NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Phát triển mối liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô Hà Nội với nông<br />
nghiệp các tỉnh phụ cận<br />
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62620115<br />
Nghiên cứu sinh: Hoàng Mạnh Hùng Mã NCS: NCS29.13NN.<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Phạm Văn Khôi 2. PGS.TS Nguyễn Văn Áng.<br />
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Từ các lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho liên kết nông nghiệp (NN) theo vùng, các vấn đề về liên<br />
kết kinh tế (LKKT) NN theo vùng, luận án đã đi sâu nghiên cứu liên kết kinh tế giữa NN thủ đô với NN<br />
các tỉnh phụ cận. Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận khi đưa ra các kết luận sau:<br />
(1) LKKT giữa NN Thủ đô và NN các tỉnh phụ cận là một dạng đặc thù của LKKT NN theo vùng.<br />
(2) Cơ sở của liên kết không chỉ từ phân công lao động, sự hình thành chuỗi giá trị ngành nông sản<br />
mà còn từ lý thuyết cực phát triển, từ sức hút của thị trường Thủ đô, của nguồn cung cấp nông sản lớn từ<br />
các tỉnh phụ cận. Tính “Thủ đô” của liên kết được hình thành từ cơ sở của lý thuyết này.<br />
(3) Đặc điểm của LKKT giữa NN Thủ đô và NN các tỉnh phụ cận biểu hiện ở tính cấp thiết liên kết<br />
cao, vai trò chủ động của Thủ đô trong tổ chức hoạt động liên kết và sự phối hợp của NN các tỉnh phụ<br />
cận.<br />
(4) Sự khác biệt của LKKT giữa NN Thủ đô với NN các tỉnh phụ cận so với LKKT NN theo vùng<br />
cần được chú ý, xác định rõ vai trò của Thủ đô và các tỉnh phụ cận để phối hợp phù hợp và có hiệu quả.<br />
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu thực trạng LKKT giữa NN Thủ đô Hà Nội và NN các tỉnh phụ cận, luận án đưa ra các<br />
nhận xét: (1) Các mối quan hệ liên kết diễn ra trong tất cả các giai đoạn phát triển của NN Hà Nội và các<br />
tỉnh phụ cận. Mức độ liên kết ngày càng được mở rộng. (2) Có sự biến đổi trong các quan hệ liên kết và<br />
phương thức thực hiện các mối quan hệ liên kết. (3) Đã có sự chuyển biến bước đầu trong tổ chức các<br />
quan hệ liên kết và (4) đã có sự chủ động liên kết của những người sản xuất nông sản ở các tỉnh phụ cận.<br />
Tuy nhiên, luận án cho rằng, nhận thức về LKKT vẫn dừng ở các văn bản, việc triển khai mới ở<br />
bước đầu; các hình thức LKKT giữa NN Thủ đô Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận còn hết sức sơ khai;<br />
tính tự phát trong liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản cao; chưa chú ý đầy đủ vấn đề lợi<br />
ích trong liên kết và quản lý vĩ mô chưa tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý cho LKKT phát triển.<br />
Từ đánh giá thực tiễn, luận án cho rằng: (1) Cần nâng cao nhận thức, hiểu biết về LKKT giữa NN Hà<br />
Nội với NN các tỉnh phụ; (2) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đánh giá tiềm năng và các cơ hội phát triển<br />
mối LKKT; (3) Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong phát triển các mối quan hệ liên kết; (4) Đẩy<br />
mạnh gắn kết giữa các chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; (5) Đổi mới, hoàn thiện các chính<br />
sách tạo các môi trường pháp lý và kinh tế cho phát triển các mối liên kết; (6) Thiết lập lại trật tự hoạt<br />
động liên kết; (7) Phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng trong LKKT; (8) Nâng cao<br />
năng lực các cơ sở sản xuất kinh doanh NN đáp ứng yêu cầu LKKT NN Hà Nội với NN các tỉnh phụ cận.<br />
Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Phạm Văn Khôi PGS.TS. Nguyễn Văn Áng Hoàng Mạnh Hùng<br />