intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bán đảo Ả rập phần 25

Chia sẻ: Thuyvan Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

104
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bán đảo Ả rập Lệnh ngừng bắn và hậu quả tức thì ( chương 25 ) Sự mắc kẹt của tập đoàn quân số 3 Ai Cập Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua (tỷ lệ 14-0) nghị quyết 338 kêu gọi một sự ngừng bắn, chủ yếu là qua đàm phán giữa Mỹ và Liên Xô, vào ngày 22-10. Nó đã kêu gọi “tất cả các bên đang giao tranh” phải “chấm dứt mọi hoạt động quân sự ngay lập tức”. Nghị quyết có hiệu lực vào 12 giờ sau, lúc 6h52 giờ Israel. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bán đảo Ả rập phần 25

  1. Bán đảo Ả rập Lệnh ngừng bắn và hậu quả tức thì ( chương 25 ) Sự mắc kẹt của tập đoàn quân số 3 Ai Cập Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua (tỷ lệ 14-0) nghị quyết 338 kêu gọi một sự ngừng bắn, chủ yếu là qua đàm phán giữa Mỹ và Liên Xô, vào ngày 22-10. Nó đã kêu gọi “tất cả các bên đang giao tranh” phải “chấm dứt mọi hoạt động quân sự ngay lập tức”. Nghị quyết có hiệu lực vào 12 giờ sau, lúc 6h52 giờ Israel. Bởi vì nó có hiệu lực sau khi màn đêm buông xuống, các vệ tinh giám sát không xác định được các chiến tuyến ở đâu khi giao tranh dừng lại. Trước khi lệnh ngừng bắn được thực thi, ngoại trưởng Mỹ Henry Kissenger đã nói với thủ tướng Golda Meir “Bà sẽ không vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Washington nếu một điều gì đó xảy ra trong màn đêm, trong khi tôi đang bay. Không có gì diễn ra ở Washington cho đến trưa mai”. Khi lệnh ngừng bắn bắt đầu, quân Israel còn cách mục tiêu của họ vài trăm mét – con đường cuối cùng nối Cairo và Suez. Trong tối hôm đó, Ai Cập đã vi phạm lệnh ngừng bắn ở một số địa điểm, tiêu diệt 9 xe tăng Israel. Để trả đũa, David Elazar thỉnh cầu sự cho phép tiếp tục tấn công quyết liệt ở phía nam, và Moshe Dayan đã chấp thuận. Quân đội Israel hoàn thành cuộc tấn công phía nam, chiếm giữ con đường và chặn tập đoàn quân số 3 của Ai Cập ở phía đông kênh đào Suez. Sáng ngày hôm sau, 23-10, các máy bay do thám Liên Xô đã xác nhận là lực lượng Israel đang di chuyển về phía nam, và Liên Xô cáo buộc Israel đã vi phạm lệnh ngừng bắn. Trong một cuộc điện đàm với Golda Meir, Henry Kissinger hỏi “Bằng cách nào mà bất cứ ai cũng biết đường ranh giới ở đâu hay đã từng ở đâu trên sa mạc?” Meir đáp lại “Họ sẽ biết, chắc chắn thế”. Kissinger khám phá ra đội quân Ai Cập bị mắc kẹt không lâu sau đó.
  2. Kissinger nhận ra tình thế đặt ra với Mỹ là một cơ hội to lớn để kéo Ai Cập khỏi tầm ảnh hưởng của Liên Xô– Ai Cập hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ để ngăn cản Israel tiêu diệt đội quân mắc kẹt của họ, vốn hiện không có sự tiếp tế thức ăn và nước. Sau đó, Mỹ đã gây áp lực với Israel để nước này không tiêu diệt tập đoàn quân mắc kẹt, thậm chí đe dọa sẽ ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc buộc Israel trở về với vị trí của họ vào ngày 22-10 nếu họ không cho phép những sự tiếp tế phi quân sự tiếp cận đội quân kia. Trong cuộc điện đàm với đại sứ Simcha Dinitz, Kissinger nói với vị đại sứ này rằng việc tiêu diệt tập đoàn quân số 3 của Ai Cập “là một lựa chọn không được phép tồn tại”.
  3. Khi lệnh ngừng bắn thực hiện, Israel mất phần lãnh thổ màu đỏ nhưng lại chiếm được phần màu xanh lá cây Nguy cơ hạt nhân Trong khi chờ đợi, Brezhnev gửi cho Nixon một lá thư vào nửa đêm ngày 23-24 tháng 10, Brezhnev đề nghị rằng Mỹ và Liên Xô cùng bảo đảm cho cả 2 phía thực hiện đúng lệnh ngừng bắn. Ông cũng đe dọa rằng “Tôi sẽ nói thẳng rằng nếu ngài thấy không thể hành động cùng chúng tôi trong vấn đề này, chúng tôi sẽ buộc phải
  4. hành động khẩn cấp bằng cách cân nhắc những bước đi đơn phương thích đáng. Chúng tôi không thể cho phép Israel tùy ý làm gì thì làm.” Tóm lại, Liên Xô đe dọa sẽ tham chiến về phía Ai Cập. Liên Xô đã đặt 7 sư đoàn không vận trong tình trạng khẩn cấp và cầu hàng không được sắp xếp để vận chuyển họ đến Trung Đông. Một sở chỉ huy trên không được thiết lập ở miền nam Liên Xô. Một vài đơn vị không quân cũng được báo động. “Các báo cáo cũng cho biết rằng ít nhất một trong số các sư đoàn và một phi đội máy bay vận tải đã di chuyển từ Liên Xô đến căn cứ không quân ở Nam Tư”. Người Liên Xô cũng triển khai 7 tàu đổ bộ với khoảng 40.000 lính thủy đánh bộ trên Địa Trung Hải. Lời nhắn nhủ đến sau khi Nixon đã đi ngủ. Kissinger ngay lập tức triệu tập một cuộc họp của các viên chức cấp cao, bao gồm bộ trưởng quốc phòng James Schlesinger, giám đốc CIA William Colby, và tham mưu trưởng Nhà Trắng Alexander Haig. Vụ bê bối Watergate đã đạt đến đỉnh điểm, và Nixon quá bối rối và lo lắng đến nỗi họ quyết định nghiên cứu vấn đề mà không có ông. Cuộc họp đã tìm ra một giải pháp hòa giải, được gửi đến cho Brezhnev (dưới tên của Nixon). Cùng thời gian này, họ quyết định nâng mức tình huống khẩn cấp từ mức 4 xuống mức 3 (lưu ý là mức thấp thì càng khẩn cấp). Cuối cùng họ gửi một thông điệp đến tổng thống Ai Cập Sadat (cũng với tên Nixon) yêu cầu ông thu hồi thỉnh cầu Liên Xô giúp đỡ, và đe dọa rằng nếu Liên Xô can thiệp thì tiếp theo sẽ là Mỹ. Liên Xô nhanh chóng phát hiện ra sự gia tăng mức tình huống khẩn cấp của Mỹ, và ngạc nhiên đáp trả rằng: “Ai có thể tưởng tượng được rằng người Mỹ lại dễ dàng hoảng sợ đến thế?” người đứng đầu đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Nikolai Podgomy nói. Còn thủ tướng Alexei Kosygin phát biểu: “Thật vô lý khi gây ra chiến tranh với Mỹ vì Ai Cập và Syria”, trong khi giám đốc KGB Yuri Andropov tiếp lời: “Chúng ta sẽ không gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 3”. Cuối cùng, Liên Xô đành chấp nhận thất bại của người
  5. Arab. Bức thư từ chính phủ Mỹ đã đến trong cuộc họp. Brezhnev quyết định rằng người Mỹ đã quá lo lắng, và tiến trình hành động tốt nhất là chờ đợi sự trả lời. Sáng hôm sau, Ai Cập đồng ý với đề nghị của Mỹ, và hủy bỏ lời thỉnh cầu giúp đỡ với Liên Xô, chấm dứt cuộc khủng hoảng. Sự xuống thang ở mặt trận phía bắc Ở mặt trận phía bắc, Syria đang chuẩn bị cho một cuộc phản công quy mô lớn, dự kiến vào ngày 23-10. Cùng với 5 sư đoàn của Syria, Iraq hỗ trợ thêm 2 sư đoàn và có cả những bổ sung quân đội nhỏ từ các quốc gia Arab khác, bao gồm Jordan. Liên Xô cũng thay thế phần lớn thiệt hại mà lực lượng xe tăng Syria đã gánh chịu trong tuần đầu tiên của chiến tranh. Tuy nhiên, trong ngày trước khi cuộc công kích bắt đầu, Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh ngừng bắn (sau sự đồng thuận của cả Israel và Ai Cập). “Sự chấp nhận lệnh ngừng bắn của Ai Cập vào thứ 2 (22- 10) đã tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Assad. Lệnh ngừng bắn không ràng buộc ông, nhưng dụng ý của nó thì không thể phớt lờ. Một số tướng lĩnh Syria ủng hộ việc thẳng tiến tấn công, tranh luận rằng nếu làm như thế, Ai Cập sẽ thấy buộc phải tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, những người khác, lại phản bác rằng sự tiếp diễn chiến tranh sẽ hợp pháp hóa nỗ lực của Israel trong việc tiêu diệt tập đoàn quân số 3 của Ai Cập. Trong trường hợp này, Ai Cập sẽ không giúp đỡ Syria nữa khi Israel quay lại dốc toàn lực ở hướng bắc, phá hủy cơ sở hạ tầng của Syria và có thể tấn công cả Damascus. Cuối cùng thì Assad quyết định dừng cuộc tấn công, và vào ngày 23-10, Syria thông báo rằng họ chấp nhận lệnh ngừng bắn và chính phủ Iraq hạ lệnh cho quân đội của họ trở về nhà. Những cuộc đàm phán sau lệnh ngừng bắn
  6. Vào ngày 24-10, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết 339, ra lời kêu gọi mới cho tất các các bên tôn trọng triệt để các điều kiện của lệnh ngừng bắn thiết lập trong nghị quyết 338. Giao tranh trên tất cả các mặt trận kết thúc vào ngày 26-10. Lệnh ngừng bắn không chấm dứt những giao tranh lẻ tẻ dọc theo tuyến ranh giới ngừng bắn, và nó cũng không làm mất đi tình trạng căng thẳng quân sự. Tập đoàn quân số 3 của Ai Cập, bị cắt đứt khỏi mọi phương thức tiếp tế, là một con tin hiệu quả cho người Do Thái. Israel nhận được lời đe dọa của Kissinger sẽ ủng hộ một nghị quyết rút quân của Liên Hợp Quốc, nhưng trước khi họ có thể trả lời, cố vấn an ninh quốc gia Ai Cập Hafez Ismail đã gửi cho Kissinger một lời nhắn cực kỳ bất ngờ - Ai Cập sẵn lòng thương thuyết trực tiếp với Israel, với điều kiện là Israel phải đồng ý cho những cuộc tiếp tế phi quân sự cho đội quân của Ai Cập và đồng ý với một lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Cuộc thương lượng được tổ chức vào ngày 28-10, giữa thiếu tướng Israel Aharon Yariv và thiếu tướng Ai Cập Abdel Ghani el- Gamasy. Cuối cùng, Kissinger đưa ra đề nghị với Sadat, người đã đồng ý hầu hết mà không tranh cãi gì thêm. Các trạm kiểm soát của Liên Hợp Quốc được dựng lên thay thế cho các trạm kiểm soát của Israel, các cuộc tiếp tế phi quân sự được cho phép đi qua và các tù binh chiến tranh được trao đổi. Một hội nghị thượng đỉnh tại Geneva được tổ chức tiếp sau đó, và rốt cuộc, một thỏa thuận đình chiến được tiến hành. Vào ngày 18-1, Israel ký một thỏa thuận rút lui sang phía đông kênh đào, và đội quân cuối cùng của họ đã rút đi khỏi bờ tây kênh đào vào ngày 5-3-1974. Ở mặt trận Syria, những chuyến ngoại giao con thoi của Henry Kissinger cũng đưa ra được một thỏa thuận ràng buộc vào ngày 31- 5-1974, dựa trên sự trao đổi tù binh chiến tranh, Israel rút quân về đường ranh giới tía và sự thành lập vùng đệm an ninh của Liên Hợp Quốc. Israel buộc tội Syria tra tấn tù binh của họ, vi phạm công ước Geneva. Thỏa thuận này đã chấm dứt những đụng độ nhỏ và những cuộc đấu pháo xảy ra thường xuyên dọc theo ranh giới
  7. ngừng bắn Israel-Syria. Lực lượng quan sát viên không can dự của Liên hợp quốc (UNDOF) được thành lập với tư cách là lực lượng gìn giữ hòa bình ở Golan. ( tổng hợp )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1