NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài: Nghiên cứu các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam.<br />
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại) Mã số: 62340121<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Diệp Mã NCS: NCS31.58TM<br />
Người hướng dần: 1. GS.TS. Đặng Đình Đào 2. PGS.TS. Phan Tố Uyên<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án chỉ ra rằng: Thị trường xăng dầu luôn luôn vận động và chịu sự tác động trực tiếp của<br />
các nhân tố: Kinh tế; Chính trị; Thể chế - Luật pháp; Quốc tế; Dân số; Khoa học - Kỹ thuật; Tự<br />
nhiên; Văn hóa. Cả tám nhân tố trên đều có tác động cùng chiều tới sự phát triển thị trường xăng<br />
dầu ở Việt Nam. Tuy nhiên mỗi nhân tố tác động tới sự phát phát triển thị trường xăng dầu ở<br />
Việt Nam với mức độ khác nhau. Trong đó nhân tố Thể chế - Luật pháp (chính sách quản lý của<br />
Nhà nước) có mức độ tác động lớn nhất, là nhân tố quan trọng nhất, có tính cốt lõi, quyết định<br />
đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam.<br />
Sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có sự<br />
can thiệp của Nhà nước. Điều này khiến thị trường xăng dầu vận động theo xu hướng tiến dần<br />
theo quy luật của thị trường.<br />
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án<br />
Kết quả phân tích thực trạng các nhân tố tác động tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt<br />
Nam đưa ra những phát hiện mới như sau:<br />
(1) Thị trường xăng dầu ở Việt Nam đã hình thành được gần 60 năm và sau gần 30 năm đổi<br />
mới nhưng đến nay cơ bản vẫn là thị trường độc quyền. Thị trường đang vận hành theo<br />
kiểu chỉ huy và còn mang tính hành chính, chưa vận động đúng với các quy luật của thị<br />
trường.<br />
(2) Mặc dù đã được bổ sung nguồn xăng dầu sản xuất từ trong nước nhưng nguồn cung trên<br />
thị trường xăng dầu Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu. Nguồn<br />
cung xăng dầu do một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lớn chi phối (chỉ 3<br />
doanh nghiệp: Petrolimex, PVOIL, Saigonpetro đã chiếm khoảng 80% thị phần) dẫn đến<br />
thị trường bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn.<br />
(3) Cơ chế chính sách quản lý thị trường xăng dầu của Nhà nước chưa theo kịp với sự vận<br />
động của thị trường xăng dầu thế giới. Nhà nước can thiệp quá sâu vào nguồn cung<br />
nhưng chưa quan tâm thỏa đáng đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu nên người mua chưa<br />
được đặt đúng vị trí của mình trên thị trường.<br />
Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường sự tác động tích cực, giảm thiểu tác<br />
động tiêu cực của các nhân tố tới sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam<br />
Giao Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước điều hành thị trường xăng dầu thay<br />
cho Liên Bộ như hiện nay. Đồng thời đề nghị Chính phủ thành lập ban giám sát độc lập<br />
giám sát việc điều hành giá xăng dầu của Bộ Công thương.<br />
Tổ chức lại thị trường, xóa bỏ độc quyền, xây dựng thị trường xăng dầu thực sự cạnh<br />
tranh; hướng tới mục tiêu: Đến năm 2020, thị trường xăng dầu ở Việt Nam phải trở nên<br />
minh bạch, cạnh tranh và hội nhập quốc tế.<br />
Thị trường xăng dầu ở nước ta còn chậm phát triển, muốn hội nhập với thị trường khu<br />
vực và thế giới thì cần thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại lực. Nhà nước cần tạo<br />
cơ chế thu hút các hãng xăng dầu ở nước ngoài vào kinh doanh ở nước ta với một tỷ<br />
trọng sản lượng nhất định, khoảng 20 - 25% thị phần.<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GS.TS. Đặng Đình Đào Nguyễn Đức Diệp<br />