Bán hàng đa cấp bất chính và những vấn đề thực tiễn
lượt xem 2
download
Bài viết tập trung làm rõ những bất cập của bán hàng đa cấp và đưa ra một số giải pháp phù hợp để hoàn thiện quy định pháp luật cũng như hạn chế sự xuất hiện tràn lan của những công ty bán hàng đa cấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bán hàng đa cấp bất chính và những vấn đề thực tiễn
- BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN Hoàng Thị Mỹ Hằng, Nguyễn Lâm Thanh Trúc, Nguyễn Cát Rốt Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, HUTECH TÓM TẮT Bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được du nhập vào Việt Nam từ năm 1998- 1999. Với những ưu điểm của mình, hình thức này đã phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng, biến tướng hình thức này nhằm thu lời bất chính. Nhận thức được điều này, các nhà làm luật Việt Nam đã đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn và xử lý những hành vi này. Do vậy bài báo này chúng tôi muốn tập trung làm rõ những bất cập của bán hàng đa cấp và đưa ra một số giải pháp phù hợp để hoàn thiện quy định pháp luật cũng như hạn chế sự xuất hiện tràn lan của những công ty bán hàng đa cấp. Từ khoá: Bán hàng đa cấp, bất chính, bán lẻ, doanh nghiệp, pháp luật. 1. KHÁI NIỆM, QUY ĐỊNH VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH 1.1 Khái niệm chung về kinh doanh đa cấp Đa cấp là tên của một loại hình phân phối hàng hóa mà bất kỳ sinh viên theo học ngành marketing, thương mại hay ngoại thương nào cũng đã từng phải học qua. 1.2 Đặc điểm chung Người tham gia đa cấp khi gặp người ngoài chủ đề của họ khá nghèo nàn, kiểu gì họ cũng kéo các bạn ngồi chung nói về đa cấp. Người tham gia đa cấp lôi kéo bạn bè và người thân tham gia và dùng mọi cách dụ dỗ, bất kể những người đó có nhu cầu hay không. Khuếch đại và khoa trương về khả năng xóa đói giảm nghèo của mô hình đa cấp dù nó chỉ là một kênh bán hàng. Dụ dỗ những người ít cơ hội học hành, dân trí thấp và đa số sinh viên nghèo đang muốn đi làm thêm giúp gia đình và hỗ trợ việc học. Thích hô khẩu hiệu ở những nơi đông người, khoa trương và đối nghịch với tính cách khiêm tốn của người Việt và những người thành công thực sự. 1.3 Mô hình kinh doanh đa cấp Theo mô hình trên hình 1: Có thể thấy bán hàng đa cấp không xấu. Tuy nhiên, chính những hành vi bán hàng đa cấp bất chính đang làm xấu đi hình tượng của phương thức bán hàng này ở Việt Nam . Thiết nghĩ pháp luật Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện, điều chỉnh và xử lý những hành vi vi phạm nhằm làm cho bán hàng đa cấp phát huy được hết những ưu điểm của mình, góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có thể hiểu bán hàng đa cấp là một phương thức tiếp thị bán lẻ hàng hoá theo đó: 214
- – Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp và nhiều nhánh khác nhau. – Hàng hoá được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoạc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoạc người tham gia. – Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình của người tham gia bán hàng đa cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp nhận. – Ưu điểm nổi bật của phương thức này là đưa hàng hoá tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, trên quy mô rộng, với chi phí không đáng kể. Tuy nhiên một số doanh nghiệp đã biến tướng phương thức này nhằm thu lời bất chính Hình 1. Mô hình bán hàng đa cấp 2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH KINH DOANH ĐA CẤP Bán hàng đa cấp bất chính được quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý bán hàng đa cấp. Theo đó pháp luật liệt kê những hành vi bất chính – dấu hiêu nhận biết giữa bán hàng đa cấp bất chính và bán hàng đa cấp chân chính.Các dấu hiệu cụ thể như sau: 2.1 Yêu cầu ngƣời muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lƣợng hàng hoá ban đầu hoạc phải trả một khoản tiền để đƣợc quyền tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp. – Những hành vi này được quy định tại Điều 5 Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp đưa ra yêu cầu người tham gia phải bỏ tiền để tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, họ luôn đồng thời đưa ra những nguồn lợi tài chính khổng lồ trong tương lai để lôi kéo nhiều người đặt cọc và tham gia. Sau khi đã thu được một khoản tài chính lớn, những công ty này ngừng hoạt động, thậm chí bỏ trốn, gây thiệt hại lớn về tài sản cho những người tham gia. – Có thể thấy bản chất của sự chiếm dụng vốn trong những hành vi này. Theo lập luận của các doanh nghiệp thì hành vi này giống như một biện pháp đảm bảo, là một ràng buộc vật chất để người tham gia phải tôn trọng uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm. Tuy nhiên có thể thấy những điểm bất hợp lý như sau: + Doanh nghiệp không thực hiện ký gửi hàng hoá cho người tham gia. Mà do người tham gia trực tiếp nhận hàng sau đó ban lại để hưởng chân lệch, nghĩa vụ đặt cọc là không có căn cứ. + Bản chất của bán hàng đa cấp là doạnh nghiệp hưởng lợi từ kết quả tiếp thị sản phẩm, bán hàng của người tham gia mạng lưới của họ. Chỉ khi họ có hoạt động tiếp thị bán được hàng thì mới đem 215
- lại lợi ích vật chất, chứ khi gia nhập mạng lưới họ chưa có quyền lợi nào, không thể ràng buộc trách nhiệm với họ được. – Như vậy những khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ việc buộc người tham gia đặt cọc chính là khoản tài chính mà họ tham gia chiếm dụng được. 2.2 Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất 90% giá hàng hoá đã bán cho ngƣời tham gia để bán lại Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường khoán cho người tham gia phải bán một lượng hàng hoá nhất định trong một khoảng thời gian để duy trì quyền tham gia mạng lưới. Dẫn đến việc tồn động hàng hoá, rồi dẫn đến nhiều hệ luỵ khác: lừa đảo, tự bỏ tiền túi ra mua các sản phẩm dù không có nhu cầu. Người tham gia chỉ là khâu trung gian tiếp thị và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không phải là đại lý bao tiêu, người tiêu thụ sản phẩm.Họ tìm kiếm khách hàng rồi mua sản phẩm từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không bán được hết số hàng đã lấy thì doanh nghiệp có nghĩa vụ mua lại với mức giá hợp lý (90%) để tránh gây thiệt hại quá lớn cho người tham gia. Hành vi buộc người muốn tham gia phải mua một lượng hàng nhất định ban đầu để được quyền tham gia bán hàng đa cấp, từ chối mua sản phẩm hoạc mua lại với mức giá thấp hơn 90% giá bán không phù hợp với mục đích của hệ thống kinh doanh đa cấp lành mạnh. Vô hình chung, doanh nghiệp đã biến người tham gia trở thành người tiêu dùng bất đắc dĩ. 2.3. Cho ngƣời tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thƣởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ giỗ ngƣời khác tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp. Đây là hành vi cho người tham gia được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Với lợi ích như vậy, người tham gia chỉ chú trọng đến dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp để hưởng lợi từ hoạt động này mà không nỗ lực tiếp thị sản phẩm.Thu nhập của doanh nghiệp sẽ chủ yếu từ mạng lưới bán hàng chứ không phải từ hoạt động bán hàng hoá, sản phẩm. Càng dụ dỗ được nhiều người gia nhập mạng lưới thì số tiền hoa hồng của người tham gia càng cao. Số tiền hoa hồng đó thực chất chính là một phần số tiền mà những người bị dụ giỗ nộp cho doanh nghiệp. Suy cho cùng, người được hưởng lợi ích chính là doanh nghiệp với khoản lợi thu được từ số hàng bán cho người tham gia và số tiền đặt cọc bỏ ra để mua quyền tham gia. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc tự nguyện khi tham gia bán hàng đa cấp. Nó làm đảo lộn trật tự nền kinh tế khi người ta chỉ chăm chú đến việc giới thiệu người tham gia mà không chú trọng đến việc bán hàng và giới thiệu sản phẩm- mục đích của bán hàng đa cấp. 2.4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lƣới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ giỗ ngƣời tham gia. Những thông tin này có thể là mức thu nhập khổng lồ với công sức bỏ ra ít, những chuyến du lịch và những lợi ích vật chất khác. Ngoài ra những thông tin thiếu chính xác và sai sự thật về công cụ tín năng của sản phẩm. 3. HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hành vi bán hàng đa cấp bất chính, song thực tiễn vẫn chưa kiểm soát được các hành vi mamg tín bất chính của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp, gây nên không ích những tổn thất cho xã hội. 216
- 3.1 Chƣa phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi của doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính. Ví dụ: Về bán hàng đa cấp bất chính: Công Ty Nino Vina phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Nino Vina là một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Công ty này quy định: Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản phẩm, 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm. Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được chuyển về tài khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậytheo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới. Việc không phát hiện kịp thời hành vi trái pháp luật này gây ảnh hưởng lớn đến các thành viên gia nhập mạng lưới. Bên cạnh đó chúng ta chưa kiểm soát được về chất lượng các sản phẩm về công cụ của sản phẩm, thậm chí còn phóng đại sản phẩm hoặc gièm pha sản phẩm của doanh nghiệp khác. 3.2 Chƣa tuyên truyền pháp luật đến những ngƣời tham gia mạng lƣới. Hành vi bán hàng đa cấp bất chính thường nhằm đến lòng tham của nhà phân phối. Không chỉ những người có trình độ dân trí thấp mới bị rơi vào bẫy của công ty mà ngay cả những người thuộc từng lớp tri thức của xã hội cũng cũng không cưỡng lại được những khoản lợi nhuận kếch xù như lời quảng bá của công ty. 3.3 Việc quản lý các doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn bị buông lỏng. Theo giám đốc một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, hơn 80% công ty bán hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay là đại diện cho các tập đoàn nước ngoài. Các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam theo mô hình tìm một người đứng đầu đứng ra chịu trách nhiệm thành lập công ty với một chút cổ phần nhỏ nhoi. Sau một thời gian hoạt động tập đoàn này lặng lẽ rút. Ví dụ: Như tập đoàn kinh doanh đa cấp Agel chính thức tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam đã khiến cho hàng chục ngàn người điêu đứng vì thiệt hại nặng nề cả uy tín và vật chất với tổng giá trị lên tới nhiều tỷ đồng. 3.4 Xử lý doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định ràng buộc về hình thức kinh doanh này nhưng việc thực hiện không hề đơn giản. Như trường hợp công ty Agel Việt Nam, các nạn nhân khó có thể đòi lại tiền đền bù chính đáng cho mình. Những người tham gia bán hàng đa cấp có thể khởi kiện hoạc đề nghị toà mở thủ tục phá sản đối với Agel. Tài sản của công ty sẽ dùng để thanh toán nợ. Tuy nhiên khối lượng tài sản của doanh nghiệp không đáng kể, rủi ro sẽ rất cao cho những người tham gia. Một vấn đề nữa, nợ trong hệ thống người tham gia bán hàng đa cấp là nợ bắc cầu. Với số nợ này rất khó để khởi kiện đòi tài sản của mình.Toà có thể gộp chung các vụ lại nhưng với số lượng người tham gia mạng lưới trên tới hàng nghìn người.Việc giải quyết sẽ gặp khó khăn vì không phải toàn bộ người tham gia đều đi kiện. 217
- 4. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KINH DOANH ĐA CẤP BẤT CHÍNH 4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bán hàng đa cấp. Pháp luật quy định chặt chẽ hơn những điều kiện kinh doanh đa cấp nhằm tránh tình trạng kinh doanh tràn lan. Các biện pháp xử lý cũng thiết thực hơn, đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. 4.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực thi pháp luật. Cần có sựphối hợp giữa các cơ quan quản lý cạnh tranh để cục quản lý cạnh tranh thực hiện tốt chức năng được giao. Tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật với nhau, đến những người tham gia mạng lướibán hàng đa cấp. 4.3 Tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổbiến pháp luật về bán hàng đa cấp nâng cao nhận thức cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp và ngƣời tiêu dùng để nhận diện các hành vi, vi phạm pháp luật trong bán hàng đa cấp. Đây là biện pháp thiết thực nhất nhằm hạn chế sự mở rộng mạng lưới của các doanh nghiệp bán hàngđa cấp bất chính,giảm thiểu tốiđa rủi ro. 4. KẾT LUẬN Bán hàng đa cấp không xấu về bản chất và cách vận hành. Nếu nó xấu thế giới đã khai trừ, tuy nhiên khi về Việt Nam đa cấp biến tướng thành lừa đảo và phiền toán đều do con người tác động.Vì nó cũng chỉ là kênh phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Vậy nên, để tham gia đa cấp một cách khôn ngoan, xin hãy cân nhắc nếu bạn muốn tham gia đa cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp [2] Trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM, Giáo trình luật cạnh tranh [3] Thư viện pháp luật [4] https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-doanh-nghiep/cho-vi-du-ve-hanh-vi-canh-tranh-khong-lanh- manh-o-nuoc-ta-hien-nay-.aspx. 218
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan về bán phá giá
23 p | 494 | 190
-
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ ÁN 30 VÀ HƯỚNG DẪN VIỆC THỐNG KÊ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
41 p | 121 | 25
-
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo pháp luật hàng hải Việt Nam
5 p | 104 | 7
-
Hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện hành - một số vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị
5 p | 50 | 6
-
Nâng cao nhận thức về luật bảo vệ người tiêu dùng của người dân thành phố Thái Nguyên
7 p | 53 | 5
-
Bán hàng đa cấp bất chính và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống hành vi vi phạm pháp luật
5 p | 33 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn