NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Đề tài luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên<br />
thị trường chứng khoán Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 62340201<br />
Nghiên cứu sinh: Đỗ Hồng Nhung Mã NCS: NCS32.44TC<br />
Người hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Duy Hào<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt lý luận của Luận án<br />
Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp là chủ đề được tập trung nghiên cứu trên thế giới từ<br />
mấy thập niên trở lại đây, mỗi nghiên cứu đề cập tới khía cạnh khác nhau về quản trị dòng tiền của<br />
doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng tiền của<br />
doanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình từ các nghiệp vụ phát<br />
sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của<br />
doanh nghiệp. Đặc biệt là quy trình này sẽ được ứng dụng cho một ngành kinh doanh cụ thể. Thêm<br />
vào đó, tác giả đã đề xuất một số chỉ tiêu mới phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp như<br />
tỷ số dòng tiền/doanh thu, dòng tiền/tài sản, dòng tiền/lợi nhuận sau thuế, dòng tiền/vốn chủ sở hữu<br />
bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán ngắn hạn, nhanh, tức thời)<br />
truyền thống đang được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp.<br />
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án<br />
(1) Trên cơ sở khảo sát 15/53 doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết (DN CBTPNY),<br />
phỏng vấn sâu các DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia tài chính và kiểm toán viên, tác giả đã<br />
phân tích các nội dung quản trị dòng tiền, đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các DN<br />
CBTPNY, qua đó đã phát hiện nội dung quản trị dòng tiền chưa được các DN này thực hiện đầy đủ.<br />
Cụ thể: việc lập kế hoạch dòng tiền đang được thực hiện như một nội dung nhỏ trong lập kế hoạch<br />
tài chính hàng năm, dự báo dòng tiền dựa trên kinh nghiệm của giám đốc tài chính/kế toán trưởng,<br />
đặc biệt mô hình ngân quỹ tối ưu chưa được sử dụng.<br />
(2) Từ kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia và<br />
kiểm toán viên, Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp:<br />
Thứ nhất, nhóm giải pháp trực tiếp:<br />
(i) Dự báo dòng tiền: Từ dữ liệu thu thập được của 53 DN CBTPNY, tác giả đã xây dựng<br />
phương trình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa dòng tiền của doanh nghiệp với biến phản ánh các<br />
khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, dòng tiền quá khứ (kỳ trước) qua đó tác giả cũng chứng minh<br />
được dòng tiền kỳ trước không ảnh hưởng tới dự báo dòng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho tác<br />
động thuận chiều và khoản phải trả tác động ngược chiều tới dòng tiền dự báo của doanh nghiệp;<br />
(ii) Xây dựng mô hình ngân quỹ tối ưu: Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, mô hình<br />
ngân quỹ tối ưu không được các DN CBTPNY quan tâm, các nhà quản trị tài chính chưa có khái<br />
niệm về mô hình này. Qua nghiên cứu này, tác giả đã gắn kết mô hình ngân quỹ tối ưu Stone với<br />
điều kiện thực tiễn Việt Nam, đặc biệt tại các DN CBTPNY.<br />
Thứ hai, nhóm giải pháp bổ trợ: Tuyển mới giám đốc tài chính và tách chức năng nhiệm vụ<br />
của kế toán trưởng với giảm đốc tài chính; Ứng dụng mô hình điểm đặt hàng hiệu quả nhằm giảm<br />
thiểu chi phí hàng tồn kho; Sử dụng các sản phầm từ ngân hàng thương mại như Future, Option,<br />
Factoring nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng sản phẩm quản lý vốn lưu động; Xây dựng,<br />
nâng cấp phần mềm kế toán cần tách phần hành quản trị dòng tiền độc lập với các phần hành khác.<br />
Bên cạnh đó, để thực hiện thành công các giải pháp một số kiến nghị được tác giả đề xuất:<br />
tạo lập thị trường giao dịch cho các công cụ tín dụng thương mại, tách Luật các công cụ chuyển<br />
nhượng thành Luật Hối phiếu và Luật Séc, hỗ trợ về mặt phí dịch vụ và ban hành văn bản pháp quy<br />
để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty mua bán nợ và các trung tâm trọng tài<br />
thương mại.<br />