NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến tranh chấp lao động và đình công - Nghiên<br />
cứu điển hình tại các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa<br />
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động) Mã số: 62340404<br />
Nghiên cứu sinh: Vương Vĩnh Hiệp Mã NCS: NCS31.21LD<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Vũ Quang Thọ 2. PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang<br />
Cơ sở đào tạo: Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận, thực tiễn<br />
Luận án nhận định tranh chấp lao động và đình công là hậu quả của quan hệ lao động giữa<br />
đơn vị, cá nhân được hưởng quyền lợi và trách nhiệm bị vi phạm: người lao động, tổ chức<br />
công đoàn, người sử dụng lao động, hội đồng người sử dụng lao động và Chính phủ.<br />
Đóng góp mới của luận án là đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhóm nhân tố ảnh hưởng<br />
gián tiếp đến tranh chấp lao động tập thể (hệ thống pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước,<br />
môi trường kinh tế xã hội); và nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tranh chấp lao động tập<br />
thể và đình công (người lao động, tổ chức công đoàn, người sử dụng lao động). Và mỗi nhóm<br />
nhân tố được phát triển các thành phần và các biến quan sát cơ bản.<br />
Đóng góp về mặt thực tiễn, luận án đã phân tích làm sáng tỏ thực trạng và đề xuất giải pháp<br />
phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động và đình công tại các khu công nghiệp tỉnh<br />
Khánh Hòa.<br />
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu luận án<br />
(i) Bên cạnh tính dân chủ, tính hoàn thiện và tính minh bạch của hệ thống pháp luật lao động,<br />
những quyết sách bảo đảm tính hài hòa cho lợi ích người lao động và người sử dụng lao động<br />
được nghiên cứu trong luận án, sẽ làm giảm tranh chấp lao động và đình công.<br />
(ii) Khả năng tổ chức và quản lý hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước chỉ rõ trong luận<br />
án, là tác nhân cho quan hệ lao động hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.<br />
Trình độ năng lực, quan điểm định hướng và nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà<br />
nước là những nhân tố ảnh hưởng tiếp theo.<br />
(iii) Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ hữu hiệu và kịp thời được phân tích sâu<br />
sẽ làm giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công, khi nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn<br />
từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.<br />
(iv) Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi người lao động hiểu rõ và nâng cao nhận thức về những<br />
quy định của pháp luật lao động, không những mang lại lợi ích cho người lao động và người<br />
sử dụng lao động, đồng thời sẽ giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công xảy ra.<br />
(v) Tính chủ động của tổ chức công đoàn, quan hệ tốt đẹp với người sử dụng lao động, và duy<br />
trì thường xuyên các hoạt động đối thoại, là những nhân tố được phân tích sẽ giúp người lao<br />
động và người sử dụng lao động tạo nên quan hệ lao động hài hòa và tiến bộ tại doanh nghiệp.<br />
(vi) Thu nhập đảm bảo cuộc sống, môi trường điều kiện lao động tốt, khả năng hòa nhập hiệu<br />
quả với người lao động, cùng với chế độ phúc lợi đầy đủ, là những nhân tố cốt lõi từ người sử<br />
dụng lao động nhằm duy trì quan hệ lao động hài hòa, tích cực và ổn định trong doanh nghiệp,<br />
phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công xảy ra.<br />
Đại diện người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />