi của nó không chỉ nằm ở giá trị sử dụng của các lâm sản và các dịch vụ môi trường mà còn ở khả năng tái sản xuất ra các giá trị sử dụng mới. Đặc điểm chủ yếu của quá trình sản xuất lâm nghiệp là sự kết hợp hữu cơ giữa hai quá trình: tái sản xuất kinh tế và tái sản xuất tự nhiên (sinh học). Đặc điểm này phải được xem xét, tính đến trong việc tổ chức và quản lý quá trình sản xuất lâm nghiệp. Rất nhiều người quan niệm rằng chu kỳ sản xuất lâm nghiệp đồng nghĩa với chu kỳ sinh trưởng của cây rừng. Thuật ngữ chu kỳ được hiểu là khoảng thời gian để một quá trình nào đó lặp lại với mục tiêu giống nhau. Theo đó thì chu kỳ của quá trình tái sản xuất tự nhiên chính là một luân kỳ từ khi cây rừng (lâm phần) được hình thành đến khi nó thành thục công nghệ và có thể khai thác. Nếu đối tượng kinh tế của lâm nghiệp là các cây rừng, các lâm phần riêng lẻ thì chu kỳ sản xuất tự nhiên và chu kỳ sản xuất kinh tế trùng nhau và kéo dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Nhưng một quá trình tái sản xuất kinh tế kéo dài hàng chục năm là điều không thể chấp nhận được. Theo định nghĩa chung của kinh tế chính trị học thì: Chu kỳ sản xuất là một giai đoạn thời gian trong chuỗi không giới hạn của quá trình, trong đó quá trình sản xuất được lặp lại với mục tiêu giống nhau. Các mục tiêu để đáp ứng nhu cầu lâm sản và dịch vụ từ rừng là liên tục, thường xuyên, do đó tái sản xuất kinh tế lâm nghiệp cũng phải có chu kỳ hàng năm. Vấn đề là ở chổ: kết hợp quá trình tái sản xuất tự nhiên lâu dài với quá trình tái sản xuất kinh 3
  4. tế hàng năm như thế nào cho thích hợp với đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp. Để có thể bảo đảm việc cung cấp các lâm sản và dịch vụ từ rừng một cách liên tục, thường xuyên và ổn định thì không thể quan niệm đối tượng kinh tế của sản xuất lâm nghiệp là các cây cá lẻ, một hoặc tổng của nhiều lâm phần gộp lại mà là một hệ thống các lâm phần có diện tích đủ lớn bao gồm các cấp tuổi (để lấy không gian thay thế thời gian) trong một luân kỳ kinh doanh, có cấu trúc và điều kiện sinh trưởng tương đối đồng nhất để việc kinh doanh rừng có thể tiến hành bằng một hệ thống các biện pháp thống nhất; chúng ta gọi một tổng thể rừng như vậy là một đơn vị điều chế liên hoàn, một đơn vị quản lý rừng (FMU). Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì một FMU là một hệ thống mở, tuần hoàn, trong đó lượng lâm sản khai thác hàng năm được bù đắp lại nhờ lượng tăng trưởng thêm của rừng. Đặc điểm cơ bản này của quá trình sản xuất lâm nghiệp đòi hỏi một doanh nghiệp kinh doanh nghề rừng phải tích tụ đủ ruộng đất để thiết lập một FMU đáp ứng được nhu cầu của qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Vấn đề tổ chức không gian và thời gian để đảm bảo cho quá trình sản xuất lâm nghiệp được liên tục và ổn định là hết sức quan trong xuất phát từ các đặc trưng riêng có của kinh doanh lâm nghiệp. Chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh của quá trình sản xuất lâm nghiệp trên một ví dụ cụ thể : Bài toán qui hoạch vùng nguyên liệu ổn định và bền vững cho một cơ một cơ sở chế biến gỗ lớn. a) Giả thiết: Một cơ sở chế biến đồ mộc xuất khẩu mỗi năm cần một khối lượng nguyên liệu gỗ lớn (chẳng hạn cây Keo lá tràm: đạt kích thước đường kính tối thiểu ở đầu nhỏ là 25 cm) là 150.000 m3. Biết rằng luân kỳ kinh doanh của Keo là tràm trong sản xuất gỗ lớn là 15 năm, với năng suất bình quân 20 m3/ha/năm; trong đó tỷ lệ sản phẩm gỗ lớn chiếm 50%. b) Câu hỏi qui hoạch: Cần phải