LUẬN VĂN: Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
lượt xem 75
download
Trong giai đoạn trước đây, không riêng Việt Nam mà cả các nước thuộc hệ thống XHCN đã đồng nhất nền kinh tế thị trường với CNTB, phủ nhận các phạm trù, quy luật kinh tế tồn tại và các hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, trải qua thực tiễn chúng ta càng ngày càng nhận thức rõ ràng: kinh tế thị trường không đối lập với CNXH, nó là thành tựu của nhân loại, đồng thời cũng rất cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
- LUẬN VĂN: Phân tích giá trị thặng dư về mặt chất và mặt lượng. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường
- Phần mở đầu Trong giai đoạn trước đây, không riêng Việt Nam mà cả các nước thuộc hệ thống XHCN đã đồng nhất nền kinh tế thị trường với CNTB, phủ nhận các phạm trù, quy luật kinh tế tồn tại và các hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, trải qua thực tiễn chúng ta càng ngày càng nhận thức rõ ràng: kinh tế thị trường không đối lập với CNXH, nó là thành tựu của nhân loại, đồng thời cũng rất cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH và kể cả khi CNXH đã được xây dựng. Nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với các phạm trù và các quy luật kinh tế của nó, trong đó có phạm trù giá trị thặng dư. Hay nói cách khác: sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan ở Việt Nam, khi mà ở nước ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN, nhưng trong chừng mực nào đó vẫn tồn tại thành kiến đối với các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản, coi các thành phần kinh tế này là bóc lột, nhận thức này không chỉ xảy ra với một số cán bộ, đảng viên làm công tác quản lý mà còn xảy ra ngay trong những người trực tiếp làm kinh tế tư nhân ở nước ta. Theo như lý luận của Các Mác, vấn đề bóc lột này lại liên quan đến “giá trị thặng dư”. Chính vì thế, việc ngiên cứu về mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng XHCN ở Việt Nam mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Từ việc nghiên cứu đó, rút ra ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này là điều rất cần thiết. Lênin đã từng đánh giá: “Giá trị thặng dư là hòn tảng trong học thuyết kinh tế của Mác”, lời đánh giá này cho thấy việc nghiên cứu về giá trị thặng dư là một vấn đề lớn.
- Bài viết này được chia thành 3 chương : Chương I: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư. ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Chương II: Thực trạng việc nghiên cứu và vận dụng giá trị thặng dư ở nước ta hiện nay Chương III: Một số gải pháp để vận dụng lý luận giá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
- Phần nội dung Chương 1: Mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư. ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của chúng ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa Cần phải nghiên cứu về giá trị thặng dư bởi sự tồn tại của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất yếu khách quan. Có nghiên cứu về giá trị thặng dư ta mới thấy rõ những đặc tính phổ biến của sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường. Từ đó, tìm ra các giải pháp để vận dụng học thuyết giá trị thặng dư nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, theo mục tiêu đã được Đảng và Nhà nước ta vạch ra, làm dân giàu nước mạnh, xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Khi nghiên cứu về phạm trù giá trị thặng dư, Mác đã sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu. Người đã gạt bỏ đi những cái không bản chất của vấn đề để rút ra bản chất của nó, đi từ cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể và đặc biệt là việc sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học. A. Mặt chất của giá trị thặng dư. Đi từ sự phân tích “sự chuyển hoá của tiền thành tư bản” cùng với “sự chuyển hoá sức lao động thành hàng hoá”, Mác đã chỉ rõ mối quan hệ kinh tế giữa người sở hữu tiền và người sở hữu sức lao động là điều kiện để sản xuất ra giá trị thặng dư. Từ đó, Mác đi phân tích “quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư”, làm rõ bản chất, nguồn gốc của giá trị thặng dư. I. Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản. 1. Công thức chung của tư bản Tiền là sản phẳm cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện đưới hình tháI một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phảI là tư bản, tiền chỉ biến thành tư
- bản trong những đIều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Tiền được coi là tiền thông thường thì vận động theo công thức H – T – H nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hoá thành tiền. Còn tiền được coi là tư bản thì vận động theo công thức : T – H – T, tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá, rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T – H – T đều chuyển hoá thành tư bản. Để làm rõ sự khác nhau giữa tiền và tư bản, Mác đã đi phân tích điểm giống và khác nhau của hai công thức: lưu thông hàng hoá giản đơn H-T-H và hình thái lưu thông T-H-T Điểm giống nhau của hai hình thái lưu thông này là: Trong cả hai công thức đều bao gồm hai yếu tố tiền (T) và hàng hoá (H). Nếu đem phân chia mỗi công thức thành hai giai đoạn thì cả hai công thức đều có hai giai đoạn đối lập giống nhau: H-T là bán và T-H là mua. Và trong cả hai công thức thì đều có sự xuất hiện của ba bên, trong đó một người chỉ bán, một người chỉ mua, và người thứ ba thì lần lượt mua và bán. Điểm khác nhau của hai hình thức lưu thông này là: - Trình tự hai giai đoạn đối lập (mua và bán) trong hai công thức lưu thông là đảo ngược nhau. Với công thức H-T-H là bán trước, mua sau, tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Còn với công thức T-H-T thì mua trước, bán sau, vai trò trung gian thuộc về hàng hoá. - Trong công thức lưu thông H-T-H, tiền cuối cùng được chuyển thành hàng hoá, do đó tiền bị chi tiêu hẳn. Ngược lại, trong hình thái T-H-T, tiền được chi ra để mua rồi được thu lại sau khi bán, như vậy tiền trong công thức này chỉ được ứng trước mà thôi. Tóm lại, giá trị sử dụng là mục đích cuối cùng của vòng chu chuyển H-T-H. Còn động cơ, mục đích của vòng chu chuyển T-H-T là bản thân giá trị trao đổi. Trong lưu thông T-H-T, điểm đầu và điểm cuối đều là tiền, chúng không khác nhau về chất. Do đó, quá trình vận động này dường như là một việc thừa, vì nó là một việc đổi một vật để lấy một vật giống hệt. Mà như ta biết, một món tiền chỉ có thể khác với một món tiền khác về mặt số lượng, nên để quá trình T-H-T có được cái nội dung của nó thì cần có sự khác nhau về lượng tiền ở điểm đầu và điểm cuối. Kết quả là qua lưu thông, giá
- trị (tiền) được ứng ra trước đó không những được bảo tồn mà còn tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy đã biến giá trị (tiền) đó thành tư bản. - Mục đích của quá trình lưu thông H-T-H, là giá trị sử dụng, tức là nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định. Như vậy, quá trình này là hữu hạn, nó sẽ kết thúc khi nhu cầu nào đó được thoả mãn. Ngược lại, mục đích khi thực hiện quá trình lưu thông theo công thức T- H-T là làm tăng giá trị ứng trước đó. Chỉ riêng điều này thôi đã khiến sự vận động của tư bản theo công thức T-H-T là không có giới hạn. Từ phân tích trên, Mác đã phân biệt một cách rõ ràng tiền thông thường và tiền là tư bản. Tiền thông thường chỉ đóng vai trò trung gian trong lưu thông. Còn tiền là tư bản là giá trị tự vận động, nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông, rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy nở trong lưu thông, quay trở về dưới dạng đã lớn lên và không ngừng bắt đầu lại cũng một vòng chu chuyển ấy, T-T’, tiền đẻ thành tiền (theo lời phái trọng thương). T-H-T’, mới nhìn thì nó là công thức vận động của riêng tư bản thương nghiệp, nhưng ngay cả tư bản công nghiệp và cả tư bản cho vay thì cũng vậy. Tư bản công nghiệp cũng là tiền được chuyển hoá thành hàng hoá thông qua sản xuất, rồi lại chuyển hoá trở lại thành một số tiền lớn hơn bằng việc bán hàng hoá đó. Tư bản cho vay thì lưu thông T-H- T’ được biểu hiện dưới dạng thu ngắn lại là T-T’, một số tiền thành một số tiền lớn hơn. Như vậy, T-H-T’ thực sự là công thức chung của tư bản. Nhưng sự vận động theo công thức chung T-H-T’ này mâu thuẫn với tất cả các quy luật về bản chất của hàng hoá, giá trị, tiền và bản thân lưu thông. 2. Những mâu thuẫn của công thức chung Trong lưu thông có thể có hai trường hợp xảy ra: một là trao đổi tuân theo quy luật giá trị (trao đổi ngang giá); hai là trao đổi không tuân theo quy luật giá trị (trao đổi không ngang giá). - Nếu trao đổi ngang giá, thì giá trị thặng dư không thể sinh ra từ hành vi mua (T-H) hoặc hành vi bán (H-T), tức là từ lĩnh vực lưu thông, vì nếu mua, bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái từ tiền sang hàng hoá, rồi từ hàng trở lại thành tiền, số tiền ứng ra bằng số tiền thu lại sau khi bán. Vậy, ở trường hợp này không có sự hình thành giá trị thặng dư. - Nếu trao đổi không ngang giá: có thể có hai giả thiết, một là người bán bán hàng hoá cao hơn giá trị của chúng (bán đắt), và hai là người bán bán hàng hoá dưới giá trị của chúng (bán rẻ).
- Trong giả thiết “bán đắt”: hàng hoá được bán với giá cao hơn giá trị của nó, khi đó người bán được lợi một khoản là phần chênh lệch giữa giá bán và giá trị thực của hàng hoá, còn người mua bị thiệt một khoản đúng bằng giá trị mà người bán được lợi. Trong giả thiết “bán rẻ”: hàng hoá được bán với giá thấp hơn giá trị của nó, thì người mua được lợi một khoản là phần chênh lệch giữa giá trị thực và giá bán của hàng hoá, còn người bán bị thiệt một giá trị đúng bằng giá trị mà người mua được lợi. Như vậy, trong cả 2 giả thiết trên, thì nếu người này được lợi thì người kia bị thiệt, nhưng tổng giá trị của hàng hoá (trong quá trình lưu thông đó) vẫn không tăng lên. Vì vậy, cả trong trường hợp này cũng không diễn ra sự hình thành giá trị thặng dư. Nhìn vào công thức chung của ta bản, ta thấy chỉ có hành vi mua và bán, tức là chỉ có lưu thông, nhưng thực tế lại có giá trị thặng dư. Mà theo phân tích trên, giá trị thặng dư không sinh ra trong lưu thông. Như vậy, giá trị thặng dư vừa không thể sinh ra trong lưu thông lại vừa không thể sinh ra ngoài quá trình lưu thông. Nó phải sinh ra trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông. Và theo Mác, đó chính là mâu thuẫn của công thức chung. Để giải quyết vấn đề này ta phải đứng trên các quy luật của lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Vấn đề cơ bản ở đây là nhà tư bản đã gặp ở trên thị trường một loại hàng hoá đặc biệt qua tiêu dùng, giá trị của nó không những bảo toàn mà còn tăng lên đó là hàng hoá sức lao động. 3. Hàng hoá sức lao động (a) Sức lao động và điều kiện tạo ra hàng hoá Sức lao động (hay năng lực lao động) bao gồm sức thần kinh, sức cơ bắp, thể lực và trí lực tồn tại trong bản thân con người sống nó chỉ được bộc lộ qua lao động và là yếu tố chủ thể không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất xã hội. Nhưng để người sở hữu tiền có thể mua được sức lao động với tư cách là hàng hoá thì sức lao động phải có hai điều kiện sau để trở thành hàng hoá: - Một là: người lao động phảI được tự do về thân thể để tự do bán sức lao động của mình.
