NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế du lịch) Mã số: 62340410<br />
Nghiên cứu sinh: Lê Chí Công Mã NCS: NCS32.49DL<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Phạm Hồng Chương 2. PGS.TS Lại Phi Hùng<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
<br />
Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng, lòng trung thành của du khách trong lĩnh<br />
vực du lịch, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về lòng trung thành của du khách, các nhân tố<br />
ảnh hưởng từ đó đưa ra 03 mô hình nghiên cứu mới và kiểm định, cụ thể là:<br />
(1) Xác lập sự cần thiết phải tiếp cận chất lượng điểm đến du lịch biển dưới góc độ các thành<br />
phần (yếu tố cấu thành) cũng như mức độ ảnh hưởng khác nhau của chúng lên sự thỏa mãn,<br />
lòng trung thành của du khách tại các điểm đến du lịch biển.<br />
(2) Các yếu tố thuộc về điểm mạnh thái độ (kiến thức về điểm đến, sự quan tâm đến du lịch<br />
biển, tâm lý thích khám phá điểm du lịch mới) có ảnh hưởng tiết chế (tức là làm cho mối<br />
quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với các điểm đến du lịch<br />
biển tăng hoặc giảm khác nhau).<br />
(3) Các yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu học (tuổi và thu nhập) có ảnh hưởng tiết chế (tức là<br />
làm cho mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với các điểm<br />
đến du lịch biển tăng hoặc giảm khác nhau).<br />
Về phương pháp nghiên cứu: luận án đã áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính<br />
và định lượng (mô hình nghiên cứu đa biến có tính tới các biến trung gian, tiết chế), với kỹ thuật xử<br />
lý số liệu theo phần mềm AMOS trong nghiên cứu về du lịch biển ở Việt Nam.<br />
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
Đối với doanh nghiệp du lịch: Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ Tour có ảnh<br />
hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam;<br />
Trong khi đó tài nguyên du lịch vốn giữ vai trò quan trọng làm tăng sức hấp dẫn điểm đến du lịch<br />
biển lại đóng vị trí thứ hai. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần: (1) Chú trọng công tác<br />
nghiên cứu, phân loại du khách làm tiền đề xây dựng dữ liệu khách du lịch biển; (2) Cải thiện chất<br />
lượng dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu từng nhóm đối tượng du khách; (3) Nâng<br />
cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.<br />
Đối với cơ quan quản lý du lịch biển tại địa phương: Một là, cần có chính sách phát triển các<br />
dịch vụ du lịch, chính sách chăm sóc như “khách hàng thân thiết” để tăng lòng trung thành của<br />
nhóm du khách: đã lập gia đình; thu nhập cao; trình độ học vấn cao; trên 50 tuổi. Hai là, có chính<br />
sách phát triển thêm các dịch vụ du lịch mới, cải tiến liên tục dịch vụ để “lôi kéo” du khách trẻ tuổi,<br />
người chưa lập gia đình trung thành với điểm đến. Ba là, khuyến khích tăng cường đầu tư nâng cao<br />
chất lượng cơ sở lưu trú, ăn uống, Tour, giải trí và mua sắm đặc trưng để từ đó xây dựng và quảng<br />
bá hình ảnh thương hiệu du lịch biển. Điều này sẽ góp phần làm tăng kiến thức, sự quan tâm của du<br />
khách với dịch vụ du lịch biển như là điểm đến “Độc đáo - An toàn - Văn Minh - Thân thiện”.<br />
Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch cấp Trung ương: (1) Cần có chính sách gìn giữ và bảo<br />
tồn các giá trị văn hóa ngư dân ven biển, phát triển khu bảo tồn vịnh biển, khu bảo tồn biển gắn với<br />
bảo vệ môi trường sinh thái biển; (2) Có chính sách phát triển hệ thống giao thông và an toàn điểm<br />
đến gắn với tính liên vùng, liên ngành; (3) Có chính sách giáo dục, tuyên truyền về vai trò, vị trí của<br />
kinh tế biển và du lịch biển đối với cộng đồng địa phương.<br />
<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Phạm Hồng Chương Lê Chí Công<br />