Bạn có thực sự là một CEO đằng sau microphone?
lượt xem 17
download
“Bạn có hai lựa chọn khi bước vào một phòng họp lớn”, chuyên gia diễn thuyết công cộng Richard Levick cho biết, "Bạn có thể làm chủ căn phòng, hay để căn phòng làm chủ bạn”. Levick là luật sư và tác giả của nhiều cuốn sách. Ngoài ra, ông còn điều hành Công ty PR (quan hệ công chúng) tại Washington - Levick Strategic Communications với những khách hàng chính trong lĩnh vực pháp lý. Công ty của Levick phụ trách các vấn đề giao tiếp truyền thông cho nhiều hãng luật khác nhau. “Tôi đã diễn thuyết...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bạn có thực sự là một CEO đằng sau microphone?
- Bạn có thực sự là một CEO đằng sau microphone? “Bạn có hai lựa chọn khi bước vào một phòng họp lớn”, chuyên gia diễn thuyết công cộng Richard Levick cho biết, "Bạn có thể làm chủ căn phòng, hay để căn phòng làm chủ bạn”. Levick là luật sư và tác giả của nhiều cuốn sách. Ngoài ra, ông còn điều hành Công ty PR (quan hệ công chúng) tại Washington - Levick Strategic Communications với những khách hàng chính trong lĩnh vực pháp lý. Công ty của Levick phụ trách các vấn đề giao tiếp truyền thông cho nhiều hãng luật khác nhau. “Tôi đã diễn thuyết ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, tôi cũng được nghe rất nhiều bài diễn thuyết. Có những
- nhà diễn thuyết xoàng đến mức không thể tin được. Họ suy nghĩ không rành mạch và thậm chí là bất hợp lý”, Levick cho biết. Đa phần các nhà quản trị doanh nghiệp đều rất e ngại việc diễn thuyết hay coi đây như một sự lãng phí thời gian. “Rất nhiều CEO xem nhẹ và lẩn tránh giao tiếp với giới truyền thông hay diễn thuyết trước đám đông”, Dian Griesel, sáng lập viên Hãng Investor Relations Group chuyên đại diện cho các công ty nhỏ để tìm kiếm các nhà phân tích tài chính và nhà quản lý tiền bạc, “Nhưng đây là một trong những yếu tố quan trọng của việc quản trị kinh doanh”. Nếu bạn không thể đưa ra được những bài diễn thuyết mạnh mẽ, tinh tế, có tính thuyết phục và ăn khớp trong các cuộc họp, cuộc phỏng vấn báo chí, hội thảo,... tức là bạn đang làm “đoản mạch” tương lai của công ty. Đã đến lúc cần phải làm một việc gì đó để cải thiện tình trạng này. Việc mặc một bộ vest lịch thiệp thay vì những chiếc quần jean chưa hẳn là tất cả. Nhưng những giao tiếp lạc lõng, hành động, cử chỉ khiếm nhã hay ăn mặc thiếu lịch sự đều khiến bạn không thể truyền tải các thông điệp thuyết phục tới người nghe, và bạn sẽ đánh mất cơ hội của mình. “Đừng đánh giá quá thấp sức mạnh hình ảnh”, Sherry Maysonave, sáng lập viên hãng tư vấn Empowerment Enterprises, cảnh báo. Vậy một CEO nên ăn mặc, có cử chỉ và cách nói chuyện như thế nào để có được một bài diễn thuyết hiệu quả nhất? Câu trả lời nằm trong việc tạo ra một sự nổi bật nhất định. Diễn thuyết với cái tôi chân thực Trong khi các hoạt động kinh doanh của bạn có thể rất linh hoạt và thường xuyên thay đổi, thì việc diễn thuyết trước đám đông lại luôn tuân theo những quy tắc cơ bản. Các chuyên gia đào tạo giao tiếp truyền thông và công chúng luôn nhắc đi nhắc lại với các CEO rằng: họ cần học hỏi cách thức thể hiện bản thân khi diễn thuyết hay phỏng vấn. Và điều này không dễ dàng chút nào. “Trước sự chú ý của hàng trăm, hàng nghìn người, sự căng thẳng sẽ gia tăng và làm chúng ta bối rối”, Laurie Burton, Chủ tịch Hãng Image Development với trên 30 năm kinh nghiệm trong nghề diễn viên và đào tạo giao tiếp, cho biết: “Phần lớn mọi người không nghĩ rằng họ đủ hấp dẫn với các người nghe. Nhưng bạn cần mang cái tôi
- chân thực của mình vào bài diễn thuyết cộng thêm cả những kinh nghiệm của bạn nữa”. Burton kể về Giám đốc bán hàng của Hãng Twentieth Century Fox - người mà bà đã có một thời gian hướng dẫn về nghệ thuật diễn thuyết. Phong cách nói chuyện của ông ta rất nhàm chán, lãnh đạm và cứng nhắc. “Ông ta đứng trong một tư thế khô cứng, hai tay ôm chặt phía trước”, Burton nói. Vì vậy, Burton đã hỏi về điều gì có thể tạo cho ông ta có cảm giác nồng nhiệt nhất. Câu trả lời là: hai đứa con gái. Burton đề nghị ông đặt bức ảnh của hai cô con gái trước mặt và diễn thuyết về... các con của mình. Vị giám đốc này trở nên hoàn toàn khác lạ. “Trong ông bỗng xuất hiện một tình cảm nồng nhiệt và tràn đầy sức sống. Và ông đã có một bài diễn thuyết tuyệt vời”, Burton cho biết. Chính sinh lực đó sau này đã được ông mang theo trong nhiều lần diễn thuyết tại các cuộc hội thảo bán hàng quốc gia và biến ông trở thành một người nổi tiếng. Burton nói: “Bạn phải tin tưởng vào khả năng của bản thân”. Ngôn ngữ cơ thể và các giao tiếp bằng mắt luôn có hiệu quả hơn nhiều so với lời nói - một vài chuyên gia cho biết rằng 70% của tất cả các loại hình giao tiếp là phi ngôn ngữ. Vì vậy, bạn đừng lẩn trốn đằng sau chiếc bàn hay bục nói chuyện. “Hãy đi về phía mọi người, theo đúng phong cách của Oprah Winfrey (một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng nhất nước Mỹ). Bạn cần có điều khiển từ xa cho chương trình PowerPoint và chiếc micro kẹp cổ áo để có thể đi lại tự do”, Levick nói. Những lời khuyên khác: 1. Thực hành, thực hành, thực hành, nhưng không thuộc lòng. Bạn nên diễn tập bài duyễn thuyết của mình trước bạn bè, người thân và hay trước gương trong nhà tắm. Sẽ rất hữu ích nếu bạn ghi âm hay quay lại video sự trình diễn này để có những chỉnh sửa thích hợp. 2. Hạ thấp âm giọng của bạn. “Khi mọi người cảm thấy hồi hộp, âm giọng của họ có chiều hướng cao hơn. Điều đó sẽ khiến âm thanh trở nên thiếu tự tin”, Wendy Weiss, một chuyên gia đào tạo bán hàng, cho biết. 3. Cô đọng trong một vài thông điệp then chốt. Marilynn Mobley, giám đốc công ty tư vấn Acorn Consulting Group, cho biết: “Các CEO và nhà quản tri doanh
- nghiệp thường có nhiều kiến thức chuyên môn về chủ đề của họ đến nỗi họ có thể làm ‘tá hỏa’ người nghe bởi một lượng lớn các thông tin khác nhau”. 4. Phát triển một ví dụ minh họa hay một câu chuyện cho mỗi luận điểm diễn thuyết. “Chúng ta sẽ nhớ tốt hơn về điều gì đó đem lại cho chúng ta cảm xúc”, Susan Harrow, chuyên gia tiếp thị và đào tạo truyền thông, cho biết, “Vì vậy hãy đánh đúng cảm xúc của mọi người bằng những câu chuyện sinh động”. 5. Đưa ra những hình ảnh hay bức ảnh minh họa, đặc biệt là cho các thống kê. “Đừng nói: nó thật to lớn”, Levick khuyên, “Hãy nói: nó như kích thước của ngài Everest”. Tương tự như vậy, đừng trình bày các slides hay giới thiệu chỉ duy nhất với các chữ cái và con số và đừng bao giờ “đọc” các slide trình chiếu của bạn. Ví dụ, trong một cuộc nói chuyện về việc làm thế nào để các công ty luật xây dựng được nhãn hiệu và hình ảnh uy tín, Levick trình bày bức ảnh một người đi xe đạp với hình xăm Harley Davidson (một hãng xe máy phân khối lớn) trên vai - và không có bất cứ từ nào cả. 6. Mỉm cười và ăn mặc lịch thiệp. “Bạn cần trông như một nhà lãnh đạo hay một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Mọi người luôn ưa thích kết giao với những người thắng cuộc”, Maysonave cho biết. Kiểm soát và làm chủ cuộc phỏng vấn báo chí Trả lời các câu hỏi từ giới truyền thông và các nhà báo yêu cầu ở bạn nhiều kỹ năng khác biệt. Hãy nhớ rằng, báo giới nhận được những thông tin từ bạn và tập hợp chúng thành những nhóm dựa trên tiêu chí là đối tượng mà bạn muốn truyền tải tới. Đó có thể là các cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư và công chúng. Mobley, người đã từng là nhà viết kịch bản diễn thuyết cho các khách hàng trước khi thành lập riêng một công ty vào sáu năm trước đây, thường xuyên hướng dẫn nhiều nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng, thực thi và quản lý các chiến dịch truyền thông. Trước tiên, bà ghi băng video các nhà quản trị doanh nghiệp khi họ thực hiện một cuộc phỏng vấn được đánh giá là nhàm chán. Sau đó, bà bắt đầu việc đào tạo, hướng dẫn thực hành trong vòng từ bốn đến tám giờ. Cuối cùng, bà lại ghi băng một cuộc phỏng vấn khác và phân tích các kết quả. “Mọi người có thể thấy rõ sự khác biệt chỉ sau một vài giờ”, bà nói.
- Mobley cũng nhấn mạnh các cách thức để thông điệp diễn thuyết có mức độ ảnh hưởng cao hơn, hay được bà gọi là “Sức mạnh của những cụm từ bắc cầu”. Khi cảm thấy các nhà báo bắt đầu chuyển chủ đề trước khi bạn sẵn sàng, Mobley khuyên rằng có thể sử dụng một vài cụm từ cụ thể để đưa cuộc phỏng vấn quay trở lại với thông điệp mà bạn vẫn muốn nói tiếp. Chẳng hạn như: - “Trước khi chúng ta chuyển sang chủ đề khác, hãy để tôi bổ sung thêm ....” - “Để tôi viễn cảnh hoá điều này” - “Sẽ thật quan trọng nếu nhớ rằng...” Nhờ đến một chuyên gia đào tạo Phần lớn các nhà quản trị doanh nghiệp tin chắc rằng những chuyên gia đào tạo và hướng dẫn quan hệ truyền thông là rất tốt cho mọi người, nhưng chưa hẳn đã cần thiết hay quá đắt đối với bản thân họ. Các mức chi phí là đa dạng khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đăng ký tham gia một buổi seminar hai ngày với Burton chỉ mất 10.000 USD. Chương trình đào tạo của Mobley có giá 3.500 USD một ngày cho các nhóm tối đa là năm người, khoá học ba tháng của Maysonave là 12.000 USD bao gồm các buổi thảo luận từ hai đến bốn giờ hàng tuần. Đó là ví dụ ở nước Mỹ, còn ở Việt Nam đối với một khóa dạy thuyết trình của Trung tâm Tâm Việt (trụ sở chính tại 347 Đội Cấn, Hà Nội) chỉ là 198 nghìn đồng cho sáu buổi học. Cho dù ngân quỹ của bạn có như thế nào, thì luôn có một chuyên gia có thể giúp bạn tạo ra cho mình một phong cách diễn thuyết thích hợp cùng sự tự tin cần thiết. “Ngày nay, tất cả chúng ta đều là những diễn viên”, Burton cho biết, “Sự quảng bá hình ảnh chuyên gia và thuyết phục mọi người trong các hoạt động giao tiếp là rất quan trọng. Nếu không biết cách diễn thuyết tốt, tức là bạn đang kìm hãm sự phát triển công ty của mình”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hình thức thanh toán trong thương mại điện tử (Phần 1)
9 p | 498 | 185
-
Xác định chính xác đối tượng khách hàng trong hoạt động bán lẻ
7 p | 270 | 94
-
5 nốt nhạc cơ bản của mọi sự nghiệp thành công
7 p | 315 | 72
-
Bài toán khách hàng với hoạt động bán lẻ
5 p | 183 | 67
-
Affiliate marketing là gì?
3 p | 257 | 50
-
"Thực đơn" cho một nhân viên bán hàng giỏi
3 p | 107 | 32
-
Bạn có thực sự cần đến một cửa hàng trực tuyến?
1 p | 160 | 28
-
Những phương kế trong cạnh tranh
7 p | 122 | 25
-
Nhượng quyền thương hiệu là một tiến trình hai chiều
5 p | 138 | 23
-
“Thực đơn” cho một nhân viên mẫu
8 p | 132 | 22
-
Bán hàng qua Linkedln: Tại sao không!
3 p | 134 | 20
-
Tăng doanh thu cho sự kiện của bạn
3 p | 76 | 12
-
Giao thức email: Áp dụng, hay thua lỗ kinh doanh
6 p | 116 | 10
-
Thất nghiệp là cơ hội để làm những điều mình thích
6 p | 75 | 7
-
Để có một chương trình quảng cáo trực tuyến thành công
2 p | 92 | 7
-
5 nguyên tắc ngầm đánh giá nhân viên mà sếp không bao giờ nói với bạn
8 p | 58 | 5
-
Tầm quan trọng của kế hoạch tuyển dụng nhân sự
6 p | 132 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn