NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Đề tài luận án: Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên<br />
cứu điển hình tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương<br />
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng Mã số: 62.34.02.01<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Minh Tuấn Mã NCS: NCS32.47TC<br />
Người hướng dân: GS.TS. Cao Cự Bội<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án đã xác định được quản lý tài chính trong giáo dục đại học không tác động trực<br />
tiếp đến chất lượng giáo dục đại học mà tác động đến chất lượng giáo dục đại học thông qua các<br />
yếu tố đảm bảo chất lượng (chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu<br />
phục vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo). Đồng thời luận án xây dựng được hai phương<br />
thức đánh giá chất lượng giáo dục đại học là dựa trên chỉ số cải tiến chất lượng (tỷ lệ sinh viên<br />
tăng ở mức khá, giỏi và giảm ở mức trung bình, yếu qua từng năm; tỷ lệ giảng viên và cán bộ<br />
quản lý giáo dục đạt trình độ đào tạo cao hơn; đầu tư nhiều hơn vào cơ sở vật chất, trang thiết<br />
bị đào tạo) và chỉ số năng lực, phẩm chất đạo đức của sinh viên.<br />
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án<br />
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính và chất lượng giáo dục tại<br />
các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trên hai giác độ: mức đầu tư tài chính cho các yếu<br />
tố đảm bảo chất lượng và chất lượng giáo dục đại học, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong<br />
công tác quản lý tài chính hướng tới nâng cao chất lượng ở các trường đại học như: (i) nguồn<br />
tài chính của các trường đại học có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào quy mô tuyển sinh; (ii)<br />
cơ cấu sử dụng nguồn lực tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục không đồng<br />
đều; (iii) các đơn vị chủ quản chưa có những cơ chế tài chính đặc thù cho các trường đại học.<br />
Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, luận án đề xuất một số giải pháp như:<br />
(1) Tăng cường tính trách nhiệm giải trình theo hướng cho phép các thành viên bên<br />
ngoài am hiểu về quản lý tài chính tham gia tập thể lãnh đạo trường.<br />
(2) Xoá cơ chế chủ quản, tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn.<br />
(3) Ban hành văn bản phân cấp quản lý thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trên nguyên<br />
tắc giao quyền tự chủ toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực từ công tác tổ chức quản lý bộ máy,<br />
tuyển dụng lao động đến lĩnh vực tài chính và kế hoạch đầu tư… cho các trường đại học.<br />
(4) Cho phép các trường được vay vốn ngân hàng thương mại, nguồn hỗ trợ tài chính<br />
của các tổ chức phi chính phủ với lãi suất ưu đãi, xoá bỏ các khâu quản lý trung gian.<br />
(5) Xây dựng cơ chế yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO vào trong các<br />
trường đại học.<br />
(6) Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội của các trường đại học.<br />
<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GS.TS. Cao Cự Bội Nguyễn Minh Tuấn<br />