có một diện tích tối thiểu là bao nhiêu để thiết lập một vùng nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu cho cơ sở chế biến này, và vùng nguyên liệu đó phải được qui hoạch như thế nào? c) Lời giải: Sản lượng trung bình của Keo lá tràm trong chu kỳ 15 năm đạt 300 m3/ha; trong sản phẩm đủ tiêu chuẩn nguyên liệu gỗ lớn là 150 m3/ha. Như vậy để có một khối lượng nguyên liệu 150.000 m3, hàng năm phải khai thác ít nhất 1000 ha rừng (15 tuổi). Để tạo ra một vùng nguyên liệu (một FMU) bền vững cho cơ sở chế biến thì tổng diện tích vùng nguyên liệu tối thiểu (về lý thuyết) là 15.000 ha, được qui hoạch thành 15 khối (Block), mỗi khối có diện tích 1000 ha, mỗi năm trồng rừng trong một khối đó với thời gian xây dựng cơ bản vùng nguyên liệu là 15 năm. Kết quả cuối cùng là vùng nguyên liệu là một FMU 15.000 ha rừng bao gồm đủ các cấp tuổi từ 1-15 năm. Bắt đầu từ năm thứ 15 cứ mỗi năm khai thác một khối (1000 ha) và trồng lại ngay 1000 ha trên đất vừa khai thác. Các hoạt động sản xuất: trồng, chăm sóc, bảo vệ, tỉa thưa, khai thác rừng để duy trì FMU này sẽ ổn định và có chu kỳ hàng năm (tức là lấy tổ chức không gian thay thế cho thời gian, chúng ta đã giải quyết được quá trình tái sản xuất sinh học dài 15 năm phù hợp với nhu cầu sản xuất hàng năm của quá tái sản xuất kinh tế). Ví dụ này chỉ mang tính chất lý thuyết để làm rõ phương pháp và bản chất của sản xuất lâm nghiệp. Trong qui hoạch thực tế, chúng ta phải tính đến các yếu tố như: sự không đồng đều của năng suất rừng trên một qui mô diện tích lớn; các rủi ro do thời tiết, thiên tai, lửa rừng, … dẫn đến xác suất chuyển cấp của rừng trồng không bao giờ đạt tỷ lệ 100% (nghĩa là không phải lúc nào trồng 1000 ha thì cũng đạt được 1000 ha nguyên vẹn ở tuổi cuối cùng). Như vậy là chúng ta phải tính đến hệ số của các nhân tố ảnh hưởng này trong quá trình qui hoạch để phương án có tính khả thi cao. Nếu giả định hệ số rủi ro tính chung cho luân kỳ là 4
  5. 10% thì diện tích qui hoạch thực tế cho FMU phải là 16.500 ha và mỗi khối qui hoạch có diện tích là 1.100 ha. Rừng với tư cách là đối tượng sở hữu R. P. Harrison (1992) viết: “Người ta không thể chiếm hữu rừng, - người ta chỉ có thể biến nó thành sa mạc bằng sự chiếm hữu. Rừng thuộc về đất, gắn với vị trí của đất, và đất thì không thuộc về một cá nhân nào cả! Nó tự do!”. Theo luật pháp của Việt Nam thì đất đai thuộc sở hữu chung của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, không có sở hữu tư nhân về đất đai. Nhà nước chỉ giao và/hoặc cho thuê quyền sử dụng đất với một thời hạn nhất định. Với rừng (bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) thì quyền sở hữu có thể thuộc nhiều đối tượng kinh tế khác nhau: rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách Nhà nước thì thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… được giao hoặc cho thuê đất lâm nghiệp, được quyền sở hữu rừng mà họ đầu tư trồng trên đất đó. Quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền kinh doanh phải được phân biệt một cách rõ ràng. Nhà khoa học kinh tế Hanemann (1992) đã chỉ ra rằng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên thường là những tài sản mang tính xã hội và không thể xác định được quyền sở hữu một cách chính xác. Nếu có một chủ sở hữu tư nhân, thì thiếu hẳn các điều kiện để quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đó. Vấn đề này cũng chính là nguyên nhân quan trọng của việc khai thác bốc lột tài nguyên trong chế độ chiếm hữu tư nhân về các nguồn tài nguyên. Quyền lợi cá nhân và quyền lợi chung của xã hội là rất khác nhau. Do đó. chúng ta cần phải nhận thực rằng: các đối tượng (sự vật) có tầm quan trọng đến sự sinh tồn, đặc biệt là có ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ của toàn thể cộng đồng (xã hội) thì quyền sở hữu cá nhân phải được hạn chế. Tuy nhiên, sự hạn chế quyền sở hữu cá nhân cũng phải có mức độ nhất định. Nhà nước không phải là chủ sở hữu duy nhất, mà là người có quan hệ bảo vệ, và chỉ kiểm soát các chủ sở hữu để hạn chế các nguy cơ tàn phá tài nguyên do quyền định đoạt của chủ sở hữu dẫn đến. Trên quan điểm môi trường, chúng ta phải nhận thức một cách tự nhiên rằng con người không thể chiếm hữu đất đai: “con người thuộc về đất và đất không thuộc về con người”! Trong khái niệm quản lý rừng bền vững, rừng có hai nhóm sản phẩm khác nhau: (i) gỗ và các lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm vật chất của rừng có thuộc tính hàng hoá (trực tiếp) và là đối tượng quan tâm kinh doanh chủ yếu (cho đến nay) của chủ rừng (=lợi ích doanh nghiệp, cá thể của chủ rừng); và (ii) các dịch vụ mang tính chất bảo vệ các nhân tố cơ sở của sự sống: đất, không khí, nước, … là các giá trị mang tính xã hội (=lợi ích chung), cái mà chủ rừng ít quan tâm đến. Do đặc điểm đó mà chúng ta không được phép coi rừng là một đối tượng để có “quyền kinh doanh tự do” (=lợi ích doanh nghiệp, cá thể). Như vậy, rừng đồng thời có hai chủ sở hữu về quyền sử dụng rừng, đó là: - Sở hữu cá nhân (quyền kinh doanh rừng): gỗ và các lâm sản ngoài gỗ; - Sở hữu công cộng (lợi ích quốc dân): sử dụng các dịch vụ môi trường của rừng. Tóm lại, do những đặc trưng riêng của HST rừng với tư cách là nhân tố môi trường, là đối tượng đồng thời là tư liệu sản xuất của kinh tế lâm nghiệp, cho nên xét theo khía cạnh là đối tượng sở hữu thì rừng cũng có những đặc trưng riêng (so với các đối tượng khác) cần được nhận thức rõ: + Về quyền sở hữu: Rừng gắn liền với đất (HSTR) không có chủ sở hữu nhất định, nó thuộc về không gian tự nhiên và không gian văn hoá. (vì vậy Nhà nước Việt Nam thừa nhận nó là sở hữu toàn dân). 5
  6. + Về quyền sử dụng: Được phân thành hai loại: quyền sử dụng để kinh doanh các sản phẩm vật chất từ rừng thuộc về chủ rừng (bao gồm tập thể, doanh nghiệp, cá thể, hộ gia đình) được giao rừng. Quyền sử dụng các giá trị môi trường, phòng hộ, thẩm mỹ của rừng thì thuộc toàn thể cộng đồng, toàn xã hội. + Về quyền kinh doanh: Trong phạm vi qui định của pháp luật, quyền kinh doanh rừng (các lâm sản và dịch vụ từ rừng) thuộc về cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đang sở hữu quyền sử dụng rừng, hoặc được uỷ quyền, được cho thuê, được mua lại quyền sử dụng hợp pháp đó. Tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất trong sản xuất lâm nghiệp Thực trạng chế độ sở hữu rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam Theo số liệu báo cáo của các tỉnh đến tháng 8/2006 do Cục Lâm nghiệp tổng hợp, diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất (CNQSDĐ) cho các đối tượng phân theo các vùng sinh thái như ở biểu 1. Biểu 1. Diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy CNQSD đất. T Vùng Diện tích Diện tích đã được cấp quyền sử dụng đất ( ha) T đất LN có Đất có rừng Đất chưa có rừng chủ quản lý Tổng Cộng Hộ GĐ, Tổ chức Cộng Hộ GĐ, Tổ chức ( ha) CN CN Tổng 13.371.401 8.157.457 6.657.372 2.616.557 4.038.815 1.500.085 762.073 738.012 1 Tây Bắc 1.715.936 1.699.886 1.138.219 516.862 576.357 561.667 561.667 2 Đ.bằng BB 3.491.303 1.528.225 1.289.526 871.625 417.901 238.699 104.395 134.304 3 Đ.bằng SH 112.379 22.705 22.705 22.705 0 4 Bắc TB 2.696.052 1.661.608 1.548.117 666.935 881.182 113.491 61.072 52.419 5 D.hải M.T 1.647.442 1.129.322 887.088 289.294 597.794 242.234 466 241.768 6 T. Nguyên 2.795.343 1.536.029 1.431.480 64.645 1.366.835 103.549 8.519 95.030 7 Nam Bộ 885.964 580.682 340.238 164.196 176.041 240.444 25.954 214.491 ( Theo số liệu báo cáo của các tỉnh đến tháng 8/2006) Biểu này chỉ cho thấy cơ cấu về quyền sử dụng rừng và đất rừng giữa hộ gia đình, cá nhân với các tổ chức mà chưa phân biệt một cách chi tiết các chủ sở hữu giấy CNQSDĐ. Trong tổng số khoảng 13,4 triệu ha đất lâm nghiệp được coi là có chủ quản lý thì diện tích đã cấp CNQSDĐ có gần 8,2 triệu ha, trong đó đất có rừng 6,7 triệu ha và đất chưa có rừng là 1,5 triệu ha. Đối với diện tích đất có rừng tỷ lệ cấp cho hộ gia đình và cá nhân so với cấp cho tổ chức (trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước) chỉ bằng khoảng một nửa. Vũ Long (2006) đã dựa trên số liệu công bố chính thức về tình hình giao đất giao rừng theo chủ quản lý của Bộ NN&PTNT (ban hành theo QĐ số 1116/QĐ/BNN-KL ngày 18- 5-2005) đã đưa ra hiện trạng cơ cấu về quyền sở hữu/ quyền sử dụng rừng như sau (xem biểu 2): + Sở hữu Nhà nước bao gồm: rừng của doanh nghiệp Nhà nước (= các lâm trường quốc doanh, các công ty lâm nghiệp Nhà nước), của các ban quản lý RPH và RĐD, lực lượng vũ trang và UBND (các cấp) quản lý chiếm 73,92%. + Sở hữu tư nhân (hộ gia đình, cá nhân) chiếm 23,23%. + Sở hữu tập thể (cộng đồng) chiếm 2,31%. + Sở hữu công ty (rừng của các công ty liên doanh) chiếm 0,54%. Như vậy, hiện nay QSD rừng do các tổ chức Nhà nước năm là chủ yếu (chiếm 74%). Biểu 2. Diện tích rừng theo chủ quản quản lý (1000 ha) 6
  7. Loại rừng Tổng Doanh Ban Ban C”ng Hộ gia Tập Lực UBND DT nghiệp quản quản ty liên đình thể lượng NN lý lý doanh vũ RPH RĐD trang Tổng diện tích 12.306,8 3.029,6 1.405,7 1.657,3 53,9 2.871,1 284,6 297,18 2.707,1 % 100 24,61 11,42 13,46 0,54 23,23 2,31 2,41 22,0 Rừng tự nhiên 10.088,2 2.411,1 1.156,7 1.163,7 7,9 1,999,5 249,0 249,9 2.450,3 % 100 23,90 11,46 15,50 0,08 19,82 2,47 2,48 24,29 Rừng trồng 2.218,5 618,5 249,0 93,6 46,0 871,6 35,6 47,2 256,7 % 100 27,88 11,22 4,22 2,07 39,29 1,65 2,10 11,57 Theo ông Vũ Long, chính cơ cấu sở hữu rừng này phản ánh thực trạng lâm nghiệp nước ta vẫn là lâm nghiệp Nhà nước, các hoạt động lâm nghiệp (vì vậy) vẫn dựa chủ yếu vào ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn ODA). Tỷ lệ vốn đầu tư của hộ gia đình, cá nhân chỉ chiếm 2,68% tổng vốn đầu tư vào lâm nghiệp trong giai đoạn 2001-2005. Chủ trương giao đất, giao rừng để dần dần chuyển nền lâm nghiệp dựa vào các tổ chức Nhà nước là chính sang một nền lâm nghiệp xã hội với các thành phần kinh tế khác nhau đang được triển khai thực hiện với rất nhiều nỗ lực, nhưng vẫn chưa tạo ra sự thay đổi đáng kể (trong cơ cấu sở hữu). Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 thì cơ cấu sở hữu ba loại rừng đến năm 2010 phải đạt cơ như sau: Biểu 3. Cơ cấu sở hữu /quyền sử dụng các loại rừng theo chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 TT Loại rừng Sở hữu Nhà nước Sở hữu ngoài Nhà nước 1 Rừng sản xuất (%) 25 75 2 Rừng phòng hộ (%) 70 30 3 Rừng đặc dụng (%) 85 15 Tập trung, tích tụ ruộng đất là qui luật tất yếu khách quan trong chiến lược tái cơ cấu quyền sở hữu rừng Tập trung, tích tụ ruộng đất là qui luật tất yếu khách quan trong ngành lâm nghiệp vì các luận cứ sau đây: • Như đã trình bày ở trên, bản chất kinh tế trong kinh doanh lâm sản (gỗ) và quản lý bền vững rừng đòi hỏi phải có một diện tích đủ lớn để xác lập được một đơn vị quản lý liên hoàn (sustainable. FMU) để có thể kết hợp quá trình tái sản xuất sinh học (lâu năm) với quá trình tái sản xuất kinh tế (hàng năm); • Tích tụ, tập trung đất đai hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất lâm nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng có nghĩa là việc chuyển dịch nền sản xuất lâm nghiệp thành sản xuất lớn với sự chuyên môn hoá cao và có qui mô tập trung hơn. Các hộ gia đình, cá nhân được giao từ 1-30 ha rừng không thể độc lập xây dựng một phương án sản xuất hàng hoá vì sẽ bất lợi trong việc tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩn mà họ làm ra (không đủ số lượng lớn và ổn định thường xuyên). • Tích tụ, tập trung đất đai khắc phục được tình trạng manh mún, nhỏ lẻ , tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng (hệ thống đường lâm nghiệp, các công trình phòng chống cháy rừng, các cơ sở chế biến, bảo quản lâm sản,…). Một chủ rừng nhỏ (sở hữu 7
  8. vài đến vài trăm ha) không thể đủ sức đầu tư (hoặc đầu tư sẽ không có hiệu quả) để xây dựng hạ tầng cơ sở cho sản xuất lâm nghiệp. • Tích tụ, tập trung đất đai tạo điều kiện cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý, phương án điều chế và việc áp dung các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng một cách hiệu quả. Một phương án điều chế rừng (kế hoạch quản lý) hiệu quả cần một đơn vị FMU tối thiểu 10-20 ngàn ha (qui mô của một doanh nghiệp vừa và nhỏ). Tuy nhiên: tích tụ, tập trung đất đai lâm nghiệp nếu không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ của Nhà nước sẽ mang lại những mặt tiêu cực lớn về mặt xã hội: Đó là sự phân hoá giàu nghèo, sự bất công trong phân phối lợi ích và các tiêu cực về ảnh hưởng môi trường (nếu doanh nghiệp chỉ đề cao khía cạnh kinh doanh theo cơ chế thị trường). Chủ trương giao đất, giao rừng mà Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện chính là công cụ để tạo ra sự công bằng xã hội (theo phương châm: “người cày có ruộng”). Tuy nhiên, cũng như việc tích tụ ruộng đất, bên cạnh các mặt tích cực, -nó cũng có những nhược điểm là phân tán, chia nhỏ đất đai không phù hợp với xu thế phát triển sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước (như đã phân tích ở trên). Để bảo đảm thực hiện chủ trương xã hội hoá ngành lâm nghiệp, xây dựng một nền lâm nghiệp nhân dân, cần thiết phải tái cơ cấu quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo hướng giảm sự tập trung quyền sở hữu/quyền sử dụng tài nguyên rừng vào tay các cơ quan Nhà nước (vì thực chất thuộc sở hữu nhà nước là không có chủ). Trong khi thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại quyền sở hữu đất đai trong sản xuất lâm nghiệp, chúng ta phải tiến hành song song hai quá trình: giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và công đồng để họ có tư liệu sản xuất; đồng thời có chính sách để khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai đúng theo qui luật tất yếu của nó. Quá trình tích tụ đất đai có thể được thực hiện qua các hình thức (Lê Trọng Hùng, 2006): (i) Thuê và cho thuê đất đai; (ii) Mua bán chuyển nhượng QSDĐ; (iii) Góp vốn liên doanh, liên kết bằng QSDĐ. Vũ Long (2006) đã đề xuất các giải pháp chiến lược sau đây để thực hiện việc tái cơ cấu lại quyền sở hữu rừng: + Thực hiện khẩn trương nghị định 200 của Chính phủ về đổi mới lâm trường quốc doanh, đặc biệt là việc rà soát lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các lâm trường quốc doanh quản lý để nhanh chóng thu hồi lại các diện tích đang quản lý không hiệu quả cho việc tái tạo lại cơ cấu sở hữu. + Ban hành và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách cho các doanh nghiệp, tư nhân thuê rừng tự nhiên và đất trồng rừng sản xuất thông qua đấu thầu. + Nghiên cứu về quyền và các hình thức sở hữu đối với sự phát triển lâm nghiệp bền vững; công nhận nhiều hình thức sở hữu rừng (kể cả rừng tự nhiên là rừng sản xuất và phòng hộ). + Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích tụ rừng sản xuất để phát triển qui mô của trang trại lâm nghiệp và doanh nghiệp chế biến có sở hữu rừng nguyên liệu. + Nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, trang trại hiệp hội, hội các chủ rừng. + Xây dựng và phát triển thị trường bất động sản rừng, bảo đảm quyền sử dụng rừng trở thành hàng hoá một cách thuận lợi làm cho rừng thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển. Tuy nhiên, rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù có chức năng tổng hợp vô giá đối với sự tồn tại và phát triển của con người trong đó tỷ trọng chức năng kinh tế (sản xuất vật chất) của nó là mục tiêu kinh doanh chính (ít nhất là cho đến nay) của các doanh 8
  9. nghiệp làm nghề rừng so với tổng giá trị tổng hợp của rừng là rất bé nhỏ. Phần giá trị phi vật chất của rừng (do các doanh nghiệp tạo ra) lớn hơn rất nhiều nhưng lại được coi là tài sản chung “tự do” của tất cả cộng đồng (xã hội) và chưa được coi là hàng hoá. Vì các chức năng không thể thay thế được của rừng như chức năng môi sinh: bảo vệ đất, nước, khí hậu, không khí, chức năng bảo vệ loài và các hệ sinh thái, chức năng phòng hộ, chức năng giải trí cho nên không thể coi rừng là đối tượng kinh doanh “tự do”. Và do đó, quyền sở hữu, quyền sử dụng và quyền kinh doanh rừng cũng phải được qui định đặc biệt so với các đối tượng sở hữu khác như đã được trình bày ở mục B trên đây. Việc thừa nhận quyền sử dụng rừng là hàng hoá là điều kiện cần thiết để tích tụ ruộng đất. Tuy nhiên, phải coi đây là một loại hàng hoá đặc biệt và có những cơ chế giám sát đặc biệt để các giá trị dịch vụ không thể thay thế được của rừng không bị suy giảm. KẾT LUẬN Rừng và đất rừng tạo thành một thể thống nhất gọi là HSTR mà bản chất kinh tế của nó thể hiện ở thuộc tính cơ bản là: nó vừa là đối tượng vừa là tư liệu sản xuất và tạo thành sự thống nhất biện chứng của hai yếu tố đó; giá trị sử dụng của rừng mang tính tổng hợp và đa mục đích; giá trị sử dụng của rừng mang tính tiềm năng. Sản xuất lâm nghiệp là sự phối kết hợp của hai quá trình: quá trình tái sản xuất sinh học có luân kỳ lâu năm và quá trình tái sản xuất kinh tế có chu kỳ hàng năm. Do đó, đối tượng của sản xuất lâm nghiệp không phải là một cây, tổng của nhiều cây hay một lâm phần, tổng của nhiều lâm phần mà là một tổng thể rừng có diện tích đủ lớn để xây dựng một đơn vị quản lý rừng có cấu trúc không gian và thời gian tối ưu (bao gồm các cấp tuổi đứng bên cạnh nhau trong không gian) để lấy không gian thay thế thời gian nhằm kết hợp quá trình tái sản xuất sinh học lâu năm với quá trình tái sản xuất kinh tế hàng năm. Vì các đặc trưng bản chất đó mà tích tụ ruộng đất trong sản xuất lâm nghiệp theo kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường là qui luật tất yếu khách quan. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu quyền sở hữu/quyền sử dụng đất không thể chỉ dựa vào yêu cầu khách quan có tính qui luật của tích tụ ruộng đất, mà còn phải xét đến các đặc thù của nguồn tài nguyên, các vấn đề công bằng xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa để có những quyết sách đúng đắn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Văn Con, 2006: Quan niệm về rừng và nghề rừng. Trong: Một số vấn đề về cơ chế, chính sách và quản lý ngành lâm nghiệp (Báo cáo tham luận tại Diễn đàn Lâm nghiệp Quốc gia Hà Nội tháng 10, 2006). Hanemann W.M, 1992: Die Wirtschaftwissenschaften und die Erhaltung der biologischen Vielfalt; in Wilson, E.O (Hrsg), 1992. Harrison, R. P., 1992: Waelder. Ursprung und Spiegel der Kultur; Carl Hauser Muechen. Vũ Long, 2006: Vấn đề tái cơ cấu quyền sở hữu rừng ở nước ta. Trong: Một số vấn đề về cơ chế, chính sách và quản lý ngành lâm nghiệp (Báo cáo tham luận tại Diễn đàn Lâm nghiệp Quốc gia Hà Nội tháng 10, 2006). Lê Trọng Hùng, 2006: Vấn đề tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất lâm nghiệp. Trong: Một số vấn đề về cơ chế, chính sách và quản lý ngành lâm nghiệp (Báo cáo tham luận tại Diễn đàn Lâm nghiệp Quốc gia Hà Nội tháng 10, 2006). THE ECONOMIC ESSENCE OF FORESTRY PRODUCTION AND THE OBJECTIVE 9
  10. INDISPENSABILITY OF LAND ACCUMULATION PROCESS Tran Van Con Silvicultural Research Division Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY The paper analyses the economic essence of forests and the special feature of the forestry production process in a market economy under management of the Government with socialistic orientation to point out the objective indispensability of land accumulation for the forestry production. The economic essence of forest as production object is expressed in three characters: (i) It is both the material and the object of the production; (ii) Its use value is collective and multifunctional; and (iii) Its use value is potential, that means its benefit does not only in the use values of forest products and its services but also in the regeneration capacity of all of those. The special feature of the forestry production process is the combination of the both processes, the biological reproduction with long term rotation and the economic reproduction with annual period. Thus, object of forestry production is not tree, number of trees or stand, number of stands but an entire forest ecosystem as a Forest Management Unit which is large enough in area to have a spatial and time structure to optimally the combination of the both biological and economic reproduction. Forest allocation to households, individuals, communities and non government organizations is necessary for decentralization of the state forestry characterized as the system of administrative subsidies with very low efficiency to a social forestry to provide equal livelihood opportunities and so attracting all stockholders participating in forestry production. This decentralization process has disadvantage of the fragmentation of forest lands not suitable for the intensive production and management. Thus the accumulation of forest lands is an objective indispensability to transfer the fragment, small forest economy to a sustainable, multifunctional forest economy. Keywords: economic essence of forest ecosystem, special feature of forestry production, accumulation of forest lands. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1