intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiễm trùng, hoại tử chi do nghiện thuốc lá (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

110
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5. Khi nào cần đi khám bệnh? Khi bạn có những triệu chứng và dấu hiệu gợi ý bệnh Buerger: tê tay chân, yếu tay chân, tay chân lạnh hơn bình thường, đi khập khiễng gián cách. 6. Tầm soát và chẩn đoán Bác sĩ sẽ hỏi bạn về triệu chứng và dấu hiệu. Không một xét nghiệm nào có thể xác định chính xác bạn có bị bệnh hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để hướng đến chẩn đoán, và phân biệt với những bệnh lý khác. Các xét nghiệm này có thể bao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiễm trùng, hoại tử chi do nghiện thuốc lá (Kỳ 2)

  1. Nhiễm trùng, hoại tử chi do nghiện thuốc lá (Kỳ 2) 5. Khi nào cần đi khám bệnh? Khi bạn có những triệu chứng và dấu hiệu gợi ý bệnh Buerger: tê tay chân, yếu tay chân, tay chân lạnh hơn bình thường, đi khập khiễng gián cách. 6. Tầm soát và chẩn đoán Bác sĩ sẽ hỏi bạn về triệu chứng và dấu hiệu. Không một xét nghiệm nào có thể xác định chính xác bạn có bị bệnh hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để hướng đến chẩn đoán, và phân biệt với những bệnh lý khác. Các xét nghiệm này có thể bao gồm: a- Xét nghiệm máu Xét nghiệm có thể tìm thấy trong máu một số chất (kháng thể) giúp ta loại trừ những bệnh lý khác gây triệu chứng và dấu hiệu tương tự. Ví dụ, xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ bệnh xơ cứng bì, lupus, các rối loạn đông máu, đái tháo đường…
  2. b- Dấu hiệu Allen Bệnh nhân nắm chặt bàn tay. Bác sĩ dùng bàn tay mình xiết chặt cổ tay người bệnh. Sau đó, bệnh nhân mở lòng bàn tay và bác sĩ cũng buông tay mình khỏi cổ tay bệnh nhân. Dựa trên thời gian phục hồi màu sắc ở bàn tay bệnh nhân, sơ bộ có thể đánh giá lưu lượng của các mạch máu. Máu đến bàn tay một cách chậm chạp là dấu hiệu gợi ý cho bệnh Buerger. c- Chụp động mạch Chụp động mạch, còn gọi là chụp mạch máu, giúp thầy thuốc hiểu rõ tình trạng của các động mạch. Bác sĩ tiêm cản quang vào động mạch sau đó chụp Xquang hoặc dùng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. Các chỗ tắc nghẽn trong lòng động mạch sẽ được phát hiện ngay. Bác sĩ có thể chỉ định chụp động mạch cản quang ở cả hai tay lẫn hai chân ngay cả khi bạn chưa có triệu chứng của bệnh. Bệnh Buerger thường gây tổn thương ở nhiều chi, chụp động mạch sẽ giúp phát hiện sớm tổn thương hầu có kế hoạch điều trị kịp thời trước khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra. Siêu âm Doppler mạch máu, chụp MSCT 64, chụp động mạch xoá nền kỹ thuật số (DSA) v.v. là những phương pháp mới để chẩn đoán bệnh Buerger. 7- Biến chứng
  3. Khi bệnh nặng hơn, lưu lượng máu đến các chi sẽ giảm. Do tắc nghẽn tại động mạch, máu khó đến được các đầu ngón tay và ngón chân. Các mô không nhận đủ máu sẽ thiếu oxy và chất dinh dưỡng để sống còn. Hoại tử vùng da và mô ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ xảy ra. Các dấu hiệu và triệu chứng hoại tử là: da đổi màu xanh đen, mất cảm giác ở ngón bị tổn thương và bốc mùi hôi thối. Hoại tử là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải cắt bỏ ngón tay hoặc ngón chân tương ứng. 8. Điều Trị a. Cai thuốc lá dưới mọi hình thức - Khi được chẩn đoán bệnh Buerger, bệnh nhân cần bỏ thuốc lá để chặn đứng diễn tiến của bệnh. Phản ứng viêm sẽ ngừng lại khi ngừng hút thuốc. Đa số bệnh nhân bỏ được thuốc lá sẽ không còn nguy cơ bị cắt bỏ ngón về sau này. Những người tiếp tục hút thuốc sẽ khiến bệnh nặng hơn và cần phải cắt bỏ ngón hoại tử. - Bỏ thuốc lá rất khó. Trước đây, có thể bạn đã hiểu rõ tác hại của thuốc lá và từng tìm cách từ bỏ nó nhưng không thành công. Hãy trao đổi với bác sĩ về các chiến lược để bỏ thuốc lá. Hiện đã có một số thuốc giúp bạn vượt qua được cơn thèm thuốc. Tuy nhiên, bạn không thể dùng các sản phẩm thay thế có chứa nicotine như miếng thuốc dán hoặc kẹo sing-gum, vì nicotin trong các sản phẩm này cũng sẽ ảnh hưởng đến bệnh Buerger.
  4. - Do bắt buộc phải từ bỏ thuốc lá, bác sĩ đôi khi sẽ khuyến cáo những biện pháp mạnh. Ví dụ, bác sĩ có thể kiểm tra nước tiểu định kỳ để biết chắc chắn rằng bạn không còn hút thuốc nữa. Một biện pháp nữa là áp dụng chương trình cai thuốc lá nội trú. Bạn sẽ phải sống tập trung tại một cơ sở điều trị, đôi khi tại bịnh viện, trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Trong thời gian điều trị, hàng ngày bạn sẽ được tham gia các khoá tư vấn cùng các hoạt động khác để giúp vượt qua sự thèm thuốc và luyện tập cách sống không có thuốc lá.
  5. Bệnh nhân Buerger đang giải thích cho các học sinh về hậu quả của hút thuốc lá b. Các điều trị khác Bệnh Buerger không thể chữa khỏi được. Bác sĩ có thể dùng nhiều loại thuốc để giảm bớt các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh. Các chọn lựa bao gồm: - Thuốc để cải thiện lưu lượng máu và làm tan cục máu đông - Phẫu thuật cắt lọc các dây thần kinh bị tổn thương (phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm) để giảm đau - Đoạn chi, nếu nhiễm trùng và hoại thư xảy ra 9. Phòng ngừa Bạn có thể phòng ngừa bệnh Buerger bằng cách bỏ thuốc lá. Nếu bạn không nghiện, xin hãy tránh xa điếu thuốc.
  6. Thông điệp khẩn đối với bệnh nhân Buerge 10. Tự chăm sóc Hãy chăm sóc kỹ các ngón tay và ngón chân của mình khi bị bệnh Buerger. Kiểm tra phần da ở tay, chân mỗi ngày để phát hiện những vết cắt và trầy xước. Lưu lượng máu đến nuôi các chi không đủ khiến cơ thể khó chống chọi với nhiễm trùng. Những vết rách da và trầy xước nhỏ sẽ có thể là tiền đề cho những nhiễm trùng nặng sau này. Rửa kỹ các vết trầy xước da và băng sạch. Hãy theo dõi sát vết thương xem chúng có lành lại không. Nếu vết thương xấu đi, cần phải khám bệnh ngay. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2