Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ
lượt xem 33
download
Trong đề tài này, tác giả mong muốn vận dụng thành tựu lý thuyết mỹ học hiện đại vào tiếp cận hiện tượng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ biểu hiện, bản chất và hiệu ứng của các phạm trù thẩm mỹ trong các phẩm. Từ đó, ta có cơ sở nhìn nhận đúng mực về giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của nhà văn và vai trò thẩm mỹ của người đọc trước một vấn đề, một tác phẩm hay một hiện tượng văn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIỀU HƢƠNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN CÁC PHẠM TRÙ THẨM MỸ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIỀU HƢƠNG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP TỪ GÓC NHÌN CÁC PHẠM TRÙ THẨM MỸ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 62.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Chủ tịch Hội đồng Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Thành Hƣng PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Kiều Hƣơng
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của Nhà trường, các khoa, phòng ban, các thầy cô giáo, các nhà khoa học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số cơ quan khác như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Văn học, Thư viện Quốc gia Việt Nam…Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiệp, gia đình, bạn b và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đoàn Đức Phương. Nhờ đó, tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả quý thầy cô, gia đình và bạn b , đồng nghiệp đã luôn tin tưởng, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngà 01 tháng ...... năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Kiều Hƣơng
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 6 5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 8 6. Cấu trúc luận án ...................................................................................................... 9 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 10 1.1. Giới thuyết về các phạm trù thẩm mỹ ................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm thẩm mỹ và phạm trù thẩm mỹ ...................................................... 10 1.1.2. Các phạm trù thẩm mỹ cơ bản ........................................................................ 11 1.2. Nguyễn Huy Thiệp và hành trình sáng tạo nghệ thuật....................................... 31 1.2.1. Nhà văn Ngu ễn Huy Thiệp ............................................................................ 31 1.2.2. Hành trình sáng tạo truyện ngắn của nhà văn Ngu ễn Huy Thiệp ................ 34 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................... 35 1.3.1. Một số hướng nghiên cứu, tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............. 35 1.3.2. Tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ các phạm trù thẩm mỹ ..................................................................................................................... 39 Chương 2. CÁI ĐẸP VÀ CÁI CAO CẢ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .............................................................................................................. 45 2.1. Cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................. 45 2.1.1. Quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Huy Thiệp ............................................... 45 2.1.2. Biểu hiện của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................ 48 2.1.3. Bản chất và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .............................................................................. 58 2.2. Cái Cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............................................. 61 2.2.1. Quan niệm về cái Cao cả của nhà văn Ngu ễn Huy Thiệp ............................ 61 2.2.2. Biểu hiện của cái Cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................... 64 2.2.3. Bản chất và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..................................................................................................... 77 1
