intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng phân tích giá trị giải trí của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khảo sát và phân tích các thành phần của chi phí du hành đối với du khách đi đến đảo Phú Quốc; xây dựng đường cầu giải trí của du khách đối với đảo Phú Quốc và tính thặng dư tiêu dùng, ước lượng giá trị giải trí của Phú Quốc; đánh giá kết quả và đưa ra những kiến nghị theo đường cầu, giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng đã ước lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng phân tích giá trị giải trí của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH NGUYỆT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH THEO VÙNG PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN MINH NGUYỆT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH THEO VÙNG PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ GIẢI TRÍ CỦA ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHÁNH NAM TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu thu thập trong nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, các nguồn trích dẫn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2017 Người thực hiện Trần Minh Nguyệt
  4. TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu về giá trị du lịch của Phú Quốc thông qua phương pháp chi phí du hành theo vùng, xây dựng đường cầu giải trí và tính toán thặng dư tiêu dùng của du khách; từ đó nhận thấy chi phí du hành tác động như thế nào lên cầu giải trí của du khách cũng như ước lượng được giá trị giải trí của Phú Quốc trong năm, đánh giá kết quả ước lượng và đưa ra một số kiến nghị trong thời gian tới. Sử dụng phương pháp phân tích định lượng kết hợp thống kê mô tả, phỏng vấn 400 khách du lịch trong và ngoài nước đến Phú Quốc, thu thập số liệu phân tích, chạy mô hình hồi quy OLS để xây dựng đường cầu du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí du hành của du khách tác động nghịch biến lên tỷ lệ tham quan trên 1000 người và biến thu nhập không có tác động đến nhu cầu giải trí tại Phú Quốc. Thặng dư tiêu dùng khoảng 792 tỷ đồng và giá trị giải trí ước lượng vào khoảng 19.930 tỷ đồng, thể hiện sự đánh giá cao về tài nguyên thiên nhiên của du khách đối với Phú Quốc và tiềm năng du lịch rất lớn. Qua đó, kiến nghị một số giải pháp thu hút khách du lịch nước ngoài, duy trì phát triển lượng khách du lịch trong nước, nâng cao cơ sở vật chất, con người,v.v để phát triển bền vững du lịch Phú Quốc trong thời gian tới. Những hạn chế của nghiên cứu cũng được nêu ra nhằm làm cơ sở để các nghiên cứu sau mở rộng phân tích chuyên sâu.
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................1 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................1 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................3 1.5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................3 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................3 1.6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .....................................................................................3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................5 2.1. Lý thuyết về ước lượng phúc lợi trong kinh tế môi trường ...........................5 2.2. Lý thuyết về tổng giá trị kinh tế môi trường .................................................7 2.3. Phương pháp chi phí du hành (TCM) ............................................................9 2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan .......................................................11
  6. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................14 3.1. Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) ......................................14 3.1.1. Chọn mẫu và tiến hành khảo sát ...........................................................14 3.1.2. Thu thập số lượt thăm viếng hàng năm ................................................15 3.1.3. Phân chia khách du lịch theo vùng .......................................................15 3.1.4. Tính tỉ lệ thăm viếng trung bình theo vùng ..........................................16 3.1.5. Tính chi phí du hành trung bình theo vùng ..........................................16 3.1.6. Ước lượng đường cầu và tính thặng dư trung bình theo vùng .............17 3.2. Mô tả dữ liệu................................................................................................17 3.2.1. Dữ liệu thứ cấp......................................................................................17 3.2.2. Dữ liệu sơ cấp .......................................................................................18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................19 4.1. Đặc điểm huyện đảo Phú Quốc ...................................................................19 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................19 4.1.1.1. Vị trí địa lý và thời tiết ..................................................................19 4.1.1.2. Hệ động, thực vật ...........................................................................20 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................21 4.1.3. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................22 4.2. Tình hình du lịch của đảo Phú Quốc ...........................................................23 4.2.1. Lượng khách và doanh thu du lịch .......................................................23 4.2.2. Thời gian lưu trú và cơ sở lưu trú .........................................................24 4.3. Ước lượng giá trị giải trí của đảo Phú Quốc: ..............................................25 4.3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................25 4.3.2. Xác định tỷ lệ tham quan trung bình theo vùng ...................................28
  7. 4.3.3. Xác định chi phí du hành trung bình theo vùng ...................................31 4.3.3.1. Chi phí di chuyển ...........................................................................31 4.3.3.2. Chi phí thời gian di chuyển ...........................................................32 4.3.3.3. Chi phí sinh hoạt tại điểm du lịch ..................................................33 4.3.3.4. Chi phí du hành theo vùng .............................................................34 4.3.4. Xây dựng đường cầu du lịch .................................................................35 4.3.5. Ước lượng thặng dư tiêu dùng và giá trị giải trí ...................................37 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................41 5.1. Kết luận........................................................................................................41 5.2. Kiến nghị .....................................................................................................42 5.3. Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT ACS : Thặng dư tiêu dùng trung bình theo vùng. AEM : Phương pháp chi tiêu bảo vệ. ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. CP : Giá Choke Price. CVM : Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài. HPM : Phương pháp giá hưởng thụ. ICS : Thặng dư tiêu dùng trung bình cá nhân. ICTM : Phương pháp chi phí du hành cá nhân. IUCN : Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên. OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế TCM : Phương pháp chi phí du hành. UBND : Ủy ban nhân dân. ZCTM : Phương pháp chi phí du hành theo vùng. WTP : Giá sẵn lòng trả.
