Hiện nay, sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của thế giới đã khiến cho vấn đề sức khỏe trở<br />
nên nổi cộm, sức khỏe đã trở thành điểm nóng và là tiêu điểm quan tâm của công chúng.<br />
Sức khỏe là gì?<br />
Sức khỏe là tiết kiệm, sức khỏe là sự hài hòa, sức khỏe là trách nhiệm, sức khỏe là vàng. Sức<br />
khỏe không những thuộc về bản thân chúng ta mà còn thuộc về những người thân trong gia<br />
đình và xã hội, quan tâm đến sức khỏe là trách nhiệm của mỗi con người.<br />
Làm thế nào để có được sức khỏe?<br />
Rất nhiều người trên thế giới không phải chết vì bệnh tật mà chết vì không hiểu biết. Bởi<br />
vậy tri thức đem lại sức khỏe.<br />
Muốn thực sự có được sức khỏe và hạnh phúc thì điều quan trọng nhất là phải hiểu được<br />
bản thân. Vậy làm thế nào để hiểu được bản thân?<br />
Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân phát sinh các căn bệnh thông thường<br />
như cảm cúm, táo bón, đau dạ dày… giúp bạn phòng tránh bệnh có hiệu quả; giúp bạn thêm<br />
hiểu về bản thân để có thể sớm phát hiện ra những tín hiệu của bệnh, tránh để lỡ mất thời cơ<br />
chữa trị.<br />
Sức khỏe là vốn quý, chúc các bạn có được một sức khỏe như mong muốn!<br />
<br />
- Số<br />
<br />
lần đi đại tiện ít hơn 2 lần/tuần?<br />
<br />
- Tuy<br />
<br />
mỗi ngày đều đi đại tiện nhưng vẫn có cảm giác muốn đi?<br />
<br />
- Lượng<br />
- Quy<br />
- Ăn<br />
<br />
phân quá ít, hoặc ở dạng cục, cứng?<br />
<br />
luật đi đại tiện đột nhiên bị phá vỡ?<br />
<br />
uống thất thường?<br />
<br />
- Hấp<br />
<br />
thụ một lượng lớn mỡ hoặc thịt?<br />
<br />
- Uống<br />
- Lúc<br />
<br />
quá ít nước?<br />
<br />
muốn đi đại tiện thì luôn nhịn không đi?<br />
<br />
Ở phần kiểm tra trên, nếu bạn phù hợp với mục nào trong 4 mục đầu thì có khả<br />
năng bạn đã mắc bệnh táo bón; Nếu chưa đến mức như 4 mục đầu nhưng cũng có tồn<br />
tại tình trạng khác thì khả năng mắc bệnh táo bón của bạn sẽ tăng lên.<br />
Cái gọi là táo bón tức là chỉ lượng phân trong ruột bị giữ lại quá lâu, làm cho lượng<br />
nước trong phân giảm đi,<br />
phân trở nên cứng, lượng phân ít đi. Thông thường, cứ 24 –<br />
72 tiếng đi đại tiện 1 lần, nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, nhưng không ảnh hưởng<br />
đến cuộc sống thường nhật.<br />
Phân ở trong ruột quá lâu, dưới tác dụng của nhân khuẩn dạng sợi trong ruột có thể<br />
bị lên men quá mức, khiến cơ thể bị ngộ độc. Protein trong quá trình phân giải có thể<br />
sản sinh ra những chất có hại, sau khi được đưa đến gan, nếu gan không kịp giải độc<br />
thì sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng trúng độc như đau bụng, buồn nôn…<br />
Bụng dưới có cảm giác đầy hơi là triệu chứng điển hình của bệnh táo bón. Bụng<br />
đầy hơi, hơi tích ở trong ruột ép lên ống ruột, có thể có cảm giác đau bụng, hoặc cũng<br />
có thể cảm thấy buồn nôn.<br />
Nếu chứng táo bón gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thì có thể còn xuất hiện hiện<br />
tượng căng cơ ở vai và cổ, xơ cứng, dẫn đến đau vai, đau đầu... Ngoài ra, do quá trình<br />
trao đổi chất bị ảnh hưởng, da sẽ dễ xuất hiện mụn hoặc bong da, mất đi vẻ mịn màng.<br />
Khi bụng ấm ách khó chịu, đau vai, đau đầu, con người sẽ dễ bị mệt mỏi dẫn đến mất<br />
<br />
ngủ.<br />
<br />
Phân được hình thành ở đại tràng. Đại tràng không tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, chức<br />
năng chủ yếu của nó là hấp thụ nước và chất điện giải, hình thành ra phân và bài<br />
tiết ra ngoài. Chỗ to nhất của đại tràng có đường kính từ 5 – 8cm, dài khoảng 1.5m,<br />
chia làm 3 đoạn: ruột thừa, kết tràng và trực tràng. Thức ăn sau khi được tiêu hóa và<br />
hấp thụ, phần còn thừa lại dưới dạng bột hồ được chuyển từ ruột non vào đại tràng.<br />
Ruột già sẽ vận động, hấp thụ nước và chất điện giải, chất bột hồ được chuyển thành<br />
dạng cố định, tức là phân. Thức ăn cần khoảng 5 – 10 tiếng để được hấp thụ, tiêu hóa<br />
và đưa đến phần cuối của ruột non, sau khi đến đại tràng cần từ 9 – 16 tiếng để hấp<br />
thụ nước và chất điện giải. Các vi khuẩn trong ruột sẽ lên men thức ăn hoặc làm cho<br />
thối rữa để tạo ra phân. Phân sau khi hình thành thường được tích lại ở trong kết<br />
tràng, khi được di chuyển đến trực tràng, bộ phận cảm ứng của trực tràng sẽ bị kích<br />
thích, dẫn đến cảm giác muốn đại tiện.<br />
<br />
- Táo<br />
<br />
bón cấp tính do thay đổi môi trường sống<br />
<br />
- Táo<br />
<br />
bón đơn thuần mang tính tạm thời<br />
<br />
Ở những người có chế độ đại tiện bình thường hay gặp phải tình trạng táo bón tạm<br />
thời. Thông thường bệnh phát sinh ở nhóm người không ăn sáng, ăn quá ít, hoặc kén<br />
ăn. Ngoài ra, công việc quá bận rộn, uống ít nước, môi trường<br />
<br />
sống thay đổi, suy nghĩ, kinh nguyệt, mang thai… cũng là nguyên nhân gây ra tình<br />
trạng táo bón. Chỉ cần loại trừ những nguyên nhân trên thì tình trạng sẽ trở lại bình<br />
thường.<br />
- Táo<br />
<br />
bón cấp tính<br />
<br />
Chủ yếu là do các bệnh cấp tính về đường ruột và dạ dày gây ra. Triệu chứng đặc<br />
trưng của nó là kèm theo đau bụng quằn quại, nôn mửa… nên kịp thời đến ngay bệnh<br />
viện để điều trị.<br />
- Táo<br />
<br />
bón mãn tính do không có cảm giác buồn đi đại tiện trong một thời gian dài.<br />
<br />
Có thể chia thành 2 loại: táo bón theo thói quen do chức năng của ruột kém và táo<br />
bón bệnh tính do các bệnh về đường ruột. Táo bón bệnh tính chủ yếu là do các bệnh<br />
mãn tính ở các cơ quan nội tạng ở phần bụng ví dụ như vách đại tràng tự nhiên lồi<br />
ra, tạo thành kết cấu dạng túi, dù không gây ra đau đớn nhưng lại cản trở hoạt động<br />
của ruột, dẫn đến táo bón.<br />
Táo bón do thói quen, dựa vào nguyên nhân lại có thể chia thành 3 loại: táo bón kết<br />
tràng, táo bón trực tràng và táo bón co giật.<br />
Ăn nhiều thức ăn có chất xơ có lợi cho việc loại trừ táo bón.<br />
Bệnh táo bón nên tự tìm cách giải quyết, không nên lệ thuộc vào thuốc. Chỉ cần<br />
hàng ngày chú ý một chút là có thể loại trừ bệnh táo bón. Để phòng tránh táo bón và<br />
ung thư đại tràng, nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ.<br />
<br />
Tác dụng của thức ăn có chứa chất xơ:<br />
Chất xơ là thành phần trong thức ăn mà cơ thể người không thể tiêu hóa được.<br />
Chất xơ có nhiều trong thức ăn thực vật và trong một số loại thức ăn động vật, được<br />
chia thành hai loại: chất xơ không dễ tan trong nước và chất xơ dễ tan trong nước.<br />
Thức ăn có chất xơ qua miệng vào trong cơ thể, giống như các chất dinh dưỡng<br />
khác, nhưng nó đi qua các cơ quan tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột mà vẫn không<br />
bị tiêu hóa hấp thu, cuối cùng trở thành thành phần chính của phân, thải ra bên ngoài<br />
cơ thể.<br />
Rất nhiều người cho rằng, thức ăn có chứa chất xơ trong dinh dưỡng gần đây mới<br />
được chú ý đến. Trên thực tế, thời đại Hi Lạp cổ đại, ở thế kỷ thứ 4 TCN, đã biết rằng<br />
bánh mì có đường mạch nha có thể phòng tránh được bệnh táo bón.<br />
Nói thì như vậy nhưng sự quan tâm của con người đến mối quan hệ giữa thức ăn<br />
và chất xơ thì mấy chục năm gần đây mới bắt đầu.<br />
<br />