intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn có đang bị đồng nghiệp “chiếu tướng”?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là dân công sở, ai cũng muốn được các đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến. Tuy nhiên, một số biểu hiện nho nhỏ thường ngày mà bạn không chú ý tới có thể khiến đồng nghiệp khó chịu và đang “chiếu tướng” bạn đấy. Liệu bạn đã nhận ra những điều này? Xuất sắc và mẫn cán trong công việc giúp bạn có được sự nể phục của đồng nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn có đang bị đồng nghiệp “chiếu tướng”?

  1. Bạn có đang bị đồng nghiệp “chiếu tướng”? Là dân công sở, ai cũng muốn được các đồng nghiệp tôn trọng và yêu mến. Tuy nhiên, một số biểu hiện nho nhỏ thường ngày mà bạn không chú ý tới có thể khiến đồng nghiệp khó chịu và đang “chiếu tướng” bạn đấy. Liệu bạn đã nhận ra những điều này? Xuất sắc và mẫn cán trong công việc giúp bạn có được sự nể phục của đồng nghiệp. Nhưng để tiến xa trong sự nghiệp, bạn còn cần phải được đồng nghiệp yêu mến nữa. Hãy tránh những biểu hiện sau để không bị đồng nghiệp “chiếu tướng” và âm thầm “cài số lùi” với bạn nhé. 1. “Luộm thuộm” với email Bạn nghĩ rằng trong thời buổi này thì làm gì có dân công sở nào “luộm thuộm” với email? Nhưng nếu bạn “vô tư” thêm tên các đồng nghiệp không liên quan vào danh sách cc, lạm dụng chức năng “khẩn cấp”, hay thường xuyên gửi email dài lê thê... thì bạn đang tạo ấn tượng xấu với đồng nghiệp rồi đấy. “Khẩn cấp” chỉ dùng trong những tình huống thật sự cần thiết và đừng làm đầy hộp mail của người khác với những email không cần thiết. 2. Bạn quá “teen” Góc làm việc của bạn có đang được trang trí quá “teen” như phòng riêng tại nhà? Chữ ký dưới email của bạn có hình chú mèo kitty, hay font chữ cầu kỳ như thư pháp? Bạn có diện những trang phục “quá hớp” đến công sở? Nếu vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu chăm chút lại cho hình tượng chuyên nghiệp của mình, vì dù sao công sở cũng là môi trường làm việc. 3. “Vô tư” với việc ăn uống
  2. Bạn thường ăn trưa ngay tại bàn làm việc, thường xuyên vừa gặm bánh mì vừa gõ máy tính vì bạn bận, bận và quá bận. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn không phải đang “một mình một cõi” mà có rất nhiều đồng nghiệp đang ngồi gần đó. Mùi thức ăn nồng nặc, tiếng nhai nhóp nhép của bạn có thể làm những người xung quanh khó chịu và khó tập trung. Đó là chưa kể nếp ăn và phong cách ăn mỗi người mỗi khác. 4. “Siêu” bề bộn Hãy nhìn quanh: góc làm việc của bạn có quá bề bộn? Bạn có hay để mặc ly tách dơ của mình trên bồn rửa chung? Hay bạn có vứt thức ăn thừa vào sọt rác đặt trong phòng khiến mùi thum thủm cứ bốc lên suốt ngày? Bạn cần tổ chức góc làm việc gọn ghẽ, và tránh để thói quen cá nhân làm ảnh hưởng đến những “hàng xóm” bên cạnh. 5. Thiếu nội hàm Bạn là nhân viên có cá tính, thu hút, và giao thiệp giỏi. Biết mọi người thích ăn bánh ngọt, bạn thường mua vào thết đãi văn phòng. Và chỉ có thế. Ngoài việc khéo miệng, bạn thường “ngọt ngào” đùn đẩy công việc cho người khác, “bẽn lẽn” giành công khi có dịp và hay ba hoa về thành tích của mình. Đã đến lúc bạn cần chú trọng đến nội hàm và năng lực thật sự của bản thân. 6. Bạn là “con sâu việc”
  3. Thông thường, dân công sở không mấy thiện cảm với những người suốt ngày chỉ biết có công việc mà không có thư giãn, giải trí. Do đó, đừng bỏ lỡ những cơ hội làm thân và giao lưu với đồng nghiệp qua các buổi picnic, karaoke hoặc hội họp thân mật. 7. Bạn là “Mr. Biết tuốt” “Tôi làm cho công ty này thâm niên rồi nên những chuyện này tôi biết hết, phải thế này... thế kia...” – đây có phải là câu nói thường thấy của bạn? Bạn có thể hiểu biết nhiều, thâm niên trong nghề nhưng đừng suốt ngày nhấn nhá những điểm này, rồi bác bỏ ý kiến của đồng nghiệp. Hãy khéo léo vận dụng “từ điển bách khoa toàn thư” của bạn trong những tình huống thích hợp, theo cách khiêm tốn nhất để mọi người thật tâm nể phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2