NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Đề tài luận án: Hoàn thiện phương pháp tính và phân tích giá trị gia tăng ngành Vận tải<br />
Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Kinh tế (Thống kê kinh tế - xã hội) Mã số: 62.31.01.01<br />
Nghiên cứu sinh: Chu Thị Bích Ngọc Mã NCS: NCS30.12TK<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Bùi Đức Triệu 2. GS.TS Phan Công Nghĩa<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án có một số đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận như sau:<br />
(1) Luận án đã đề xuất cách tính giá trị gia tăng ngành Vận tải áp dụng cho các<br />
doanh nghiệp vận tải Nhà nước, doanh nghiệp Vận tải ngoài Nhà nước và các cơ sở<br />
kinh tế Vận tải cá thể.<br />
(2) Luận án đề xuất bổ sung thêm bổ sung các chỉ tiêu doanh thu, tổng chi phí<br />
vận tải và qui mô lao động vào biểu số 01-CS/VTKB theo Quyết định số 77/2010/QĐ-<br />
TTG ngày 30/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ.<br />
(3) Luận án đã đề xuất một số phương trình kinh tế trong áp dụng phân tích<br />
nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng ngành Vận tải.<br />
Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
Từ kết quả nghiên cứu của luận án, NCS đưa ra những những đề xuất sau:<br />
- Tổng cục Thống kê nên qui định các doanh nghiệp vận tải cần nộp báo cáo<br />
trực tiếp cho Vụ Hệ thống Tài khoản quốc, đồng thời qui định thời hạn nộp báo cáo<br />
của các doanh nghiệp vận tải sớm hơn (bằng cách nộp báo cáo qua mạng trước rồi nộp<br />
bản cứng sau) nhằm đáp ứng được nhu cầu tổng hợp số liệu của Vụ Hệ thống Tài<br />
khoản quốc gia Tổng cục Thống kê trong việc tính VA ngành Vận tải theo giá hiện<br />
hành từ nguồn thông tin báo cáo, tránh tình trạng tính chuyển từ giá so sánh về giá<br />
hiện hành như hiện nay đang tính VA ngành Vận tải .<br />
- Khi có đủ thông tin để tính GO, IC vận tải theo giá hiện hành và chỉ số giá<br />
cước vận tải, nhưng không có chỉ số giá chi phí sản xuất ngành Vận tải như hiện nay<br />
thì có thể tính VA ngành Vận tải theo giá so sánh từ tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá<br />
trị sản xuất theo giá thực tế năm báo cáo.<br />
- Trường hợp nguồn thông tin không đủ để tính GO ngành Vận tải từ giá hiện<br />
hành mà áp dụng theo cách tính GO ngành Vận tải hiện nay của Vụ Hệ thống Tài<br />
khoản quốc gia thì nên tính GO ngành Vận tải theo giá so sánh từ tốc độ phát triển<br />
khối lượng hàng hóa và hành khách luân chuyển liên hoàn.<br />
- Kết quả nghiên cứu của Luận án mong muốn là cơ sở để Tổng cục Thống kê<br />
nghiên cứu ban hành chế độ báo cáo thống kê của ngành Vận tải phù hợp hơn cho các<br />
đối tượng, nhằm khắc phục hạn chế hiện nay của Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia<br />
trong việc tính giá trị gia tăng ngành Vận tải là phải tính ngược GO ngành Vận tải từ<br />
giá so sánh về giá hiện hành, không có chỉ số giá sản xuất vận tải nên đã sử dụng 2 lần<br />
hệ số IC ngành Vận tải để tính IC ngành Vận tải theo giá hiện hành và giá so sánh.<br />
- Từng ngành Vận tải hàng năm nên tiến hành tính và phân tích giá trị gia tăng<br />
nhằm đánh giá thị phần của mình trên thị trường, cũng như phát hiện ra được những<br />
yếu tố chi phí cần cắt giảm để làm tăng giá trị gia tăng từng ngành Vận tải góp phần<br />
nâng cao đóng góp của ngành Vận tải trong GDP của nền kinh tế.<br />
<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
1. PGS.TS Bùi Đức Triệu 2. GS.TS Phan Công Nghĩa Chu Thị Bích Ngọc<br />