- Bởi vì, sức lao động chỉ có thể xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, khi nó được đưa ra thị trường, tức là bản thân người có sức lao động đó, đem bán nó. Mà muốn vậy, thì người đó phải được hoàn toàn tự do về thân thể, tự do sở hữu năng lực lao động của mình. Người sở hữu sức lao động bao giờ cũng phải bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định mà thôi, vì nếu anh ta bán hẳn sức lao động đó trong một lần thì anh ta sẽ tự bán bản thân mình, và từ chỗ là một người tự do anh ta sẽ trở thành người nô lệ. - Hai là: người lao động phảI bị tước hết tư liệu sản xuất muốn sống họ phảI bán sức lao động của mình. Bởi vì, khi một người còn có những hàng hoá khác (tư liệu sản xuất khác) để bán thì anh ta sẽ không đem bán sức lao động của mình. Do vậy, chỉ khi người lao động không còn tư liệu sản xuất nào khác, thì họ buộc phải đem bán chính sức lao động của mình để tồn tại, và chỉ khi đó hàng hóa sức lao động mới xuất hiện trên thị trường. Khi sức lao động trở thành hàng hoá, nó cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng, nhưng nó là hàng hoá đặc biệt, vì vậy, giá trị và giá trị sử dụng của nó có những nét đặc thù so với những hàng hoá khác. (b) Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động Giá trị của hàng hoá sức lao động: Giá trị của sức lao động cũng giống như bất kỳ một hàng hoá nào khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất và để tái sản xuất quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn táI sản xuất ra năng lực đó người công nhân phảI tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Mặt khác, số lượng của những nhu cầu cần thiết ấy, cũng như phương thức thoả mãn những nhu cầu đó, ở mỗi một người, nhóm người lao động lại khác nhau, do các yếu tố lịch sử, tinh thần, nên giá trị của sức lao động còn mang tính tinh thần, thể chất và lịch sử. Nhưng người sở hữu sức lao động có thể chết đi, do vậy, muốn cho người ấy không ngừng xuất hiện trên thị trường hàng hoá sức lao động, thì người bán sức lao động ấy phải trở nên vĩnh cửu, bằng cách sinh con đẻ cái. Những sức lao động đang biến mất khỏi thị trường vì hao mòn hay chết đi phải được thay thế bằng sức lao động mới. Vì vậy, tổng số những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc sản xuất ra sức lao động bao gồm cả những tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế đó, tức là cho con cái của những người lao động.
- Muốn người lao động có kiến thức và có những thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, thì cần phải tốn một số nhiều hay ít chi phí để đào tạo. Chi phí đào tạo này lại là khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động. Và chi phí này cũng gia nhập vào tổng số những giá trị được chi phí để sản xuất ra sức lao động. Vậy giá trị của hàng hoá sức lao động bao gồm: - Giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động của người công nhân. - Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người công nhân ( cho những người thay thế của anh ta) - Chi phí đào tạo người công nhân tuỳ theo tính chất phức tạp của lao động được đào tạo. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động: Hàng hoá sức lao động có điểm giống và điểm khác hàng hoá thông thường. Điểm giống là ở chỗ: hàng hoá thông thường và hàng hoá sức lao động đều có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định của người mua nó. Điểm khác là ở chỗ: nếu như hàng hoá thông thường khi đem sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng đều bị tiêu hao theo thời gian, thì ngược lại, hàng hoá sức lao động khi đem sử dụng, giá trị sử dụng càng tăng do người công nhân tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất. Và giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Chính trong quá trình ấy, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, tức là tạo ra giá trị thặng dư. II. Sản xuất ra giá trị thặng dư Sau khi người sở hữu tiền đã mua được sức lao động của người sở hữu sức lao động, thì người đó tiến hành tiêu dùng sức lao động. Mà việc tiêu dùng sức lao động là lao động. Nên người mua sức lao động tiêu dùng sức lao động ấy bằng cách bắt người bán nó phải lao động. Mà giá trị sử dụng của sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động, và trong quá trình ấy sức lao động tạo ra giá trị thặng dư. Do đó, khi đi nghiên cứu về sản xuất giá trị thặng dư, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu từ quá trình lao động. 1. Quá trình lao động Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào tự nhiên bắt tự nhiên phục vụ lợi ích của mình.
- Như vậy thì quá trình lao động sẽ là sự kết hợp của 3 yếu tố: sức lao động; đối tượng lao động; tư liệu lao động. Trong đó: - Sức lao động, như đã phân tích ở trên, thì đó là yếu tố cơ bản của quá trình lao động, vì sức lao động gắn với con người, mà con người luôn sáng tạo ra tư liệu lao động, đối tượng lao động, đồng thời sử dụng chúng để phục vụ lợi ích của mình. ở đây, ta cần phân biệt giữa sức lao động và lao động. Nếu như nói đến sức lao động là mới chỉ nói đến khả năng lao động của con người, thì nói đến lao động là nói đến việc tiêu dùng sức lao động, là nói đến việc dùng sức lao động kết hợp với đối tượng và tư liệu lao động để tạo ra của cải vật chất. -Đối tượng lao động: là những vật có sẵn trong tự nhiên mà lao động của con người tác động vào cảI biến nó cho phù hợp với yêu cầu của con người. Có thể chia nó thành 2 loại: Một là, loại có sẵn trong tự nhiên như đất đai, các nguồn thuỷ sản, lâm sản… Hai là, loại đã trải qua chế biến, thường tồn tại dưới dạng nguyên, nhiên, vật liệu. - Tư liệu lao động: là một vật hoặc là hệ thống những vật mà con người sử dụng để cảI biến đối tượng lao động cho phù hợp với nhu cầu của con người. Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao động và những yếu tố vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình sản xuất như: kho tàng, bến bãi, đường giao thông, thông tin, điện nước... tức là các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, công cụ lao động là những yếu tố tác động trực tiếp vào đối tượng lao động (như máy móc…), nó là yếu tố cơ bản nhất của tư liệu lao động, mà Mác gọi nó là hệ thống “xương cốt” của quá trình lao động sản xuất. Việc phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động cũng chỉ là tương đối mà thôi. Đối tượng lao động và tư liệu lao động trong quá trình lao động sản xuất hợp thành tư liệu sản xuất, do đó, có thể nói rằng: quá trình lao động là sự kết hợp của hai yếu tố: sức lao động và tư liệu sản xuất. Trong quá trình lao động, sức lao động kết hợp với dụng cụ lao động tác động vào đối tượng lao động và chuyển toàn bộ giá trị của những tư liệu sản xuất đó vào sản phẩm được tạo ra. Đi từ cái chung là việc nghiên cứu quá trình lao động, Mác đã đi đến phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB. 2. Sản xuất ra giá trị thặng dư Để hiểu rõ hơn quá trình sản xuất giá trị thặng dư dưới CNTB, ta hãy xem ví dụ với những giả định khoa học mà Mác đã đưa ra như sau: Với phương pháp trừu tượng hoá trong nghiên cứu, Mác đã đưa ra các giả định khoa học:
- - Nền kinh tế tư bản chỉ là nền kinh tế tái sản xuất giản đơn. - Giá cả không thay đổi. - Không xét đến ngoại thương. Ví dụ : Có một nhà tư bản kinh doanh ngành sợi để có sợi bán họ mua 20Kg bông trị giá 20 USD. Tiền hao mòn máy móc là 3 USD, tiền thuê công nhân là 4 USD (ngang bằng tư liệu sinh hoạt để họ sống trong 1 ngày) và giả sử họ kéo hết số bông trên trong 4 giờ và mỗi giờ tạo ra 1 lượng giá trị mới là 1 USD. Việc mua bán trên là đúng giá trị và trong đIều kiện sản xuất trung bình của xã hội. -Quá trình sản xuất được tiến hành trong 4 giờ lao động với tư cách là lao động cụ thể công nhân kéo hết 20kg bông thành sợi, giá trị của bông và hao mòn mýa móc được lao động cụ thể của công nhân chuyển dịch và bảo tồn và giá trị của sợi hình thành ra bộ phận giá trị cũ ( C) là 23 USD. - Cũng trong 4 giờ lao động trên với tư cách là lao động trừu tượng, sức lao động của công nhân tạo ra lượng giá trị mới (V + m) là 4 USD kết tinh vào giá trị của sợi. Nhà tư bản đem số sợi trên ra thị trường bán đúng giá trị sẽ thu về 27 USD, họ ứng ra 27 USD lại thu về 27 USD, họ đạt được mục đích. Nhà tư bản suy nghĩ công nhân lao động được trả tiền công họ cũng lao động nhưng không được gì, họ suy nghĩ công nhân được trả 4 USD ngang bằng tư liệu sinh hoạt sống trong 1 ngày. Do đó, không thể chỉ lao động bốn giờ mà nhiều hơn nữa 8 giờ chẳng hạn. 4 giờ sau nhà tư bản chỉ phảI mua 20kg bông trị giá 20 USD hao mòn máy móc 3 USD. Kết quả sau 8 giờ lao động của công nhân nhà tư bản đem số sợi trên ra thị trường bán đúng giá trị sẽ thu về được 54 USD, họ ứng ra 50 USD (40 USD bông, 6 USD hao mòn máy móc, 4 USD tiền công) 4 USD trội hơn đó là giá trị thặng dư của nhà tư bản. Cũng qua ví dụ trên, chúng ta thấy ngày lao động của người công nhân được chia thành hai phần, một phần là thời gian lao động xã hội cần thiết (để tái sản xuất ra sức lao động), một phần là thời gian lao động thặng dư ( phần thời gian tạo ra giá trị thặng dư). Có hai phương thức sản xuất ra giá trị thặng dư, đó là: sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối. (a) Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Đây là phương thức sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động hoặc là tăng cường độ lao động, trong khi giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư. Kéo dài ngày lao động hay tăng cường độ lao động đều là hao phí lao động trừu tượng.
- Thí dụ: ngày lao động là 12 giờ, gồm thời gian lao động cần thiết: 6 giờ và thời gian lao động thặng dư: 6 giờ. Bây giờ kéo dài ngày lao động thành 18 giờ mà thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng từ 6 giờ lên 12 giờ. Mục đích của nhà tư bản là giá trị thặng dư tối đa (vô hạn), nhưng phương thức sản xuất này không đạt được mục đích đó. Vì ngày lao động bị hạn chế không quá 24 giờ, và trong thực tế, không thể kéo dài đến 24 giờ. Mặt khác, việc kéo dài ngày lao động còn gặp phải sự đấu tranh của công nhân, và sự đấu tranh đó buộc nhà tư bản phải rút ngắn thời gian lao động. Khi độ dài ngày lao động đã được xác định, nhà tư bản phải tìm phương thức khác để sản xuất ra giá trị thặng dư, phương thức đó được gọi là phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối. (b) Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối Phương thức sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương thức sản xuất giá trị bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết trong khi độ dàI của ngày lao động không đổi dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì phải giảm giá trị những tư liệu sinh hoạt, bằng cách tăng năng suất lao động xã hội ở những ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và ở những ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sinh hoạt. Muốn tăng năng suất lao động phải cải tiến sản xuất, đổi mới công nghệ. Những doanh nghiệp nào đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mới sẽ thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. ở đây, giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư cao hơn giá trị thặng dư bình thường do có giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó. Thực chất của giá trị thặng dư siêu ngạch chính là giá trị thặng tương đối, bởi vì nó đều do tăng năng suất lao động mà có. Chỉ khác ở chỗ: giá trị thặng dư tương đối do tăng năng suất lao động xã hội, do đó, tất cả các nhà tư bản đều được hưởng. Còn giá trị thặng dư siêu ngạch là do tăng năng suất lao động cá biệt, nên chỉ có những nhà tư bản nào có năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội thì mới được hưởng giá trị thặng dư siêu ngạch này. Khi các doanh nghiệp đều ứng dụng công nghệ mới và hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thì giá trị thị trường sẽ giảm xuống, người tiêu dùng được mua hàng hoá rẻ hơn trước, tức là giá của những tư liệu sinh hoạt giảm, nhờ đó sẽ hạ được thời gian lao động xã hội cần thiết xuống, và nhà tư bản thu giá trị thặng dư tương đối. Do các doanh nghiệp
- đều có trình độ công nghệ như nhau nên không ai thu được giá trị thặng dư siêu ngạch nữa, giá trị thặng dư siêu ngạch khi đó chuyển thành giá trị thặng dư tương đối. Cần để ý rằng, máy móc (máy móc tiên tiến cũng vậy) không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng nó tạo điều kiện để tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị của thị trường, nhờ đó mà giá trị thặng dư tăng lên. B. Mặt lượng của giá trị thặng dư Mặt lượng của giá trị thặng dư biểu hiện ở tỷ suất giá trị thặng dư, ở khối lượng giá trị thặng dư, và ở trong các hình thức của giá trị thặng dư. I. Tỷ suất giá trị thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ tính theo phầm trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến (ký hiệu là m’). Như vậy, ta có thể thấy tỷ suất giá trị thặng dư phụ thuộc vào mối quan hệ giữa phần ngày lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, và thời gian lao động thặng dư. Mà dưới CNTB, phần thời gian lao động thặng dư là phần thời gian lao động không công của người công nhân cho nhà tư bản. Do đó, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ (mức độ) bóc lột của nhà tư bản với công nhân, tức là nói lên sự bóc lột theo chiều sâu. Để chứng minh cho kết luận này, ta hãy đi so sánh giá trị thặng dư và phần tư bản trực tiếp sinh ra nó. Nhà tư bản ứng trước một số tư bản là C để tiến hành sản xuất, tìm kiếm giá trị thặng dư, giá trị thặng dư đó được biểu hiện ở phần dư trong giá trị của sản phẩm so với tổng số giá trị của các yếu tố sản xuất ra sản phẩm ấy. Ta có giá trị của sản phẩm (ký hiệu là C’) là: C’ = C + m, trong đó m là giá trị thặng dư. Tư bản C được phân chia thành hai phần: một phần được gọi là tư bản bất biến, ký hiệu là c, chi cho những tư liệu sản xuất; một phần được gọi tư bản khả biến, ký hiệu là v, chi ra để mua sức lao động. Vậy C = c + v. Ví dụ như nhà tư bản đã ứng trước 16 đồng, trong đó c = 12 đồng, v = 4 đồng. Đến đây ta có thể viết lại công thức tính giá trị của một sản phẩm như sau: C’ = c + v + m. Ví dụ như giá trị của sản phẩm đó là C’ = 20 đồng, vậy giá trị thặng dư m = 4 đồng. Như đã làm rõ ở phần trên, thì c là bộ phận giá trị được chuyển hoá toàn bộ vào trong giá trị của sản phẩm, còn v là bộ phận giá trị trực tiếp sinh ra m.
- Chúng ta đã thấy rằng, trong một ngày lao động, người công nhân không chỉ sản xuất ra giá trị của sức lao động của mình, tức là chỉ sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết cho anh ta mà còn tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Vì anh ta sản xuất trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội, cho nên anh ta không trực tiếp sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, mà chỉ sản xuất ra giá trị bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt của anh ta. Phần ngày lao động mà anh ta dùng để sản xuất ra giá trị những tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết đó, ta gọi là thời gian lao động cần thiết, lao động trong thời gian ấy gọi là lao động cần thiết, và lao động này của người công nhân được nhà tư bản trả bằng phần tư bản v. Hay lao động cần thiết được biểu hiện bằng số tư bản v. Phần thứ hai trong ngày lao động, hay là phần thời gian người công nhân làm quá thời gian lao động cần thiết, mà lao động trong phần thời gian này, cũng làm cho người công nhân phải hao phí sức lao động của mình, nhưng lại không tạo ra giá trị nào cho mình cả, mà giá trị tạo ra khi đó là giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Ta gọi phần thời gian này là thời gian lao động thặng dư, lao động trong thời gian này là lao động thặng dư, lao động thặng dư này được biểu hiện bằng giá trị thặng dư m. Tỷ suất giá trị thặng dư theo khái niệm trên là: m’ = m = 4 = 100% v 4 Và theo phân tích trên thì m = lao động thặng dư v lao động cần thiết Công thức tỷ suất giá trị thặng dư : m’= lao động thặng dư , chỉ ra chính lao động cần thiết xác tỷ lệ giữa hai bộ phận cấu thành của ngày lao động. Nếu tỷ lệ đó là 100% , thì người công nhân đã làm nửa ngày cho bản thân, và nửa ngày cho nhà tư bản. Tóm lại, tỷ suất giá trị thặng dư đã biểu hiện chính xác mức độ tư bản bóc lột sức lao động, hay mức độ nhà tư bản bóc lột người công nhân. II. Khối lượng giá trị thặng dư Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng số tư bản khả biến được sử dụng. Ký hiệu là M. Như vậy, khối lượng giá trị thặng dư có thể được biểu hiện bằng công thức: M = m’.V (Trong đó, V là tổng số tư bản khả biến được sử dụng.)
- Nhìn vào công thức trên ta thấy,ở cùng một trình độ bóc lột (m’) nhất định, nếu nhà tư bản sử dụng càng nhiều tư bản khả biến thì khối lượng giá trị thặng dư thu được sẽ càng lớn. Như vậy,có thể kết luận là, khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột, hay đó là sự bóc lột theo chiều rộng. III. Sự thay đổi trong đại lượng của giá trị thặng dư Chúng ta giả định rằng: hàng hoá được bán theo giá trị của nó, và giá cả sức lao động có thể cao hơn giá trị của nó, nhưng không bao giờ thấp hơn giá trị của nó. Khi đã giả định như thế thì sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư sẽ được quyết định bởi 3 nhân tố sau: một là độ dài của ngày lao động; hai là cường độ bình thường của lao động; ba là sức sản xuất của lao động. Mà 3 nhân tố này có thể kết hợp với nhau để tạo ra sự thay đổi của đại lượng giá trị thặng dư. 1. Đại lượng của ngày lao động và cường độ lao động không đổi (cho sẵn), sức sản xuất của lao động thay đổi Đại lượng của ngày lao động không đổi, có nghĩa là giá trị của ngày lao động đó không đổi, hay giá trị mới được tạo ra trong ngày lao động là không đổi. Giá trị mới tạo ra này bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư . Vì thế, trong điều kiện sản xuất nhất định, thì không thể có sự cùng tăng lên hay cùng giảm xuống của giá trị sức lao động và giá trị thặng dư. Do giá trị của sức lao động không giảm xuống, thì giá trị thặng dư không tăng lên, nên để có sự thay đổi của hai đai lượng đó, thì sức sản xuất của lao động phải có sự thay đổi. Giả định: thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, nếu sức sản xuất của lao động tăng lên, thì chỉ cần một thời gian ít hơn 4 giờ để sản xuất ra khối lượng tư liệu sinh hoạt hàng ngày cần thiết mà trước đây phải cần 4 giờ để sản xuất, do đó, giá trị của sức lao động sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu sức sản xuất của lao động giảm xuống, thì giá trị của sức lao động tăng lên. Như vậy, việc tăng năng suất lao động sẽ làm giảm giá trị của sức lao động, và đồng thời làm tăng giá trị thặng dư, trong khi đó, việc năng suất lao động giảm sẽ làm tăng giá trị của sức lao động và làm giảm giá trị thặng dư. Cần phải chú ý là việc tăng hay giảm của giá trị thặng dư bao giờ cũng là kết quả (chứ không phaỉ là nguyên nhân) của việc tăng hay giảm tương ứng của giá trị sức lao động. 2. Ngày lao động không đổi, sức sản xuất của lao động không đổi, cường độ lao động thay đổi
- Khi cường độ lao động tăng lên, tức là chi phí lao động tăng lên trong một khoảng thời gian, thì một ngày lao động có cường độ cao hơn sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn so với một ngày lao động có cường độ thấp hơn mà có số giờ lao động ngang nhau. Trường hợp này cũng gần giống như việc tăng sức sản xuất của lao động đều đem lại số sản phẩm lớn hơn trong cùng một thời gian lao động, nhưng giá trị của mỗi một đơn vị sản phẩm trong trường hợp này không đổi vì trước cũng như sau, để làm ra một sản phẩm đều hao phí một lượng lao động như nhau; còn trong trường hợp tăng sức sản xuất của lao động, giá trị của mỗi một đơn vị sản phẩm giảm đi vì nó tốn ít lao động hơn trước. Việc tăng cường độ lao động, làm khối lượng sản phẩm sản xuất ra khi đó tăng lên, giá trị lại không giảm, làm tổng giá trị tăng, trong khi đó giá trị của sức lao động không đổi, do đó, làm giá trị thặng dư tăng lên. Việc đó khác với việc tăng sức sản xuất của lao động, làm cho giá trị của sức lao động giảm đi, mà tổng số giá trị không tăng lên (vì tuy khối lượng sản phẩm tăng, nhưng giá trị của mỗi sản phẩm lại giảm đi tương ứng), do đó giá trị thặng dư tăng lên. 3. Sức sản xuất của lao động và cường độ lao động không thay đổi, ngày lao động thay đổi Ngày lao động có thể thay đổi theo hai chiều, nó có thể được rút ngắn lại hay kéo dài ra. Việc rút ngắn ngày lao động, trong điều kiện năng suất lao động và cường độ lao động không thay đổi, không làm thay đổi giá trị của sức lao động, hay không làm thay đổi số thời gian lao động cần thiết, vì thế nó làm thời gian lao động thặng dư bị rút ngắn, hay làm giá trị thặng dư giảm. Đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư giảm làm đại lượng tương đối của nó so với đại lượng không đổi của giá trị sức lao động cũng giảm xuống. Nên chỉ có bằng cách giảm giá cả của sức lao động xuống thì nhà tư bản mới không bị tổn thất. Nếu không thì việc rút ngắn thời gian lao động bao giờ cũng gắn liền với sự thay đổi của năng suất lao động và cường độ lao động. Kéo dài thời gian lao động: Giả sử thời gian lao động cần thiết là 4 giờ, hay giá trị của sức lao động là 4 đồng, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ và giá trị thặng dư là 4 đồng. Toàn bộ ngày lao động là 8 giờ, và biểu hiện trong sản phẩm là 8 đồng. Nếu ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ, và giá cả sức lao động không thay đổi, thì đại lượng tương đối của giá trị thặng dư tăng lên cùng với đại lượng tuyệt đối của nó. Mà vì giá trị của sức lao động không đổi, giá trị thặng dư lại tăng lên, do đó, đại lượng tương đối của
- giá trị sức lao động so với giá trị thặng dư sẽ giảm xuống. Như vậy, giá trị thặng dư tăng lên là nguyên nhân làm đại lượng tương đối của giá trị sức lao động giảm. Khi kéo dài ngày lao động cho đến một điểm nhất định, thì sự hao mòn sức lao động tăng lên, người lao động cần nhiều tư liệu sinh hoạt hơn để bù đắp hao mòn đó, do đó, giá cả của sức lao động phải tăng lên, nhưng ngay cả khi giá cả của sức lao động có tăng lên thì giá trị của sức lao động cũng giảm đi tương đối so với giá trị thặng dư. 4. Sự thay đổi cùng lúc của ngày lao động, sức sản xuất và cường độ của lao động Có hai trường hợp quan trọng sau cần phải nghiên cứu: (a) Sức sản xuất của lao động giảm xuống, đồng thời ngày lao động bị kéo dài. Chúng ta nói đến sức sản xuất của lao động giảm xuống là nói đến những ngành lao động mà sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động, như ngành nông nghiệp, sức sản xuất của lao động đã giảm xuống do độ màu mỡ của đất kém đi, và giá cả sản phẩm đó đắt lên một cách tương ứng. Khi sức sản xuất của lao động giảm đi, thì như phân tích ở trên, giá trị của sức lao động sẽ tăng lên, thời gian lao động cần thiết tăng lên, làm thời gian lao động thặng dư giảm đi, giá trị thặng dư cũng vì thế mà giảm xuống. Nếu như ngày lao động được kéo dài để giá trị thặng dư được sinh ra khi đó đúng bằng lượng giá trị thặng dư trước đó, thì đại lượng của nó vẫn giảm xuống tương đối so với giá trị sức lao động. Và nếu tiếp tục kéo dài thời gian lao động thì có thể cả hai đại lượng tuyệt đối và tương đối của giá trị thặng dư có thể tăng lên. (b) Cường độ và năng suất lao động tăng lên cùng với việc rút ngắn ngày lao động Khi cường độ và sức sản xuất của lao động tăng lên có nghĩa là thời gian lao động cần thiết được rút ngắn lại, đồng thời, thời gian lao động thặng dư được kéo dài ra, giá trị thặng dư được sinh ra tăng lên. Và do đó, có thể rút ngắn ngày lao động đến khi thời gian lao động thặng dư không còn nữa, nhưng cả khi sức sản xuất và cường độ của lao động có tăng đi nữa, giới hạn thời gian lao động cần thiết vẫn sẽ được nới rộng, bởi vì, càng ngày con người càng có nhu cầu sinh sống, hoạt động phong phú hơn, đồng thời một phần lao động thặng dư ngày nay sẽ được tính vào lao động cần thiết, cụ thể là phần lao động cần thiết cho việc thành lập quỹ dự trữ và quỹ tích luỹ xã hội. Năng suất lao động càng phát triển, thì lại càng có thể rút ngắn ngày lao động, và ngày lao động càng rút ngắn lại thì cường độ lao động càng có thể tăng lên. IV. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
- Từ quá trình nghiên cứu trên, ta có thể khẳng định, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới do sức lao động tạo ra, dư ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không được trả công, nhưng trên bề mặt xã hội nó lại được biểu hiện ra là một khoản dôi ra ngoài toàn bộ tư bản ứng trước, gọi là lợi nhuận. Nhưng do phân công lao động, tư bản cũng được chia thành tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay… nên lợi nhuận cũng được chia thành những hình thái cụ thể như: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô… 1. Lợi nhuận Vì chi phí TBCN nhỏ hơn giá trị xã hội của hàng hoá cho nên nhà tư bản đem hàng hoá của mình ra thị trường bán chỉ cần cao hơn chi phí sản xuất TBCN là họ đã thu được 1 khoản tiền lời. Họ gọi nó là lợi nhuận (p) Theo Cac-Mac 1 khi mà giá trị thặng dư được đem so sánh với toàn bộ tư bản ứng trước và được quan niệm như là con đẻ của tư bản ứng trước thì mang hình tháI biến tướng là lợi nhuận So sánh lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) ta thấy : + Về mặt lượng p >= , < m. ĐIều này còn tuỳ thuộc vào giá bán hàng hoá của nhà tư bản trên thị trường. Nhưng trong toàn bộ nền kinh tế tư bản thì tổng p = tổng m Về mặt chất : xuất hiện phạm trù lợi nhuật lại che dấu 1 bước quan hệ bóc lột TBCN. 2. Lợi nhuận thương nghiệp Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là: 1 phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản công nhiệp đã bóc lột của công nhân làm thuê trong quá trình sản xuất và nhường lại cho nhà tư bản thương nghiệp. Vì nhà tư bản thương nghiệp đã đứng ra đảm nhiệm khâu bán hàng cho nhà tư bản công nghiệp. Vậy, vì sao mà nhà tư bản công nghiệp lại nhường một phần giá trị thặng dư của mình cho nhà tư bản thương nghiệp? Lý do là: nhà tư bản thương nghiệp đã đứng ra đảm nhiệm khâu bán hàng, để nhà tư bản công nghiệp rảnh tay tập trung vào sản xuất. Nhờ đó mà nhà tư bản công nghiệp rút ngắn được vòng tuần hoàn vốn (tư bản), từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn. Hơn nữa, khi tham gia vào quá trình đó, nhà tư bản thương nghiệp cũng phải ứng vốn ra để kinh doanh, do họ cũng muốn có lợi nhuận. Nhường bằng cách nào? Nhà tư bản công nghiệp nhường bằng cách bán hàng hoá cho nhà tư bản thương nghiệp với giá bán buôn hay giá trị công nghiệp, giá bán này nhỏ hơn giá trị hàng hoá, bằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận công nghiệp. Rồi nhà tư bản
- thương nghiệp đem hàng hoá bán cho người tiêu dùng theo giá bán lẻ bằng giá trị hàng hoá hay bằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận công nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp. 3. Lợi tức Bản chất của lợi tức là 1 phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà các nhà tư bản hoạt động trả cho nhà tư bản cho vay về món tiền mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản hoạt động sử dụng. Lợi tức là 1 tỷ lệ phần trăm rất nhỏ so với tổng giá trị của tư bản cho vay. Và nó được coi là giá cả của tư bản cho vay, do nhà tư bản hoạt động trả cho nhà tư bản cho vay để được sử dụng tư bản cho vay. 4. Địa tô tư bản chủ nghĩa Dưới chủ nghĩa tư bản có hình thức sở hữu độc quyền về đất đai, nó cho phép địa chủ có quyền chiếm hữu một phần giá trị thặng dư do những hoạt động diễn ra trên mảnh đất ấy sinh ra, không kể đất đai đó được dùng trong nông nghiệp, cho xây dựng, cho đường sắt hay cho bất kỳ một mục đích sản xuất nào khác. Địa tô chỉ là một phần của giá trị thặng dư sau khi đã trừ đi phần lợi nhuận của tư bản kinh doanh nông nghiệp. Như thế, có thể nói lợi nhận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô chỉ là các