intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn là người mẹ như thế nào? -3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(Dân trí) - Một cô công chúa bé nhỏ luôn có những đòi hỏi và tâm tính rất khác so với một hoàng tử. Vì thế bạn cũng phải có biện pháp hết sức mềm dẻo, tinh tế khi tiếp cận thế giới của các cô. 1. Lắng nghe Hãy lắng nghe những điều bạn cho là quan trọng như điều bé nghĩ, điều bé tin tưởng và những giấc mơ hơn là việc cô bé nhìn nhận như thế nào. Bố mẹ có một ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con. Vì thế hãy cho bé lòng tự tin và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn là người mẹ như thế nào? -3

  1. (Dân trí) - Một cô công chúa bé nhỏ luôn có những đòi hỏi và tâm tính rất khác so với một hoàng tử. Vì thế bạn cũng phải có biện pháp hết sức mềm dẻo, tinh tế khi tiếp cận thế giới của các cô. 1. Lắng nghe Hãy lắng nghe những điều bạn cho là quan trọng như điều bé nghĩ, điều bé tin tưởng và những giấc mơ hơn là việc cô bé nhìn nhận như thế nào. Bố mẹ có một ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của con. Vì thế hãy cho bé lòng tự tin và khả năng đánh giá đúng bản thân bằng chính những lời ngợi khen của bạn trước khi bé vào đời. 2. Đánh thức lòng can đảm Chỉ ở bên cạnh để hướng dẫn bé cách nhận biết và vượt qua các chướng ngại vật. Khuyến khích bé tự phát triển và tự đạt được những điều bé muốn, giúp đ ược chính mình và giúp cả người khác. Kiên cường, thông minh và dũng cảm là những bài học đầu tiên mà các bé gái cần biết. 3. Dạy con yêu bản thân Hãy nói với cô bé rằng bạn yêu bé bởi chính bản thân và tâm hồn của bé. Không có gì khiến bạn thay đổi tình cảm đó và cô bé cũng phải biết cách yêu chính bản thân mình.
  2. 4. Khuyến khích bé chơi thể thao Nếu có thể, sẽ rất tốt nếu bạn tham gia các tr ò chơi cùng con. Chơi thể thao giúp bé khám phá, nhận biết được điều bé có thể làm. 5. Để tâm đến chuyện học của bé Hỏi xem bé con nhà bạn thích học môn gì nhất, bé có phải chịu những hành vi không bình thường ở trường không (vì rất có thể tự bé vẫn chưa biết). Có phải các bạn trai thường học toán giỏi hơn không? Nếu đúng, bạn hãy hỏi bé tại sao lại nh ư vậy. 6. Xây dựng cho con thế giới tốt đẹp hơn Có rất nhiều cạm bẫy đối với cô con gái r ượu của bạn. Thay vì chỉ khư khư giữ bé trong nhà, bạn nên cùng các phụ huynh khác tham gia những phong trào bảo vệ con như lên án nạn quấy rối tình dục, hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Hãy để thế giới tốt đẹp nhất mức có thể khi bé con bước vào đời. 7. Cho bé làm việc cùng Nếu bạn tham gia vào một tổ chức nào đó, hãy để bé biết việc bạn đang làm. Nếu có thể, để bé giúp bạn những việc đơn giản nhất. Khái niệm về công việc và tài chính sẽ có ích cho bé sau này. 8. Học hỏi từ những phụ huynh khác
  3. Cùng cảnh có con gái, các ông bố khác cũng gặp nhữn g khó khăn và lo lắng như bạn. Vì thế, hãy thẳng thắn trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Biết đâu bạn lại t ìm ra nhiều biện pháp tốt. Lắng nghe lời con trẻ . Lứa tuổi thanh thiếu niên, trẻ có nhiều thay đổi khá “gây áp lực” cho người lớn. Muốn hiểu biết và cảm thông với con, trước hết các bậc cha mẹ cần chủ động lắng nghe các cháu một cách hiệu quả nhất. Kiên trì Nghe con từ đầu đến cuối dù bạn chưa hẳn đã hài lòng với những gì con nói. Đừng chỉ trích, chặn ngang, dè bỉu, hay tỏ ý không tin tưởng. Làm vậy bạn sẽ khiến con dừng cuộc trò chuyện lại hoặc chỉ nói bâng quơ cho xong chuyện. Rốt cuộc, bạn không hiểu được con mình muốn gì. Hãy chờ đợi con nói xong và nghe con giải thích trước khi bạn có ý định buộc tội những hành động sai trái. Lắng nghe hết những lời giải thích của con, có khi bạn sẽ tránh được những hiểu lầm hay buộc tội vô lý. Lựa thời gian thích hợp Bạn có thể lựa lúc con có thì giờ hoặc đang vui vẻ, thoải mái nhất. Khi có hứng, trẻ sẽ nói hết những ý thích hay suy nghĩ của mình. Con gái bạn chỉ muốn tâm sự chuyện riêng với mẹ? Mẹ nên lựa lúc bố đi vắng để tâm sự với con. Chú ý dáng điệu, vẻ mặt của con
  4. Gặp chuyện buồn hay thất bại, con bạn có thể giữ kín nhưng nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy ở con vẻ mặt buồn rầu, dáng vẻ thất thểu, buồn bã. Khi đó, bạn hãy khéo léo hỏi con, chẳng hạn: “Hôm nay con có chuyện gì không vui à?”. Được lời như cởi tấm lòng, con bạn sẽ tâm sự hết những bức xúc trong lòng với bố (mẹ). Nghe con nói xong, bạn nên có những lời động viên, khuyên bảo nhẹ nhàng. Ý kiến của bố, mẹ là chắt lọc của những kinh nghiệm sống sẽ giúp con giải quyết được vấn đề mà bản thân cháu đang cảm thấy bế tắc. Tin tưởng và giữ chữ tín Niềm tin giúp con bạn thêm mạnh dạn nói lên sự thật với bố mẹ. Nếu bạn tỏ ra không tin tưởng ở con thì khó lòng mong đợi ở con sự thật thà. Bạn cũng cần giữ chữ tín. Nếu con bạn chỉ muốn nói cho bạn mà không muốn người khác biết chuyện, bạn hãy hứa giữ kín cho con và thực hiện đúng lời hứa đó. Nếu không, con bạn sẽ thấy mình bị xúc phạm và không bao giờ muốn nói với bạn nữa. Cha già con dễ bị tự kỷ Những đứa trẻ ra đời khi cha đã trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao gấp 6 lần so với trẻ có cha dưới 30, một nhóm nghiên cứu của các chuyên gia Anh và Mỹ vừa kết luận. Nghiên cứu một lần nữa chứng minh rằng đ àn ông cũng có "đồng hồ sinh học". Các tác giả cho biết phát hiện có thể sẽ quan trọng trong việc hiểu biết c ơ chế gene đằng sau chứng bệnh này.
  5. Tự kỷ là mức độ cao nhất của bệnh tâ m thần phân liệt, là một chướng ngại nặng nề cho cuộc sống. Trẻ tự kỷ chậm phát triển tâm thần, th ường gào khóc, đập đầu vào tường, có trung tâm chú ý hạn chế, cử động kém kiểm soát và một sự cố nhỏ bất kỳ cũng có thể gây cho chúng stress nặng nề. Tự kỷ và những tình trạng có liên quan đang trở nên ngày càng phổ biến. Cứ 10.000 trẻ thì hiện có 50 trẻ mắc chứng bệnh này so với tỷ lệ 5/10.000 trước đây. Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng nói trên một phần bắt nguồn từ việc các bậc cha mẹ cảnh giác hơn, cũng như những cách chẩn đoán mới chính xác hơn, song có thể còn có những nguyên nhân khác, chẳng hạn tuổi của người cha ngày càng cao lớn. Nghiên cứu trước kia đã tìm thấy rằng tuổi tác cao của cha có liên quan đến những bất thường trong não của trẻ. Bằng chứng ấn tượng Nhóm nghiên cứu từ trường Y Mount Sinai, New York và Viện tâm thần học, Đại học Hoàng gia London, đã tìm hiểu dữ liệu trên hơn 132.000 trẻ sinh tại Israel trong thập kỷ 1980. Tất cả những người đàn ông, và 3/4 phụ nữ sinh ra trong những năm này được đánh giá sơ bộ ở tuổi 17, trong thời gian đó bất cứ rối loạn nào đều được ghi nhận. Bản đánh giá cũng thu thập thông tin về tuổi của cha mẹ họ, các nhân tố khác nh ư năm sinh và địa vị kinh tế xã hội.
