Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Văn học "Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)" trình bày sự hình thành và phát triển của thể lục bát; Cấu trúc thơ lục bát hiện đại; Ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC KHÁNH THI PHÁP THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI (QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9. 22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Dân PGS.TS. Nguyễn Thị Bích thu Hà Nội - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................7 1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ ................................................7 1.1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ .........................................7 1.1.2. Khái niệm thi pháp thơ ............................................................................12 1.2. Nghiên cứu về thi pháp thơ ở nước ngoài ......................................................12 1.3. Nghiên cứu về thơ lục bát và thi pháp thơ lục bát ..........................................15 1.3.1. Nghiên cứu thơ lục bát.............................................................................15 1.3.2. Nghiên cứu thi pháp thơ lục bát của một số tác giả tiêu biểu .................29 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................32 Chương 2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LỤC BÁT ........34 2.1. Sự hình thành của thể lục bát .........................................................................34 2.1.1. Sự hình thành của thanh điệu tiếng Việt ..................................................35 2.1.2. Tư duy thơ lục bát ....................................................................................37 2.1.3. Nhu cầu biểu đạt chi phối cấu trúc và thể loại ........................................40 2.2. Các giai đoạn phát triển của thể lục bát..........................................................47 2.2.1. Thể lục bát trong văn học dân gian .........................................................47 2.2.2. Thể lục bát trong thơ trung đại ................................................................50 2.2.3. Thể lục bát trong thơ hiện đại .................................................................54 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................65 Chương 3. CẤU TRÚC THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI...........................................66 3.1. Cấu trúc khuôn hình lục bát và biến thể lục bát .............................................66 3.1.1. Cấu trúc khuôn hình lục bát và biến thể lục bát ......................................66 3.1.2. Biến thể lục bát ........................................................................................71 3.2. Cấu trúc văn bản thơ lục bát hiện đại .............................................................77 3.2.1. Cấu trúc tự sự ..........................................................................................77 3.2.2. Cấu trúc văn bản thơ lục bát hiện đại .....................................................84 3.3. Một số cấu trúc tiêu biểu của thơ lục bát hiện đại ..........................................86 3.3.1. Cấu trúc đối (đối xứng, đối song hành) ...................................................86 3.3.3. Cấu trúc mạch tâm trạng nhân vật trữ tình ...........................................102
- Tiểu kết chương 3 ................................................................................................104 Chương 4. NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI .......................................105 4.1. Âm điệu ........................................................................................................105 4.1.1. Âm điệu trong thơ lục bát truyền thống .................................................113 4.1.2. Xu hướng cách tân âm điệu trong thơ lục bát hiện đại .........................116 4.2. Vần điệu .......................................................................................................121 4.2.1. Vần điệu trong thơ lục bát truyền thống ................................................125 4.2.2. Xu hướng cách tân vần điệu trong thơ lục bát hiện đại .........................126 4.3. Nhịp điệu .....................................................................................................136 4.3.1. Nhịp điệu trong thơ lục bát truyền thống ..............................................137 4.3.2. Xu hướng cách tân nhịp điệu trong thơ lục bát hiện đại .......................138 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................143 KẾT LUẬN ............................................................................................................144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................158
