NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Đề tài luận án: Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại) Mã số: 62340121<br />
Nghiên cứu sinh: DƯƠNG THỊ TÌNH Mã NCS: NCS32.82TM<br />
Người hướng dẫn: GS.TS HOÀNG ĐỨC THÂN<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:<br />
Thứ nhất: Luận án đã góp phần phát triển lý thuyết về phát triển bền vững (PTBV) gắn kết với<br />
hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa đưa ra được khái niệm, nội dung cụ thể về PTTMBV,<br />
làm cơ sở quan trọng cho việc hình thành khung lý thuyết khi tiến hành phân tích, đánh giá về<br />
PTTMBV.<br />
Thứ hai: Để giải quyết được vấn đề nghiên cứu, luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh<br />
giá PTTMBV áp dụng tại địa phương như: (i) Tiêu chí đánh giá về quy mô tăng trưởng thương mại; (ii)<br />
Tiêu chí đánh giá về chất lượng tăng trưởng thương mại; (iii) Tiêu chí đánh giá về tỷ trọng lao động và<br />
thu nhập trong lĩnh vực thương mại (iv) Tiêu chí đánh giá mức độ thân thiện của thương mại với môi<br />
trường. Đây là một bước tiến mới so với những nghiên cứu trước đây khi chủ yếu tập trung phân tích<br />
thực trạng phát triển thương mại.<br />
Thứ ba: Dựa trên những luận cứ khoa học, luận án cũng đã chỉ rõ những đặc trưng cần thiết và<br />
chứng minh được ý nghĩa quan trọng khi xây dựng mô hình định lượng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng<br />
tới PTTMBV, tạo dựng luận chứng cho việc xác định chiến lược PTTMBV đến năm 2020.<br />
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:<br />
Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án thành công ở việc nghiên cứu nội hàm<br />
PTTMBV cả về lượng và chất.<br />
Thứ nhất: Qua tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh từ<br />
năm 2007-2013 theo các tiêu chí bền vững, luận án đã tìm ra bằng chứng về mối quan hệ đan xen tích<br />
cực và tiêu cực của thương mại và chứng minh được việc PTTMBV là hoàn toàn cấp thiết trong giai<br />
đoạn hiện nay.<br />
Thứ hai: Kết quả chạy mô hình định lượng từ nguồn số liệu điều tra, khảo sát đã thể hiện rõ mức độ<br />
ảnh hưởng hoàn toàn khác nhau của 6 yếu tố (Hội nhập quốc tế, thể chế thương mại, điều kiện tự nhiên,<br />
nguồn nhân lực thương mại, cơ sở hạ tầng thương mại, khoa học công nghệ trong thương mại) đến<br />
PTTMBV, đây là tài liệu rất hữu ích trong việc xây dựng chính sách thương mại của các nhà quản lý.<br />
Thứ ba: Xuất phát từ cơ sở đánh giá điều kiện, thực trạng PTTMBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên<br />
và dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp PTTMBV đến năm 2020 mang tính<br />
đột phá, điển hình như: Xây dựng chiến lược phát triển thương mại hiệu quả, cả thương mại trong nước<br />
và thương mại quốc tế nhằm tăng cường về mặt lượng và nâng cao mặt chất. Đồng thời, đảm bảo hài<br />
hòa giữa phát triển thương mại nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng mở ra một cách nhìn mới, một hướng mới trong nghiên cứu và<br />
đánh giá PTTMBV tại một địa phương, rộng hơn là của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GS.TS. Hoàng Đức Thân Dương Thị Tình<br />