  6. Trong số những người được sinh ra khi cha ở độ tuổi 15 đến 29, tỷ lệ tự kỷ là 6 trên 10.000. Tỷ lệ này nâng lên đến 9/10.000 khi tuổi của cha từ 30 đến 39, tức là cao gấp 1,6 lần. Đặc biệt, nhóm có cha tuổi từ 40 đến 49, tỷ lệ con bị tự kỷ cao gấp 5,75 lần so với nhóm đầu tiên, tức là cứ 10.000 người thì có 32 bị tự kỷ. Tỷ lệ này dường như còn cao hơn nữa khi ông bố đã ngoài 50, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết số mẫu quá nhỏ nên không thể kết luận. Tuổi của người mẹ dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc chứng tự kỷ của đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán có thể một lỗi gene nào đó đã xuất hiện nhiều hơn khi tuổi tác tăng. Đó có thể là những đột biến tự phát trong các tế bào sản xuất tinh trùng hoặc biến đổi trong việc giải mã di truyền. Tiến sĩ Avi Reichenberg, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Mặc dù cần thêm những nghiên cứu khác để khẳng định suy luận này, song chúng tôi tin rằng công trình của mình đã cung cấp bằng chứng thuyết phục đầu tiên cho thấy tuổi tác cao của cha là một yếu tố nguy cơ gây nên những rối loạn tự kỷ". Khi con thích phá phách Bé bắt đầu thích phá tất cả những gì mình cầm được, làm phiền mọi người xung quanh. Cha mẹ nên phản ứng thế nào, thụ đông, bạo lực hay nói chuyện c ương quyết với con? Bạn hãy cùng tham khảo để có cách dạy bé hợp lý nhất. Thụ động
  7. Bạn để cho bé tự do hành động, muốn làm gì thì làm. Có thể bố mẹ cho rằng “bảo chán rồi không được”, hoặc muốn chiều theo ý thích của con, hay vì sợ con phật ý, nên để trẻ tha hồ chơi phá đến chán thì thôi, miễn là có bố mẹ canh chừng ở bên cạnh để tránh xảy ra va chạm nguy hiểm. Ví dụ, trong bữa ăn, con bạn xông vào lấy đũa gõ vào bát nước chấm, chọc vào đĩa rau. Bạn lờ đi, coi như chuyện thường. Đến lúc cháu phá nhiều quá, cả gia đình không chịu nổi thì bạn ôm con và an ủi: “Nghịch thế con, ra đây chơi để ông bà, bố mẹ ăn cơn nào”. Những đứa trẻ được chiều theo kiểu này khi ra ngoài xã hội rất khó hoà nhập vì chúng quen với kiểu “tự do vô tổ chức” ở nhà rồi. Các cháu sẽ không biết thế n ào là “giới hạn” khi đến lớp hoặc sang chơi nhà người khác. Bạo lực Bố mẹ dùng uy thế của mình để chửi mắng, đánh đập hoặc hạ nhục trẻ khi nhìn thấy trẻ phá phách. Kết quả là con bạn hoặc sợ “mất vía” mà không dám động vào đồ vật đó nữa hoặc càng phá phách nhiều hơn mà tảng lờ những lời chửi mắng hay đánh đập của bố mẹ. Chẳng hạn, cũng ví dụ trên đây, khi con bạn xông vào phá mâm thì lập tức bị bố (mẹ) quát rất to với vẻ mặt cáu giận: “Hư quá, thế này thì chịu sao được, cho mày mẩy roi để lần sau chừa nhé!”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2