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thơ lục bát hiện đại kế thừa từ tinh hoa văn hoá dân tộc, từ kho tàng ca dao, dân ca. Có những tên tuổi đã rất thành công với thơ lục bát như: Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ, Lê Đình Cánh... Ai cũng biết tính chất của lục bát là dễ làm mà khó hay, hầu như ai làm thơ cũng bắt đầu bằng thể loại này, chưa kể người người làm lục bát, nhà nhà làm lục bát, số lượng nhà thơ làm theo thể loại này nhiều không đếm xuể. Tuy nhiên, số lượng nhà thơ đọng lại trong lòng độc giả ở thể lục bát lại không nhiều. Có thể nói, trong dòng chảy thơ ca dân tộc, lục bát vẫn cho thấy một sức sống trường tồn, và việc giải mã sức sống này cũng đặt ra nhiều vấn đề dưới góc nhìn thi pháp học. Từ ca dao đến Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ lục bát hiện đại, lục bát đã cho thấy có một sự vận động để thích ứng với từng thời kì lịch sử. Dưới góc nhìn thi pháp học, có thể thấy thơ lục bát hiện đại chia thành hai khuynh hướng, một là khuynh hướng dân gian (Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn...), hai là khuynh hướng cổ điển - bác học (Huy Cận và phần nào đó là Bùi Giáng…). Ở cả hai ngã rẽ này, thơ lục bát hiện đại đều có những thành công và có những dấu ấn riêng biệt. Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thơ lục bát hiện đại dưới góc nhìn thi pháp học: thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ, từ đó chỉ ra những khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể loại này. Tiếp cận văn học theo hướng thi pháp học vốn không xa lạ đối với người Việt Nam. Bởi vì nghiên cứu thi pháp học thực chất là nghiên cứu các bình diện hình thức nghệ thuật của sáng tạo ngôn từ. Khi phân tích tác phẩm văn chương, nhà nghiên cứu không thể bỏ qua các bình diện hình thức và nội 1
- dung. Thi pháp học truyền thống thường phân tích nội dung và hình thức của văn học trong một quan hệ khuôn chuẩn, nên nhiều khi có thể bỏ qua, không nắm bắt được những điểm đột phá về nội dung và hình thức của tác phẩm, và vì vậy ít nhiều cũng có những hạn chế nhất định. Thi pháp học truyền thống rất nhạy cảm với cái hay, vẻ đẹp phù hợp với những chuẩn mực quy phạm, ngược lại thường "kị" với sự phá cách, ít dung nạp những cách tân nghệ thuật. Cho nên, khi văn hóa chuyển mình sang thời hiện đại, thi pháp học truyền thống mang tính quy phạm tất yếu phải nhường chỗ cho thi pháp học hiện đại, và cũng vì thế, sự xuất hiện của thi pháp học hiện đại trở thành cuộc cách mạng trong nghiên cứu, phê bình văn học. Thể lục bát đã trải qua một hành trình dài từ truyền thống đến hiện đại, trong quá trình ấy có thể nhận thấy dấu ấn của từng thời kì đã làm cho thể lục bát có sự biến đổi để phù hợp với thời đại. Từ góc nhìn thi pháp học, chúng ta có thể nhận thấy quá trình vận động ấy qua những biến đối về đặc điểm thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ của thể lục bát trong từng thời kì. Tiếp nối mạch nguồn ca dao với những khuôn mẫu ban đầu khá hoàn chỉnh của thể lục bát, truyện thơ Nôm đã đánh dấu một bước phát triển mới của thể lục bát mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ những khuôn mẫu được định hình ban đầu của thể loại trong ca dao, Truyện Kiều đã đưa thể lục bát lên thành mẫu mực với những khuôn mẫu hoàn chỉnh, chặt chẽ. Sau Truyện Kiều, thể lục bát tiếp tục với dấu gạch nối Tản Đà và sau Tản Đà, thơ lục bát chia thành hai khuynh hướng khá rõ rệt, đó là khuynh hướng dân gian và cổ điển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thi pháp thơ lục bát trên nhiều bình diện, tuy nhiên, chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thể lục bát qua từng giai đoạn văn học, làm rõ dấu ấn của hai khuynh hướng dân gian và cổ điển trong sáng tác của các tác giả thơ lục bát hiện đại tiêu biểu; từ đó phần nào giải mã sức sống 2
- trường tồn của thể lục bát và dự báo xu hướng biến đổi cũng như phương thức để lục bát tiếp tục sinh tồn trong nền văn học đương đại. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu” cho công trình luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại trên các bình diện: thể loại, ngôn ngữ, cấu trúc và dấu ấn của hai khuynh hướng dân gian và cổ điển trong sáng tác của các tác giả thơ lục bát hiện đại tiêu biểu. Chỉ ra những đặc điểm trong tiến trình của thể lục bát từ dân gian đến hiện đại. Tìm hiểu quá trình vận động của thể loại từ ca dao cho đến thơ hiện đại, quá trình biến đổi của cấu trúc thơ lục bát, ngôn ngữ thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại. Những đặc điểm của thơ lục bát hiện đại cho thấy sự kế thừa từ truyền thống và những cách tân để phù hợp với từng thời kì. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của thể lục bát, khái quát các thời kì phát triển của thể lục bát; tìm hiểu cấu trúc của thơ lục bát hiện đại; ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại qua các trường hợp tiêu biểu (Nguyễn Bính, Huy Cận, Bùi Giáng, Nguyễn Duy) và liên hệ với một số sáng tác của Tản Đà, Tố Hữu, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn... Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại một cách hệ thống, chỉ ra hai khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể lục bát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài trước hết là thơ lục bát hiện đại của các tác giả tiêu biểu (Nguyễn Bính, Huy Cận, Bùi Giáng, Nguyễn Duy) từ góc nhìn thi pháp học. Để tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại, đề tài dựa trên 3
- các lý thuyết của thi pháp học, tìm ra những đặc điểm thi pháp cơ bản nhất của thơ lục bát hiện đại trên các phương diện như: thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ trong quá trình vận động và phát triển của thể lục bát. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo sát các tập thơ của các tác giả tiêu biểu: Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính, 1940); Tâm hồn tôi (Nguyễn Bính, 1940); Lửa thiêng (Huy Cận, 1940); Mưa nguồn (Bùi Giáng, 1962); Lá hoa cồn (Bùi Giáng, 1963); Cát trắng (Nguyễn Duy, 1973); Ánh trăng (Nguyễn Duy, 1984); Đường xa (Nguyễn Duy, 1989), và một số sáng tác của các tác giả Tản Đà, Tố Hữu, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn… Ngoài ra, chúng tôi còn chọn một số tác phẩm thơ lục bát trong ca dao, truyện thơ Nôm trung đại để làm tư liệu đối chứng giúp nhìn nhận thể lục bát theo dòng chảy lịch sử từ truyền thống đến hiện đại, đồng thời đối sánh thể lục bát trong các giai đoạn cũng sẽ giúp làm nổi rõ những điểm chung, được bảo lưu và điểm riêng, cách tân, khác biệt của thơ lục bát hiện đại. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Vận dụng lý thuyết về thi pháp học Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết về thi pháp học để nhận diện các đặc điểm của thi pháp thơ lục bát trong quá trình vận động và phát triển. Từ đó chỉ ra dấu ấn của hai khuynh hướng sáng tác dân gian và cổ điển trong thơ lục bát hiện đại. - Phương pháp loại hình Sử dụng phương pháp này để nắm bắt các hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, bao quát, hiểu được quy luật phát triển của thể lục bát, tìm ra được sự thay đổi khuôn hình lục bát qua các thời kì. Chỉ ra được hai khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể loại. - Phương pháp thống kê 4
- Sử dụng phương pháp này nhằm làm tăng tính thuyết phục cho các luận điểm, từ đó có thể nhận diện các quy luật trong quá trình vận động của thể loại, sự biến đổi về cấu trúc và ngôn ngữ thơ. Ngoài ra, các số liệu thống kê sẽ góp phần bổ trợ, làm căn cứ cho các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong đề tài. - Phương pháp đối chiếu - so sánh Để thực hiện đề tài, chúng tôi đặt thơ lục bát hiện đại trong mối tương quan với thơ lục bát cổ trong ca dao, truyện thơ Nôm từ góc nhìn thi pháp học. Qua đó, thấy được những đặc điểm giống nhau của thể lục bát qua các giai đoạn lịch sử cũng như biến đổi của thể loại trong quá trình phát triển. - Phương pháp phân tích văn bản Phương pháp phân tích văn bản được sử dụng để phân tích cấu trúc, ngôn ngữ của các văn bản thơ lục bát trong khối tư liệu nghiên cứu để trên cơ sở đó khái quát hóa những đặc trưng của thơ lục bát hiện đại được đặt trong tiến trình vận động và biến đổi của thể thơ lục bát của dân tộc từ quá khứ, đến hiện tại và tương lai. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại, làm rõ quá trình vận động của thể loại, các khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể lục bát. Chỉ ra những dấu ấn của hai khuynh hướng sáng tác này trong tác phẩm của các nhà thơ lục bát tiêu biểu. Quá trình biến đổi của thể lục bát từ góc nhìn thi pháp học qua sáng tác từ truyền thống đến hiện đại. Từ đó có thể giải mã sức sống trường tồn và dự đoán được khuynh hướng của thơ lục bát trong văn học đương đại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Trên cơ sở của các định nghĩa, khái niệm về thi tháp, thi pháp thơ chúng tôi vận dụng khái niệm thi pháp thơ, từ đó làm cơ sở cho việc triển khai các vấn đề nghiên cứu. 5
- - Về thực tiễn: Từ kết quả của các nghiên cứu về thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại trên các bình diện: thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ để thấy được sự vận động của hai khuynh hướng sáng tác dân gian và cổ điển trong thơ lục bát của một số tác giả tiêu biểu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Sự hình thành và phát triển của thể lục bát Chương 3: Cấu trúc thơ lục bát hiện đại Chương 4: Ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại 6
- Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ 1.1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ Thi pháp là nghiên cứu các phương diện hình thức mang tính nội dung. Thực chất nhiệm vụ của thi pháp là nghiên cứu thế giới nghệ thuật khép kín của văn bản, bổ sung cho các hướng tiếp cận ngoài văn bản như xã hội học, văn hóa học, phương pháp tiểu sử. Thi pháp học là một trong những những bộ môn khoa học có bề dày lịch sử lâu đời trong lịch sử nhân loại. Ở phương Tây, thuật ngữ “thi pháp học” rất phổ biến ngày nay bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Poetika”. Thuật ngữ này là từ rút gọn của cụm từ “Poetika tekhne”, nghĩa là biện pháp, nghệ thuật làm thơ, thể hiện tập trung trong công trình Peri Poetikes của Aristote (384 – 322 TCN). Ở Việt Nam, thuật ngữ này lúc đầu được dịch là “bàn về nghệ thuật thơ ca” hoặc “nghệ thuật thơ ca”. Tuy nhiên, trong công trình này, Aristote không chỉ bàn về thơ ca, ông viết: “Sử thi, bi kịch thi cũng như hài kịch và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền - tất cả những cái đó nói chung đều là nghệ thuật mô phỏng” [3, tr.15]. Theo Trần Đình Sử, nếu dịch công trình của Aristote là “nghệ thuật thơ ca” thì đến nay đã không còn phù hợp, bởi theo ông: “Trong nhan đề cuốn sách của Aristote nguyên nghĩa được dịch là “nghệ thuật thơ ca”, tức là các nguyên tắc, biện pháp, chất liệu làm nên nghệ thuật thơ. Cách dịch này phù hợp với quan niệm cổ đại, xem Poetika là một thứ cẩm nang về các thủ pháp, biện pháp sáng tác thơ, viết cho người làm thơ... Hai chữ “thơ ca” đã không còn phù hợp với quan niệm ngày nay, vì thế cụm từ “Nghệ thuật thơ ca” nên chuyển thành thi pháp, còn khoa nghiên cứu thi pháp ấy thì gọi là thi pháp học” [127, tr.12]. Ở chương XVII của quyển Nghệ thuật thơ ca có viết: “Khi xây dựng các cốt 7
- truyện và gọt rũa văn từ cho các cốt truyện đó, phải làm thế nào hình dung được chúng thật sinh động ở trước mắt. Chính trong lúc đó, trong lúc nhìn thấy [tất cả] một cách hoàn toàn rõ rệt và dường như chính mình tham gia những sự kiện ấy, [nhà thơ] mới có thể tìm được cái mình muốn tìm, mới thấy được mâu thuẫn. Nhà thơ cần phải cố gắng hình dung cho mình thấy được cả hoàn cảnh của những nhân vật hành động nữa, vì theo bản chất tự nhiên, những ai tự mình trải qua [một nỗi cảm xúc nào đó] mới có thể truyền đạt được nổi cảm xúc ấy đúng nhất, chỉ có người nào xúc động mới thực sự làm cho [người khác] xúc động, và chỉ có người nào phẫn nộ mới làm cho người khác phẫn nộ mà thôi. Bởi vậy, thơ ca là lĩnh vực của những người có tài và những người đam mê, vì những người có tài mới có khả năng hóa thân, nhập vai, và những người đam mê mới có khả năng phấn hứng cao độ. Dù tài liệu có sẵn hay do nhà thơ đặt ra, trong khi sáng tác [nhà thơ] cũng phải hình dung được nó một cách khái quát, rồi sau đó cứ thế mà sắp xếp các tình tiết và phát triển [cái toàn thể]” [3, tr.71-72]. Aristote kết hợp tư tưởng mua vui và nhận thức khi nhìn nhận bản chất nghệ thuật, từ đó, ông lần lượt xem xét các thể loại bi kịch, sử thi, cấu trúc cho đến ngôn từ. Ông kết hợp lí thuyết với thực hành phân tích nghệ thuật cụ thể. Nhưng qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, thi pháp học nhiều lần được hiểu khác nhau, khi thì thu hẹp vào loại hình thi ca, vào thi luật, phép làm thơ, biến thành quy phạm, giáo điều, khi thì mở rộng chỉ toàn bộ nghệ thuật, khi lại bị coi thường như một thứ hình thức chủ nghĩa ít có ý nghĩa và cho đến nay cách hiểu vẫn còn phân tán. Thi pháp học của Aristote có ảnh hưởng to lớn ở Châu Âu suốt từ thời cổ đại. Các công trình về thi pháp học từ Aristote cho đến thế kỉ XVII (Nghệ thuật thơ ca của Horatius, Nghệ thuật thơ của Minturno, Thi pháp học của Giangiorgio Trissino, Nghệ thuật thơ ca của Boileau...) vẫn dựa vào các tác phẩm điển mẫu và các quy phạm sáng tác của chủ nghĩa duy lý cổ điển. 8
- Nếu ở phương Tây, Aristote với công trình Nghệ thuật thơ ca đã đặt những viên gạch đầu tiên trong nghiên cứu thi pháp học thì ở phương Đông, Lưu Hiệp cũng được đánh giá như thế với Văn tâm điêu long. Tác phẩm này là kết tinh của học vấn, trí tuệ và tâm huyết của Lưu Hiệp, là một kiệt tác vừa có giá trị cao về lí luận vừa có nhiều đặc sắc về văn chương. Có thể nói Văn tâm điêu long là tác phẩm lý luận văn học đầy đủ đầu tiên của lý luận văn học Trung Quốc. Tác phẩm dường như đề cập đến tất cả các vấn đề thuộc về văn học: từ nội dung và hình thức đến thể loại, phong cách, lịch sử phát triển… ngoài ra, Lưu Hiệp ông còn dành nhiều tâm lực để bàn về sáng tạo trong văn học. Những quan điểm này của ông có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu thi pháp học. Từ thế kỉ XVIII trở đi, với sự chuyển hướng từ siêu hình học cổ đại sang nhận thức luận hiện đại, diễn ra sự phân loại các khoa học, sự hình thành dần dần khoa nghiên cứu văn học, thì thi pháp học chuyển hướng sang nhận thức luận, nghiên cứu các vấn đề nội dung như cái đẹp, xã hội, chính trị, đạo đức, chức năng phản ánh hiện thực, giáo dục.., hầu như bị hoà lẫn vào các hoạt động xã hội khác và các khuynh hướng nghiên cứu văn học khác như triết học, chính trị học, xã hội học, ngữ văn học, tâm lí học, đặc biệt là lịch sử văn học… Với chủ nghĩa Khai sáng, lí luận nghệ thuật phát triển nghiêng về phía triết học, mĩ học. Cùng với chủ nghĩa khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực đã thúc đẩy lí luận văn học thay đổi theo hướng hiện đại. Cuối thế kỷ XIX, A.N. Veselovski vẫn tiếp tục sử dụng thuật ngữ “Thi pháp học” nhưng lại đổi mới nó theo tinh thần “Thi pháp học lịch sử”. Ông nghiên cứu xâu chuỗi các thi pháp sáng tác theo dòng thời gian lịch sử, tức là theo phương pháp so sánh lịch đại. Đầu thế kỷ XX, một số nhà ngôn ngữ học Nga vẫn sử dụng thuật ngữ này trên tinh thần của hình thức luận. Năm 1919, Shklovski cho công bố công trình nghiên cứu mang tên Thi pháp học. Jakobson đã mang hình thức luận và thuật ngữ “thi pháp học” sang phổ biến 9
- khắp Âu - Mỹ. Rồi từ đó, thi pháp học sống lại trong thế kỷ XX với một hình hài mới. Breitinger với công trình Thi pháp phê phán và M.H. Abrams với Gương và Đèn đã thể hiện tinh thần của thời đại mới khi cho rằng, thế kỉ XVIII và XIX là thời kì chống lại các tín điều của thi pháp học cổ điển. Sang đầu thế kỉ XX, trong lĩnh vực thi pháp học, có sự vận động chuyển từ thi pháp học lịch sử sang thi pháp học cấu trúc. Với khái niệm “cấu trúc”, nghiên cứu văn học lại trở về với tổ chức bên trong, phương diện nội tại của văn học và thi pháp học lại tái hiện. Khái niệm thi pháp học không chỉ được hiểu là một khoa học còn được hiểu là một khuynh hướng phê bình. Trong công trình Thi pháp học, Tzvetan Todorov đã cố gắng xác lập một định nghĩa về thi pháp học theo tinh thần của chủ nghĩa cấu trúc. Các lý thuyết cấu trúc trong văn học tiêu biểu có thể kể đến thi học của R.Jakobson, cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu.Lotman, cấu trúc – kí hiệu của trường phái Paris và thi pháp học cấu trúc của Jonathan Culler. Sau này, sự vận động của thi pháp học tiếp tục với hậu cấu trúc và giải cấu trúc, thi pháp học ở phương Tây tiếp tục phát triển với tinh thần mở và thi pháp học lại hồi sinh với một sức sống mới. Ở phương Đông, khái niệm “thi pháp học” (nếu hiểu thi thi pháp học là nghiên cứu văn học như một nghệ thuật) bắt nguồn sớm nhất trong tác phẩm Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp. Đây là tác phẩm được coi là công trình khởi đầu cho thi pháp học. Lí luận văn học Trung Hoa đều dựa trên nền tảng lí luận Lưu Hiệp trong công trình Văn tâm điêu long (thế kỉ 6), trải qua lịch sử lí luận Trung Hoa cứ tiến dần từng bước qua nhà Đường, nhà Tống, nhà Thanh mà hoàn chỉnh cho đến khi gặp gỡ lí luận Phương Tây (chủ yếu là maxism) ở đầu thế kỉ XX. Có thể nói Văn tâm điêu long là tác phẩm lý luận văn học đầy đủ đầu tiên của lý luận văn học Trung Quốc. Tác phẩm dường như đề cập đến tất cả các vấn đề thuộc về văn học: từ nguyên lý văn học đến thể loại văn học, từ lý luận sáng tác đến lý luận phê bình văn học. Các thiên tuy được viết ngắn gọn nhưng các vấn đề nêu ra đều được Lưu Hiệp cố gắng giải quyết thấu đáo 10
