intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn là người mẹ như thế nào? -5

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một người đang giận có thể sẽ bị căng thẳng, bối rối và kiệt sức, nhưng nhân dịp này bạn có thể dạy bé có cách cư xử lành mạnh và các kỹ năng điều khiển. Các bạn có thể dạy cho bé giải quyết hiệu quả với người giận dữ qua ví dụ, qua cách sử dụng các phương pháp kỷ luật tích cực và qua cách thừa nhận và tôn trọng quan điểm của những người khác. Các con tôi đánh nhau – Tôi phải làm gì? Bill Cosby đã có lần nói “Bạn không thực sự là một người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn là người mẹ như thế nào? -5

  1. Một người đang giận có thể sẽ bị căng thẳng, bối rối và kiệt sức, nhưng nhân dịp này bạn có thể dạy bé có cách cư xử lành mạnh và các kỹ năng điều khiển. Các bạn có thể dạy cho bé giải quyết hiệu quả với người giận dữ qua ví dụ, qua cách sử dụng các phương pháp kỷ luật tích cực và qua cách thừa nhận và tôn trọng quan điểm của những người khác. Các con tôi đánh nhau – Tôi phải làm gì? Bill Cosby đã có lần nói “Bạn không thực sự là một người làm cha làm mẹ cho đến khi bạn sinh con thứ 2.” Các bậc cha mẹ có một con sẽ ch ưa thực sự hiểu điều này. Các bậc cha mẹ có hai con và nhiều hơn sẽ thông cảm với lời nói này ngay lập tức. Họ đang ám chỉ đến tình trạng cãi lộn và đánh nhau thường xuyên giữa các anh em trai và chị em gái. Tuy nhiên, khi có nhiều con, trẻ sẽ có cơ hội học hỏi nhiều thứ. Chúng sẽ học cách chia sẻ, cách trở thành một người bạn, cách yêu thương và ăn ở hoà thuận với người khác, và cách hợp tác với anh chị em. Có nhiều khía cạnh tích cực trong cuộc sống gia đình hơn là chỉ có một con, mặc dù cha mẹ có thể nói “Đó không phải là gia đình của tôi!”. Tình trạng đánh cãi nhau giữa anh chị em ruột là một trong những nỗi thất vọng chính của cha mẹ. Họ cảm thấy rằng mọi cách của họ đều vô ích. Phản ứng điển hình của cha mẹ đối với tình trạng con cái trong nhà đánh cãi nhau là: Gào lên “Dừng lại ngay, các con đang làm cho bố mẹ phát điên lên đây này!”, ủng hộ một bên, doạ nạt, kết tội, gạt bỏ cảm xúc tiêu cực và giải quyết vấn đề hộ bọn trẻ. Tất cả những phản ứng đó chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Thay vì phản ứng với tình trạng đánh cãi nhau, cha mẹ cần phải lựa chọn để trở thành người tiên phong. Họ có thể đứng ngoài cuộc mà không cần phán xét. Con
  2. họ cần có khả năng tự dàn xếp sự việc. Cha mẹ có thể dạy con các kỹ năng đàm phán sau khi mọi người bình tĩnh. Dạy cho con trẻ cách nói “Anh sẽ chơi đồ chơi này còn em chơi đồ chơi kia.” Điều này sẽ giúp trẻ học các kỹ năng suy nghĩ Thắng - Thắng, những kỹ năng này rất cần thiết và hữu ích trong tương lai. Mặt khác, cha mẹ có thể tin rằng bọn trẻ có thể chơi chung với nhau. “Cha mẹ thấy 2 con có một con búp bê, và mẹ biết 2 con có thể cùng chơi chung với nhau để cả hai đứa cùng vui”. Hãy tin vào điều đó và bước ra khỏi phòng. Bạn sẽ ngạc nhiên đấy. Hoặc cha mẹ có thể ngồi xuống cạnh bọn trẻ, âu yếm đưa tay ra. Bọn trẻ sẽ đưa đồ chơi cho bạn. Carol DeVeny, chủ một trung tâm chăm sóc trẻ ở địa phương, đã nghi ngờ phương pháp này. Tuy nhiên, cô ấy kể rằng hai đứa trẻ ở tuổi tập đi (từ 1 đến 2 tuổi) ngừng đánh nhau, đưa cho cô ấy đồ chơi và nói “Cô ơi, chúng ta cùng chia sẻ nào”. Carol nói rằng cô đã khóc khi nhìn thấy điều này. Và cuối cùng, cha mẹ cần nhớ khẳng định và thừa nhận cảm xúc. Tất cả các cảm xúc đều tốt, nhưng không phải mọi hành động đều được. Cha mẹ có thể nói “Con cảm thấy giận em con bởi vì em phá hỏng chiếc xe tải của con. Con có thể nói với em điều đó nhưng con không được đánh em.” Bạn hãy nhớ rằng bé phải hết các cảm xúc tiêu cực thì bạn mới có thể giúp bé có các cảm xúc tích cực. Khi cha mẹ thù địch với những cuộc cãi lộn của con cái, chúng sẽ vô tình ganh đua nhau. Các thế hệ trong tương lai cần các kỹ năng đàm phán và hợp tác trong kinh doanh và trong các mối quan hệ cá nhân. Cha mẹ có thể bắt đầu dạy con các kỹ năng quan trọng này ngay từ bây giờ. Tầm quan trọng của mối quan hệ phụ tử
  3. Một trong những khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong đời tôi đó là lúc đứa con của tôi chào đời. Tôi sẽ không bao giờ quên phút giây đó trong cuộc đời này. Tôi nhớ tiếng con khóc lúc chào đời. Tôi nhớ rằng con tôi đã ngừng khóc để lắng nghe tôi thì thầm với bé rằng tôi yêu bé và đã ràng buộc với bé. Cho đến nay, việc dành thời gian chơi cùng với con vẫn là một trong những hoạt động mà tôi thích nhất. Tôi không thể không dành thời gian chơi với bọn trẻ. Đối với nhiều người cha thì lại khác. Họ ngồi trong phòng chờ bệnh viện, vỗ vai nhau và chúc mừng nhau về thành quả công việc, trong khi đó lại không ở bên con mình lúc bé chào đời. Ngày bé chào đời và những ngày sau đó họ lại bỏ lỡ những cơ hội được tiếp xúc với bé và ảnh hưởng đến những hành vi tính cách mà bé sẽ có trong cuộc sống sau này. Họ lập luận rằng họ hy sinh cho gia đình của mình bằng cách làm việc ngày đêm và biện hộ cho khoảng cách về tình cảm của mình rằng đó là kiểu mẫu để có thể tồn tại được trên thế giới lạnh lẽo và khắc nghiệt này. Có được cơm ăn áo mặc và một nơi ăn chốn ở thì tốt thật, nhưng lấy gì để yêu thương, lấy gì để gây dựng nên những quan hệ giáo dưỡng với một người cha. Vậy thì những người cha thiết lập mối quan hệ này như thế nào? Họ gặp phải những rào cản gì? Và, một số công cụ thực hành nhằm giúp đỡ những người cha thắt chặt hơn mối quan hệ với con mình về trí tuệ, tình cảm, tinh thần và thể chất như thế nào? Để trả lời được những thắc mắc này, tôi đã tìm đến những lời khuyên từ những người cha có mối quan hệ khăng khít với con mình. Làm sao tôi biết được họ có mối quan hệ khăng khít đó? Tôi đã hỏi vợ của họ ! Làm gì để có quan hệ khăng khít với con của bạn? Đối với câu hỏi này tất cả những người cha đều có chung một câu trả lời. Họ nói rằng cách tốt nhất để có quan hệ khăng khít với bé đơn giản chỉ là dành nhiều thời gian cùng bé. Bạn làm gì không quan trọng bằng việc làm được một cái gì đó.
