NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính<br />
ngân hàng Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Diệu Chi Mã NCS: NCS32.31TC<br />
Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Quang Trung<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:<br />
Một là: Trên cơ sở lý luận về hoạt động và sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp<br />
nhập (M&A) trong các doanh nghiệp, tác giả đưa ra quan điểm về hoạt động M&A và sự phát<br />
triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (TCNH) tập trung cho 3 nhóm tổ<br />
chức tài chính trung gian là ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán (CTCK) và<br />
công ty bảo hiểm (CTBH) thay vì quan điểm chung chung về M&A cho doanh nghiệp.<br />
Hai là: Luận án đã đưa ra 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động M&A<br />
trong lĩnh vực TCNH như: (1) Chỉ tiêu về số lượng và giá trị thương vụ: Mức độ gia tăng về số<br />
lượng và giá trị của các thương vụ M&A trong lĩnh vực TCNH qua các năm. (2) Chỉ tiêu về chất<br />
lượng thương vụ M&A trong lĩnh vực TCNH: Khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu; Khả năng<br />
tăng trưởng doanh thu; Mức tăng trưởng lợi nhuận; Khả năng sinh lợi trên tài sản/nguồn vốn;<br />
Mức độ giảm nợ quá hạn; Khả năng gia tăng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp TCNH.<br />
Ba là: Luận án cũng tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động M&A<br />
trong lĩnh vực TCNH bao gồm: (1) Các nhân tố ngoài doanh nghiệp: Môi trường thể chế, pháp<br />
luật; Môi trường kinh tế; Môi trường văn hóa xã hội; Môi trường kỹ thuật, công nghệ tài chính;<br />
(2) Các nhân tố thuộc doanh nghiệp: Năng lực tài chính; Khả năng cạnh tranh; Năng lực quản trị<br />
rủi ro của doanh nghiệp.<br />
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát:<br />
Một là: Qua nghiên cứu, đánh giá số liệu thứ cấp về thực trạng số lượng, giá trị và chất<br />
lượng của các thương vụ M&A trong lĩnh vực TCNH Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, luận<br />
án thấy được có sự tác động tích cực của hoạt động M&A tới kết quả kinh doanh của doanh<br />
nghiệp tài chính sau M&A. Đồng thời, với việc đánh giá mô hình Probit qua các số liệu tài chính<br />
của 22 tổ chức TCNH Việt Nam đã thực hiện M&A với biến phụ thuộc là xác suất doanh nghiệp<br />
sẽ thực hiện M&A, và 7 biến độc lập là vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận, lợi<br />
nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu, và tổng dư nợ, luận án cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều<br />
giữa vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, nợ xấu với xác suất, khả năng<br />
doanh nghiệp TCNH sẽ thực hiện M&A trong tương lai và mối quan hệ ngược chiều giữa xác<br />
suất doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A với tình hình lợi nhuận và dư nợ hiện tại của doanh<br />
nghiệp. Từ đó, luận án chứng minh được việc phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực TCNH<br />
Việt Nam là cần thiết.<br />
Hai là: Thông qua khảo sát ý kiến các cán bộ làm việc trong các tổ chức TCNH Việt<br />
Nam về triển vọng phát triển hoạt động M&A TCNH đến 2020 cho thấy các doanh nghiệp, đặc<br />
biệt là doanh nghiệp tài chính khá chú trọng tới giải pháp này và lĩnh vực TCNH chiếm tỷ trọng<br />
giá trị thương vụ M&A cao nhất trong các ngành nghề giai đoạn 2007 đến 2013 (24,54%). Ngoài<br />
ra, 77,8% số người được hỏi cũng đồng ý với quan điểm nếu doanh nghiệp thực hiện M&A sẽ<br />
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, và 52,2% cho rằng M&A là công cụ hữu<br />
hiệu hỗ trợ doanh nghiệp tài chính giải quyết vấn đề nợ xấu. Từ đó, luận án cho thấy sự tin<br />
tưởng của doanh nghiệp tài chính trong việc sử dụng giải pháp M&A trong quá trình sắp xếp lại<br />
doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở quan trọng<br />
góp phần phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực TCNH Việt Nam.<br />
Cuối cùng: Luận án đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động<br />
M&A trong lĩnh vực TCNH theo các hướng: Nhà nước cần xây dựng được một hệ thống văn<br />
bản pháp lý chuyên biệt cho M&A thay vì quy định M&A chung chung trong nhiều văn bản<br />
pháp lý; Nhà nước cần nghiên cứu nới biên độ và tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần cho nhà đầu tư nước<br />
ngoài theo lộ trình mở cửa thị trường tài chính tới năm 2020 là cơ sở cho sự gia tăng các thương<br />
vụ M&A; Nhà nước cần ban hành một quy trình chuẩn cho các thương vụ M&A tại thị trường<br />
Việt Nam với 8 giai đoạn, trong đó chú trọng tới vấn đề định giá. Bên cạnh đó, về phía doanh<br />
nghiệp tài chính cần có kế hoạch M&A chi tiết trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định về minh<br />
bạch công bố thông tin theo tháng, quý, năm hoặc các quy định cụ thể cho từng doanh nghiệp.<br />
<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
GS.TS. Phạm Quang Trung Nguyễn Thị Diệu Chi<br />