- và triệt để. “Đối với chúng ta hiện nay, tác phẩm cấp cho ta một cái nhìn có cơ sở lý luận trước hết về văn học cổ của cha ông, điều mà hiện nay, do thưởng thức thẩm mỹ của chúng ta thay đổi, chúng ta không thể hiểu nó như cha ông chúng ta đã hiểu. Đặc biệt, nó cho phép chúng ta hiểu được một số khái niệm văn học, đối với chúng ta còn mơ hồ hay hiểu theo cách hiểu phương Tây như tứ, thần, tâm, tính, khí, lực, phong thái, cốt cách…” [3, tr.119]. Sau này, các sách thi thoại đã có nhiều tìm tòi sâu sắc về nghệ thuật dùng từ, bố cục, hình tượng, cách luật, nhịp điệu... về thơ của các tác giả như Chu Bật, Nghiêm Vũ, Khương Quỳ, Nguỵ Khánh Chi... cũng có những thành tựu nhất định. Các nhà phê bình tiểu thuyết của Trung Quốc như: Kim Thánh Thán, Mao Tôn Cương, Lý Trác Ngô... cũng đi sâu vào phân tích nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật của tiểu thuyết, mở ra truyền thống thi pháp học của tiểu thuyết Trung Quốc. Các nền văn học khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ba Tư... cũng có truyền thống thi pháp học độc đáo. Cho đến hiện nay dù vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ nào về thi pháp học nào được mọi người nhất trí thừa nhận, song như nhận định của Trần Đình Sử, thi pháp học có nghĩa hẹp, nghĩa rộng và nghĩa mở rộng. Thi pháp và thi pháp học hiểu theo nghĩa hẹp gần với khái niệm thi học, tức là chỉ sự nghiên cứu về hình thức thơ, như: cấu trúc, vần, nhịp, các phép tu từ… của thơ ca (quan điểm này khá tương đồng với quan điểm của Lý Toàn Thắng về thi học, khi ông đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu ở Nga để đưa ra các thành tố của thi học. 1) Thi âm: nghiên cứu cách thức tổ hợp các âm (thanh), các âm tiết, dòng thơ; 2) Thi tiết: nghiên cứu cấu trúc tiết điệu của thơ; 3) Thi điệu: nghiên cứu cấu trúc, nhịp điệu thơ (dòng thơ, câu thơ, bài thơ); 4) Thi đoạn: nghiên cứu sự tổ hợp các câu thơ thành khổ thơ, đoạn thơ) [141, tr.13]. Theo nghĩa rộng thi pháp học chỉ sự nghiên cứu toàn bộ các phương diện hình thức của văn học và các vấn đề thuộc hình thức văn học, nghệ thuật nói chung. 11
- Nghĩa mở rộng của thi pháp học chỉ khoa học về hình thức của bất cứ loại nghệ thuật nào, ví dụ: thi pháp điện ảnh, thi pháp hội họa… 1.1.2. Khái niệm thi pháp thơ Trong luận án này, chúng tôi thiên về sử dụng nội hàm khái niệm thi pháp học ở cách hiểu thứ nhất, đó là thi pháp học theo nghĩa hẹp. Như vậy, khái niệm thi pháp thơ gần với khái niệm thi học và thi pháp học (theo nghĩa hẹp), tức là chỉ sự nghiên cứu về hình thức thơ, như: cấu trúc, vần, nhịp, các phép tu từ… của thơ ca chỉ sự nghiên cứu toàn bộ các phương diện hình thức của văn học. 1.2. Nghiên cứu về thi pháp thơ ở nước ngoài Nghệ thuật thơ ca của Aristote là công trình đầu tiên về thi pháp thơ. Được viết với chủ đích đưa ra những khuôn vàng thước ngọc cho nhà văn nhà thơ dựa vào để sáng tác một bi tráng kịch, một anh hùng ca, tương tự như cuốn Rhétorique (Thuật hùng biện) Aristote đề nghị những luật vàng để viết một bài diễn thuyết; Thi học còn đóng một vai trò khác: điều tra nguồn cội nghệ thuật và trình bày những nền móng cơ bản để khảo sát cấu trúc thơ văn. Điểm đầu tiên, Aristote xác định: nghệ thuật bắt nguồn từ sự bắt chước. Từ tuổi thơ ấu, con người đã biết và thích bắt chước. Khả năng bắt chước phân biệt con người với muôn loài và nhờ đó mà ngôn ngữ nảy sinh. Theo Aristote, anh hùng ca, bi ca, hài ca, tụng ca, và nghệ thuật trình diễn của những nhạc công đều là bắt chước. Nếu như ở phương Tây, người ta hiểu “thơ” bao hàm cả “văn” thì ở phương Đông, người ta hiểu “văn” bao hàm cả “thơ”. Thời cổ đại, khái niệm Văn học hay Thi học được hiểu là học vấn, tri thức văn hóa. “Văn học” là học văn hóa, chức “hiệu trưởng” được gọi là chức “văn học”. Người có văn học là người uyên bác tinh thông chữ nghĩa như bác sĩ (hiểu theo nghĩa rộng của từ này). Phải đến sau thời Ngụy Tấn (thế kỷ III), từ “văn học” mới được dùng để chỉ văn chương nghệ thuật hay là cái đẹp nói chung. 12
- Mặc dù quan niệm rằng, “văn” bao hàm “thơ” nhưng vì khái niệm văn quá rộng nên khi bàn đến văn chương với tư cách là một nghệ thuật, các nhà nghiên cứu Trung Quốc không dùng từ “Văn học” mà dùng từ “Thi học”, “Thi pháp”. Nếu hiểu theo lối duy danh tiếng Hán thì “Thi pháp” là phương pháp I phép tắc làm thơ. Cách hiểu này cũng không quá sai lạc với tinh thần của Aristote vì ông cũng bàn về nghệ thuật thơ ca. Vì vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, Thi pháp học của Aristote vẫn tiếp tục phát huy. Các sách thi thoại ở Trung Quốc đã có nhiều tìm tòi sâu sắc về nghệ thuật dùng từ, bố cục, hình tượng, cách luật, nhịp điệu... về thơ. Tùy Viên thi thoại được xem là một trong những công trình lý luận - phê bình xuất sắc, tiêu biểu cho tư tưởng lý luận văn học của Viên Mai nói riêng, của Trung Quốc nói chung. Ông đề cao thuyết linh tính, nhấn mạnh tính tình cần chân thực, bút pháp cần linh hoạt, về tư tưởng thì không bị trói buộc bởi tư tưởng chính thống và quan niệm đạo đức phong kiến, về hình thức nghệ thuật cũng không bị hạn chế về cách luật cố hữu mà cổ vũ tự do sáng tạo, khuyến khích bộc lộ cá tính, tạo lập được phong cách riêng. Tác phẩm này đã trực tiếp đề cập đến nhiều vấn đề của lý luận và thi pháp văn học. Tuy nhiên, so với Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp thì công trình này ít được nghiên cứu và giới thiệu ở Việt Nam hơn. Các công trình nghiên cứu về thi pháp thơ sau này phải kể đến Những vấn đề thi học của Roman Jakobson. Đóng góp lớn lao nhất của Roman Jakobson trong lý luận về thi pháp là đã thuyết minh tương quan giữa ngữ âm và ngữ nghĩa, giữa từ và nghĩa, phản biện lý thuyết lừng danh của F. de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, kinh điển của khoa ngữ học hiện đại: tương quan giữa ngữ âm (cái biểu hiện) và nghĩa (cái được biểu hiện) là võ đoán [119]. Nhưng giới nghiên cứu thế giới hiện nay dường như đồng thuận với quan niệm Roman Jakobson khi ông cho rằng, cách đặt đối tượng vào ngôn từ, vào khối từ ngữ: tôi gọi đó là thời điểm duy nhất và thiết yếu của 13
- thơ, đụng không những vào lối kết hợp chữ nghĩa mà còn đụng vào cái vỏ của ngôn từ. Sự liên hợp tự động giữa ngữ âm và ngữ nghĩa. Vì nếu Saussure nói đúng: không có tương quan giữa âm và nghĩa, thì... thì sẽ không có thơ! Hoặc giả ngôn ngữ thơ sẽ nghèo nàn lắm, lý luận về thi ca sẽ khốn cùng. Thơ sẽ là lối minh họa vần vè, một trò tiêu khiển phù phiếm. Sự nghiên cứu âm vị dẫn đến sự phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ hàng ngày: Jakobson xác định và chứng minh rằng, mỗi chữ trong thơ đều đã bị biến tính, biến dạng, tức là bị "bóp méo" đi, so với ngôn ngữ hàng ngày. Làm thơ là tạo ra một cấu trúc ngôn ngữ đặc dị, trái khoáy, khác thường. Và chính ở sự khác thường, biến dạng đó, nó mới gây "bất ngờ". Khái niệm "bất ngờ" của Jakobson, cũng giống như khái niệm "lạ hoá" của Chklovski, đều đi từ thi học Aristote. Nhưng sự khảo sát thơ đi từ âm vị, là một bước tiến mới trong thi học, nó bắt buộc nhà nhà phê bình phải trở thành bác sĩ giải phẫu chữ, không chỉ dừng lại ở ý thơ, tứ thơ, mà còn phải "phanh phui" cơ thể của một từ ra từng yếu tố âm nhỏ nhất để xem bên trong nó có gì không? Roman Jakobson tìm ra những cấu trúc cơ bản của thơ trên cơ cở của trục kết hợp và trục lựa chọn. Cùng với đó là nguyên lý phổ quát trong thơ cũng như trong nghệ thuật nói chung là nguyên lý song song. Đây là những luận điểm quan trọng khi nghiên cứu cấu trúc và ngôn ngữ của thơ ca. Victor Borisovich Shklovski trong tiểu luận Nghệ thuật như là thủ pháp cho rằng, nghệ thuật - đó là tư duy bằng hình tượng. Có thể nghe thấy câu đó từ một học sinh trung học, nhưng nó cũng là điểm xuất phát đối với một học giả ngữ văn bắt đầu tạo ra một lý thuyết nào đó trong lĩnh vực lý luận văn học. Ý tưởng ấy từng nảy nở trong ý thức nhiều người; cần phải coi Potebnia là một trong những người tạo ra nó. Ông cho rằng, không có hình tượng thì không có nghệ thuật, đặc biệt là không có thơ. Thơ cũng như văn xuôi, trước hết và chủ yếu là một phương thức tư duy và nhận thức nhất định. 14
- B.M. Eikhenbaum trong tiểu luận Nhạc điệu câu thơ trữ tình Nga đề cao nhạc điệu trong thơ ca: “Khi nghiên cứu câu thơ như vốn dĩ, người ta thường nghĩ tới tổ chức nhịp điệu và thanh điệu của nó. Nhưng cả nhịp điệu lẫn thanh điệu, tự bản thân chúng không quyết định đặc điểm của phong cách và không có khả năng xác lập các nguyên tắc kết cấu. Nhịp điệu và sự “phối” thanh chỉ xác định câu thơ nói chung, xác định bản chất của nó, và do đó không tạo ra cơ sở để nghiên cứu sự khác biệt mang tính đặc thù của phong cách này với phong cách kia” [119]. Các chữ “nhạc tính”, “nhạc điệu” thường được hiểu là âm vang, âm hưởng, là sự ngân nga nói chung, mà không tính tới việc, liệu có phải nó được tạo ra bởi sự phối nhạc phong phú, bởi tiết tấu đa dạng, hoặc vì một cái gì đó hay không. Kì thật, một hệ thống ngữ điệu phát triển hoàn toàn có thể tạo ra nhạc điệu thực sự cho câu thơ mà không cần phải kết hợp với hiệu quả phối nhạc và nhịp điệu. Ngoài ra, sự đa dạng của phối nhạc lại thường hiện hữu nhiều hơn ở tác phẩm trữ tình loại khác, ở loại trữ tình mà người ta nhận ra rất rõ cách thức cấu âm [119]. Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái hình thức Nga đã có nhiều công trình quan trọng trong việc nghiên cứu thơ và thi pháp thơ. Đây cũng là những gợi mở quan trọng để các nhà nghiên cứu trong nước cho ra đời những công trình về thi pháp thơ. 1.3. Nghiên cứu về thơ lục bát và thi pháp thơ lục bát 1.3.1. Nghiên cứu thơ lục bát Tiếp nhận các lý thuyết về thi pháp nói chung và thi pháp thơ nói riêng, các công trình ở Việt Nam cũng đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Phan Ngọc chịu ảnh hưởng sâu sắc của thi pháp học cấu trúc chủ nghĩa và ông đã bắt đầu nghiên cứu thi pháp cấu trúc từ những năm 60, nhưng do không khí xã hội Việt Nam những năm ấy không thuận lợi cho nên mãi đến giữa những năm 80 đầu những năm 90 ông mới cho công bố các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều (1985) và về thơ Đường (1990), thơ song thất lục 15
- bát, cách đọc văn học theo ngôn ngữ học. Công trình về Truyện Kiều của Phan Ngọc là một tìm tòi về phong cách học trong khi bộ môn này “còn thiếu một lí luận nhất quán để có thể khẳng định nó như một khoa học thật sự”. Ông phải tiến hành xây dựng lại các khái niệm của môn phong cách học, khám phá nét nội dung và hình thức không lặp lại phù hợp với nội dung ấy bằng cách xét tần suất lặp đi lặp lại của một hiện tượng sau đó kiểm chứng trên trục lịch sử và thời đại. Ông không nghiên cứu phong cách một cách cô lập, mà sử dụng thao tác đối lập để tìm nét khu biệt về nội dung và hình thức độc đáo chỉ một mình Nguyễn Du làm được, không phải là nét mà nhiều người cùng thời với nhà văn cũng làm được. Như thế phong cách học của Phan Ngọc không còn là phong cách học hình thức, mà đã gắn chặt với nội dung, điều kiện lịch sử và khu biệt với phong cách thời đại. Ông cho rằng: “Ta phải đi tìm những cống hiến nghệ thuật của riêng nhà thơ Nguyễn Du mà trước đó không ai làm được, và sau đó cũng không có ai làm được. Chỉ những yếu tố ấy mới làm thành phong cách của ông” [105, tr.9]. Phan Ngọc nhấn mạnh phong cách của riêng Nguyễn Du mà không lẫn với ai được. Trong chương VII (Câu thơ Truyện Kiều) của công trình này ông nhấn mạnh về phong cách thơ Nguyễn Du: “Muốn xét câu thơ Nguyễn Du như một hiện tượng của phong cách học Việt Nam, cần phải xem nó như một tổng thể, gồm nhiều yếu tố kết hợp với nhau một cách hữu cơ. Sau đó, theo dõi quá trình hình thành của từng yếu tố một để tìm cái mới của câu thơ Nguyễn Du. Rồi lại phải đối lập câu thơ lục bát của Nguyễn Du với câu thơ lục bát đương thời, để rút ra những nét làm thành giá trị nghệ thuật của câu thơ này” [105, tr.251- 252]. Phan Ngọc lấy sự lựa chọn làm nguyên tắc khu biệt cơ bản để nghiên cứu, ông thực sự đã đem lại nhiều điều mới mẻ trong cấu trúc nghệ thuật của Truyện Kiều và thơ Đường. Như thế thành công của Phan Ngọc gắn liền với tìm tòi phương pháp của chính ông. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 169 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 212 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 162 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 47 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 19 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 120 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 33 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn