intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những đóng góp mới của luận án: Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước

Chia sẻ: Nam Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

121
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đã xây dựng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm tính hiệu lực (Effetiveness); tính hiệu quả (Efficiency) và tính bền vững (Stability),... Mời các bạn cùng tham khảo Những đóng góp mới của luận án: Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những đóng góp mới của luận án: Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> <br /> Đề tài luận án: Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước<br /> Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62340410<br /> Nghiên cứu sinh: Mai Công Quyền Mã NCS: NCS31.38QL<br /> Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà 2. PGS.TS. Lê Xuân Bá<br /> Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận:<br /> Trên cơ sở các lý thuyết cốt lõi về quản trị vốn trong doanh nghiệp và lý thuyết về quản trị<br /> công ty như: Lý thuyết lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (trade off) của Kraus và Litzenberger (1973),<br /> Lý thuyết thứ tự tăng vốn (pecking order theory) của Myers và Majluf (1984), Lý thuyết dòng tiền tự<br /> do (free cash flow theory) của Jensen (1986), Lý thuyết đại diện (acency theory) của Jensen và<br /> Meckling (1976), tác giả Luận án đã xây dựng nội dung và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá quản lý của<br /> Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm tính hiệu lực (Effetiveness);<br /> tính hiệu quả (Efficiency) và tính bền vững (Stability).<br /> Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nhiên cứu:<br /> (1) Luận án đã làm rõ phương thức quản lý vốn nhà nước gián tiếp thông qua các công cụ và đòn<br /> bẩy kinh tế là không phù hợp với điều kiện Việt Nam, mô hình quản lý các doanh nghiệp nhà nước của<br /> Trung Quốc chưa phù hợp, thay vào đó nên xem xét áp dụng mô hình Temasek của Singapore với các<br /> nội dung cụ thể như sau: thực hiện quyền đại diện sở hữu và quyền của cổ đông nhà nước tại doanh<br /> nghiệp, được chủ động bán tài sản nhà nước, bán công ty nhà nước và các hoạt động đầu tư,… nhằm<br /> tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước.<br /> (2) Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), luận án nhận diện 3 yếu tố tác động<br /> đến việc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tại các tổng công ty xây dựng nhà nước, gồm có (1)<br /> cơ sở pháp lý để tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu; (2) Cơ chế và chính<br /> sách về chức năng sở hữu phù hợp với công tác quản trị; (3) Năng lực và điều kiện thực hiện giám sát<br /> của chủ sở hữu nhà nước. Trong đó, yếu tố thứ ba là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng kém<br /> hiệu lực, hiệu quả của các tổng công ty xây dựng nhà nước, cụ thể là sự chấp hành các quy định, chính<br /> sách và pháp luật của nhà nước chưa cao; công tác bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước chưa được<br /> quan tâm đúng mức.<br /> (3) Luận án đã đề xuất phương án thành lập 1 cơ quan chuyên trách (Ủy ban quản lý, giám sát<br /> doanh nghiệp nhà nước trực thuộc chính phủ), để triển khai Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư<br /> vào doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 và có hiệu lực ngày 01/7/2015.<br /> (4) Luận án chỉ ra rằng ý kiến ba đối tượng chuyên gia (cán bộ quản lý nhà nước; lãnh đạo các<br /> tổng công ty xây dựng nhà nước và các cán bộ thực tiễn) về mô hình và cơ chế quản lý của nhà nước<br /> đối với vốn nhà nước tại các tổng công ty xây dựng nhà nước có sự khác biệt.<br /> (5) Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã chỉ ra rằng việc các tổng công ty<br /> xây dựng nhà nước có quá nhiều đơn vị thành viên và hệ số đòn bẩy lớn là một trong những nguyên<br /> nhân của hoạt động kém hiệu quả. Từ đó, luận án khuyến nghị các tổng công ty xây dựng nhà nước<br /> tiến hành sáp nhập các đơn vị thành viên và gia tăng vốn chủ sở hữu.<br /> (6) Luận án khuyến nghị chuyển phương thức giám sát các tổng công ty xây dựng nhà nước hiện<br /> nay từ các bộ ngành, UBND tỉnh/thành phố sang phương thức giám sát thông qua các tổ chức tài chính<br /> để phù hợp với kinh tế thị trường và nguyên tắc quản trị hiện đại, đồng thời tăng cường giám sát tại<br /> chỗ đối với các công ty xây dựng nhà nước theo chuyên môn.<br /> (7) Để giám sát các tổng công ty xây dựng nhà nước, luận án đề xuất bổ sung hệ thống các chỉ tiêu<br /> định tính bao gồm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp nhà nước đối với chính sách, quy định pháp luật<br /> về quản lý vốn nhà nước; thời gian hoàn thành trách nhiệm đóng góp kinh tế - xã hội, kết quả thực<br /> hiện các chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao,… bên cạnh các chỉ tiêu giám sát định lượng.<br /> Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà Mai Công Quyền<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2