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU . Bảng 3.1. Phân chia khách du lịch trong nước theo vùng.........................................15 Bảng 3.2. Phân chia khách nước ngoài theo vùng. ...................................................16 Bảng 4.1. Lượng khách và doanh thu du lịch Phú Quốc từ 2010 đến 2015 .............23 Bảng 4.2. Số khách, thời gian và cơ sở lưu trú của Phú Quốc từ 2010 đến 2015 ....24 Bảng 4.3. Đặc điểm giới tính, hôn nhân, độ tuổi và học vấn của du khách. .............25 Bảng 4.4. Thu nhập của du khách .............................................................................26 Bảng 4.5. Mục đích chuyến đi đến Phú Quốc ...........................................................26 Bảng 4.6. Cảm nhận về chuyến đi Phú Quốc............................................................27 Bảng 4.7. Cảm nhận về môi trường tự nhiên tại Phú Quốc ......................................27 Bảng 4.8. Số tiền sẵn lòng tài trợ của du khách để bảo vệ môi trường tại Phú Quốc ...................................................................................................................................28 Bảng 4.9. Tính toán số du khách hàng năm theo vùng .............................................29 Bảng 4.10. Tỷ lệ tham quan trên 1000 người ...........................................................30 Bảng 4.11. Chi phí di chuyển đến Phú Quốc theo từng vùng trong nước. ...............31 Bảng 4.12. Chi phí di chuyển đến Phú Quốc theo khu vực nước ngoài. ..................32 Bảng 4.13. Chi phí thời gian di chuyển đến Phú Quốc của khách trong nước .........33 Bảng 4.14. Chi phí thời gian di chuyển đến Phú Quốc của khách nước ngoài.........33 Bảng 4.15. Chi phí sinh hoạt của khách trong nước tại Phú Quốc ...........................34 Bảng 4.16. Chi phí sinh hoạt của khách trong nước tại Phú Quốc ...........................34 Bảng 4.17. Chi phí du hành theo vùng của du khách đến Phú Quốc ........................35 Bảng 4.18. Ước lượng đường cầu cho khách trong nước .........................................36 Bảng 4.19. Ước lượng thặng dư tiêu dùng của khách trong nước đối với Phú Quốc ...................................................................................................................................38
  10. Bảng 4.20. Ước lượng thặng dư tiêu dùng và giá trị giải trí của khách nước ngoài .39 Bảng 4.21. Giá trị giải trí của đảo Phú Quốc năm 2015 (triệu đồng) .......................39
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Quan hệ giữa giá cả và lượng cầu ................................................................5 Hình 2.2 Đường cầu giải trí và thặng dư tiêu dùng của phương pháp TCM ..............9 Hình 4.1. Đường cầu ước lượng chi phí du hành theo vùng ở Phú Quốc .................37
