intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông

Chia sẻ: Becon Becon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

136
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông nghiên cứu một cách có hệ thống 26 văn bản sử thi Bahnar mang tên Dăm Giông và môi trƣờng diễn xƣớng của nó, nhằm xác định đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông. Qua đó, phát hiện những tƣơng đồng và dị biệt của nhóm sử thi này với sử thi khu vực Đông Nam Á và sử thi thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông

ĐẠI HỌC HUÊ<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> ------------------------NGUYỄN TIẾN DŨNG<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT<br /> NHÓM SỬ THI DĂM GIÔNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 62 22 01 21<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM<br /> <br /> HUẾ - 2016<br /> <br /> Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Khoa<br /> học - Đại học Huế.<br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> 1. TS. Hồ Quốc Hùng, Trƣờng ĐHSP TP. Hồ Chí Minh<br /> 2. PGS. TS. Hoàng Thị Huế, ĐHSP – Đại học Huế<br /> Phản biện 1:...........................................................................................<br /> Phản biện 2:...........................................................................................<br /> Phản biện 3:...........................................................................................<br /> Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế<br /> họp tại ...................................................................................................<br /> Vào hồi ...... giờ ....... ngày ..... tháng ...... năm 2016<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thƣ viện Trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Huế<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Trong số 30 sử thi của ngƣời Bahnar mới sƣu tầm, xuất bản<br /> trong Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho<br /> tàng sử thi Tây Nguyên từ 2001-2007, có 26 sử thi nói về nhân vật<br /> Dăm Giông. Hiện nay, những sử thi này đang tồn tại và lƣu truyền<br /> trong cộng đồng ngƣời Bahnar ở tỉnh Gia Lai và Kon Tum.<br /> Tuy nhiên, đến nay chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về 26<br /> sử thi nói trên. Trong khi đó, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc<br /> nghiên cứu nhƣ: thể loại, nghệ thuật diễn xƣớng, đặc điểm nội dung,<br /> nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông,…<br /> Những vấn đề trên đã thúc đẩy chúng tôi tiến hành việc nghiên<br /> cứu đề tài: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông.<br /> 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu một cách có hệ thống 26 văn bản sử thi Bahnar<br /> mang tên Dăm Giông và môi trƣờng diễn xƣớng của nó, nhằm xác<br /> định đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông.<br /> Qua đó, phát hiện những tƣơng đồng và dị biệt của nhóm sử thi<br /> này với sử thi khu vực Đông Nam Á và sử thi thế giới.<br /> 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Văn bản 26 sử thi Bahnar về ngƣời anh hùng Dăm Giông đã nêu<br /> (Phụ lục i).<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông; Tập trung<br /> vào các yếu tố: kết cấu nhóm sử thi, nhân vật trung tâm, hệ thống<br /> nhân vật tái xuất hiện, hệ thống motif, không gian nghệ thuật.<br /> - Phạm vi điền dã: 02 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 4. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 4.1. Cơ sở lí thuyết<br /> Sử dụng những lí luận cơ bản về folklore và kiến thức liên ngành<br /> của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam nhƣ V. Propp,<br /> E.M. Meletinski, Karl Marx, F. Angels, E. B. Tylor, James George<br /> Frazer, M. Lotman, Paul Guilletminet, Nguyễn Từ Chi,…<br /> 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 4.2.1. Phƣơng pháp điền dã<br /> 4.2.2. Phƣơng pháp thống kê, phân tích<br /> 4.2.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu<br /> 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> 5.1. Chứng minh các sử thi Bahnar mang tên Dăm Giông là những<br /> sử thi có nhiều mối liên hệ với nhau trong một cấu trúc nghệ thuật.<br /> 5.2. Nêu những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của nhóm sử thi Dăm<br /> Giông: kết cấu nhóm sử thi, hệ thống nhân vật và các yếu tố nghệ<br /> thuật chủ yếu. Qua đó, góp phần định danh, xác định loại hình và đặc<br /> trƣng tộc ngƣời của nhóm sử thi.<br /> 6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN:<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án có<br /> 04 chƣơng. Tổng số trang: 203 (Phần mở đầu: 06 trang; Phần chính<br /> văn: 138 trang; Phần Công trình của tác giả và Tài liệu tham khảo:<br /> 12 trang; Chú thích: 15 trang; Phụ lục: 38 trang).<br /> Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (21 trang)<br /> Giới thiệu tổng quan quá trình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Tây<br /> Nguyên, sử thi Bahnar và nhóm sử thi Dăm Giông, những thành tựu<br /> và những vấn đề tồn tại.<br /> Chương 2. Kết cấu nhóm sử thi Dăm Giông – nhìn từ góc độ<br /> diễn xướng (30 trang)<br /> Khái quát về tộc ngƣời Bahnar (chủ nhân của các h’mon) và đặc<br /> <br /> 3<br /> <br /> trƣng của h’mon. Những kiểu kết cấu tiêu biểu và đặc điểm của nó.<br /> Chương 3. Nhân vật Dăm Giông trong mối quan hệ với nhân<br /> vật tái xuất hiện và sử thi đơn (30 trang)<br /> Mô tả nhân vật Dăm Giông và nhân vật tái xuất hiện trong mối<br /> quan hệ với các sử thi đơn. Phân tích chức năng kiến tạo, diễn xƣớng<br /> sử thi và khả năng liên kết các sử thi.<br /> Chương 4. Hệ thống motif và không gian nghệ thuật trong nhóm<br /> sử thi Dăm Giông (47 trang)<br /> Trình bày hệ thống motif, không gian nghệ thuật và đặc điểm,<br /> vai trò của chúng trong việc kiến tạo, diễn xƣớng sử thi.<br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. TÌNH HÌNH SƢU TẦM, NGHIÊN CỨU SỬ THI<br /> 1.1.1. Tình hình sƣu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên<br /> Những nhà nghiên cứu ngƣời Pháp là những ngƣời đầu tiên phát<br /> hiện, sƣu tầm và nghiên cứu sử thi Tây Nguyên. Họ cũng đã giới<br /> thiệu sử thi Tây Nguyên ra thế giới.<br /> Từ năm 1956 đến 1975, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã có<br /> nhiều công trình khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của sử thi.<br /> Sử thi Tây Nguyên đƣợc gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ:<br /> truyền thuyết, bài ca, trường ca, anh hùng ca, sử thi anh hùng,…<br /> Từ năm 1976 đến năm 2000, các công trình đều khẳng định giá<br /> trị to lớn của sử thi, cung cấp những lí luận cơ bản và thuật ngữ về sử<br /> thi nhƣ: sử thi anh hùng, sử thi dân gian, sử thi thần thoại, sử thi cổ<br /> sơ (archaic epic), sử thi cổ đại (antique epic).<br /> Từ năm 2001 đến nay, việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên tập<br /> trung vào việc xuất bản và giới thiệu các sử thi mới sƣu tầm. Tuy<br /> nhiên, chƣa có nhiều công trình chuyên sâu nghiên cứu về đặc điểm<br /> nghệ thuật của sử thi Bahnar.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2