NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam.<br />
Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư Mã số: 62310105<br />
Nghiên cứu sinh: Phan Thị Thu Hiền Mã NCS: NCS30.19ĐT<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Hùng<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp về học thuật và lý luận:<br />
- Luận án đã đưa ra khung nghiên cứu bao gồm 5 bước nghiên cứu, trong từng bước lại<br />
được chia thành các nội dung đề cập trên các góc độ khác nhau (phương pháp nghiên cứu, công<br />
cụ nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và các kết quả đạt được).<br />
- Phân tích đặc điểm của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương, tác giả<br />
luận án đã góp phần làm sáng tỏ nội dung đầu tư phát triển, tiêu chí đánh giá tác động của đầu tư<br />
phát triển đến đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.<br />
Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
- Áp dụng khung nghiên cứu luận án đã phân tích thực trạng đầu tư phát triển từ nguồn<br />
ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2013 luận án đã có những phát<br />
hiện như sau: Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam chưa thật sự<br />
phát huy tác dụng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh mà trong đó nguyên nhân chủ yếu<br />
là do công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam<br />
còn đưa ra các mục tiêu mang tính tổng hợp nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau kéo theo nội<br />
dung lập kế hoạch đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam không tập<br />
trung, dàn trải, không đúng trọng tâm, trọng điểm. Điều này dẫn đến cơ cấu đầu tư phát triển từ<br />
nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh chưa hợp lý quá tập trung vào đầu tư phát<br />
triển kết cấu hạ tầng mà chưa chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực khác như: khoa học công<br />
nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực.<br />
- Bằng việc sử dụng phương pháp dự báo hồi quy xu thế bình phương nhỏ nhất luận án đã dự<br />
báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung và nhu cầu vốn đầu tư phát<br />
triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương nói riêng trong năm kế hoạch giúp tỉnh Hà Nam có các<br />
phương án huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa<br />
bàn tỉnh đến năm 2020.<br />
- Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân<br />
sách địa phương tỉnh Hà Nam trong đó trọng tâm vào thay đổi cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn<br />
đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương được tác giả khái quát thành sơ đồ nguồn<br />
vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trong đó nêu rõ<br />
có thể có 2 phương án tăng tổng nguồn vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa<br />
phương và có 1 phương án để thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa<br />
phương giúp cho địa phương có thể thay đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo từng<br />
nội dung đầu tư nhằm tăng cường đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương trên địa<br />
bàn tỉnh Hà Nam.<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Phạm Văn Hùng Phan Thị Thu Hiền<br />