- Chương 3. CÁI BI VÀ CÁI HÀI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP83 3.1. Cái Bi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .................................................... 83 3.1.1. Quan niệm về cái Bi của nhà văn Ngu ễn Huy Thiệp .................................... 83 3.1.2. Biểu hiện của cái Bi trong tru ện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ........................... 86 3.1.3. Bản chất và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Bi trong tru ện ngắn Ngu ễn Hu Thiệp ..................................................................................................... 96 3.2. Cái Hài trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................ 100 3.2.1. Quan niệm về cái Hài của nhà văn Ngu ễn Hu Thiệp ................................ 100 3.2.2. Biểu hiện của cái Hài trong tru ện ngắn Ngu ễn Hu Thiệp ....................... 102 3.2.3. Bản chất và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Hài trong tru ện ngắn Ngu ễn Hu Thiệp ................................................................................................... 118 Chương 4. CÁI NGHỊCH LÝ VÀ CÁI THÔ KỆCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ........................................................................................... 124 4.1. Cái Nghịch lý trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ...................................... 124 4.1.1. Quan niệm về cái Nghịch lý của nhà văn Ngu ễn Huy Thiệp ...................... 124 4.1.2. Biểu hiện của cái Nghịch lý trong tru ện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............. 127 4.1.3. Bản chất và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Nghịch lý trong tru ện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................................................ 140 4.2. Cái Thô kệch trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ....................................... 143 4.2.1. Quan niệm về cái Thô kệch của Nguyễn Huy Thiệp ..................................... 143 4.2.2. Biểu hiện của cái Thô kệch trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .............. 146 4.2.3. Bản chất và hiệu ứng thẩm mỹ của cái Thô kệch trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................................................ 152 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 161 PHỤ LỤC 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bản chất của nghệ thuật là một sự trải nghiệm đầy vất vả và gian nan để khám phá, kiếm tìm cái Đẹp. Người nghệ sĩ từ khi ấp ủ ý tưởng sáng tạo đến lúc thể hiện ý tưởng đó thành một tác phẩm hoàn chỉnh là cả quá trình lao động “khổ hạnh” mà “cao quý” như con trai đang chắt chiu làm ngọc giữa lòng biển khơi (Nguyễn Tuân)… Vậy nhưng, thử thách lớn lao nhất để khẳng định và ghi nhận quá trình lao động nghệ thuật chân chính của tác giả lại nằm trong chính những giá trị thẩm mỹ mà tác phẩm có thể mang đến cho công chúng qua quá trình tiếp nhận. Thực tế cho ta thấy không phải lúc nào những khám phá, nỗ lực của người cầm bút cũng tạo ra tiếng nói đồng thuận, được người đọc ghi nhận. Điều đó chứng tỏ, tiếp nhận thẩm mỹ chính là một hành trình “thẩm định” nghệ thuật khắc nghiệt mà bất kỳ sáng tác chân chính nào cũng phải kinh qua. 1.2. Văn học cũng là một loại hình nghệ thuật đặc biệt - nghệ thuật ngôn từ. Mỗi sáng tác khi ra đời sẽ phải tìm cho mình một con đường riêng để tồn tại và đến được với trái tim bạn đọc. Cơ sở của sự tồn tại ấy là những gặp gỡ, đồng điệu về tình cảm, cảm xúc và đặc biệt là quan niệm, thị hiếu xoay quanh các phạm trù thẩm mỹ như cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài... giữa độc giả và tác giả thông qua cầu nối là tác phẩm. Do đó, tìm hiểu biểu hiện của các phạm trù thẩm mỹ trong những sáng tác văn học là một hướng tiếp cận thú vị, phản ánh rõ nét sự kết tinh những giá trị nghệ thuật của bản thân tác phẩm, đồng thời mang tới cho người nghiên cứu một cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về quá trình sáng tạo của nhà văn cũng như hành trình tiếp nhận nghệ thuật của bạn đọc. 1.3. Thực tế, đời sống thẩm mỹ của văn chương được tạo nên từ nhiều yếu tố trong đó có sự xuất hiện của những “hiện tượng văn học”, mỗi hiện tượng là một vấn đề văn học mà ngay sau khi phát sinh đã tập trung sự chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình, bạn đọc... đồng thời, nó gây ra những cuộc tranh luận, bút chiến sôi nổi với nhiều cách nhìn khác biệt, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau. Hiện tượng ấy có thể là sự xuất hiện của một trào lưu văn học, một tác phẩm tầm cỡ 3
- hoặc một tác giả có phong cách mới lạ, tạo được sự quan tâm đặc biệt với công chúng đương thời. Từ đó, để nhìn nhận, khảo sát các phạm trù trong sáng tác một cách thuyết phục ta không thể bỏ qua sự hiện diện và vai trò thẩm mỹ của các hiện tượng văn học mang tính thời sự này. 1.4. Trong giai đoạn văn học sau Đổi mới (năm 1986) của nền Văn học Việt Nam, ta nhận thấy trên văn đàn đã xuất hiện hàng loạt những “hiện tượng văn học” độc đáo, mới lạ trong đó phải kể đến cây bút tài hoa Nguyễn Huy Thiệp. Các sáng tác (đặc biệt là các truyện ngắn) của ông đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả và tạo nên cả một cuộc tranh luận văn nghệ sôi nổi, quyết liệt, giữa các thế hệ, tầng lớp độc giả một thời... Nhưng vượt lên trên tất cả những dư luận trái chiều, nhà văn đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để khẳng định tài năng nghệ thuật của mình cho nền văn nghệ nước nhà. Tuy nhiên, thực tế ấy cũng đặt ra yêu cầu người nghiên cứu cần xem xét, nhìn nhận truyện ngắn của hiện tượng văn học này một cách khách quan, hệ thống và kĩ lưỡng hơn từ góc độ các phạm trù thẩm mỹ bởi giá trị thẩm mỹ là điểm khởi đầu và cũng là đích đến của mọi quá trình sáng tạo nghệ thuật. Như vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Tru ện ngắn Ngu ễn Hu Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ” làm hướng khảo sát và nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình dựa vào những lí do nêu trên. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phạm trù phạm trù thẩm mỹ cơ bản được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi lý thuyết: Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ tập trung giới thuyết một số thành tựu lý luận hiện đại có tính hệ thống (được giới nghiên cứu trong và ngoài nước công nhận) xoay quanh bốn phạm trù thẩm mỹ cơ bản là cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Về phạm vi sáng tác: toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã công bố (xem chi tiết tại Phụ lục 1) là khu vực tác phẩm được chúng tôi trực tiếp khảo sát. Tập hợp những tác phẩm này sẽ lần lượt được chúng tôi khảo sát, phân tích và đánh 4
- giá từ góc nhìn của bốn phạm trù cơ bản của mỹ học là cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài và hai phạm trù có tính chất “phái sinh” nhưng lại hiện hữu trong vai trò như một hình thái thẩm mỹ đặc biệt của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là cái cái Nghịch lý và cái Thô kệch. Mặt khác, để tránh sự trùng lặp, dàn trải và tạo được tính mạch lạc cho vấn đề nghiên cứu, trong quá trình khảo sát, chúng tôi sẽ sắp xếp (một cách tương đối) sáu phạm trù độc lập nêu trên thành ba cặp có tính chất tương cận hoặc tương phản về bản chất thẩm mỹ gồm: cái Đẹp và cái Cao cả, cái Bi và cái Hài, cái Nghịch lý và cái Thô kệch. Ở từng cặp, người viết sẽ giải quyết vấn đề theo hướng xem xét từ quan niệm thẩm mỹ của chủ thể (tác giả) đến biểu hiện thực tiễn (tác phẩm) để đánh giá bản chất và hiệu quả thẩm mỹ của các phạm trù nêu trên trong tương quan giữa tác phẩm với tác giả và bạn đọc. Ngoài ra, chúng tôi còn quan tâm đến nguồn tư liệu có chứa các quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp như các bài trả lời phỏng vấn trước báo chí, ngôn luận hoặc các bài tạp văn, tiểu luận phê bình của tác giả được ông tuyển chọn trong cuốn tạp văn - tiểu luận - phê bình Giăng lưới bắt chim... và những bài viết tranh luận văn nghệ tiêu biểu về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp được nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và tuyển chọn trong tuyển tập Đi tìm Ngu ễn Huy Thiệp. Đây là hai cơ sở tư liệu quan trọng giúp người nghiên khảo sát được quan niệm về các phạm trù thẩm mỹ của nhà văn cũng như sự tiếp nhận của người đọc đối với các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn vận dụng thành tựu lý thuyết mỹ học hiện đại vào tiếp cận hiện tượng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ biểu hiện, bản chất và hiệu ứng của các phạm trù thẩm mỹ trong các phẩm. Từ đó, ta có cơ sở nhìn nhận đúng mực về giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của nhà văn và vai trò thẩm mỹ của người đọc trước một vấn đề, một tác phẩm hay một hiện tượng văn học. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 5
- Thứ nhất, khảo sát cơ sở lý thuyết (về mỹ học và lý luận văn học) và cơ sở thực tiễn (về tác giả, tác phẩm, lịch sử nghiên cứu) có liên quan đến đề tài làm tiền đề cho việc nghiên cứu các phạm trù thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Thứ hai, tập trung khảo sát và phân tích quan niệm thẩm mỹ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp về các phạm trù thẩm mỹ như: cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài, cái Nghịch lý và cái Thô kệch. Thứ ba, tập trung khảo sát các phương diện biểu hiện của những phạm trù thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Thứ tư, phân tích và chỉ ra bản chất thẩm mỹ của từng phạm trù được biểu hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Thứ năm, đánh giá hiệu ứng thẩm mỹ của các phạm trù được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dưới sự tiếp nhận của bạn đọc và công chúng. Cuối cùng, xác lập cơ sở và những nhận thức thẩm mỹ về hiện tượng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đây là đề tài có tính chất liên ngành do vậy luận án cần vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp trong đó phải kể đến các phương pháp quan trọng như: Phương pháp loại hình: Phương pháp này cho phép người nghiên cứu phân loại các hiện tượng văn học cùng nhóm theo những tiêu chí nhất định. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ khu biệt các sáng tác truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thành các loại hình như truyện về đề tài nông thôn, truyện về đề tài thế sự, truyện danh nhân lịch sử hay truyện mang màu sắc cổ tích, huyền thoại... để thuận tiện cho quá trình khảo sát, đánh giá các phương diện thẩm mỹ của từng nhóm tác phẩm. Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ các phạm trù thẩm mỹ điều này đồng nghĩa với việc người thực hiện vừa khảo sát các biểu hiện độc đáo, riêng biệt của từng phạm trù nhưng đồng thời cũng phải xem xét các phạm trù ấy trong tương quan với các phạm trù khác để thấy được tính hệ thống và sự chuyển hóa, tương tác biện chứng giữa chúng, xem xét sự tương quan giữa các phạm trù (mang tư cách là các khách thể) với quan niệm thẩm mỹ của 6
- các chủ thể (tác giả, người đọc) trong một chu trình nghệ thuật chỉnh thể. Thêm vào đó, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học tiêu biểu cho văn học thời kỳ Đổi mới (sau 1986), lẽ tất yếu, những kiến giải về các phạm trù thẩm mỹ trong những sáng tác này cần được đặt trong sự so sánh, đối chiếu với các tác giả, tác phẩm hay các hiện tượng văn học tiêu biểu khác trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam nói chung và nền văn học Việt Nam đương đại nói riêng. Do đó, phương pháp hệ thống giúp cho người nghiên cứu có những đánh giá cần thiết, đúng mực về những giá trị thẩm mỹ cả mặt tích cực lẫn hạn chế, cả bước tiến lẫn điểm tới hạn trong hành trình sáng tạo truyện ngắn của nhà văn khi xuất phát từ điểm nhìn là các phạm trù thẩm mỹ. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Cơ sở lý luận của đề tài bắt nguồn từ các lý thuyết của mỹ học - một ngành khoa học độc lập mà đối tượng nghiên cứu và sự ứng dụng của nó bao trùm lên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống, con người và nghệ thuật. Vì thế, khi vận dụng cơ sở lý luận này vào nghiên cứu các phạm trù trong một hiện tượng văn học cụ thể nghĩa là ta không chỉ nghiên cứu chúng như một hình thái ý thức thẩm mỹ đặc biệt của chủ thể ở một loại hình nghệ thuật cụ thể mà còn phải quan tâm đến yếu tố tâm lý, bản chất xã hội, dấu ấn văn hóa... là những môi trường thẩm mỹ tác động, chi phối trực tiếp đến quá trình thể hiện của các phạm trù trong sáng tác. Chính vì thế, phương pháp nghiên cứu liên ngành đặc biệt có ý nghĩa khi nó giúp chúng ta chỉ ra và cắt nghĩa được một cách thuyết phục bản chất thẩm mỹ cũng như hiệu quả của việc lựa chọn, phản ánh các phạm trù ấy trong tác phẩm của nhà văn. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ ngoài việc chỉ ra biểu hiện đặc trưng của từng phạm trù trong các sáng tác, người nghiên cứu còn phải làm sáng tỏ được quy luật hình thành và hiệu quả nghệ thuật mà những phạm trù ấy tạo ra cho đời sống văn học, cho nhà văn, tác phẩm và bạn đọc. Vậy nên phương pháp tiếp cận thi pháp học sẽ giúp xác lập được các phương tiện, biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để thể hiện các phạm trù một cách thành công và giá trị nhất. 7
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: để giải mã bản chất và hiệu ứng thẩm mỹ của các phạm trù được thể hiện trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cần một cái nhìn đa chiều từ nhiều góc độ trong đó có văn hóa. Do vậy, phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa giúp người nghiên cứu nắm bắt được các tác động, dấu ấn của trường văn hóa lên đời sống thẩm mỹ của mỗi tác phẩm, lên quan niệm thẩm mỹ và quá trình sáng tạo của nhà văn cũng như tác động tâm thức, mỹ cảm trong quá trình tiếp nhận nghệ thuật của độc giả xoay quanh các hiện tượng thẩm mỹ. Bên cạnh đó là các nguyên tắc phương pháp luận của một số lý thuyết như: Các nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết Mỹ học: mỹ học đại cương, mỹ học Hegel, mỹ học Marx - Lenin… Các nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết Mỹ học tiếp nhận. Các nguyên tắc phương pháp luận của các lý thuyết phê bình mới như phê bình nữ quyền, phê bình sinh thái,… Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các các thao tác phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng hợp để từng bước giải quyết triệt để và hiệu quả nhất các nhiệm vụ đề tài đặt ra. 5. Đóng góp của luận án Về mặt lý thuyết: Luận án là công trình khoa học chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn các phạm trù thẩm mỹ một cách chủ đích và có hệ thống. Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, bên cạnh các hướng nghiên cứu khác như tự sự học, trần thuật học, thi pháp học, văn hóa học…luận án góp phần bổ sung thêm một hướng tiếp cận văn học mới có tính chất đa diện, tích cực và khả thi, đó là hướng tiếp cận thẩm mỹ các tác phẩm văn học. Đây là nỗ lực trả cho những sáng tác trở về đúng bản chất nghệ thuật của mình là “đối tượng thẩm mỹ” trung tâm của cả hoạt động sáng tác và tiếp nhận văn học. Từ đó, việc nghiên cứu tác phẩm sẽ xuất phát từ quá trình khảo sát trực tiếp biểu hiện của các phạm trù thẩm mỹ (cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài...) trong tác phẩm, từ đó đánh giá bản chất, hiệu ứng mà các phạm trù này đã mang lại trong tương quan với bản thân sáng tác, với nhà văn và người đọc. 8
- Thứ hai, về mặt nhận thức luận: Từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, đời sống văn nghệ đặc biệt ở lĩnh vực sáng tác, lý luận và phê bình văn học nước nhà đã có nhiều bước tiến đáng kể về cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Quan niệm thẩm mỹ của nhà văn, độc giả và người nghiên cứu cũng có phần cởi mở hơn. Tuy nhiên, những xung đột về mỹ cảm giữa các thời đại, giữa tư duy truyền thống với hiện đại, giữa sự thử nghiệm táo bạo của nhà văn với tầm đón nhận của người đọc… vẫn luôn hiện hữu và tạo ra nhiều cuộc tranh luận văn học nảy lửa trong đó có cuộc tranh luận về truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Do vậy, chúng tôi hy vọng luận án này sẽ mang đến cách nhìn thấu đáo hơn về các phương diện thẩm mỹ trong hành trình sáng tạo truyện ngắn của nhà văn. Như vậy, với giá trị khoa học và thực tiễn trên luận án góp phần mở rộng và bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức ở một số nội dung cụ thể như: các tác giả, các hiện tượng văn học tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam hiện đại, sự vận động của thể loại truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay, vấn đề thực tiễn về mối quan hệ thẩm mỹ giữa các thành tố nhà văn - tác phẩm - người đọc từ một hiện tượng văn học tiêu biểu, tiếp cận tác phẩm văn học từ các phạm trù thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa, bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông, vấn đề về vận dụng lý thuyết mỹ học trong nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học… 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cái Đẹp và cái Cao cả trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Cái Bi và cái Hài trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 4: Cái Nghịch lý và cái Thô kệch trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 9
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thuyết về các phạm trù thẩm mỹ 1.1.1. Khái niệm thẩm mỹ và phạm trù thẩm mỹ Trước khi đi hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của luận án chúng ta không thể không quan tâm đến nội hàm các khái niệm có tính chất tiền đề là Thẩm mỹ và Phạm trù thẩm mỹ. Nói cách khác, câu hỏi nghiên cứu đầu tiên chúng ta phải trả lời là thẩm mỹ và phạm trù thẩm mỹ là gì? Xem xét khái niệm từ góc độ ngữ nghĩa phổ thông, Từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học biên soạn và phát hành năm 1992 có định nghĩa: Thẩm mỹ chỉ sự cảm thụ và hiểu biết về cái Đẹp. Ví dụ: Khiếu thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ. Chức năng thẩm mỹ của văn học [109, 906]. Phạm trù: Nghĩa gốc của từ phạm trù được từ điển chỉ ra từ hai góc độ khái quát và cụ thể: 1. Là khái niệm khoa học phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng. Ví dụ: Vật chất, vận động, không gian, v.v… là những phạm trù của triết học. 2. Là khái niệm khoa học biểu thị loại sự vật, hiện tượng hay những đặc trưng chung nhất của chúng. Ví dụ: Các phạm trù ngữ pháp [109, 754]. Theo đó, ta có thể hiểu Phạm trù thẩm mỹ là khái niệm chỉ sự nhận thức khái quát của con người về những thuộc tính, sự tồn tại và mối quan hệ phổ biến của cái Đẹp. Tuy nhiên, cách định nghĩa này vô hình chung đã làm thu hẹp nội hàm khái niệm và chưa thật đủ sức khái quát cho ý nghĩa và vai trò là khái niệm công cụ của lý thuyết mỹ học. Về bản chất, hai thuật ngữ này đều là những thuật ngữ có nguồn gốc triết học, sau đó được sử dụng một cách phổ biến trong hệ thống lý luận của mỹ học khi nó tách ra thành một ngành khoa học độc lập. Chính vì thế, để định nghĩa, ngoài ngữ nghĩa từ vựng ta còn phải dựa vào ý nghĩa khởi sinh triết học của chúng. Trong cuốn Từ điển triết học do Cung Kim Tiến biên soạn có định nghĩa: 10
- Phạm trù trong triết học là những khái niệm cơ bản phản ánh những đặc tính, những mặt, những quan hệ bản chất nhất và chung nhất của các hiện tượng của hiện thực và nhận thức [163, 861]. Thẩm mỹ (cái thẩm mỹ) là sự biểu hiện cảm tính - đối tượng của các mặt quan hệ xã hội khách quan góp phần hoặc không góp phần vào sự phát triển hài hòa của cá thể, hoạt động sáng tạo tự do của cá thể nhằm xâ dựng cái đẹp, nhằm hiện thực cái cao thượng và cái anh hùng, nhằm đấu tranh chống lại cái xấu và cái thấp hèn [...] bao gồm cả mặt chủ quan - sự khoái cảm của con người về sự biểu hiện tự do những năng lực và sức mạnh xâ dựng của mình về vẻ đẹp những sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người trong tất cả lĩnh vực đời sống xã hội và đời sống cá nhân [...] Biểu hiện đầ đủ nhất và tổng quát nhất của cái thẩm mỹ là nghệ thuật [163, 165]. Từ những gợi dẫn trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát nhất: 1. Thẩm mỹ là thuật ngữ dùng để chỉ sự cảm thụ và hiểu biết về cái thẩm mỹ (cái Đẹp, cái Cao cả, cái Bi, cái Hài...) mà trung tâm của nó là cái Đẹp. 2. Phạm trù thẩm mỹ là thuật ngữ chỉ sự nhận thức khái quát của con người về những thuộc tính, sự tồn tại và mối quan hệ phổ biến của các hiện tượng thẩm mỹ (cái thẩm mỹ) trong các lĩnh vực tự nhiên, đời sống xã hội, con người và nghệ thuật. Có thể nói, kết quả của mọi thao tác duy danh định nghĩa khái niệm đều chỉ có tính chất tương đối và việc đưa ra ý niệm về hai thuật ngữ thẩm mỹ và phạm trù thẩm mỹ cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, việc nỗ lực xác lập nội hàm cơ bản của hai thuật ngữ công cụ trên là điều khả dĩ và cần thiết cho những khái quát lý thuyết phía sau. 1.1.2. Các phạm trù thẩm mỹ cơ bản 1.1.2.1. Cái Đẹp Cái Đẹp (Tiếng Anh: Beauty) là phạm trù ra đời sớm nhất, phạm trù giữ vai trò trung tâm trong đời sống thẩm mỹ và mỹ học. Lịch sử của cái Đẹp gắn liền với lịch sử của loài người. Từ cổ xưa đến nay người ta không ngừng tìm hiểu và lý giải 11
- về cái Đẹp, song để đi đến một quan niệm thống nhất tương đối về nó thì không mấy dễ dàng. Trước khi mỹ học Marx-Lenin ra đời, trong lịch sử tư tưởng mỹ học đã tồn tại ba khuynh hướng chính về cái Đẹp: Khuynh hướng duy tâm khách quan (tiêu biểu là Platon, Hegel..) cho rằng cái Đẹp không có trong hiện thực mà chỉ có trong ý niệm của con người, cái Đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái Đẹp trong tự nhiên..., Khuynh hướng duy tâm chủ quan (người đại diện tiêu biểu là Kant) cho rằng cái Đẹp tồn tại trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc chủ quan cá nhân. Khuynh hướng duy vật trước Marx (tiêu biểu là các nhà mỹ học dân chủ Nga như Chernyshevsky) đã tìm thấy cơ sở của cái Đẹp trong hiện thực cuộc sống, cái Đẹp đa dạng và phong phú như chính cuộc sống của mỗi con người... [26, 72-75]. Điểm qua ba khuynh hướng này đều nỗ lực lý giải sự tồn tại của cái Đẹp nhưng lại thu hẹp nội hàm khái niệm, đồng nhất bản chất của cái Đẹp với một phương diện biểu hiện thẩm mỹ cụ thể của phạm trù. Kế thừa hạt nhân lý luận của các quan điểm mỹ học truyền thống và khắc phục những hạn chế của nó, mỹ học Marx-Lenin đã lý giải: “Bản chất của cái Đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai nhân tố khách quan và chủ quan” [26, 76]. Yếu tố khách quan biểu hiện ở sự hài hoà của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố, giữa cái bộ phận và cái toàn thể, giữa hình thức bên ngoài với phẩm chất bên trong. Yếu tố chủ quan biểu hiện ở chỗ cái Đẹp mang tính lịch sử, tính xã hội, tính giai cấp, tính dân tộc, tính thời đại...và cả yếu tố cá nhân. Về bản chất thẩm mỹ, cái Đẹp tạo nên từ sự hài hòa, thống nhất giữa quan niệm của chủ thể thẩm mỹ với thuộc tính, phẩm chất của khách thể thẩm mỹ. Một hiện tượng được coi là đẹp trước hết bản thân sự vật hiện tượng đó phải có những phẩm chất nhất định và những phẩm chất đó phù hợp với quan niệm về chuẩn mực của cái Đẹp của con người. Những điều này đã ít nhiều được nhắc tới trong quan niệm của những học giả thời kỳ cổ đại. Trong phần VII - tác phẩm Nghệ thuật thi ca, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristote (384-322 CN) đã khẳng định thuộc tính hài hòa khách quan ở kích thước và trật tự là phẩm chất tất yếu để những sự vật hiện tượng được xem là đẹp: “Cái Đẹp là ở trong kích thước và trật tự, do đó, một vật quá bé không thể trở thành đẹp, vì thoắt nhìn đã qua, không kịp thu nhận, một vật quá lớn cũng không thể trở thành đẹp, vì một lúc không thể bao quát vật đó ngay được” [2, 41]. 12
- Hay trong chương “Nguyên đạo” của cuốn Văn tâm điêu long khi bàn về nguồn gốc của văn chương, Lưu Hiệp cũng đề xuất khái niệm “văn” được hiểu như phẩm chất hài hòa, đẹp tự nhiên của sự vật, con người và văn chương nghệ thuật: Con người có hoạt động tinh thần (tâm) thì lời nói xuất hiện, lời nói xuất hiện thì cái văn mới sáng lên... Bên cạnh [con người], bất kỳ vật gì, trong động vật [cũng như] thực vật cũng đều có văn cả. Con rồng, con phượng lấ [vả , lông, màu sắc]... mà báo điềm lành. Con hổ, con beo nhờ có [bộ da] vằn vện mà có vẻ u nghi. Màu sắc tươi đẹp của mâ , của ráng còn vượt qua cái tài khéo léo của người họa sĩ... Những điều [nói trên] đâu phải là những trang sức bên ngoài do con người đưa đến. Chúng đều là cái khách quan (tự nhiên) mà thôi [58, 16]. Như vậy, thuộc tính hài hòa hàm chứa tính toàn vẹn, hợp lý, cân đối và tương xứng của mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung, bản chất với các yếu tố thuộc cấu trúc bề ngoài của đối tượng thẩm mỹ, của mối quan hệ giữa đối tượng này với chủ thể thẩm mỹ. Hoàn thiện thẩm mỹ là một nội dung cơ bản của cái Đẹp, trong đó có mức độ đạt tới cao nhất, hoàn hảo nhất, tròn vẹn nhất, đầy đủ nhất của đối tượng thẩm mỹ, của chủ thể thẩm mỹ và mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ [54, 65]. Trong cái Đẹp, các thuộc tính thẩm mỹ tích cực của đối tượng thẩm mỹ đạt tới mức tối ưu, đáp ứng được chuẩn mực về cái Đẹp mà lý tưởng thẩm mỹ đã đề ra, đồng thời chính các thuộc tính hoàn hảo này đã gợi ra ở chủ thể thẩm mỹ những cao trào tình cảm đầy tươi vui, hào hứng, thích thú mang tính nhân văn, đó là lúc ta có cái Đẹp lý tưởng hay cái Đẹp hoàn mỹ. Mối quan hệ giữa hài hòa thẩm mỹ và hoàn thiện thẩm mỹ là mối quan hệ biện chứng: hài hòa thẩm mỹ là tiền đề, điều kiện của hoàn thiện thẩm mỹ, ngược lại, nhờ hoàn thiện thẩm mỹ, hài hòa thẩm mỹ mới thật sự đầy đủ và có tính tích cực. Không dừng ở đó, về bản chất, cái Đẹp còn là cái mang lại những cảm xúc tích cực cho con người. Nhờ cái Đẹp, con người nhận ra mặt thẩm mỹ tích cực của thế giới xung quanh và của chính bản thân con người vì cái Đẹp bao giờ cũng trực tiếp đem lại cho con người tình cảm tích cực, kích thích con người vươn tới những giá trị tốt đẹp của cái Chân, Thiện, Mỹ. Nói cách khác, cái Đẹp trở thành động lực 13
- và cũng là mục đích của sự phát triển con người về phương diện thẩm mỹ. Đó cũng là cơ sở giúp ta lý giải vì sao, cái Đẹp luôn là phạm trù trung tâm của đời sống mỹ học, của đời sống con người và đời sống nghệ thuật. Qua những phân tích trên, ta có thể định nghĩa: cái Đẹp là phạm trù trung tâm của mỹ học, dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mỹ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lý tưởng, có khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mỹ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể. Xem xét các lĩnh vực biểu hiện của cái Đẹp, ta có thể thấy cái Đẹp biểu hiện rất phong phú, đa dạng trong cả tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong con người và đặc biệt là trong nghệ thuật. Về cái Đẹp trong tự nhiên, đó là cái Đẹp mang tính khách quan do những phẩm chất tích cực của sự vật hiện tượng mang lại cảm giác dễ chịu, khoan khoái cho con người khi bắt gặp như sắc vàng của cánh đồng lúa chín, vẻ đẹp của cảnh sắc mùa xuân, ánh sáng của đêm trăng rằm… Cái Đẹp của tự nhiên tuy tồn tại khách quan nhưng có tác dụng đặc biệt đến quá trình lao động sáng tạo của con người. Nó gợi mở sự liên tưởng, sức sáng tạo và phát triển của con người và nó càng đẹp hơn khi được soi chiếu trong mối quan hệ với con người. Vẻ đẹp của các thắng cảnh sẽ thêm phần hấp dẫn khi nó được gắn với những câu chuyện kể dân gian. Vẻ đẹp của cánh đồng, đêm trăng, đất, nước... sẽ trở nên thi vị hơn khi nó được miêu tả trong các tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ, bằng cảm quan riêng của người nghệ sĩ. Do đó, khi xét cái Đẹp trong tự nhiên, ta không dừng ở những phương diện cấu trúc, hình dáng, màu sắc, phẩm chất… mà còn xét nó trong mối tương quan với đời sống, tư tưởng và tình cảm của con người. Về cái Đẹp trong xã hội, đó là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người thể hiện ở tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội đến vui chơi, giải trí, thể thao, hội h ... Cái Đẹp trong xã hội cũng rất phong phú, nó phối hợp được cả vẻ đẹp màu sắc, hình dáng... bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị, đạo đức, truyền thống, phong tục. Tuy nhiên, khác với vẻ đẹp vốn có của tự nhiên, cái Đẹp trong xã hội về bản chất là cái Đẹp được tạo ra từ bàn tay, khối óc và sức sáng tạo của con người nên nó mang tính chủ quan và có liên quan mật thiết đến các quan niệm có tính lý tưởng của con người về cái Đẹp trong tương quan với lý tưởng chính trị, đạo đức, tôn giáo... 14
- của từng thời đại. Cơ sở đánh giá cái Đẹp trong tự nhiên liên quan tới tính quy luật và tính hợp lý của các hiện tượng tự nhiên trong quan hệ thẩm mỹ với con người còn cơ sở “đầu tiên” để đánh giá cái Đẹp trong xã hội là ý nghĩa của nó với hoạt động và đời sống con người. Cái Đẹp thực tiễn sản xuất là sự hài hòa và hoàn thiện trong hoạt động thẩm mỹ của chủ thể sản xuất và phẩm chất đó được vật chất hóa (hiện thực hóa) trong sản phẩm sản xuất có giá trị thẩm mỹ tích cực đối với xã hội. Do đó, tiêu chí để xác định các sự vật hiện tượng trong xã hội là đẹp thường dựa trên sự phù hợp giữa cái Đẹp với cái có ích, cái tiến bộ, cái đạo đức, cái thiện... Về cái Đẹp trong nghệ thuật, đó là cái Đẹp bắt nguồn từ cuộc sống nhưng đã được tái tạo qua bàn tay của người nghệ sĩ. Do vậy, nó là cái Đẹp chủ quan, mang đậm cá tính sáng tạo của chủ thể. Cái Đẹp trong nghệ thuật thể hiện tập trung nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Trong bất kỳ hoạt động nào, con người cũng đều “sáng tạo theo quy luật cái Đẹp” (Karl Marx), nhưng không ở đâu việc sáng tạo ra cái Đẹp lại chiếm vị trí quan trọng như trong nghệ thuật. Điều này cũng được khẳng định rất rõ trong các luận điểm bàn về cái Đẹp ở cuốn Mỹ học của Hegel. Trong quan điểm của mình, ông thừa nhận sự tồn tại của những vẻ đẹp khách quan, tự nhiên nhưng chỉ đề cao cái Đẹp trong nghệ thuật: “Nghệ thuật không những không phải là một ngoại hiện trần truồng mà ta phải thừa nhận rằng các tác phẩm của nó một thực tại cao hơn và chân thực hơn so với tồn tại khách quan hàng ngày” [54, 66]. Cái Đẹp trong tự nhiên hay trong đời sống tồn tại phong phú, đa dạng nhưng tản mát và dễ bị chìm lấp vào các sự vật hiện tượng bình thường thì cái Đẹp trong nghệ thuật lại mang tính điển hình, không lặp lại. Do đó, nó tách được bản thân đối tượng được phản ánh ra khỏi những yếu tố thực dụng để tạo ra những cảm xúc, rung động sâu sắc cho người thưởng thức. Xã hội loài người đã có những bước tiến rất xa về thời đại và thành tựu văn minh so với quá khứ nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận vẻ đẹp bất tử toát ra từ những tuyệt tác điêu khắc của Michaelangelo (1475-1564), những bức tranh nổi tiếng của danh họa tài ba Picasso (1881-1973) hay từ các tác phẩm nổi tiếng của những ngành nghệ thuật khác. Nói cách khác, nhờ có tính điển hình mà cái Đẹp trong nghệ thuật có thể sống mãi với thời gian. 15
- Không dừng ở đó, cái Đẹp trong nghệ thuật mang tính biểu cảm. Điều này bắt nguồn từ chính bản chất của nghệ thuật là những hoạt động nhằm tạo ra những giá trị, những khoái cảm về mặt tinh thần cho chủ thể - con người. Điều này đã được Aristote đề xuất khi lý giải nguồn gốc của nghệ thuật từ khái niệm “mô phỏng” (mimesis): Nói chung, dường như có hai ngu ên nhân... hai ngu ên nhân tự nhiên đã làm nả sinh ra nghệ thuật thơ ca. Thứ nhất, sự mô phỏng vốn sẵn có ở con người từ thuở nhỏ... thứ hai là: những sản phẩm của sự mô phỏng mang lại thích thú cho con người [2, 24]. Cái Đẹp trong nghệ thuật là sự mô phỏng cái Đẹp đời sống nhưng qua lăng kính chủ quan của người sáng tạo. Bởi thế, mỗi vẻ đẹp được thể hiện trong các tác phẩm đều gắn liền với một tình cảm, cảm xúc, thái độ của chủ thể để rồi các tác phẩm ấy khi đến với người thưởng thức một lần nữa lại truyền thêm xúc cảm thẩm mỹ cho con người trong quá trình tiếp nhận nghệ thuật. Đọc những câu thơ miêu tả về vẻ đẹp thanh bình của dòng sông quê trong thơ Tế Hanh ta thấy chất chứa ở đó tình yêu và nỗi nhớ quê hương, nhớ những kí ức hồn nhiên của tuổi thơ da diết: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng (Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh). Ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng, kiều diễm mê hoặc lòng người của dòng sông Hương trong tác phẩm bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường người đọc cũng cảm nhận được thật rõ tình yêu và niềm tự hào sâu sắc mà tác giả dành riêng cho dòng Hương giang, cho đất và Người xứ Huế. Như vậy, ngay cả khi người nghệ sĩ phản ánh những vẻ đẹp mang tính khách quan của thiên nhiên, của con người hay cuộc sống, họ cũng đã lồng vào trong đó thái độ, cảm xúc và nhận thức chủ quan của mình. Do đó, cái Đẹp trong nghệ thuật đích thực không bao giờ chấp nhận sự minh họa, sao chép giản đơn những vẻ đẹp của đời sống mà luôn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 169 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 212 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 162 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 47 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
162 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 120 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 33 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn