NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Đề tài luận án: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Kinh tế học (Kinh tế vĩ mô) Mã số: 62310301<br />
Nghiên cứu sinh: Hoàng Thủy Yến Mã NCS: 29.05VMA<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công 2. PGS.TS. Lê Quốc Hội<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận:<br />
1. Luận án chỉ rõ bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng trưởng kinh tế: cả bất bình<br />
đẳng thu nhập quá thấp và quá cao đều bất lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn . Đây là bước<br />
tiến mới so với các nghiên cứu trước đây khi một số cho rằng bất bình đẳng thu nhập bất lợi cho<br />
tăng trưởng kinh tế trong khi các nghiên cứu khác lại cho rằng bất bình đẳng thu nhập có lợi cho<br />
tăng trưởng kinh tế.<br />
2. Đây là một trong những số ít nghiên cứu ở Việt Nam lượng hoá được tác động của bất bình đẳng<br />
thu nhập đến tăng trưởng kinh tế, cung cấp một căn cứ tham khảo cho việc hoạch định các chiến<br />
lược phân phối thu nhập, tăng trưởng cũng như những nghiên cứu sâu về chủ đề này.<br />
3. Luận án chứng minh tầm quan trọng của các chính sách trong việc giải quyết mối quan hệ giữa<br />
bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.<br />
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
1. Thông điệp xuyên suốt toàn bộ luận án là phải có quan điểm toàn diện và tầm nhìn dài hơi khi<br />
xem xét vấn đề bất bình đẳng thu nhập , phải đặt bất bình đẳng thu nhập tro ng mối quan hệ với tăng<br />
trưởng kinh tế . Một chiến lược phát triển bền vững không thể hướng tới mục tiêu giảm bất bình<br />
đẳng bằng mọi giá , đặc biệt không thể cào bằng thu nhập . Điều quan trọng là cần phải chấp nhận<br />
bất bình đẳng thu nhập tr ong một phạm vi được coi là an toàn và có lợi cho tăng trưởng kinh tế bền<br />
vững trong dài hạn.<br />
2. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và tăng trưởng<br />
kinh tế luận án đã chỉ rõ : Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công , nhưng vẫn bộc lộ một số bất<br />
cập như tăng trưởng nhanh , nhưng chưa bền vững v à sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập . Luận án<br />
đã chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém mà chủ yếu là do mô hình tăng tr ưởng và cơ<br />
chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.<br />
3. Thông qua phân tích hệ số co giãn tỷ lệ nghèo theo GINI, luận án kết luận gia tăng bất bình đẳng<br />
trong phân phối thu nhập có tác động tiêu cực đến giảm nghèo, làm chậm tốc độ giảm nghèo.<br />
4. Kết quả phân tích định lượng cho thấy bất bình đẳng có ảnh hưởng ngưỡng đến tăng trưởng kinh<br />
tế ở Việt Na m: chấp nhận bất bình đẳng cao hơn sẽ có được tăng trưởng kinh tế cao hơn khi hệ số<br />
GINI nhỏ hơn 0,37 và sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khi hệ số GINI lớn hơn 0,37.<br />
5. Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng trưởng nhanh một cách bền vững đi<br />
đôi với thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập . Các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện thể chế<br />
kinh tế thị trường định hướng XHCN đảm bảo gắn kết hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng<br />
xã hội; Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng và vì người nghèo; Điều chỉnh cơ<br />
cấu đầu tư xã hội hướng đến các đối tượng yếu thế; Đảm bảo người dân được chia sẻ thành quả của<br />
sự phát triển bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng yếu: giáo dục, y tế, và lưới an sinh xã hội;<br />
Cần có những chính sách di dân thích hợp ; Cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ<br />
hội phát triển trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng và hướng đến người nghèo.<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Văn Công PGS.TS. Lê Quốc Hội Hoàng Thủy Yến<br />