MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Từ năm 2001 đến năm 2007, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã tiến hành Dự<br />
án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên.<br />
Kết quả là đã sƣu tầm, biên dịch và xuất bản thành sách gồm 75 tác phẩm sử thi (in<br />
trong 62 tập) của các tộc ít ngƣời dƣới hình thức song ngữ - tiếng dân tộc và tiếng<br />
phổ thông. Trong số này, có 30 sử thi của ngƣời Bahnar trên địa bàn 02 tỉnh Kon<br />
Tum và Gia Lai. Đặc biệt, trong 30 sử thi Bahnar nói trên, có đến 26 sử thi nói về kì<br />
tích của nhân vật mang tên Dăm Giông; Số lƣợng 26 sử thi Dăm Giông này chiếm<br />
1/3 trong số hơn 100 sử thi về Dăm Giông đã sƣu tầm đƣợc. Hiện nay, những sử thi<br />
Dăm Giông vẫn đang tồn tại và lƣu truyền trong cộng đồng ngƣời Bahnar ở hai tỉnh<br />
Gia Lai và Kon Tum.<br />
Tiếc rằng đến nay, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về 26 sử thi về Dăm<br />
Giông nói trên. Trong khi đó, có rất nhiều vấn đề đặt ra cần đƣợc nghiên cứu từ bộ<br />
sử thi này nhƣ: vấn đề dịch thuật, vấn đề thể loại, ngay cả việc có nên gọi những sử<br />
thi Dăm Giông là chuỗi sử thi liên hoàn hay không và hệ thống nhân vật của nhóm<br />
sử thi, nghệ thuật diễn xƣớng, mối liên hệ với các sử thi Bahnar và các sử thi Tây<br />
Nguyên khác nhƣ thế nào,… cần đƣợc làm rõ. Ngoài ra, đặc điểm nội dung, nghệ<br />
thuật của nhóm sử thi Dăm Giông, đặc điểm nhân vật anh hùng Dăm Giông, mối<br />
liên hệ của nhóm sử thi Dăm Giông với các sử thi trong khu vực Đông Nam Á,…<br />
vẫn còn một khoảng trống cần đƣợc khảo sát. Những vấn đề trên đã thúc đẩy chúng<br />
tôi tham gia tìm hiểu, hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu nhóm<br />
sử thi này.<br />
Bản thân ngƣời thực hiện đề tài là ngƣời đƣợc sinh ra, lớn lên và có 26 năm<br />
công tác tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum (quê hƣơng của những sử thi Dăm Giông), đã<br />
dành nhiều năm theo đuổi việc sƣu tầm, say mê nghiên cứu văn hóa, văn học địa<br />
phƣơng. Để chuẩn bị thực hiện đề tài này, tôi đã dành một năm để học tiếng Lào và<br />
khảo sát văn học Lào, Thái Lan, Campuchia với mong muốn mở rộng tìm xem mối<br />
1<br />
<br />
quan hệ giữa sử thi Tây Nguyên với nền văn học của các dân tộc khác trên dãy<br />
Trƣờng Sơn và khu vực. Tôi cũng đã cố gắng học tiếng Jrai và Bahnar để mong tiếp<br />
cận sâu sắc hơn với vốn văn hóa quý báu này.<br />
Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn tiến hành việc nghiên cứu đề tài: Đặc điểm<br />
nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông.<br />
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu một cách có hệ thống 26 văn bản sử thi Dăm Giông và môi trƣờng<br />
diễn xƣớng của nó nhằm xác định đặc điểm nghệ thuật của bộ sử thi Dăm Giông.<br />
Qua đó, phát hiện những tƣơng đồng và dị biệt của nhóm sử thi này với sử thi khu<br />
vực Đông Nam Á và sử thi thế giới.<br />
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài này là văn bản của 26 sử thi Bahnar về<br />
ngƣời anh hùng Dăm Giông trong Dự án Điều tra sưu tầm, bảo quản, biên dịch và<br />
xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên do Viện Khoa học Xã hội xuất bản từ năm<br />
2005 đến năm 2007 (Phụ lục i).<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Khảo sát đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông, tập trung vào các<br />
yếu tố nhƣ: kết cấu nhóm sử thi, nhân vật trung tâm, hệ thống nhân vật tái xuất hiện,<br />
các yếu tố nghệ thuật chủ yếu (cốt truyện, các kiểu kết cấu, hệ thống motif, không<br />
gian nghệ thuật...).<br />
- Phạm vi điền dã: Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, tập trung ở địa bàn dân tộc<br />
Bahnar, vùng có 26 sử thi đang nghiên cứu. Cụ thể là khu vực nội - ngoại ô thành<br />
phố Kon Tum và huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum; khu vực huyện Đak Pơ và Đak<br />
Đoa, tỉnh Gia Lai.<br />
4. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
4.1. Cơ sở lí thuyết<br />
Lí thuyết cơ bản mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài này là những lí luận<br />
2<br />
<br />
cơ bản về folklore của các nhà nghiên cứu trên thế giới từ trƣớc đến nay nhƣ V.<br />
Propp, E. M. Meletinski,… Cụ thể chúng tôi vận dụng những quan điểm của V.<br />
Propp về đặc trƣng của folklore để làm cơ sở lí luận chung cho việc nghiên cứu. Để<br />
làm rõ hơn từng đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông, chúng tôi kế<br />
thừa phƣơng pháp phân tích cấu trúc văn bản hay còn gọi là phƣơng pháp nghiên<br />
cứu cấu trúc - loại hình của V. Ia Propp trong việc nghiên cứu cấu trúc truyện cổ<br />
Bahnar, truyện cổ Tây Nguyên, hệ thống motif, các kiểu nhân vật trong nhóm sử<br />
thi. Chúng tôi cũng học tập các quan điểm về thần thoại và sử thi của E. M.<br />
Meletinski để nghiên cứu các yếu tố huyền thoại trong các sử thi Dăm Giông, tìm<br />
xem vai trò yếu tố thần thoại trong việc xây dựng các nhân vật anh hùng, kiến tạo<br />
tác phẩm và quá trình diễn xƣớng sử thi. Chúng tôi cũng vận dụng quan điểm của E.<br />
M. Meletinski về thần thoại để giải mã việc xuất hiện nhiều đặc điểm của thần thoại<br />
trong sử thi Dăm Giông nói riêng, sử thi Bahnar, sử thi Tây Nguyên nói chung.<br />
Chúng tôi cũng sử dụng lí luận và kiến thức liên ngành nhƣ triết học, lịch sử,<br />
văn hóa, folkore với những tác giả tiêu biểu nhƣ Karl Marx, F. Angel, E. B. Tylor,<br />
M. O. Kosven, James George Frazer,… để nghiên cứu lịch sử, thiết chế xã hội loài<br />
ngƣời thời nguyên thủy nhằm tìm hiểu đặc trƣng xã hội nguyên thủy của ngƣời Tây<br />
Nguyên nói chung, ngƣời Bahnar nói riêng đƣợc chứa đựng trong các sử thi Dăm<br />
Giông. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi cũng vận dụng lí<br />
luận về tự sự học của Tezvetan Todorov và lí thuyết về cấu trúc văn bản nghệ thuật<br />
của Iu. M. Lotman để so sánh, đối chiếu với các thể loại tƣơng đồng nhằm phát hiện<br />
cấu trúc của kiểu sử thi liên hoàn của bộ sử thi Dăm Giông và sử thi Bahnar.<br />
Ngoài các lí thuyết cơ bản nêu trên, trong quá trình thực hiện luận án, chúng<br />
tôi còn học hỏi, kế thừa và vận dụng các lí thuyết và kết quả về folklore, phƣơng<br />
pháp điền dã, dân tộc học, khảo cổ học của các bậc nghiên cứu tiền bối trong và<br />
ngoài nƣớc nhƣ Pierre Douriboure, Paul Guilletminet, Jacques Dournes, Nguyễn<br />
Đổng Chi, Nguyễn Từ Chi, Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Khắc Sử,…<br />
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
4.2.1. Phương pháp điền dã<br />
Trong đề tài này, chúng tôi chú trọng công tác và phƣơng pháp điền dã. Chúng<br />
3<br />
<br />
tôi thƣờng xuyên thâm nhập thực địa tìm hiểu đời sống sinh hoạt, phong tục tập<br />
quán, đời sống tinh thần (tín ngƣỡng, tôn giáo) của ngƣời Bahnar ở 02 tỉnh Gia Lai<br />
và Kon Tum nhằm nắm vững bản sắc văn hóa của tộc ngƣời Bahnar giúp cho việc<br />
nghiên cứu sử thi đúng hƣớng, đúng trọng tâm. Chúng tôi còn thâm nhập thực tế<br />
các buôn làng cổ, các vùng phƣơng ngữ khác nhau, các họ đạo, xóm đạo và tòa<br />
Giám mục Kon Tum để bổ túc tài liệu, tìm hiểu lịch sử phát triển, sự biến động của<br />
lịch sử, xã hội của dân tộc Bahnar và các dân tộc khác trên vùng đất này, đời sống<br />
sinh hoạt thực tế của ngƣời Bahnar trong quá khứ và hiện tại.<br />
Đặc biệt, chúng tôi bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu môi trƣờng diễn xƣớng,<br />
phƣơng thức diễn xƣớng h’mon, một loại hình nghệ thuật đặc sắc làm nên đặc điểm<br />
nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông. Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài<br />
việc nghiên cứu văn bản 26 sử thi Dăm Giông, chúng tôi thƣờng xuyên gặp gỡ, trao<br />
đổi với các nghệ nhân hát kể sử thi, các dịch giả của 26 sử thi Dăm Giông đang<br />
khảo sát để tìm hiểu tƣờng tận các tình tiết, địa danh, tên các nhân vật, tiểu sử của<br />
các nghệ nhân, tham gia các lễ hội dân gian ở địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum<br />
để hiểu sâu sắc về các nội dung, sự kiện, nhân vật trong tác phẩm và các đặc trƣng<br />
nghệ thuật khác của nhóm sử thi Dăm Giông.<br />
4.2.2. Phương pháp thống kê, phân tích<br />
Để tạo cho các lập luận, luận chứng, luận cứ thêm phần thuyết phục với một hệ<br />
thống số liệu chính xác, tin cậy, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân<br />
tích để khảo sát 26 tác phẩm của nhóm sử thi Dăm Giông. Chúng tôi lập các bảng<br />
thống kê nhƣ: tần suất xuất hiện của các nhân vật tái xuất hiện, yếu tố Kitô giáo,<br />
yếu tố kì ảo, hệ thống motif, mô hình hóa kết cấu, tóm tắt cốt truyện của 26 sử thi<br />
đƣợc khảo sát (Phụ lục ii, iii, iv và v). Từ các số liệu thống kê, chúng tôi sẽ phân<br />
tích, so sánh, đối chiếu để đúc kết, khái quát nên những đặc điểm nghệ thuật của<br />
nhóm sử thi Dăm Giông.<br />
4.2.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu<br />
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để nghiên cứu mối liên hệ<br />
giữa sử thi và truyện cổ dân gian Tây Nguyên nhằm làm rõ đặc trƣng thể loại của<br />
nhóm sử thi Dăm Giông. Cụ thể, chúng tôi vận dụng lí thuyết về văn học so sánh<br />
4<br />
<br />
của thế giới (nhất là các nhà nghiên cứu trƣờng phái Nga, Mỹ) để so sánh, đối chiếu<br />
các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu trong truyện cổ Jrai, Bahnar có liên quan đến sử thi<br />
Dăm Giông nhƣ hệ motif, yếu tố thần kì, kiểu nhân vật, tên địa danh, nghệ thuật kết<br />
cấu,…<br />
Bên cạnh đó, để xác định đặc trƣng tộc ngƣời của nhóm sử thi, chúng tôi<br />
nghiên cứu sử thi thế giới và sử thi Tây Nguyên để tìm ra đặc trƣng riêng biệt của<br />
nhóm sử thi Dăm Giông. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu ở góc độ dân tộc học của tộc<br />
ngƣời Bahnar nhằm phát hiện những đặc trƣng độc đáo của tộc ngƣời này qua nhóm<br />
sử thi Dăm Giông. Qua đó đối chiếu, so sánh các kết quả khảo cổ học, lịch sử địa<br />
phƣơng để phát hiện bối cảnh lịch sử của vùng đất sản sinh ra sử thi Dăm Giông.<br />
Trong đó, chúng tôi cố gắng tìm hiểu lịch sử hình thành của hệ thống buôn làng cổ<br />
và mới ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum nhằm hình dung những biến động của xã hội<br />
Tây Nguyên thời nguyên thủy đƣợc phản ánh trong các sử thi.<br />
Đặc biệt, chúng tôi so sánh tính chất liên hoàn, xâu chuỗi của sử thi Dăm<br />
Giông và sử thi ot ndrong của dân tộc Mơ-nông, sử thi liên hoàn Dăm Duông của<br />
dân tộc Xơ-đăng để khái quát đặc trƣng cơ bản của sử thi liên hoàn, một loại hình<br />
đặc trƣng của sử thi Tây Nguyên.<br />
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN<br />
5.1. Chỉ ra và chứng minh đƣợc các sử thi Bahnar mang tên Dăm Giông hiện đang<br />
tồn tại ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum là những sử thi có nhiều mối liên hệ với nhau<br />
hình thành nên một cấu trúc nghệ thuật thống nhất gọi là Nhóm sử thi Dăm Giông.<br />
5.2. Nêu đƣợc những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của nhóm sử thi Dăm Giông, về<br />
kết cấu của nhóm sử thi, hệ thống nhân vật, nhân vật anh hùng, các yếu tố nghệ<br />
thuật chủ yếu nhƣ hệ thống motif, không gian nghệ thuật. Tìm ra đặc điểm của<br />
nhóm sử thi Dăm Giông nói riêng và đặc điểm sử thi Bahnar nói chung. Qua đó,<br />
góp phần định danh, xác định loại hình và đặc trƣng văn hóa tộc ngƣời của nhóm sử<br />
thi.<br />
5.3. Nghiên cứu nhóm sử thi Dăm Giông trong mối quan hệ với sử thi Tây<br />
Nguyên nói chung và một số sử thi vùng Đông Nam Á nhằm khẳng định đặc trƣng<br />
riêng biệt của nhóm sử thi này trong phạm vi khu vực.<br />
5<br />
<br />