LUẬN VĂN: Phạm trù giá trị hàng hóa với nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
lượt xem 47
download
Phạm trù giá trị hàng hoá đã được rất nhiều các nhà kinh tế chính trị học tiến hành nghiên cứu và cho đến khi Các Mác tiến hành nghiên cứu phạm trù này thì ông đã tìm ra được bản chất thực sự của giá trị hàng hoá . Hiểu được phạm trù này ta có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp . Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và cũng đang ở giai đoạn đầu của nền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phạm trù giá trị hàng hóa với nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
- LUẬN VĂN: Phạm trù giá trị hàng hóa với nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
- Mở đầu Phạm trù giá trị hàng hoá đã được rất nhiều các nhà kinh tế chính trị học tiến hành nghiên cứu và cho đến khi Các Mác tiến hành nghiên cứu phạm trù này thì ông đã tìm ra được bản chất thực sự của giá trị hàng hoá . Hiểu được phạm trù này ta có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp . Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và cũng đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường chính vì vậy còn gặp nhiều khó khăn , thiếu thốn . Yêu cầu đặt ra đối với chúng ta hiện nay là phải phát triển kinh tế để đạt được mục tiêu mà chúng ta đề ra , nhưng như ta đã biết , các doanh nghiệp nước ta hiện nay chưa đạt được hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất . Muốn vậy , các doanh nghiệp nước ta cần phải tìm cách nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất trên cơ sở những yếu tố ban đầu còn nghèo nàn , lạc hậu . Chính vì vậy , ta cần tìm hiểu , phân tích phạm trù giá trị hàng hoá để thấy được mối liên hệ chặt chẽ của nó với việc nâng cao hiệu quả kinh tế , qua đó đưa ra được các biện pháp cần phải tiến hành để nâng cao hiệu quả kinh tế .
- Nội dung 1 . Lý luận Mác - Lênin và phạm trù giá trị hàng hoá . 1.1 . Quan điểm một số trường phái về phạm trù giá trị hàng hoá Trong lịch sử các học thuyết kinh tế ta có thể phân chia ra thành hai quan điểm về phạm trù giá trị hàng hoá . Trường phái thứ nhất đã gắn liền giá trị hàng hoá với giá trị sử dụng . Gía trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người . Quan niệm đó không hoàn toàn đúng vì không phải bất cứ sản phẩm nào có giá trị sử dụng cũng là hàng hoá . Chẳng hạn hàng ngày chúng ta hít thở không khí để duy trì sự sống , như vậy không khí có giá trị sử dụng nhưng không thể coi không khí là hàng hoá vì ta không mua bán không khí để thở , vì không khí có sẵn trong tự nhiên , ta không phải hao phí lao động để có được không khí . Như vậy không khí không phải là sản phẩm của lao động . Qua ví dụ trên ta có thể thấy được thiếu sót trong quan niệm về giá trị hàng hoá của trường phái thứ nhất . Trường phái thứ hai quan niêm : giá trị là lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá . ở đây cho rằng hàng hoá có hai thuộc tính đó là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi . ở đây xuất hiện thêm khái niệm giá trị trao đổi . Giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng kia .Theo quan niệm này , hàng hoá được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ nhưng lại mâu thuẫn . Qua đây đưa ra được kết luận đúng đắn nhất về giá trị hàng hoá . 1.2 , Lý luận giá trị lao động của Các Mác : 1.2.1, Chất giá trị : * Hàng hoá và 2 thuộc tính của hàng hoá : Trước hết C.Mác định nghĩa : hàng hoá là sản phẩm của lao động mà , một là , nó có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người ; hai là , nó được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng , mà để bán . Hàng hoá có hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị . Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người .
- Ví dụ : cơm để ăn , áo để mặc , máy móc , thiết bị , nguyên nhiên vật liệu để sản xuất ... Công dụng của sản phẩm do thuộc tính tự nhiên sản phẩm quyết định . Theo đà phát triển của khoa học - kỹ thuật , con người càng phát hiện ra thêm những thuộc tính mới của sản phẩm và phương pháp lợi dụng những thuộc tính đó . Gía trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hàng tiêu dùng . Nó là nội dung của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào . Với ý nghĩa như vậy , giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn . Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng . Nhưng không phải bất cứ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hoá . Không khí rất cần thiết cho cuộc sống con người , nhưng không phải là hàng hoá ; quả dại , hoa dại cũng có giá trị sử dụng nhưng không phải là hàng hoá .Trong kinh tế hàng hoá , giá trị sử dụng là cái mang lại giá trị trao đổi .Giá trị trao đổi trước hết là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác . Ví dụ : một mét vải trao đổi lấy năm kilôgam thóc . Tại sao vải và thóc là hai giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau ? Tại sao lại trao đổi theo tỷ lệ một mét vải bằng năm kilôgam thóc ? Hai giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau được khi giữa chúng có một cơ sở chung . Cơ sở chung này không phải là thuộc tính tự nhiên của vải , cũng không phải là thuộc tính tự nhiên của thóc . Song cái chung đó phải nằm ở cả vải và thóc . Nếu không kể đến thuộc tính tự nhiên của sản phẩm , thì vải và thóc đều là sản phẩm của lao động . Để sản xuất ra cả vải và thóc , người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động . Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải và thóc , để trao đổi giữa chúng với nhau . Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định , 1mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc , vì người ta cho rằng lao động hao phí sản suất ra một mét vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra năm kilôgam thóc . Khi chủ vải và chủ thóc đồng ý trao đổi với nhau thì họ cho rằng lao động của họ để sản xuất ra môtj mét vải bằng giá trị của năm kilôgam thóc . Từ sự phân tích trên chúng ta rút ra kết luận quan trọng : giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá . Sản phẩm nàm mà không chứa
- đựng lao động của con người thì không có giá trị . Không khí chẳng hạn , mặc dù rất cần thiết , nhưng không có lao động con người kết tinh trong đó , nên không có giá trị . Vàng , kim cương có giá trị cao vì phải tốn nhiều lao động mới sản xuất được chúng . Nhiều hàng hoá lúc đầu đắt nhưng sau nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật làm giảm số lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng thì lại trở nên rẻ hơn . Việc hàng hoá trở nên rẻ hơn phản ánh sự giảm giá trị hàng hoá , giảm bớt số lượng lao động xã hội hao phí để sản xuất hàng hoá . Như vậy cũng có nghĩa là khi giá trị thay đổi giá trị trao đổi cũng thay đổi . Gía trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị . Phần trên đã nói khi những người sản xuất đồng ý trao đổi hàng hoá với nhau thì điều đó có nghĩa là họ cho rằnglao động hao phí để sản xuất hàng hoá của người này bằng người kia . Thực chất của hoạt động trao đổi là so sánh lao động giữa những người sản xuất với nhau . Vì vậy giá trị biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá . Quan hệ giữa người với người không còn là quan hệ thuần tuý mà nó đã được thay thế bằng quan hệ giữa vật với vật . Gía trị là một phạm trù lịch sử , nó gắn liền với nền kinh tế hàng hoá . Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì còn tồn tại phạm trù giá trị . Nội dung khái niệm giá trị hàng hoá như trên khác với khái niệm giá trị mà chúng ta thường gặp trong đời sống . Hàng ngày , chúng ta có thể nói : quyển sách rất có giá trị , tức là quyển sách hay ; không khí rất có giá trị , tức là không khí rất cần thiết cho cuộc sống hay là có giá trị sử dụng . Còn trong kinh tế chính trị học , giá trị là lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá , là quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá . Gía trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hoá . Hàng hoá được thể hiện như là sự thống nhất chặt chẽ nhưng lại mâu thuẫn giữa hai thuộc tính này . *Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá : Thoạt tiên chúng ta thấy hàng hoá biểu hiện ra như một cái gì đó có hai mặt : giá trị sử dụng và giá trị trao đổi .Sau đó , chúng ta thấy rằng tất cả những đặc trưng phân biệt lao động sản xuất ra những giá trị sử dụng , đều biến đi hết , khi lao động được biểu hiện trong giá trị , theo nghĩa thường dùng của chữ ấy . Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính như trên vì lao động sản xuất hàng hoá có tính hai mặt là lao động cụ thể và lao động trừu tượng .
- Các Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt này của lao động . Ông khẳng định : “ Tôi là người đầu tiên đã nêu rõ tính chất hai mặt của lao động biểu hiện trong hàng hoá . Vì khoa kinh tế chính trị xoay quanh điểm này nên ở đây chúng ta phải bàn thật chi tiết hơn ”. Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định , có mục đích riêng , đối tượng riêng , thao tác riêng , phương tiện riêng và kết quả riêng . Ví dụ lao động cụ thể của người trồng lúa và người thợ dệt vải là khác nhau . Người thứ nhất có mục đích là lúa , người thứ hai có mục đích là vải . Đối tượng của người thứ nhất là cây trồng , đối tượng của người thứ hai là sợi . Thao tác của người nông dân là cày cấy , vun trồng ; còn thao tác của người thợ dệt vải là dệt . Một người sử dụng cái cày , con trâu , còn người kia sử dụng khung cửi , máy dệt . Cuối cùng người nông dân thu được lúa , người thợ thu được vải . Lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng cũng càng nhiều loại . Tất cả lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động trong xã hội ngày càng chi tiết . Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá . Bất cứ giá trị sử dụng nào , nếu không phải do thiên nhiên trực tiếp ban cho , thì đều do một lao động cụ thể nào đó tạo ra . Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn , là một phạm trù không thể thiếu trong mọi chế độ xã hội . Đó là mặt thứ nhất của lao động . Vậy còn thế nào là lao động trừu tượng , mặt thứ hai của lao động ? Ta hãy quay trở lại ví dụ một mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc . Một mét vải đổi lấy năm kilôgam thóc có nghĩa là lao động làm ra một mét vải bằng lao động sản xuất ra năm kilôgam thóc . Về mặt lao động cụ thể thì lao động làm ra vải hoàn toàn khác với lao động sản xuất ra thóc . Nhưng chúng lại có thể so sánh được với nhau , vì đằng sau các lao động cụ thể có ẩn giấu một cái gì chung mà mọi lao động đều có .Vậy cái chung đó là gì ? Lao động của người thợ dệt vải cũng như lao động của người trồng lúa , tuy về cụ thể thì khác nhau , nhưng đều là sự hao phí sức óc , sức thần kinh và sức bắp thịt của con người . Trên phương diện đó mà xét thì mọi lao động đều là lao động đồng nhất của con người .
- Vậy , lao động của người sản xuất hàng hoá nếu coi là sự hao phí sức lực của con người nói chung , không kể hình thức cụ thể của nó như thế nào , thì gọi là lao động trừu tượng . Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức óc , sưc thần kinh và sức bắp thịt của con người . Nhưng bản thân sự hao phí sức lao động về mặt sinh lý đó chưa phải là lao động trừu tượng . Chỉ trong xã hội có sản xuất hàng hoá mới có sự cần thiết khách quan phải quy các loại lao động cụ thể khác nhau vốn không thể so sánh với nhau được thành một thứ lao động đồng nhất , có thể so sánh với nhau được , tức là phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng . Vì vậy lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của nền sản xuất hàng hoá . Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn phải quy lao động cụ thể thành lao động trừu tượng . Chúng ta hãy xem xét lại ví dụ vải và thóc . Nếu gạt bỏ sự khác nhau về giá trị sử dụng , thì vải và thóc chỉ còn lại là sự kết tinh của một lao động đồng nhất của con người . Làm ra vải và thóc là hai lao động cụ thể khác nhau . Nhưng nếu xét về mặt tạo ra giá trị , thì hai lao động này lại giống nhau về chất : đó đều là sự hao phí sức lao động nói chung của con người . Như vậy , xét lao động cụ thể là xem lao động đó tiến hành như thế nào , sản xuất ra cái gì ? còn xét lao động trừu tượng là xem lao động đó tốn bao nhiêu sức lực , hao phí bao nhiêu thời gian lao động . Là lao động cụ thể , thì lao động tạo ra giá trị sử dụng của các hàng hoá . Là lao động trừu tượng , thì lao động tạo ra giá trị của hàng hoá . Chất của giá trị hàng hoá là lao động trừu tượng : “ M ”. Cần thấy rằng không phải có hai thứ lao động được kết tinh trong một hàng hoá , mà chỉ có lao động của một người sản xuất , nhưng lao động đó có hai mặt : một mặt là lao động cụ thể , và mặt khác là lao động trừu tượng . Hàng hoá phải có ích mới có thể có giá trị , cũng như lao động phải có ích mới được công nhận là lao động của con người , mới được coi là lao động trừu tượng của con người . Đến đây chúng ta tiếp tục phân tích mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá . Như trên đã nói , mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân , cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá . Mâu thuẫn đó
- được biểu hiện thành mâu thuẫn giữa lao động trừu tượng và lao động cụ thể , giữa giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá . Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng biểu hiện ở chỗ lao động của người sản xuất hàng hoá , nếu xét về mặt hao phí sức lực nói chung , thì luôn luôn là một bộ phận của lao động xã hội . Nhưng cũng lao động đó , nếu xét về sự hao phí sức lao động dưới một hình thức cụ thể nhất định thì người sản xuất lại không thể biết trước xã hội cần hình thức lao động cụ thể nào , với số lượng bao nhiêu ? Do vậy , có hiện tượng là một bộ phận lao động xã hội có thể bị sử dụng vào những việc không cần thiết của xã hội , không được xã hội thừa nhận . Chỉ có thông qua thị trường mới biết được những lao động cụ thể nào được xã hội thừa nhận hay không . Mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng thể hiện ở chỗ : hàng hoá là giá trị đối với những người sản xuất ra nó và là giá trị sử dụng đối với những người không sản xuất ra nó , nhưng lại cần nó . Muốn thực hiện giá trị của hàng hoá , người chủ của nó phải mất quyền sở hữu về giá trị sử dụng ,nhường nó cho người khác sử dụng . Ngược lại , người khác muốn có quyền sỏ hữu về nó thì phải trả giá trị của nó cho người đang sở hữu nó . Hàng hoá bán được , có nghĩa là giá trị sử dụng biến thành gia trị , mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng được giải quyết và ngược lại . Mâu thuẫn này thể hiện rõ trong thời kỳ khủng hoảng sản xuất thừa , lúc đó hàng hoá bị ứ đọng , sản xuất ra không tiêu thụ được , giá trị hàng hoá không được thực hiện . 1.2.2 , Lượng giá trị hàng hoá : *Thời gian lao động xã hội cần thiết : Trên đây chúng ta đã nghiên cứu giá trị về mặt chất . Bây giờ chúng ta nghiên cứu giá trị về mặt lượng . Hàng hoá do lao động sản xuất ra . Chất của giá trị hay thực thể của giá trị như đã nói là lao động . Do vậy lượng giá trị hàng hoá do thời gian lao động quyết định . Gía trị được đo lường như thế nào ? Đo bằng thời gian lao động , và thời gian lao động được chia thành từng khoảng như giờ , ngày tuần tháng ... Nhưng như thế phải chăng một người lười biếng , vụng về , sản xuất một hàng hoá mất nhiều thời gian , thì hàng hoá của anh ta sẽ có giá trị lớn hơn là hàng hoá do một người thợ giỏi và chăm làm , tốn ít thời gian hơn hay sao ? Tất nhiên là không
- phải như thế . Thời gian lao động tạo ra giá trị không phải là thời gian cá biệt của từng người sản xuất , mà là thời gian lao động xã hội cần thiết . Thế nào là thời gian lao động xã hội cần thiết ? Đó là thời gian cần để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội , tức là với trình độ kỹ thuật trung bình , trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình . Thông thường đó là thời gian lao động của những người sản xuất và cung cấp tuyệt đại bộ phận một loại hàng hoá nào đó trên thị trường . Hai loại hàng hoá khác nhau mà thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng ngang nhau , thì có giá trị ngang nhau . Thời gian lao động xã hội cần thiết thay đổi theo sự thay đổi của năng suất lao động xã hội . Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian hay đo bằng số thời gian lao động để sản xuất một đơn vị sản phẩm . Năng suất lao động càng cao , thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá càng ít , khối lượng lao động kết tinh trong một đơn vị sản phẩm càng nhỏ thì giá trị của sản phẩm càng bé . Và ngược lại , năng suất lao động càng thấp , thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá càng lớn thì lao động hao phí càng nhiều và giá trị hàng hoá càng lớn . Như vậy , lượng giá trị của một hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động . Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều nhân tố , như trình độ khéo léo của người lao động , sự phát triển của khoa học và kỹ thuật , sự kết hợp xã hội trong sản xuất , hiệu quả của công cụ sản xuất , điều kiện tự nhiên ... Phát triển các nhân tố này có nghĩa là tăng năng suất lao động và làm cho giá trị của từng đơn vị hàng hoá giảm xuống . Cần phân biệt tăng năng suất lao động với tăng cường độ lao động . Cường độ lao động chỉ mật độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian , nói lên mức độ khẩn trương , căng thẳng của lao động . Cường độ lao động tăng lên tức là hao phí lao động trong khoảng thời gian đó tăng lên , do đó trong một đơn vị thời gian , số lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hơn , nhưng giá trị của một đơn vị hàng hoá không thay đổi . Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động . *Lao động giản đơn và lao động phức tạp :
- Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách thông thường mà bất kỳ một người lao động bình thương nào không cần phải đào tạo cũng có thể thực hiện được . Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo , huấn luyện thành lao động lành nghề . Trong một đơn vị thời gian , lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn lao động giản đơn . Lao động phức tạp có nghĩa là lao động giản đơn nhân bội lên . ở trên chúng ta đã nói lượng giá trị của hàng hoá là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định . Nhưng cần hiểu rằng , lao động xã hội ở đây là lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết . Vậy lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thời gian lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết . Quá trình trao đổi hàng hoá là quá trình quy mọi lao động phức tạp và giản đơn thành lao động giản đơn trung bình xã hội cần thiết . *Cấu thành lượng giá trị hàng hoá : Để sản xuất hàng hoá không những chỉ cần lao động sống ( lao động hiện đại ) , mà còn cần cả các yếu tố sản xuất khác như công cụ , nguyên nhiên vật liệu ( lao động vật hoá ) . Do đó , lượng giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị cũ , tức là giá trị những tư liêu sản xuất được dùng để sản xuất hàng hoá , và giá trị mới , tức là hao phí lao động sống của người sản xuất hàng hoá trong quá trình tạo ra sản phẩm . Nếu ký hiệu giá trị cũ là c , giá trị mới là ( v + m ) thì giá trị hàng hoá = giá trị cũ + giá trị mới ; hay giá trị hàng hoá = c + ( v + m ) . *Gía cả : Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị . Gía cả phụ thuộc vào giá trị vì giá trị là cơ sở của giá cả . Hàng hoá nào mà hoa phí lao động để sản xuất ra nó nhiều thì giá trị của nó lớn , và do vậy giá cả thị trường sẽ cao , và ngược lại . Ngoài ra , giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như quan hệ cung cầu , tình trạng độc quyền trên thị trường . Tác độ của các nhân tố trên làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó . CáC Mác gọi đó là vẻ đẹp của quy luật giá trị . Trong vẻ đẹp này , giá trị hàng hoá là trục , giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh trục đó . Đối với mỗi hàng hoá riêng biệt , giá cả của nó có thể cao hơn , thấp hơn hoặc phù hợp với giá trị của nó . Nhưng cuối cùng , tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị của chúng .
- * Quy luật giá trị : Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá . Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật giá trị . Yêu cầu của quy luật giá trị : Yêu cầu của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay thơì gian lao động xã hội cần thiết . Trong kinh tế hàng hoá , vấn đề quan trọng là hàng hoá sản xuất ra có bán được hay không . Để hàng hoá có thể bán được thì lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết , tức là phù hợp với mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được . Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết . Hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi với nhau được khi lượng giá trị của chúng ngang nhau . Theo nghĩa đó thì trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá . Tác dụng của quy luật giá trị : - Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá : Trong sản xuất , quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của hàng hoá . Như đã nói trên , do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu , giá cả hàng hoá trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó . Nếu có nghành nào đó , cung không đáp ứng cầu , giá cả hàng hoá lên cao thì người sản xuất sẽ đổ xô vào nghành đó . Ngược lại , khi nghành đó thu hút quá nhiều lao động xã hội , cung vượt cầu , giá cả hàng hoá hạ xuống , thì người sản xuất sẽ phải chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khỏi nghành này để đầu tư vào nơi có giá cả hàng hoá cao . Nhờ vậy , mà tư liệu sản xuất và sức lao động được phân phối qua lại một cách tự phát vào các nghành sản xuất khác nhau . Nếu phong vũ biểu chi tiết chỉ thời tiết và không có ảnh hưởng đến thời tiết , thì trái lại , sự biến động của giá cả xung quanh giá trị không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế , mà còn có tác dụng điều tiết kinh tế . Trong lĩnh vực lưu thông , quy luật giá trị có tác dụng điều tiết nguồn hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. - Kích thích lực lượng sản xuất phát triển :
- Trong nền kinh tế hàng hoá , người nào có hao phí lao động cá biệt ít hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá thì người đó có lợi , còn người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị thiệt vì không thu về được toàn bộ lao động đã hao phí . Muốn đứng vững và thắng trong cạnh tranh , mỗi người sản xuất đều luôn luôn tìm cách rút xuống đến mức tối thiểu hao phí lao động cá biệt . Muốn vậy , họ phải luôn luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật , tăng năng suất lao động . Vì thế , trong nền kinh tế hàng hoá , lực lượng sản xuất được kích thích và phát triển nhanh hơn nhiều so với trong nền kinh tế tự cấp , tự túc . Tuy nhiên , không nên lý tưởng hoá ưu điểm này của quy luật giá trị và kinh tế hàng hoá . Quy luật giá trị , một măt , yêu cầu phải chú ý hạ thấp mức hao phí lao động cá biệt , tức là yêu cầu có sự tiết kiệm lao động , nhưng mặt khác , do chạy theo sản xuất những hàng hoá có giá cả cao , cho nên tạo ra tình trạng có một loại hàng hoá nào đó được sản xuất ra quá nhiều , dẫn đến tình trạng dư thừa , làm lãng phí lao động xã hội . - Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu , người nghèo : Trong cuộc cạnh tranh chạy theo giá trị , lao động cá biệt của mỗi người sản xuất có thể không nhất trí với lao động xã hội cần thiết . Những người làm tốt , làm giỏi có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết , nhờ đó phát tài , làm giàu , mua sắm thêm tư liệu sản xuất , mở rộng thêm quy mô sản xuất , mở rộng doanh nghiệp của mình . Bên cạnh đó , những người làm ăn kém cỏi , không gặp may , hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội càn thiết , nên họ bị lỗ vốn , thậm chí đi đến phá sản . Như vậy quy luật giá trị có ý nghĩa bình tuyển , đánh giá người sản xuất . Nó mang lại phần thưởng cho những người làm tốt , làm giỏi và hình phạt cho những người làm ăn kém cỏi . Về phương diện này thì quy luật giá trị bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất . Tuy nhiên không một tấm huân chương nào là không có mặt trái của nó . Ngay trong quá trình thực hiện sự bình tuyển tự nhiên đối với người sản
- xuất , quy luật giá trị đã phân hóa người sản xuất thành kẻ giàu , người nghèo . Người giàu trở thành ông chủ , người nghèo dần dần trở thành người làm thuê . Lịch sử phát triển của người sản xuất hàng hoá đã chỉ ra là quá trình phân hoá nền sản xuất hàng hoá giản đơn trong xã hội phong kiến dần dần sinh ra quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa . Quan hệ giữa kẻ giàu - người nghèo , quan hệ giữa chủ - thợ , quan hệ giữa tư sản - vô sản là quan hệ đối kháng về lợi ích kinh tế . Sự đối kháng đó tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh giữa người nghèo chống lại kẻ giàu , người thợ chống lại chủ , vô sản chống lại tư sản . Đó là một trong những khuyết tật của nền kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường . 2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất của các doanh nghiệp : 1.3 . Vấn đề lợi nhuận trong Chủ nghĩa tư bản : Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có một khoảng chênh lệch , cho nên sau khi bán hàng hoá , nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra , mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng với m . Số tiền này được gọi là lợi nhuận . Gía trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước , được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận . Nếu ta ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức : gt = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành gt = k + p ( hay giá trị hàng hoá bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận ) . Vấn đề đặt ra là giữa p và m có gì khác nhau ? Về mặt lượng : nếu hàng hoá bán đúng giá trị thì m = p ; m và p giống nhau ở chỗ chúng đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê . Về măt chất : m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ v , còn p thì được xem như toàn bộ tư bản ứng trước đẻ ra . Do đó p đã che giấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa , che giấu nguồn gốc thực sự của nó . Điều đó là do những nguyên nhân sau :
- Một là , sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xoá nhoà sự khác nhau giữa c và v , nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng sức lao động , bây giờ lại trở thành con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước . Hai là , do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế , cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá đã có lợi nhuận rồi . Đối với nhà tư bản , họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán , do lưu thông tạo ra , do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có . Điều này được thể hiện ở chỗ , nếu nhà tư bản bán hàng hoá với giá cả bằng giá trị của nó , thì khi đó m = p , nếu bán với giá cả cao hơn giá trị , thì khi đó m < p , nếu bán hàng hoá với giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hoá , thì khi đó m > p . Chính sự không nhất trí về lượng giữa m và p , nên càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản . 1.4 . Lợi nhuận trong kinh tế đổi mới ở nước ta : Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước : Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao , là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà toàn bộ quá trình sản xuất đến tiêu dùng gắn liền với thị trường . Kinh tế thị trường không chỉ là công nghệ , kỹ thuật mà còn là quan hệ xã hội , không chỉ bao hàm hai yếu tố là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất . Kinh tế thị trường phụ thuộc vào hình thức sở hữu mà trong đó nó phụ thuộc vào chế độ sở hữu thống trị . ở nước ta chế độ sở hữu là chế độ sở hữu toàn dân , cho nên mọi lợi ích nào đó được quyết định là phụ thuộc vào toàn dân . Không có kinh tế thị trường chung chung , thuần tuý trừu tượng tách khỏi các hình thái kinh tế - xã hội . Tính tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đến đâu còn phụ thuộc vào chế độ xã hội , vai trò Nhà nước , chính sách pháp luật Nhà nước . Mục đích của kinh tế thị trường ở nước ta cũng là nhằm mục đích lợi nhuận nhưng không theo đuổi lơị nhuận một cách đơn thuần . Mà xuất phát từ đặc điểm nước ta là nước xã hội chủ nghĩa . Ngay từ đầu chúng ta đã khẳng định “ định hướng xã hội chủ nghĩa là không thay đổi .” Vì vậy chúng ta theo đuổi lợi nhuận phải đảm bảo hai điều kiện : - Bảo đảm hiệu quả kinh tế , trong sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất phải có lãi .
- - Kết hợp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội để nó đảm bảo hiệu quả kinh tế nhưng các lợi ích xã hội vẫn được duy trì Xét cho đến cùng thì kinh tế thị trường cũng như các hình thức tổ chức kinh tế khác đều nhằm mục đích sản xuất đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con người , tức là sản xuất đạt hiệu quả cao nhất . Điều đó thể hiện bởi lợi nhuận thu về cao. Kinh tế thị trường tạo ra các thị trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để xác định ba yếu tố cơ bản của sản xuất đó là - sản xuất cái gì ? - sản xuất cho ai ? - sản xuất như thế nào ? qua đó nâng cao tính năng động của nền kinh tế . Việt Nam đang từng bước đi lên trong kinh tế , để có thể phát triển hơn nữa ta càng phải chú ý hơn tới việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất ở các doanh nghiệp . 1.5 . Cơ chế mới và những yêu cầu trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp : Nước ta đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa , xu hướng vận động và phát triển kinh tế hàng hoá gắn liền với đặc điểm : nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế kém phát triển , mang nặng tính tự cấp , tự túc và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá , vận hành theo cơ chế thị trường . Đi lên xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên nước ta thiếu cái “ cốt vật chất ” của một nền kinh tế phát triển . Thực trạng của nền kinh tế được biểu hiện ở những mặt cơ bản như : cơ cấu hạ tầng vật chất và xã hội thấp kém , trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu , kém khả năng cạnh tranh ; sản xuất phân tán , nhỏ lẻ , kỹ thuật thủ công , mang nặng tính bảo thủ , trì trệ ; phân công lao động chưa sâu sắc , các mối liên hệ kinh tế kém phát triển , thị trường còn sơ khai ; thu nhập của dân cư còn quá thấp , sức mua thấp , nhu cầu tăng chậm dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh là khó tránh khỏi ; thiếu một đội ngũ những người quản lý sản xuất kinh doanh có khả năng tham gia cạnh tranh trong và ngoài nước . Như vậy trong giai đoạn đầu của cơ chế kinh tế mới này , nền sản xuất kinh doanh của nước ta con gặp rất
- nhiều khó khăn , mà trong đó đặc biệt đó là khó khăn trong việc năng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất . Để đạt được mục tiêu này , yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đó là tiến hành sản xuất kinh doanh phải thu được lợi nhận nhưng không phải là theo đuổi lợi nhuận một cách đơn thuần. Mà xuất phát từ đặc điểm nước ta là nước xã hội chủ nghĩa . Ngay từ đầu chúng ta đã khẳng định “ định hướng xã hội chủ nghĩa là không thay đổi .” Vì vậy chúng ta theo đuổi lợi nhuận phải đảm bảo hai điều kiện : - Bảo đảm hiệu quả kinh tế , trong sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất phải có lãi . - Kết hợp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội để nó đảm bảo hiệu quả kinh tế nhưng các lợi ích xã hội vẫn được duy trì Có như vậy ta mới có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển , từng bước xây dựng cơ sở vật chất , hạ tầng , kỹ thuật cho chủ nghĩa xả hội , đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang theo đuổi đó là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội . 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế : 1.6 . Cách tính lợi nhuận : Công thức chung để tính lợi nhuận là : P = Doanh thu - chi phí - thuế - chi phí khác Trong đó , chi phí là yếu tố chủ quan , có thể điều chỉnh được .Còn thuế và chi phí khác là yếu tố khách quan . Như vậy , thực chất của vấn đề là doanh nghiệp cần phấn đấu hạ thấp các chi phí . Chi phí của doanh nghiệp gồm hai loại đó là chi phí cố định và chi phí biến đổi . Chi phí cố định hay cũng chính là chi phí nguyên vật liệu , công cụ , dụng cụ , hao mòn máy móc thiết bị ... Do vậy có thể hiểu chi phí cố định của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định . Đã gọi đây là những chi phí cố định vì vậy khó có thể thay đổi được chi phí này . Chẳng hạn để sản xuất một tấn giấy cần một phẩy hai tấn bột thì ta không thể giảm bớt lượng bột để sản xuất giấy xuống chỉ còn một phẩy một tấn . ở đây ta chỉ có thể giảm chi phí cố định bằng cách sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả máy móc , nguyên - nhiên vật liệu . Tránh tình trạng sử
- dụng máy móc , nguyên - nhiên vật liệu... một cách bừa bãi , dư thừa , không có định mức cụ thể từ đó dẫn tới những chi phí không cần thiết và còn làm tăng chi phí của doanh nghiệp . Ngoài ra các doanh nghiệp cũng có thể giảm chi phí cố định bằng cách tìm kiếm những nguyên - nhiên vật liệu mới có chất lượng tốt hơn , nhiều tính năng hơn , và đặc biệt có giá thành thấp hơn để thay thế cho những nguyên - nhiên vật liệu cũ . Chi phí biến đổi hay còn gọi là chi phí về lao động của doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định . Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp đó là phải tìm cách hạ thấp chi phí lao động sao cho nó thấp hơn mức trung bình của xã hội . Để đạt được điều đó ta cần phải tiến hành cải tiến kỹ thuật , hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động , làm giảm giá trị hàng hoá . Đồng thời cũng cần thu hút một đội ngũ các kỹ sư - quản lý , mà chức năng của họ suy đến cùng là đảm bảo sử dụng tốt , có hiệu quả nhất tất cả các nhân tố của sản xuất mà trước hết là sức lao động nhờ đó mà làm tăng giá trị thặng dư . 1.7 . Các biện pháp cụ thể : 1.7.1 . Tăng năng suất lao động : Đây là vấn đề cần thiết và cũng là tất yếu của các doanh nghiệp nước ta hiện nay . Để tăng năng suất lao động điều đầu tiên các doanh nghiệp cần phải tiến hành đó là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại , có cơ cấu kinh tế hợp lý , có trình độ xã hội hoá cao , dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại , được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Đây chính là cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH mà tất cả các nước khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều phải tiến hành xây dựng . Đó cũng đồng thời là tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước . Bên cạnh đó , các doanh nghiệp cũng cần xây dựng đội ngũ lao động lành nghề , có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề . Công cuộc xây dựng đó gắn liền với việc đào tạo lao động ngay từ khi mới vào nghề và tiếp tục đào tạo trong quá trình làm nghề . Các doanh nghiệp cũng cần có các hình thức khuyến khích người lao động hăng
- say hơn trong lao động và gắn bó với công việc của mình , với doanh nghiệp của mình . Đồng thời cũng cần quan tâm đến đời sống của người lao động để họ có điều kiện làm tốt hơn công việc của mình , từ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất Đội ngũ kĩ sư - quản lý là thành phần không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp . Đây là đội ngũ đại diện cho tri thức , sinh ra để điều hành hoạt động của doanh nghiệp . Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt cần một đội ngũ kỹ sư - quản lý có trình độ , được đào tạo chính quy , năng động trong công việc và luôn luôn bổ sung thêm kiến thức , kinh nghiệm cho công việc của mình . Chính vì vậy các doanh nghiệp nước ta hiện nay cần tuyển dụng và xây dựng một đội ngũ kỹ - quản lý giỏi , tiến bộ và đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho họ học hỏi , nâng cao trình độ của mình . Đội ngũ kỹ sư - quản lý có trình độ cao do vậy hộ cũng có những đòi hỏi cao hơn đối với lợi ích mà họ thu về được khi lam việc tại doanh nghiệp . Do vậy các doanh nghiệp cũng cần có chế độ đãi ngộ đối với họ , quan tâm đến họ và cho họ hưởng những cái xứng đáng với công lao mà họ bỏ ra , để từ đó họ gắn bó hơn với doanh nghiệp , làm tôt hơn nhiệm vụ của mình . Có như vậy sản xuất của các doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả kinh tế cao . 1.7.2 . Tiết kiệm vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu . Để tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm thì thành phần không thể thiếu của quá trình sản xuất đó là vật tư , nguyên nhiên vật liệu . Muốn tăng năng suất lao động thì các doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành tiết kiệm vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu trong quá trình sản xuất . Để đạt được điều đó , các doanh nghiệp trước hết cần giảm thiểu tối đa sự hao phí không cần thiết vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu trong quá trình sản xuất . Muốn vậy , các doanh nghiệp cần phải có nhưng biện pháp quản lý đối với lượng vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu cấp ra trong quá trình sản xuất , tránh thất thoát , mất mát . Đồng thời cũng cần tìm ra được cách thức sản xuất tối ưu nhằm tiết kiệm được tối đa lượng vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu bỏ ra . Ngoài ra , các doanh nghiệp cũng cần tiến hành nghiên cứu , tìm kiếm vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu mới , có giá trị thấp , dễ tìm kiếm nhưng mang lại giá trị lớn , hiệu quả kinh tế cao . Hiện nay đã có rất nhiều vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu mới đã được tìm ra và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn . Các doanh nghiệp cần chú ý
- tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu để có thể sử dụng được những loại vật tư , nguyên liệu , nhiên liệu dó vào trong qúa trình sản xuất sản phẩm . Hai biện pháp nêu trên chính là nhằm giảm giá thành sản phẩm , tăng lợi nhuận của doanh nghiệp . 1.7.3 . Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn củ doanh nghiệp . Nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn nhất là các doanh nghiệp nước ta hiện nay còn trong tình trạng thiếu vốn mà nhu cầu đầu tư càng ngày càng gia tăng . Chính vì vậy sử dụng vốn có hiệu quả là yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay . Sử dụng vốn có hiệu qủa trước tiên là phải sử dụng vốn đúng mục đích . Các doanh nghiệp cần xem xét xem những công việc nào là quan trọng , cần thiết , mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thì tiến hành đầu tư trước . Tức là tiến hành đầu tư một cách ưu tiên và có hệ thống . Đã đầu tư rồi thì các doanh nghiệp cần quản lý tốt nguồn vốn đã đầu tư để tránh tình trạng đầu tư mà không mang lại hiệu quả hay bị thất thoát , tốn kém trong quá trình tiến hành . ở đây khâu ban đầu của quá trình đầu tư đó là lựa chọn công việc để đầu tư là khâu vô cung quan trọng , cần tiến hành tốt để nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả . Các doanh nghiệp cũng cần chú ý đầu tư vào những nghành có thể mang lại lợi nhuận siêu nghạch , tức là những nghành ít cạnh tranh . Có như vậy nguồn vốn bỏ ra sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp . Các doanh nghiệp cũng cần tránh tình trang để ứ đọng nguồn vốn tại một chỗ . Vì tiền tệ có giá trị tương lai lớn hơn giá trị hiện tại . Nếu để tiền tại một chổ mà không cho nó luân chuyển thì dần dần gí trị của tiền sẽ bị giảm đi . Mặt khác chúng ta cũng biết rằng đầu tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp . Chính vì vậy các doanh nghiệp cần quản lý tốt luồng tiền ra , vào , tránh tình trạng ứ đọng nguồn vốn mà để cho tiền luân chuyển nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn . Ngoài ra , các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ lao động , quản lý có trình độ cao để điều hành và tiến hành tốt quá trình sản xuất . Đồng thời , các doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng , kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động . Và cũng cần chú ý đầu tư vào viêch tìm kiếm nguyên , nhiên
- vật liệu mới và áp dụng những công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất nhăm làm tăng hiêuh quả kinh tế của quá trình sản xuất . Trên đây là một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
14 p | 605 | 166
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành và phương hướng hoàn thiện
100 p | 387 | 107
-
Luận văn - Những vấn đề về tổ chức gia đình của người khuyết tật
5 p | 351 | 84
-
Luận văn hay về: Một số vấn đề về hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật hiện hành và phương hướng hoàn thiện
94 p | 752 | 82
-
LUẬN VĂN: Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
34 p | 232 | 75
-
LUẬN VĂN: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
13 p | 272 | 69
-
Tiểu luận KTCT: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư
14 p | 238 | 50
-
LUẬN VĂN: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
13 p | 201 | 49
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ
186 p | 110 | 33
-
Đề tài: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
13 p | 143 | 26
-
Luận văn: MÔĐUN ĐỐI ĐỒNG ĐIỀU ĐỊA PHƯƠNG VÀ MỘT SỐ PHẠM TRÙ CON SERRE
0 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Nâng cao chất lượng lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
164 p | 69 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ
13 p | 67 | 8
-
Phạm trù giá trị thặng dư
11 p | 74 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng bộ chương trình tính chuyển đổi các thành phần của trường từ bằng ngôn ngữ lập trình Matlab
79 p | 26 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đồng Nai
30 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của việc sử dụng vốn vay từ nguồn xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn xã Yachim, thành phố Kon Tum
103 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn