intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạn là người mẹ như thế nào? - 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

130
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn là người mẹ như thế nào? Bạn cho rằng mình là một người mẹ tốt?Hãy thử nhìn lại mình một cách nghiêm túc, vì có nhiều nhược điểm của trẻ là do các sai lầm trong việc giáo dục của bạn. Bạn thuộc dạng nào trong số các kiểu người mẹ sau đây? Người mẹ độc đoán Đứa trẻ không có cuộc sống riêng của mình và chỉ luôn mong làm mẹ hài lòng. Trong khi đó, bà mẹ thường không vừa ý với thành tích của con, phê bình nó vì đủ lý do. Từ 3 tuổi, con cái của các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạn là người mẹ như thế nào? - 1

  1. Bạn là người mẹ như thế nào? Bạn cho rằng mình là một người mẹ tốt?Hãy thử nhìn lại mình một cách nghiêm túc, vì có nhiều nhược điểm của trẻ là do các sai lầm trong việc giáo dục của bạn. Bạn thuộc dạng nào trong số các kiểu người mẹ sau đây? Người mẹ độc đoán Đứa trẻ không có cuộc sống ri êng của mình và chỉ luôn mong làm mẹ hài lòng. Trong khi đó, bà mẹ thường không vừa ý với thành tích của con, phê bình nó vì đủ lý do. Từ 3 tuổi, con cái của các bà mẹ dạng này đã phải học ngoại ngữ, âm nhạc, múa... Khi ra phố, mẹ dắt tay con, kiểm soát từng hành động của nó. Đứa trẻ không có thời gian để đùa giỡn, chạy nhảy và không có ai để giao tiếp. Người mẹ "cống hiến" toàn bộ cuộc đời mình cho đứa trẻ và thường không có ý định gửi con cho bảo mẫu. Nếu đứa trẻ nghịch ngợm, người mẹ rất xấu hổ. Các từ yêu thích của họ là "không thể" và "con cần phải". Đứa con khi trưởng thành sẽ phụ thuộc vào người mẹ. Chắc chắn nó sẽ trở thành người hiếu danh, hiểu biết nhưng lại thiếu tự tin, nhút nhát và ấu trĩ. Con trai sẽ phụ thuộc vào phái nữ. Con gái lớn lên sẽ tiếp tục nghe lời mẹ trong mọi chuyện, cả khi thu xếp cuộc sống riêng nhiều khi không suôn sẻ của mình. Người mẹ hoàn hảo Người mẹ kiểu này tìm kiếm sự cân bằng trong tất cả mọi việc. Giờ học với trẻ được tiến hành theo sáng kiến của mẹ hoặc theo yêu cầu của trẻ. Nếu đứa trẻ biểu hiện sự tự lập và nói với mẹ rằng "con tự làm" thì người mẹ sẽ kiên nhẫn kiên
  2. nhẫn chấp nhận những thất bại của con, đồng thời chỉnh sửa và giải thích nguyên nhân cho nó. Người mẹ hoàn hảo yêu con mình như bản thân nó có và luôn luôn tránh các thái cực trong việc giáo dục. Khi chơi bóng cùng con, người mẹ nhất định sẽ hỏi con thích quả bóng màu gì, khi mua sắm trong cửa hàng, họ sẽ hỏi ý kiến con. Từ "không thể" sẽ được thay thế bằng một từ khác. Chẳng hạn, khi đứa trẻ cố b ước vào một vũng nước sâu, người mẹ sẽ giải thích, khi đó, cuộc dạo chơi sẽ kết thúc. Để đền bù, họ sẽ cho phép con mình chọn những vũng nước nhỏ và vô hại. Con cái của những người mẹ hoàn hảo sẽ trở thành người rất ham hiểu biết khi lớn lên, sẵn sàng giải quyết vấn đề của mình, cố gắng giúp đỡ những người yếu hơn và mọi người trong gia đình. Tình cảm của nó sẽ hài hoà với lý trí. Nó sẽ là người thực tế, thông minh, luôn đối xử với h ành động tiêu cực của những người xung quanh một cách hiểu biết, không ưa xung đột. Nó sẽ cảm thấy rất tự tin trong bất kỳ môi trường sống nào, sẽ luôn luôn tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không lý tưởng hoá nó. Người mẹ không hoàn thiện Yêu con mình và tiếp nhận như bản thân nó có, nhưng cách cư xử của người mẹ kiểu này rất lộn xộn, không có hệ thống. Sự phát triển của trẻ đ ược thả tự do: bản thân người mẹ cứ để buông trôi và tạo điều kiện cho con tự phát triển như "người sói". Người mẹ có thể tôn thờ đứa trẻ, hát cho con nghe hàng đêm, nâng niu đứa trẻ trong tay và không đòi hỏi gì ở nó. Cách cư xử như vậy chỉ có lợi đối với đứa trẻ trong năm đầu của cuộc sống. Sự tự do mà người mẹ tạo ra hay việc o bế thái quá và nuôi dưỡng theo nhu cầu sẽ hình thành ở trẻ một nhân cách thú vị nhưng có vấn đề. Bản chất sai lầm của người
  3. mẹ là: thụ động chờ đợi con mình biểu hiện sáng kiến. Họ không đủ sức hình thành một phong cách giáo dục và chăm sóc tốt cho con. Những đứa trẻ của các bà mẹ dạng này thường chậm phát triển về trí tuệ nhưng không phải do chúng ngu đần. Đứa trẻ chỉ mong muốn làm những gì mà nó thực sự thích. Khi trưởng thành, nó sẽ là người có tư tưởng cá nhân, hoặc lãng mạn hoặc vô liêm sỉ và cảm thấy rất cô độc. Nếu tìm thấy cho mình sự sáng tạo, nó có thể đạt được thành quả to lớn. Người mẹ khổ sở Luôn coi nghĩa vụ hằng ngày của mình là nặng nề và bất tận, người mẹ kiểu này không có thời gian cho mình, cho chồng và cho kinh tế gia đình. Đứa trẻ thường được anh chị lớn tuổi hơn trông. Người mẹ không thể thu xếp ổn thoả cuộc sống của mình. Sự khó khăn về tiền bạc khiến họ ủ rũ và lười biếng. Đó thường là những bà mẹ nhiều con, không đủ khả năng để lo cho gia đình. Không khó dự đoán đứa con của các bà mẹ này sẽ khó phát triển về trí tuệ. Đó là đứa trẻ hay khóc, chỉ muốn bằng cách nào đó thu hút sự chú ý của người xung quanh. Thường thì trẻ dạng này khó đạt trình độ cao về học vấn. Cái khó nhất đối với nó là vượt qua được hoàn cảnh thông thường. Toàn bộ cuộc sống của nó xây dựng trên sự phục tùng. Người mẹ cầu toàn Gia đình được tổ chức tuyệt vời, trẻ có tất cả những gì mong muốn. Tuy nhiên, nó cô đơn và phần lớn thời gian chơi một mình. Giữa người mẹ và đứa trẻ thiếu sự hiểu biết lẫn nhau. Người mẹ ít khi nào bế đứa trẻ trên tay, âu yếm và lắng nghe những vấn đề của con. Người mẹ kiểu này thường có địa vị trong xã hội và có khả
  4. năng thuê bảo mẫu. Họ không quen với vai trò nội trợ, thường bực tức trước sự nhõng nhẽo và nghịch ngợm của trẻ, dễ trút bỏ sự mệt mỏi tích tụ cả ngày lên con. Mặc dù có rất nhiều đồ chơi nhưng đứa trẻ vẫn chỉ phát triển bình thường. Hồi bé, chúng được nuông chiều quá. Lớn hơn một chút, nó có thể chúi mũi vào việc đọc sách. Nếu được mẹ cung cấp tài chính đầy đủ, trẻ dễ sa ngã và có thể bị ma tuý và tình dục xâm chiếm tâm hồn. Người mẹ rất nỗ lực, nhẫn nại và dành nhiều tiền bạc để đứa con yêu quý của mình sau này có được vị trí tốt trong xã hội. Tuy nhiên, cảm giác lạnh nhạt và xa lạ giữa mẹ và con rất khó vượt qua. Vì sao bé... khóc? Là vì rất có thể bé... 1. Đói? Đây là nguyên nhân đầu tiên mà bạn phải nghĩ tới, trừ trường hợp bé vừa ăn xong. Nếu vừa mới “ti” xong mà bé vẫn lè nhè thì hẳn là lượng sữa của mẹ không đủ “đô” và bạn cần cho bé uống thêm sữa ngoài. Nói chung, phải cho bé “ti” thoải mái theo nhu cầu. 2. Đòi thay tã? Tã lót ướt, bẩn, có vật lạ đều có thể làm bé ngứa ngáy, khó chịu nên bé phải “lên tiếng” phản đối. 3. Nuốt phải không khí khi ăn?
  5. Khi ăn, nhất là bú bình, bé hay nuốt phải không khí. Lượng không khí dư thừa làm bé đầy bụng, khó chịu nên bé khóc. Để tránh chuyện này, sau khi cho bé ăn hãy bế bé dựng lên, vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi nghe bé “ợ” một tiếng. 4. Khát? Nói chung các bé sơ sinh đang bú mẹ không cần phải uống nước. Tuy nhiên, vào mùa hè, có thể cho bé nhấm nháp thêm chút nước sôi để nguội. 5. Lạnh hoặc nóng? Bé bị nóng thì mặt thường đỏ, cổ đổ mồ hôi, sờ tay vào người thấy âm ấm. Bé bị lạnh thì người thường tái đi, tay chân lạnh. Nguyên tắc chung khi mặc cho bé: nhiều hơn người lớn một lớp là vừa. 6. Đòi bế? Bé im thin thít trong vòng tay mẹ nhưng lại không chịu nằm yên ngay cả trong chiếc nôi êm ái nhất. Đơn giản là các bé sơ sinh đều thích cảm giác yên bình trong lòng mẹ và khi thiếu mẹ chúng có thể cảm nhận được sự cô đơn. 7. Tư thế nằm không thoải mái? Bé chưa tự xoay xở được để có thể nằm ở tư thế thoải mái nhất nên mẹ hãy giúp bé. 8. Buồn chán?
  6. Ngay từ khi lọt lòng bé đã biết đến cảm giác bất an, sợ hãi và khóc lên để cầu cứu. Những bé hay trằn trọc, không ngủ càng dễ buồn chán và thèm nhìn ngó một cái gì đấy. Và cái mà bé thích nhìn ngắm hơn cả chính là gương mặt của người mẹ. 9. Xúc động? Quá nhiều người vây quanh vồ vập, nũng nịu cũng có thể khiến bé phát khóc và mãi không bình tâm lại. Hãy đưa bé vào một phòng yên tĩnh, mờ tối, vừa ôm bé vào lòng rung nhè nhẹ, vừa vuốt ve hoặt hát ru. 10. Đau bụng? Nếu bé khóc dai dẳng vào buổi tối hoặc khóc ngay sau bữa ăn với đôi tay co quắp, mặt đỏ tía tai thì rất có thể là bé bị đau bụng. 11. Đau ở đâu đó bên trong? Bé khóc liên hồi, có khi sốt cao, bỏ ăn, nôn oẹ, đi tiêu chảy thì có thể bé bị đau đâu đó trong cơ thể và chỉ bác sĩ mới biết được. Cũng có những thứ đau đớn làm bé khóc dữ nhưng không hề nghiêm trọng, như bệnh tưa lưỡi chẳng hạn. 12. Dị ứng? Nhiều bé bị dị ứng với thức ăn. Muốn biết tạng bé không “hợp” với thức ăn nào cần có ý kiến của chuyên gia để loại ra khỏi khẩu phần của bé. Nếu bé bú mẹ thì mẹ cũng phải “cạch” những thứ này. Khi lớn hơn, bé có thể không “kỵ” những thứ đó nữa thì có thể cho bé ăn trở lại.
  7. 13. Vì... khó tính? Chẳng còn cớ gì mà bé cứ “to mồm” thì đơn thuần là bé “khó tính khó nết”, không dễ thích nghi với môi trường. Tất nhiên, sự dịu dàng, yêu thương, quan tâm săn sóc của bạn có thể xoa dịu bé đôi chút. Nhưng nếu bạn quá mệt mỏi, cảm thấy không chịu đựng nổi thì tốt nhất là cứ... lờ béng đi, đặt bé xuống và cho phép mình nghỉ ngơi một chút. Nhưng dù thế nào đi nữa thì bạn cũng đừng trút giận lên bé. Sự cáu giận của bạn càng làm bé... khóc to hơn đấy. Tự tin lên con Chị Thuỷ đang làm cơm thì thấy bé Trang khóc lóc, tay cầm cuốn bài tập toán lớp 3 mếu máo: “Con không làm được bài. Toán khó quá mẹ ơi”. Tình cảnh này đã diễn ra suốt mấy tháng nay. Chị Thuý không khỏi trăn trở lo lắng cho con mình. Lòng chị không biết nên làm sao cho bé Trang. Bé dường như rất thiếu tự tin. Giống như nhiều đứa trẻ khác, bé Trang không tự tin vào bản thân mình sau một vài lần mắc lỗi. Thay cho cách nghĩ tích cực: “Mình làm được!” thì bé luôn cho rằng: “Mình không thể nào làm nổi!”. Điều này chính là nguyên nhân của mọi thất bại trong suốt cuộc đời sau này của trẻ. Lối nghĩ này làm trẻ giảm đi sự tự tin, một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Hãy giúp con bạn tự tin ngay từ thủa ấu thơ! Giáo sư tâm lý học Michael P.Nichols, trường Đại học William and Mary ở Virginia, Mỹ, nói: “Chúng ta, ai cũng có ít nhiều sự tự ti. Nhưng để giải quyết cố tật này ở con trẻ thật không đơn giản. Ta phải vừa chỉ cho chúng khiếm khuyết, cần vươn lên, nhưng đồng thời phải động viên chúng tự tin, giúp bọn trẻ tìm hướng khắc phục cho vấn đề”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2