  4. Họ chia thành bốn lĩnh vực hoạt động chính: Thể chất, Trí tuệ, Xã hội và Tinh thần. Cân bằng được bốn lĩnh vực này sẽ làm cho đứa trẻ có một cuộc sống hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn. Các hoạt động thể chất là quen thuộc nhất đối với những người cha và bao gồm các công việc như cùng làm việc nhà, cùng chia sẻ một thú vui, cùng chơi các môn điền kinh, cùng rèn luyện và cùng đi dạo với nhau. Các hoạt động trí tuệ tập trung vào việc học hành của đứa trẻ, tham gia vào các hoạt động liên quan của nhà trường, khuyến khích làm việc chăm chỉ, và bạn phải phấn đấu trở thành tấm gương như một người thầy đầu tiên trong cuộc đời của trẻ. Các hoạt động xã hội tập trung vào việc nói chuyện với trẻ, chia sẻ những suy nghĩ và tình cảm, bày tỏ tình yêu thương và cách cư xử thích hợp, và tìm hiểu bạn bè của trẻ. Các hoạt động tinh thần thường được những người cha ít quan tâm nhất nhưng lại có khả năng ảnh hưởng đến đứa trẻ nhiều nhất. Các hoạt động này bao gồm việc cùng đọc các câu chuyện giáo dục tâm hồn, cùng đi lễ thờ hoặc tới giáo đường, cùng cầu nguyện, thiết lập những phép tắc và tôn ti trật tự, và khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên. Sự khác biệt giữa quan hệ phụ tử với quan hệ mẫu tử? Qua các cuộc khảo sát chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng người cha thường biểu hiện sự quan tâm hoặc gắn bó với trẻ khác so với người mẹ. Người cha hay quan tâm đến hoạt động thể chất mạnh mẽ và năng động hơn và có thể dành nhiều thời gian cho các hoạt động thể chất như chơi hoặc làm việc cùng nhau. Sự cạnh tranh cũng thường thấy trong mối quan hệ phụ tử nhiều hơn và được coi là lành mạnh nếu dừng ở mức độ vừa phải và nhạy bén với khả năng và tính khí của đứa trẻ. Tinh thần thể thao, không nhất thiết phải là các hoạt động thể thao, được coi là một thành phần thiết yếu trong quá trình phát triển tính cách của đứa trẻ. Cho d ù cách biểu hiện có khác nhau, nhu cầu thiết lập mối quan hệ với cha hay mẹ đều có ý nghĩa như nhau. Một người cha nói vui rằng ngoài sự khác biệt về chức năng
  5. sinh học (như sinh đẻ hoặc cho con bú) anh không thấy có thiết lập mối quan hệ với cha và mẹ đều quan trọng như nhau. Rào cản nào ngăn người cha trong mối quan hệ với con trẻ? Tất cả những người cha đều cho rằng công việc và việc không điều khiển được thời gian là nguyên nhân lớn nhất cướp đi mối quan hệ của mình với con trẻ. Không ai coi nhẹ trách nhiệm của người cha trong việc lo miếng cơm manh áo cho cả gia đình mình, nhưng tất cả đều nhất trí là cần phải có sự cân bằng hợp lý giữa công việc và gia đình. Họ cảm thấy rằng xã hội đã làm cho con người dễ dùng công việc làm cách bào chữa. Những ảnh hưởng của xã hội có xu hướng làm cho mối quan hệ của đứa trẻ với người mẹ trở nên quan trọng hơn với người cha. Nhưng trong số những người cha được phỏng vấn, không ai cảm thấy không vượt qua được rào cản này. Rào cản trong xã hội thường bắt đầu từ gia đình. Người cha phải cho rằng chia sẻ việc nhà là quan trọng đối với họ trước khi xã hội coi họ là quan trọng đối với gia đình. Người cha cần phải khởi xướng trong việc thay tã cho con, dọn dẹp sau bữa ăn, tắm cho con và giặt giũ. Hiệu quả chung của những hành động nhỏ này là gợi mở cho xã hội hướng để tạo ra những thay đổi lớn hơn. Liệu người cha có thể có mối quan hệ tốt với con nếu trước đây họ không có sự chăm sóc nuôi dưỡng của người cha? Tất cả đều khẳng định rằng thiếu sự chăm sóc của người cha sẽ làm mối quan hệ cha con khó khăn hơn nhưng không có nghĩa là không thể xây dựng được mối quan hệ gắn bó với đứa trẻ. Một người cha cho rằng, mối quan hệ cha con gắn liền với nhu cầu bẩm sinh hay sự phát triển tinh thần hơn là một hành vi học hỏi đơn thuần. Do đó, những người cha đã từng sống thiếu sự chăm sóc của cha không
  6. phải lặp lại những kinh nghiệm thơ ấu của mình. Một người cha khác gợi ý nên làm cho không khí sôi nổi bằng những điều nho nhỏ có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy vui sướng hoặc hạnh phúc. Quay ngược thời gian trở về những khoảnh khắc đầu tiên trong đời khi bạn còn là một đứa trẻ và chia sẻ những niềm vui giản dị nhất cùng con bạn sẽ nuôi dưỡng những mối quan hệ trước đây chưa có. Tóm lại, rõ ràng là mối quan hệ phụ tử có vai trò quan trọng. Những rào cản như giá trị xã hội hay không được sự chăm sóc của cha sẽ làm cho việc xây dựng mối quan hệ với trẻ em khó nhưng không có nghĩa là không thể. Trẻ em cần cách thể hiện mối quan hệ mà chỉ người cha mới có thể mang lại và người cha có thể xây dựng được mối quan hệ đó bằng cách dành thời gian tham gia vào các hoạt động thể chất, trí tuệ, xã hội và tinh thần. Nuôi dạy con từ A đến Z Bạn có tin rằng mỗi từ ngữ và việc làm của bạn đều có tác động đến con trẻ? Hãy tham khảo những điều dưới đây để hoàn thiện hơn cách nuôi dạy con của bạn nhé. A. Accept (Chấp nhận): Hãy chấp nhận và luôn xem trọng bản thân mình cũng như chấp nhận và xem trọng con cái. B. Be (Hãy có những phẩm chất...): Hãy trước sau như một, trung thực, công bằng và kiên quyết khi đối xử với con cái. C. Concentrate (Tập trung): Hãy tập trung vào những phẩm chất tốt hay những điểm mạnh của con cái và nên khen con về những điểm tốt này.
  7. D. Develop (Tăng cường): Hãy tăng cường mức độ quan tâm của bạn đối với con cái. E. Encourage (Khuyến khích): Khuyến khích con cái bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ cũng như thảo luận với cha mẹ về những mục tiêu trong cuộc sống của chúng. Hãy cho trẻ thấy rằng chúng ta tin tưởng trẻ có khả năng thực hiện thành công nhiều công việc. F. Forgive (Tha thứ): Hãy tha thứ khi con trẻ phạm lỗi. Trẻ sẽ rút được nhiều bài học kinh nghiệm và tự đứng dậy sau những vấp ngã của chính mình trong cuộc sống. G. Gladly (Vui vẻ): Vui vẻ chia sẻ thời gian, sự quan tâm và hỗ trợ vợ/chồng của mình trong việc nuôi dạy con cái. H. Help (Giúp đỡ): Hãy giúp con trẻ luôn cảm thấy an toàn và bình yên. I. Interest (Tạo hứng thú): Hãy tạo hứng thú cho con trẻ trong việc học cũng như các công tác khác bằng cách đánh giá cao những nỗ lực của chúng. J. Joyfully (Biết tận hưởng): Hãy tận hưởng những niềm vui mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. K.Keep (Giữ lại): Hãy giữ lại những lời chỉ trích chua cay trong lòng, tránh dùng những lời mang tính “ra lệnh” như: “con phải...” khi dạy bảo con cái. L. Let (Để): Hãy để con bạn thấm thía những hậu quả do hành động của chúng gây ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2