phần khác nhau của giá trị thặng dư - được sinh ra từ lao động của người công nhân làm thuê - phân giải thành. C. ý nghĩa thực tiễn rút ra được khi nghiên cứu về giá trị thặng dư đối với nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN 1. Nghiên cứu để có nhận thức đúng về giá trị thặng dư là nhằm tránh những nghi ngờ về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang thực hiện Sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các học giả tư sản đã thừa cơ đẩy mạnh công kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin; nhiều nhà khoa học ở các nước XHCN cũng hoài nghi, thậm chí phê phán, đòi xét lại các nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, trong đó có học thuyết giá trị thặng dư. Họ làm như vậy là bởi vì họ không hiểu được cốt lõi lý luận của Mác, nhất là không nắm được phương pháp duy vật biện chứng của Mác trong nghiên cứu và trình bày học thuyết giá trị thặng dư. Do đó, việc nghiên cứu về giá trị thặng dư sẽ giúp tránh được những sai lầm như thế. Hơn nữa, như Ph. Ăng-ghen đã nói: “Nhờ hai phát hiện ấy (chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận giá trị thặng dư), chủ nghĩa xã hội đã trở thành một khoa học, và giờ đây vấn đề trước hết là phải tiếp tục nghiên cứu nó trong mọi chi tiết và mọi mối quan hệ tương hỗ của nó”, điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu về giá trị thặng dư không bao giờ
- là thừa. Đặc biệt, hiện nay, chủ nghĩa tư bản đã và đang có sự thay đổi, có sự điều chỉnh để bảo vệ cho chính mình, mà những chính sách điểu chỉnhh ấy đã làm cho sự bóc lột trở nên ngày càng tinh vi hơn, bản chất bóc lột được che giấu. Nếu như không nghiên cứu về lý luận giá trị thặng dư này và đặt nó trong tình hình mới, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư, cho phù hợp với tình hình mới, thì chúng ta rất dễ có những nghi ngờ. 2. Việc nghiên cứu về mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư giúp chúng ta thấy được thực chất của giá trị thặng dư, từ đó không đồng nhất giá trị thặng dư với sự bóc lột, tránh có những nhận thức sai lầm về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang được áp dụng ở nước ta hiện nay Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với mục đích phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phục vụ và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là sử dụng các hình thức và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, khuyến khích tinh thần năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng là để đi lên chủ nghĩa xã hội. Với mục đích đó thì vấn đề đặt ra là các hoạt động kinh tế phải có lợi nhuận cao, mà lợi nhuận là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, để có lợi nhuận cao thì phải sản xuất ra một lượng giá trị thặng dư cao tương ứng. Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư sẽ cho ta những giải pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư của nền kinh tế. Nghiên cứu về giá trị thặng dư sẽ góp phần thay đổi nhận thức sai lầm trước đây về giá trị thặng dư, coi nó là phạm trù riêng của CNTB, đồng nhất nó với sự bóc lột cần phải xoá bỏ. Việc nghiên cứu sẽ cho nhận thức đúng rằng: “giá trị thặng dư là phạm trù chung của bất kì chế độ xã hội nào có thời gian lao động lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết”. Và cái quyết định sự bóc lột không phải là lượng giá trị thặng dư được sinh ra là nhiều hay ít, mà là việc phân phối giá trị thặng dư đã được tạo ra đó như thế nào. Từ đó, những định kiến về kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân sẽ được cải thiện, những người làm kinh tế tư nhân sẽ không còn phải e dè, mà tự do phát huy năng lực của mình góp phần vào việc phát triển kinh tế. 3. Nghiên cứu giá trị thặng dư có ý nghĩa trong việc đề ra các chính sách kinh tế phù hợp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn:PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI (HABECO)
47 p | 388 | 104
-
Luận văn: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp
77 p | 338 | 103
-
LUẬN VĂN: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
13 p | 272 | 69
-
Luận văn:PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRANG TRÍ NỘI THẤT LỢI PHÁT TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015”
62 p | 237 | 63
-
LUẬN VĂN: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
13 p | 201 | 49
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phân tích giá trị nội tại cổ phiếu ngành bất động sản niệm yết tại Hose
13 p | 140 | 15
-
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long
140 p | 71 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông
99 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng phân tích giá trị giải trí của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
64 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm cho vay One Touch tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
93 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
142 p | 23 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam
171 p | 66 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần Du lịch ĐăkLăk
111 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị cao su tại tỉnh Kon Tum
111 p | 17 | 4
-
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai
123 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải Việt Nam
12 p | 51 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng (NDN)
119 p | 8 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả tài chính của các công ty ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
127 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn