intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bán hàng cho teen

Chia sẻ: Pho Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, khi mức sống tăng lên cùng với sự phát triển của các phương tiện kết nối, teen trở nên năng động và có định hướng về gu thẩm mĩ cho mình khá rõ ràng. Theo đó, xu hướng tiêu dùng của teen cũng ngày càng tăng, nhất là với những sản phẩm thời trang; và những của hàng chuyên bán những mặt hàng, phụ kiện dành cho teen cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bán hàng cho teen

  1. Bán hàng cho teen Ngày nay, khi mức sống tăng lên cùng với sự phát triển của các phương tiện kết nối, teen trở nên năng động và có định hướng về gu thẩm mĩ cho mình khá rõ ràng. Theo đó, xu hướng tiêu dùng của teen cũng ngày càng tăng, nhất là với những sản phẩm thời trang; và những của hàng chuyên bán những mặt hàng, phụ kiện dành cho teen cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy đâu sẽ là bí quyết giúp một của hàng thu hút được những khách hàng teen cá tính này? Với 5 ý kiến được thu nhận từ chính các khách hàng teen sau đây, hy vọng sẽ giúp bạn có được những bí quyết thú vị nếu bạn đang có ý định mở một cửa hàng dành cho teen. 1. Không cần thừa “manơcanh” Nếu người ta hỏi thế giới của các bạn nữ là gì thì câu trả lời rất đơn giản: Bất cứ chỗ nào có gắn biển “Khu mua sắm”!Theo một thống kê nhỏ, mỗi teen Hà Nội chi khoảng 100-150 ngàn đồng/tháng dành cho việc shopping và đa phần là các bạn nữ. Thuý, một học sinh lớp 12: “Trước cửa shop là mấy anh chàng cao lênh khênh nhưng chẳng có ai có ý định dắt xe giúp chúng tôi. Ngày nay, các bạn nữ đi xe ga nhiều, dắt ra dắt vào một dãy xe đâu có nhẹ nhàng.Bước vào shop, thêm 2 anh chàng, tóc lởm chởm như điện giật có vẻ là nhân viên bán hàng, nhưng họ cũng chỉ ngồi nghe iPod hoặc gật gù theo điệu nhạc bật ầm ầm trong shop mà có lẽ chỉ-có-họ-mới-thích. Họ nhìn chúng tôi như người ngoài hành tinh chứ chẳng phải khách hàng hay thượng đế nào cả.Tôi đi và chẳng bao giờ quay lại đó nữa, dù nghe đồn rằng ở đó rất thường có hàng độc và đẹp”. Kinh nghiệm cho chủ shop: Nên cho mấy anh chàng vô tích sự đó nghỉ việc hoặc bỏ bớt manơcanh trong shop đi. Chẳng phải họ chính là manơcanh sao? 2. Ân cần không bằng đồng ý Trung, 25 tuổi cho biết: “Có một lần tôi đưa cô em gái đi shop. Tôi đặc biệt chú ý đến một anh chàng bán hàng. Có vẻ cậu ta bán được rất nhiều hàng cho các em gái không
  2. chỉ nhờ cái vẻ ngoài rất Hàn Quốc”.Cậu ta ăn mặc cùng tông với các cô bé, nói một ngữ giọng rất teen. Cậu ta rất biết các xu hướng thời trang và luôn tỏ ra đồng ý dù trước đó các cô bé bày tỏ bất cứ quan điểm thời trang nào. Một “đoàn” khoảng 5, 6 cô bé (trong đó có cả em tôi) đi theo cậu ta khắp shop cứ như là đi tour. “Em mặc cái đó chắc là được lắm đấy”, cậu ta nói câu đó với em tôi hay nói với ai trong nhóm cũng chẳng quan trọng.Các cô em “chết mê chết mệt” anh chàng và mua hết thứ nọ đến thứ kia. Những tưởng tôi đã “thoát nạn” khi ra đến quầy thanh toán thì anh chàng lại bồi thêm: “Anh nghĩ cái áo này mà đi với chiếc vòng kia thì cứ gọi là quá hợp với em. Thử cả chiếc khuyên tai này đi, anh sẽ giảm giá”!Chỉ có trời mới biết điều gì xảy ra với cái ví của tôi hôm đó! Kinh nghiệm cho chủ shop: Dạy nhân viên bán hàng của mình nói “OK” thật ngọt ngào và biểu cảm. Cũng không quá khó đâu! 3. Những người chỉ xem sẽ mua lần tới Khi biết một số khách hàng đến chỉ “xem chứ không mua”, hầu hết các shop đều tỏ thái độ theo kiểu: “Mua thì chẳng mua! Đấy, xem đi!”Hồng, sinh năm 1984 nói: “Shopping là một cái thú thư giãn của chị em. Nhiều khi chẳng có nhu cầu mua sắm gì, nhưng đi ngắm nghía thôi cũng rất thư giãn. Tuy nhiên các cửa hàng đều tỏ thái độ rất khó chịu nếu như đó là “khách tham quan” hoặc ra cửa mà không mua thứ gì. Đó là một điều không chấp nhận được”!Có một thực tế là khi chị em bảo: “Không có nhu cầu, chỉ xem thôi” là một lợi thế to lớn dành cho nhân viên bán hàng. Trong tâm trạng tập trung vào việc… thư giãn, chị em sẽ “mất đề phòng” và có thể ngã gục dễ dàng trước một bộ đồ đẹp cộng với những lời đường mật.Nếu họ không mang tiền, chắc chắn họ sẽ quay lại mua, hoặc ít nhất, bạn đã bán cho họ một ấn tượng đẹp! Kinh nghiệm cho chủ shop: Những khách hàng chỉ “lượn lờ” cũng giống như những con nai không phòng bị. Họ có thể “sập bẫy” bất cứ lúc nào. 4. Nên có Web/blog giới thiệu cửa hàng và chăm sóc nó cẩn thận Teen nhà ta giờ dùng Internet nhiều như… quân Nguyên, nếu shop không phát huy sức mạnh thương mại điện tử thì quá phí phạm!goài dùng Web/blog để tung hàng mới lên
  3. rồi, bạn cũng nên thường xuyên chat chít, comment để kéo họ lại gần với mình.Có shop chỉ cần tung hàng lên mạng khoảng nửa tiếng đã… hết sạch. Cô chủ shop - một SV đang theo học Học viện Thời trang London tâm sự: “Hồi xưa em chẳng bao giờ có ý định mở shop hay kinh doanh quần áo gì cả. Chỉ là thích, mua, ghép đồ rồi chụp ảnh mang lên blog để… khoe, ai ngờ mọi người ủng hộ rầm rộ”!Từ đó, em mua nhiều đồ hơn và chủ yếu bán trên blog bằng đặt hàng qua điện thoại. Dần dần, khi blog có nhiều người truy cập, em mở thêm shop và kinh doanh rất thuận lợi! Kinh nghiệm cho chủ shop (và các bạn teen): Cứ có gout ăn mặc, chụp ảnh và viết blog nhiều, có ngày bạn sẽ trở thành… triệu phú! 5. Nhớ tên khách hàng có cần thiết không? Đa phần các shop nhà ta đều lắc đầu vì họ không biết/không thể/không muốn ghi nhớ tên khách hàng của mình.Thuỷ, 19 tuổi, nói: “Khi nghe người bán hàng gọi tên mình, tôi cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Họ cũng để ý và quan tâm đến tôi đấy, và có lẽ họ cũng đánh giá cao gout ăn mặc của tôi”. Việc biết tên khách hàng vô hình chung bạn đã biến mối quan hệ Bán - Mua trở thành quan hệ bạn bè. Khách hàng sẽ thoải mái hơn với bạn, cởi mở hơn và cũng trung thành hơn. Thử tưởng tượng thế này, một ngày Thuỷ đi cùng một cô bạn. Nhân viên bán hàng chào: “Thuỷ, dạo này em thế nào? Hôm nay đến chọn cho anh/chị cái gì nào?”Bạn của Thuỷ sẽ bảo: “Họ biết tên bạn cơ à?” Còn Thuỷ thì sao? Chắc chắn cô bạn ấy sẽ cảm thấy hãnh diện cảm thấy như được ghi điểm: “Cửa hàng này bán hàng được lắm, tớ mua ở đây cả trăm lần rồi, bạn nên chọn lấy vài thứ xem thế nào”! Kinh nghiệm cho chủ shop: Giấy, bút để ghi họ tên và số điện thoại, YM, blog… Có nhiều cách để nhớ mặt khách hàng, một trong số đó là… chụp ảnh. Tuy nhiên, có nhiều shop không cần thực hiện bất cứ một “độc chiêu” nào trong số 5 ý kiến trên của teen mà vẫn làm ăn không đến nỗi nào. Nhưng bạn cứ thử đi, dù sao cũng chẳng hại gì!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2