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phú Quốc là huyện đảo lớn nhất Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang, là nơi có nhiều ưu thế và tiềm năng thuận lợi lớn cho phát triển du lịch. Ngoài 150 km đường bờ biển mang vẻ đẹp hoang sơ nổi tiếng bao quanh, Phú Quốc sở hữu hệ sinh thái rừng và biển phong phú như: rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn, rừng tràm, 30 loài thú, 200 loài chim, 50 loài bò sát, gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển, các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác qúy hiếm như: trai tai tượng, ốc đun cái, đồi mồi, bò biển, v.v. Bên cạnh đó còn có những cảnh quan thiên nhiên đẹp khác như suối, làng chài và các nông sản truyền thống gồm nước mắm, hạt tiêu, tạo nên nét du lịch đặc trưng thu hút một lượng lớn du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phát triển du lịch Phú Quốc đã tạo ra nhiều tác động có lợi cho ngành du lịch và kinh tế của địa phương. Theo số liệu của Ủy Ban nhân dân huyện Phú Quốc năm 20151, Phú Quốc thu hút hơn 800 nghìn lượt khách, tăng 50% so với năm 2014; doanh thu du lịch của Phú Quốc (bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống và bán hàng hóa) tăng khoảng 43%/ năm trong 5 năm gần đây từ năm 2010, chiếm hơn 45% doanh thu du lịch của toàn tỉnh Kiên Giang vào năm 2015. Dịch vụ du lịch đóng góp trên 66% trong cơ cấu GDP của Phú Quốc, giúp kinh tế ở đây đạt tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên và tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống. Ngoài ra, trong vòng 10 năm qua, Phú Quốc đã thu hút hơn 200 dự án đầu tư lớn, ước tính tổng giá trị khoảng 8 tỷ USD, trong đó có 22 dự án FDI với tổng vốn 282 triệu USD, tạo ra những thay đổi vượt bậc về diện mạo và cơ hội mới cho du lịch Phú Quốc. Tuy Phú Quốc có nhiều tiềm năng nổi trội và lợi thế cạnh tranh với các nơi khác, nhưng để khai thác hết những tiềm năng này và thu hút nhiều hơn nữa nhà đầu tư cũng như lượng khách du lịch tương xứng thì cần các cơ chế chính sách đặc thù linh hoạt. 1 Phụ lục 4
  13. 2 Chính vì vậy đo lường cụ thể lợi ích mà tài nguyên thiên nhiên của Phú Quốc mang lại cho nền kinh tế sẽ đóng góp một phần khá quan trọng cho cơ sở hình thành nên cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với phát triển du lịch của địa phương và hội nhập quốc tế. Để thỏa mãn yêu cầu trên đồng thời thử nghiệm một trong những phương pháp đánh giá giá trị của hàng hóa và dịch vụ môi trường trong thực tiễn, tác giả chọn: “Sử dụng phương pháp chi phí du hành theo vùng phân tích giá trị giải trí của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cuối khóa. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Khoảng cách từ mỗi vùng đến Phú Quốc ảnh hưởng như thế nào lên số lần tham quan và chi phí du hành của du khách? (2) Đường cầu dịch vụ giải trí của Phú Quốc được xây dựng như thế nào? Thu nhập trung bình theo từng vùng có tác động gì lên số lần tham quan của du khách? (3) Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng mà du khách đạt được khi vui chơi giải trí tại Phú Quốc trong năm 2015 được ước lượng bao nhiêu? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Ước lượng giá trị giải trí của Phú Quốc bằng phương pháp chi phí du hành theo vùng, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du lịch tại đây. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (1) Khảo sát và phân tích các thành phần của chi phí du hành đối với du khách đi đến đảo Phú Quốc. (2) Xây dựng đường cầu giải trí của du khách đối với đảo Phú Quốc và tính thặng dư tiêu dùng, ước lượng giá trị giải trí của Phú Quốc. (3) Đánh giá kết quả và đưa ra những kiến nghị theo đường cầu, giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng đã ước lượng.
  14. 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài áp dụng phương pháp phân tích định lượng kết hợp thống kê mô tả, phân tích, và phỏng vấn khách du lịch tại Phú Quốc thông qua phiếu điều tra để thu thập thông tin và dữ liệu nghiên cứu gồm: Dữ liệu thứ cấp: Niên giám Thống kê các tỉnh năm 2015, dữ liệu về du lịch của Ủy ban Nhân dân huyện đảo Phú Quốc từ năm 2000 đến năm 2015. Dữ liệu sơ cấp: thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát về thông tin kinh tế xã hội cá nhân và hành vi du lịch của du khách khi đến Phú Quốc trong năm 2016. Số lượng mẫu khảo sát là 400 du khách (trong đó gồm 200 du khách nước ngoài và 200 du khách trong nước). 1.5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đường cầu du lịch của du khách với đảo Phú Quốc, chi phí du hành, giá trị giải trí của đảo Phú Quốc, giá sẵn lòng trả của du khách cho việc cải thiện chất lượng môi trường tại đảo Phú Quốc. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Xây dựng đường cầu du lịch của du khách đối với Phú Quốc. Uớc lượng giá trị giải trí bằng phương pháp chi phí du hành, từ đó đề xuất những giải pháp để cải thiện chất lượng du lịch và môi trường tại đây. Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Phạm vi về thời gian: số liệu thứ cấp thuộc năm 2015 vì năm 2016 chưa được cập nhật hoàn chỉnh; số liệu sơ cấp thực hiện vào đợt cao điểm du lịch giữa năm 2016. 1.6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương: Chương 1: Trình bày những nội dung cơ bản của nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
  15. 4 Chương 2: Trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết về đo lường phúc lợi kinh tế, tổng giá trị kinh tế, phương pháp chi phí du hành, tóm tắt các nghiên cứu trước về chủ đề có liên quan. Chương 3: Các bước thực hiện phương pháp chi phí du hành theo vùng và mô tả dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu theo cơ sở lý thuyết và dữ liệu nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Chương 5: Đưa ra kết luận và đề xuất chính sách từ kết quả nghiên cứu.
  16. 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. LÝ THUYẾT VỀ ƯỚC LƯỢNG PHÚC LỢI TRONG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Trong kinh tế học, phúc lợi của một vật nào đó được xem là những gì mà người ta sẵn lòng trả để có nó, với những giả định cho trước về phân phối thu nhập và thông tin sẵn có. Trong đánh giá về chất lượng môi trường, không thể đánh giá phúc lợi trực tiếp bằng cách sử dụng những kỹ thuật thị trường vì không có thị trường cho những người mua và người bán chất lượng môi trường. Vì thế qua cách nhìn kinh tế học vi mô, đánh giá phúc lợi trong kinh tế môi trường sẽ dựa trên lý thuyết về đường cầu. Theo N. Gregory Mankiw (2014), cầu là khái niệm biểu thị mong muốn mua và sự sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ. Đường cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu, thể hiện tác động của giá tới lượng cầu. Phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi giá là sự vận động dọc theo đường cầu, khi giá cả tăng thì lượng cầu giảm và ngược lại. Chính vì thế, đường cầu là đường dốc xuống về bên phải như hình vẽ. P P1 P2 0 Q1 Q2 Q Hình 2.1 Quan hệ giữa giá cả và lượng cầu P P Sự thay đổi giá của hàng hóa sẽ gây ra sự vận động dọc theo đường cầu, không làm đường cầu dịch chuyển. Ngoài giá, các yếu tố như thu nhập, thị hiếu, giá của hàng hóa liên quan, v.v thay đổi thì đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang phải theo lượng cầu.
  17. 6 Áp dụng vào kinh tế học môi trường, sử dụng đồ thị đường cầu để biểu thị giá sẵn lòng trả (WTP) của con người đối với một hàng hóa môi trường; sử dụng phương pháp tính toán WTP cho việc giảm ô nhiễm/ cải thiện chất lượng môi trường bởi vì giá thị trường của hàng hóa này không hiện hữu. Có nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP nhưng có thể phân thành hai cách tiếp cận: i) Cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP. Cách này đo lường thiệt hại dưới dạng mất mát thu nhập hoặc sản lượng, năng suất bị giảm và chi tiêu cần thiết để bù đắp thiệt hại môi trường. Đây là phương pháp đo lường WTP trực tiếp. ii) Cách tiếp cận tính WTP của cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cách này sử dụng khi không có thị trường thực hoặc giá thị trường phần nào phản ánh được giá trị môi trường. Đây là phương pháp đo lường WTP gián tiếp. Tương ứng với hai cách tiếp cận có những kỹ thuật cụ thể để đánh giá cho các vấn đề môi trường như sau: Phương pháp trực tiếp Phương pháp gián tiếp (sử dụng giá thị trường) (sử dụng giá sẵn lòng trả) 1. Thay đổi năng suất 1. Chi tiêu bảo vệ/ giảm thiệt hại 2. Chi phí chăm sóc sức khỏe 2. Đánh giá hưởng thụ 3. Thiệt hại vốn nhân lực 3. Thị trường đại diện 4. Chi phí thay thế/ phục hồi thiệt hại, tài 4. Đánh giá ngẫu nhiên sản, kinh doanh. Phương pháp ước lượng trực tiếp tuy sử dụng giá thị trường để đánh giá nhưng nó không hoàn toàn phản ánh giá sẵn lòng trả WTP của con người cho việc cải thiện chất lượng môi trường. Phương pháp gián tiếp khắc phục được hạn chế đó của phương pháp trực tiếp thông qua đo lường WTP bằng sự thay đổi thặng dư tiêu dùng (lợi ích ròng của một người có được từ tiêu dùng một lượng hàng hóa). Lý thuyết kinh tế khẳng định rằng lợi ích xã hội ròng của một hàng hoá hoặc dịch vụ bằng với tổng của thặng dư của người sản xuất và thặng dư tiêu dùng (Boardman et al, 1996). Trong trường hợp hàng hóa tư nhân, thặng dư tiêu dùng là sự khác nhau giữa giá sẵn lòng trả cho một lượng hàng hóa và giá mà người đó thực trả; được đo bằng diện tích nằm dưới đường cầu, trên đường giá, giới hạn bởi lượng hàng hóa từ 0 đơn vị đến đơn vị được tiêu thụ. Trong trường hợp hàng hóa công, phải tìm ra WTP của con người thay vì dùng giá thị
  18. 7 trường, người sử dụng sẽ được hỏi WTP về lượng hàng hóa đã có sẵn thông tin, cách đo lường có thể giống như cách đo lường thay đổi thặng dư tiêu dùng cho hàng hóa tư nhân. Khó khăn của phần lớn các phương pháp đo lường phúc lợi là dựa trên việc thiết lập thị trường giả định để suy ra giá sẵn lòng trả WTP, bởi vì WTP không chỉ phản ánh sở thích và thu nhập mà còn phản ánh những giá trị không sử dụng như giá trị nhiệm ý, giá trị hiện hữu, giá trị lưu truyền, giá trị hỗ trợ. Việc xác định tùy thuộc vào nhiều điều kiện phức tạp như cần kỹ thuật kinh tế lượng cao, đo lường các biến số không dễ dàng, nhận thức của các cá nhân về môi trường là chủ quan và chưa chắc phản ánh được giá trị, thiên lệch trong nghiên cứu, v.v. Tuy nhiên, đo lường phúc lợi là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học môi trường, nó đánh giá được những giá trị vô hình mà trước đấy không thể thực hiện được, đóng góp hữu ích cho phân tích lợi ích chi phí và rất có ý nghĩa khi làm nền tảng cho các quyết định chính sách. 2.2. LÝ THUYẾT VỀ TỔNG GIÁ TRỊ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Một số giá trị vô hình của những hàng hóa môi trường như không khí hay nước sạch không thể lượng hóa được, nhưng xuất phát từ nhận thức của xã hội về các lợi ích của chất lượng môi trường, các giá trị này tồn tại dưới hai nguồn: giá trị sử dụng và giá trị tồn tại. Giá trị sử dụng đề cập đến sự hữu dụng đề cập đến sự hữu dụng hay lợi ích nhận được từ việc sử dụng hoặc tiếp cận một hàng hóa môi trường. Giá trị tồn tại là sự thỏa dụng hay lợi ích nhận được từ một hàng hóa môi trường đơn giản qua sự tồn tại của nó như một hàng hóa hay dịch vụ. Mitchell và Carson (1989) đo lường tổng giá trị xã hội chung như sau: Tổng giá trị của chất lượng môi trường = Giá trị sử dụng + Giá trị tồn tại Giá trị sử dụng xuất phát trực tiếp từ việc tiêu thụ các dịch vụ do môi trường tự nhiên cung cấp gọi là giá trị sử dụng trực tiếp, khi đánh giá sẽ giúp xác định giá sẵn lòng trả để duy trì hoặc cải thiện chất lượng môi trường. Nếu sự hữu dụng có được từ việc thưởng thức chất lượng mỹ quan của môi trường thì đó là giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị tồn tại gồm hai động cơ: tiêu dùng của người khác và gìn giữ cho thế hệ tương lai. Tiêu dùng của người khác là cá nhân đánh giá một hàng hóa công vì lợi ích
  19. 8 mà nó mang lại cho người khác, sự hữu dụng nhận được có tính phụ thuộc lẫn nhau. Gìn giữ cho thế hệ tương lai là ý thức phải bảo tồn môi trường cho các thế hệ tương lai và công nhận giá trị nội tại của tài nguyên thiên nhiên. Trong bất kì phương pháp ước lượng phúc lợi xã hội nào cũng tồn tại một số khó khăn, nhất là đối với các giá trị lợi ích vô hình như trên, vì chúng không được trao đổi trên thị trường nên phải tìm cách lượng hóa chúng với những giá trị bằng tiền tương đương. Đối với một số phương pháp việc ước lượng đã lượng hóa được những giá trị phúc lợi vô hình này, kể cả khái niệm về giá trị tồn tại. Smith and Krutilla (1982) đã xếp các phương pháp đo lường phúc lợi về môi trường thành hai nhóm chung nhất: cách tiếp cận liên hệ vật chất và cách tiếp cận liên hệ hành vi, trong đó các giá trị phúc lợi vô hình được xem xét nhiều hơn ở cách tiếp cận liên hệ hành vi. Cách tiếp cận liên hệ vật chất đo lường các lợi ích dựa trên mối quan hệ vật chất giữa một tài nguyên môi trường và người sử dụng tài nguyên đó, tiêu biểu là phương pháp hàm thiệt hại sử dụng mối quan hệ hàm số để đo lường lượng giảm thiệt hại từ việc làm giảm chất gây ô nhiễm do chính sách mang lại, giá trị lợi ích sẽ được lượng hóa thành tiền qua lượng giảm thiệt hại này. Cách tiếp cận liên hệ hành vi để lượng hóa các lợi ích thông qua những quan sát hành vi trong các thị trường thực tế hoặc những câu trả lời từ khảo sát các thị trường giả định cho các hàng hóa môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn giải quyết giữa hành vi hoặc các trả lời được liên kết chặt chẽ như thế nào với hàng hóa môi trường. Các phương pháp đánh giá được chia thành các phương pháp trực tiếp gồm: dựa vào thông tin thị trường thực sự có phương pháp trưng cầu dân ý và với dữ liệu thị trường giả định có phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM); các phương pháp gián tiếp, gồm: phương pháp chi tiêu bảo vệ (AEM), phương pháp chi phí du hành (TCM) và phương pháp giá hưởng thụ (HPM). Trong phạm vi của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp chi phí du hành để đánh giá các lợi ích môi trường của một điểm du lịch.
  20. 9 2.3. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH (TCM) Đây là phương pháp lâu đời nhất trong các phương pháp đánh giá hàng hóa và dịch vụ phi thị trường. Phương pháp này được phát triển chính thức từ năm 1966 bởi Clawson và Knetsch dựa trên ý tưởng của Harold Hotelling (1947). Phương pháp này sử dụng mối quan hệ bổ sung giữa chất lượng của một tài nguyên thiên nhiên và giá trị sử dụng cho mục đích vui chơi giải trí của nó, đo lường giá trị sử dụng của một khu vực giải trí hay một địa điểm lịch sử, cũng như ước lượng những gia tăng trong giá trị sử dụng nếu địa điểm đó được cải tạo. Khi một người muốn sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí của một địa điểm thì người đó phải đến đó, chi phí du hành khi đến địa điểm được xem như giá ẩn hay giá thay thế của chuyến đi; những thay đổi trong chi phí du hành sẽ dẫn đến một sự biến đổi trong số lượng các chuyến đi; quan sát các biến đổi này qua nhiều cá nhân sẽ ước lượng được các hàm cầu và giá trị của điểm du lịch. Kỹ thuật điều tra dựa trên cơ sở phỏng vấn khách du lịch tại điểm vui chơi giải trí để thu thập các thông tin về chuyến đi (chi phí, khoảng cách từ nơi xuất phát đến điểm du lịch, mục đích của chuyến đi và các điểm đến khác trong chuyến đi) và các đặc điểm kinh tế xã hội khác (thu nhập, tuổi, giới tính). Phương pháp chi phí du hành có hai dạng chính: mô hình chi phí du hành theo vùng (ZTCM) và mô hình chi phí du hành theo cá nhân (ITCM). Chi phí du hành (P) P2 P1 0 V2 V1 Lượng khách Hình 2.2 Đường cầu giải trí và thặng dư tiêu dùng của phương pháp TCM. Đường cầu giải trí biểu diễn mối quan hệ giữa số du khách tham gia và chi phí để thực hiện hoạt động giải trí. Đó là giá sẵn lòng trả (WTP) của du khách cho việc cải thiện chất lượng môi trường và thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu trên đường giá như trên đồ thị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0