intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

71
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn “Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long” nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân tham gia chuỗi, đồng thời phát hiện các điểm hạn chế, điểm nghẽn cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế chuỗi. Thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cấp hiệu quả chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG THÁI PHƯƠNG GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG NỮ HOÀNG TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Vĩnh Long, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG THÁI PHƯƠNG GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG NỮ HOÀNG TỈNH VĨNH LONG CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. MAI VĂN NAM Vĩnh Long, 2016
  3. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ Luận văn: “Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long” do học viên Thái Phương thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Mai Văn Nam. Luận văn đã báo cáo và chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của Hội đồng chấm luận văn ngày 30/12/2016 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THƯ KÝ Quan Minh Nhựt Trần Anh Minh PHẢN BIỆN 1 PHẢN BIỆN 2 Bùi Thị Thanh Nguyễn Hồng Nga UỶ VIÊN Nguyễn Kim Định HỌC VIÊN THỰC HIỆN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Thái Phương Mai Văn Nam
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây Tác giả luận văn Thái Phương
  5. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian tham gia chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Cửu Long, với sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị thêm những kiến thức bổ ích và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Luận văn này là sản phẩm khoa học của một quá trình học tập và nghiên cứu thực tế nghiêm túc của tôi. Ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân tôi còn nhận được sự ủng hộ, đóng góp rất nhiệt tình, đầy trách nhiệm của Quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy và các chuyên gia đã góp ý, chia sẽ kiến thức. Trong đó có những ý kiến đóng góp và thông tin khoa học hữu ích của PGS.TS. Mai Văn Nam – Giáo viên hướng dẫn khoa học của tôi đã giúp tôi có được định hướng nghiên cứu tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn Thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phú Son, TS. Phan Hữu Phúc, ThS. Nguyễn Mỹ Phượng, Chủ vựa thu mua thanh long Thạch Võ và những nhà vườn trồng thanh long đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức hữu ích để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Vĩnh Long, ngày 30 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Thái Phương
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 2.1.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 3 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 3.2.1. Giới hạn thời gian nghiên cứu ................................................................. 5 3.2.2. Giới hạn không gian nghiên cứu.............................................................. 5 3.2.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu............................................................. 5 3.2.4. Giới hạn đối tượng nghiên cứu ................................................................ 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 6 5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN.............................................................................. 6 5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn ......................................................................... 6 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn.......................................................................... 7 6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................... 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 14 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ.............................................................. 14 1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị..................................................................... 14 1.1.2 Các khái niệm khác có liên quan........................................................... 16 1.2 CƠ SỞ PHÂN TÍCH..................................................................................... 17 1.2.1 Phương pháp lựa chọn chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long (công cụ 1) ................................................ 17
  7. 1.2.2 Vẽ sơ đồ và mô tả chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng (công cụ 2) ......... 18 1.2.2.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng.................................. 18 1.2.2.2 Mô tả và lượng hoá chi tiết các chuỗi giá trị ................................... 18 1.2.2.3 Tính giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong từng chuỗi giá trị ............................................................ 18 1.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng (công cụ 3) ........... 19 1.2.4 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter cho sản phẩm thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long ...................................................................... 20 1.2.4.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (đối thủ cạnh tranh tiềm tàng) ....................................................................................................... 20 1.2.4.2 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành (cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành) ................................................................................................ 20 1.2.4.3 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng (Năng lực thương lượng của người mua) .................................................................................................. 21 1.2.4.4 Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp (Năng lực thương lượng của nhà cung cấp) .............................................................................................. 21 1.2.4.5 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế.......................................... 21 1.2.5 Phân tích SWOT toàn chuỗi sản phẩm thanh long Nữ hoàng (công cụ 7) ............................................................................................................. 22 1.2.6 Nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng (công cụ 9) ...................... 24 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 24 1.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 24 1.3.2 Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 24 1.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................. 24 1.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp............................................... 25 1.3.3 Phương pháp phân tích ......................................................................... 25 1.3.3.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả:.......................................... 25 1.3.3.2 Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.............................. 25
  8. 1.3.3.3 Phân tích chuỗi giá trị theo phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của GTZ, M4P............................................................................................. 26 1.3.3.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT .......................................... 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG NỮ HOÀNG TẠI VĨNH LONG ................................................................................................. 29 2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................. 29 2.2 THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH HÀNG THANH LONG NỮ HOÀNG TẠI TỈNH VĨNH LONG ....................................................................................... 31 2.2.1 Thông tin chung về thanh long.............................................................. 31 2.2.1.1 Nguồn gốc, xuất sứ......................................................................... 31 2.2.1.2 Giá trị dinh dưỡng .......................................................................... 31 2.2.1.3 Giá trị kinh tế ................................................................................. 33 2.2.1.4 Sự xuất hiện của thanh long Nữ hoàng tại Việt Nam .................... 34 2.2.2 Tình hình sản xuất thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long................. 34 2.2.3 Tình hình tiêu thụ thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long.................. 37 2.3 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG NỮ HOÀNG VĨNH LONG ................................................................................................................... 38 2.3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng............................................... 38 2.3.2 Cấu trúc chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng........................................... 40 2.3.2.1 Chức năng cơ bản trong chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng ............ 40 2.3.2.2 Hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi ................................... 40 2.3.2.3 Các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi hiện tại ....................................... 64 2.3.3 Mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi ............................. 66 2.3.3.1 Liên kết ngang................................................................................ 66 2.3.3.2 Liên kết dọc ................................................................................... 66 2.3.4 Kênh thị trường thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long.......................... 69 2.3.4.1 Kênh thị trường nội địa .................................................................. 69 2.3.4.2 Kênh thị trường xuất khẩu .............................................................. 71
  9. 2.3.5 Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long ....................................................................... 72 2.3.5.1 Kênh 1: Nhà vườn, Thương lái, Vựa thu mua trong tỉnh, Vựa thu mua ngoài tỉnh, Bán lẻ, Người tiêu dùng – Nội địa ..................................... 72 2.3.5.2 Nhà vườn, Vựa thu mua trong tỉnh, Vựa thu mua ngoài tỉnh, Bán lẻ, Người tiêu dùng - nội địa ........................................................................ 74 2.3.5.3 Kênh 3: Nhà vườn, Vựa thu mua trong tỉnh, Bán lẻ, Người tiêu dùng - nội địa............................................................................................... 76 2.3.5.4 Kênh 4: Nhà vườn, Vựa thu mua ngoài tỉnh, Bán lẻ, Người tiêu dùng - nội địa............................................................................................... 76 2.3.5.5 Kênh 5: Nhà vườn, Bán lẻ, Người tiêu dùng - nội địa..................... 77 2.3.5.6 Kênh 6: Nhà vườn, Thương lái, Vựa thu mua trong tỉnh , Vựa thu mua ngoài tỉnh, Xuất khẩu ..................................................................... 78 2.3.5.7 Kênh 7: Nhà vườn, Vựa thu mua trong tỉnh, Vựa thu mua ngoài tỉnh, Xuất khẩu ............................................................................................ 81 2.3.5.8 Kênh 8: Nhà vườn, Thương lái, Vựa thu mua trong tỉnh , Xuất khẩu ....................................................................................................... 82 2.3.5.9 Kênh 9: Nhà vườn, Vựa thu mua trong tỉnh, Xuất khẩu ................. 83 2.3.5.10 Kênh 10: Nhà vườn, Vựa thu mua ngoài tỉnh, Xuất khẩu............ 83 2.3.6 Phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long....................................................................................................... 85 2.3.6.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành ...................................................... 85 2.3.6.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng.......................................................... 85 2.3.6.3 Quyền lực của nhà cung cấp.......................................................... 86 2.3.6.4 Quyền lực của khách hàng.............................................................. 87 2.3.6.5 Sản phẩm thay thế .......................................................................... 87 2.3.7 Phân tích ma trận SWOT ...................................................................... 88 2.3.7.1 Thuận lợi và khó khăn chung của toàn chuỗi.................................. 88 2.3.7.2 Cơ hội và nguy cơ chung của toàn chuỗi ........................................ 89
  10. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG NỮ HOÀNG TỈNH VĨNH LONG ĐẾN 2020 ........................................... 92 3.1 QUAN ĐIỂM NÂNG CẤP CHUỖI................................................................ 92 3.2 TẦM NHÌN .................................................................................................... 92 3.3 CHỌN CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI .................................................. 92 3.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI................................................. 94 3.4.1 Giải pháp đối với nhà vườn .................................................................. 94 3.4.2 Giải pháp đối với nhà vườn .................................................................. 96 3.4.3 Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng và phân bổ lợi nhuận hợp lý giữa các tác nhân .................................................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 99 KẾT LUẬN........................................................................................................... 99 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 100 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Strenght ( Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), SWOT Threat ( Thách thức) GTGT Giá trị gia tăng GTGTT Giá trị gia tăng thuần VTNN Vật tư nông nghiệp BVTT Bảo vệ thực vật Gesellschaft Technische Zusammenarbeit – Tổ chức hợp tác kỹ thuật GTZ Đức HTX Hợp tác xã United Nations Industrial Development Organistation - Tổ chức phát UNIDO triển công nghệ Liên Hiệp Quốc United States Agency for International Development - Cơ quan phát USAID triển Quốc tế Hoa Kỳ IC Chi phí trung gian UBND ủy ban nhân dân ĐBSCL Đông bằng sông Cửu Long BĐKH Biến đổi khí hậu GAP Good Agricultural Practice- Thực hành tốt nuôi trồng dược liệu CN- TTCN Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp QĐ - TTg Quyết định- Thủ tướng XK Xuất khẩu
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Ma trận SWOT ....................................................................................... 23 Bảng 2.1 Diện tích ( ha) cây ăn trái tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến 2015 ........... 30 Bảng 2.2 Sản lượng cây ăn trái ( tấn) tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến 2015 ...... 30 Bảng 2.3 Các loại thanh long................................................................................. 31 Bảng 2.4 Thành phần có trong thanh long.............................................................. 32 Bảng 2.5 Lý do trồng thanh long Nữ hoàng của nhà vườn ..................................... 35 Bảng 2.6 Thuận lợi trong kinh doanh của Cửa hàng VTNN................................... 43 Bảng 2.7 Dự đoán nhu cầu phát triển thanh long Nữ hoàng của Cửa hàng VTNN . 44 Bảng 2.8 Phân phối tuổi chủ hộ sản xuất thanh long Nữ hoàng.............................. 44 Bảng 2.9 Số nhân khẩu của nhà vườn .................................................................... 46 Bảng 2.10 Chi phí sản xuất 1kg thanh long Nữ hoàng ........................................... 48 Bảng 2.11 Trái thanh long Nữ hoàng thu hoạch năm 2015..................................... 49 Bảng 2.12 Giá bán trái thanh long Nữ hoàng ........................................................ 50 Bảng 2.13 Thuận lợi trong việc trồng thanh long Nữ hoàng.................................. 50 Bảng 2.14 Khó khăn trong việc trồng thanh long Nữ hoàng................................... 51 Bảng 2.15 Giải quyết khó khăn của thương lái ...................................................... 58 Bảng 2.16 Dự đoán tình hình phát triển của ngành hàng thanh long Nữ hoàng trong thời gian tới của thương lái.................................................................................... 58 Bảng 2.17 Giá trị gia tăng chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng theo kênh nội địa.... 74 Bảng 2.18 Giá trị gia tăng chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng kênh xuất khẩu........ 79 Bảng 2.19 Ma trận SWOT .................................................................................... 90
  13. DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu .................................................................................. 13 Hình 1.1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh.................................................................. 22 Sơ đồ 1.1 Chuỗi giá trị theo cách tiếp cận của GTZ, 2007 ..................................... 27 Hình 2.1 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long........................................... 29 Hình 2.2 Tỷ trọng thanh long trong xuất khẩu hoa quả tươi của Việt Nam............. 33 Hình 2.3 Tỉ trọng kim ngạch XK của thanh long Việt Nam theo thị trường ........... 34 Hình 2.4 Diện tích thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long ( 2010 - 2015 ) .............. 36 Hình 2.5 Sản lượng thanh long Nữ hoàng (tấn) tỉnh Vĩnh Long (2010 đến 2015) .. 37 Sơ đồ 2.1 Chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long ................................ 39 Hình 2.6 Tỷ trọng thanh long Nữ hoàng nhà vườn bán cho các đối tượng.............. 47 Hình 2.7 Xu hướng tham gia GAP của nhà vườn................................................... 56 Hình 2.8 Thuận lợi trong mua bán thanh long Nữ hoàng của thương lái ................ 56 Hình 2.9 Khó khăn của thương lái trong hoạt động mua bán................................. 57 Hình 2.10 Sản lượng (tấn) bán theo đối tượng mua thanh long Nữ hoàng của vựa thu mua trong tỉnh Vĩnh Long ............................................................................... 61 Hình 2.11 Nguồn mua thanh long Nữ hoàng của người bán lẻ ............................... 63 Sơ đồ 2.2 Liên kết dọc của các tác nhân tham gia chuỗi ........................................ 67 Hình 2.14 Phân phối giá trị gia tăng thuần của từng tác nhân kênh nội địa............. 78 Hình 2.15 Phân phối giá trị gia tăng thuần của từng tác nhân theo kênh xuất khẩu 84 Sơ đồ 3.1 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng......................... 93
  14. TÓM TẮT Luận văn này được thực hiện nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm thanh long Nữ hoàng. Thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm thanh long Nữ hoàng nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho các tác nhân tham gia trong chuỗi. Số liệu của luận văn được thu thập từ các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long với tổng cộng 135 quan sát bao gồm: nhóm tác nhân cung ứng đầu vào ( trại cây giống, của hàng VTNN), tác nhân sản xuất nông dân, nhóm tác nhân tham gia thương mại (thương lái, vựa, bán lẻ), nhóm tác nhân thúc đẩy (chuyên gia ngành, quỹ tín dụng, vận chuyển….) Phần lớn giống thanh long mà nhà vườn trồng không phải F1, tự ươm. Bên cạnh đó nguồn vốn của nhà vườn rất hạn chế, phần lớn là thiếu vốn và thiếu đất canh tác, nhiều nhà vườn muốn mở rộng quy mô canh tác nhưng thiếu khả năng tài chính. Đây là nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của nhà vườn. Chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long có 2 thị trường chính là nội địa và xuất khẩu. Hầu hết các tác nhân đều đầu tư có hiệu quả: - Thị trường nội địa: trong thị trường này có 5 kênh phân phối và sản phẩm đi từ nhà vườn cho đến tay người tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 8% trong tổng số sản lượng sản phẩm thanh long Nữ hoàng của Tỉnh Vĩnh Long. - Thị trường xuất khẩu: trong thị trường này cũng có 5 kênh trong đó có 2 kênh chính là sản phẩm từ nhà vườn đến vựa thu mua trong/ ngoài tỉnh và vựa xuất trực tiếp sang Trung Quốc. Đây là thị trường chủ yếu của ngành hàng này chiếm 92% tổng sản lượng sản phẩm thanh long Nữ hoàng toàn tỉnh. Nhà vườn là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm thanh long Nữ hoàng, kế đến là tác nhân vựa thu mua trong tỉnh và vựa thu mua ngoài tỉnh. Tùy vào kênh thị trường mà sự phân phối giá trị gia tăng thuần giữa các tác nhân có sự chênh lệch. Tuy nhiên ở hầu hết các kênh thị trường chính, nhà
  15. vườn luôn là tác nhân được sự phân phối giá trị gia tăng thuần cao nhất trong chuỗi giá trị. Sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị được hình thành dựa trên sự quen biết và hỗ trợ lẫn nhau như trao đổi thông tin thị trường, thông tin khoa học kỹ thuật, cho giống, …..do không có sự cạnh tranh. Trong đề tài đã đưa ra 3 nhóm giải pháp chiến lược để phát triển chuỗi thanh long Nữ hoàng gồm: - Nhóm giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh. - Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - Nhóm giải pháp nâng cao giá trị gia tăng và phân bổ lợi nhuận hợp lý giữa các tác nhân.
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Phần này sẽ giới thiệu tổng quan việc tại sao phải nghiên cứu đề tài, mục tiêu cần đạt được trong vấn đề nghiên cứu là gì, nội dung nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài, và ý nghĩa do kết quả nghiên cứu mang lại. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thanh long Nữ hoàng hay còn gọi là thanh long ruột đỏ (có tên khoa học Hylocereus) có xuất xứ từ Colombia du nhập vào Việt Nam năm 1995 là loại trái cây đặc sản có chất chống oxy hóa và chống ung thư, bệnh tim và làm giảm huyết áp. Thanh long Nữ hoàng là một sản phẩm mới, lạ, ngon, bổ dưởng và rất bắt mắt bởi vẻ bên ngoài rất đẹp. Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nông nghiệp địa phương như sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn, đa dạng hóa nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường gặp. Nó đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định cho nông dân. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam có những bước tăng trưởng khá tốt, đó là kết quả của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và vận dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để trở thành nhà sản xuất và nhà xuất khẩu lớn. Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia, thậm chí có mặt hàng còn xếp vào “top” nhất, nhì trên thế giới. Trong vài năm gần đây, diện tích trồng thanh long Nữ hoàng mà người dân vẫn hay gọi là thanh long ruột đỏ tại tỉnh Vĩnh Long tăng lên đáng kể nhất là trong năm 2015. Đó là do hiệu quả của việc trồng loại trái cây này đem lại rất cao. Với đặc điểm dể trồng, dể chăm sóc, ít sâu bệnh với mức giá từ 25 – 30 ngàn đồng/kg, có khi lên đến 45 – 60 ngàn đồng/kg. Thanh long Nữ hoàng rất được người tiêu dùng ưa chuộng nên bán rất chạy, sản phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Thanh long Nữ hoàng là loại cây trồng lâu năm, có tuổi thọ bình quân khoảng trên 20 năm. Chi phí ban đầu không nhiều lắm, khoảng trên dưới 100 triệu
  17. 2 đồng/ha gồm chi phí đúc trụ, mua giống và vật tư phân bón nên việc mở rộng diện tích cây thanh long Nữ hoàng là không khó. Hiện nay, thanh long Nữ hoàng đã được Hoa Kỳ cấp code xuất khẩu với các tiêu chí vô cùng nghiêm ngặc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các yêu cầu khác….Hiện thanh long Nữ hoàng đã có mặt ở các nước khó tình về xuất khẩu như Mỹ, Nhật, Châu Âu…. Tuy nhiên, việc sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm này còn gập nhiều khó khăn bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là trong quản lý chuỗi giá trị ngành nên giá thành sản xuất còn cao và giá bán thấp lại chưa có nhãn hiệu cạnh tranh trong khu vực và Thế giới. Vì thế Tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long”. Thông qua việc phân tích chuỗi không chỉ giúp cho các nhà quản lý nhìn lại việc quản lý chuỗi giá trị thanh long mà còn giúp đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cấp chuỗi, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như thu nhập của các tác nhân tham gia chuỗi, nhất là người trồng thanh long Nữ hoàng. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn “Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long” nhằm phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị, phân tích giá trị gia tăng và sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân tham gia chuỗi, đồng thời phát hiện các điễm hạn chế, điểm nghẽn cần thiết phải cải thiện để nâng cao giá trị kinh tế chuỗi. Thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cấp hiệu quả chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long Nữ hoàng tại Vĩnh Long.
  18. 3 - Mục tiêu 2: Phân tích cấu trúc, hoạt động chuỗi, liên kết chuỗi, phân tích giá trị gia tăng và phân phối giá trị gia tăng giá trị thanh long Nữ hoàng. - Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị nhằm nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng sản xuất, tiêu thụ thanh long Nữ hoàng tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay như thế nào? (2) Cấu trúc, hoạt động chuỗi, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi là như thế nào? Giá trị gia tăng đạt được là bao nhiêu và phân phối giá trị gia tăng như thế nào? (3) Có những giải pháp nào để nâng cấp chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tại Vĩnh Long trong thời gian tới? 2.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ thanh long Nữ hoàng tại Vĩnh Long cần các thông tin sau: - Tình hình sản xuất thanh long Nữ hoàng ở địa bàn nghiên cứu: diện tích, sản lượng, năng suất,… - Tình hình trao đổi mua bán của nhà vườn với thương lái, vựa, doanh nghiệp,… Nội dung 2: Phân tích cấu trúc, mối liên kết chuỗi, phân tích mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi dưới gốc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành của chuỗi. Bao gồm: xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận và giá trị gia tăng của các tác nhân tại các khâu trong chuỗi - Lập sơ đồ chuỗi và mô tả chủ thể chuỗi. - Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi tác nhân tham gia chuỗi cũng như giá trị đạt được của từng tác nhân tham gia vận hành trong chuỗi giá trị.
  19. 4 - Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi và tỷ trọng của giá trị tăng thêm tại các khâu khác nhau trong chuỗi. - Mô tả kênh thị trường thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long . - Mô tả các tổ chức hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi. Nội dung 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của thanh long Nữ hoàng, phát triển sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới. - Đề tài tiến hành phân tích ma trận SWOT và kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp để xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường từ đó hình thành các giải pháp chiến lược nhằm hoàn thiện và nâng cao giá trị chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng Vĩnh Long, giá trị gia tăng (GTGT) được tạo ra ở từng tác nhân tham gia chuỗi, tính kinh tế và sự phân phối GTGT và giá trị gia tăng thuần (GTGTT) trong chuỗi giá trị. Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, đối tượng khảo sát của luận văn sẽ là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm thanh long: Nhóm tác nhân cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (cơ sở sản xuất giống, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật,…), tác nhân sản xuất (nhà vườn), nhóm tác nhân thực hiện chức năng thương mại (thu gom/thương lái, chủ vựa, bán lẻ), tác nhân thực hiện chức năng chế biến (vựa thu mua) và các tác nhân giữ vai trò hỗ trợ thúc đẩy (vận chuyển, các Sở ban ngành liên quan).
  20. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Giới hạn thời gian nghiên cứu Các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Thông tin thu thập trực tiếp qua mẫu điều tra thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 9/2016. 3.2.2. Giới hạn không gian nghiên cứu Nghiên cứu chuỗi giá trị thanh long Nữ hoàng tỉnh Vĩnh Long được khảo sát chủ yếu ở các huyện Mang Thít, Bình Minh, Tam Bình của tỉnh Vĩnh Long. 3.2.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu: - Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long không chuyên sâu vào phần kỹ thuật hơn thế nữa hiện nay thì vấn đề kỹ thuật trồng thanh long ở địa bàn nghiên cứu không phải là vấn đề quan tâm trong hiệu quả kinh tế. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những chỉ số tài chính của chuỗi giá trị sản phẩm thanh long. - Thị trường nội địa, chính vì thế khi tiếp cận tác nhân công ty đề tài chỉ dừng lại ở công ty bán sản phẩm trong nước mà không phỏng vấn các công ty xuất khẩu sản phẩm. - Đề tài không nghiên cứu chi phí đầu tư ban đầu của các tác nhân. Vì hỏi lại từng chi phí đầu tư ban đầu khi nhà vườn bắt đầu trồng thanh long thì hầu như nhà vườn không nhớ đến chi tiết từng khoản mục này. Thương lái hay chủ vựa hay một số các tác nhân khác cũng vậy, họ không có thói quen ghi chép lại. - Đề tài chỉ nghiên cứu loại thanh long Nữ hoàng ruột đỏ, vì đây là loại rất phổ biến ở vùng nghiên cứu. 3.2.4. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đối với nhà vườn tham gia sản xuất thanh long Nữ hoàng Vĩnh Long tại địa bàn nghiên cứu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2