intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BẢN TIN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

Chia sẻ: Hai Dang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

389
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) vừa khởi động dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực công”. Dự án kéo dài trong 5 năm nhằm trang bị cho phụ nữ trong khu vực nhà nước những kỹ năng, kiến thức cần thiết để nắm giữ vị trí lãnh đạo trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BẢN TIN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

  1. BẢN TIN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO (Ngày 12 tháng 3 năm 2009) TIN TỨC - SỰ KIỆN...................................................................................... 2 1. Khởi động DA “Nâng cao năng lực lãnh đạo phụ nữ khu vực công” ... 2 2. Giao lưu trực tuyến: “Kinh nghiệm làm ăn thời khủng hoảng” ............ 2 3. 200 CEO tham gia giao lưu doanh nhân quốc tế ................................... 3 NHÂN VẬT .................................................................................................... 3 4. 10 tỷ phú trẻ nhất thế giới 2009 ............................................................. 3 TIN DOANH NGHIỆP ................................................................................... 5 5. 2008, Cathay Pacific lỗ 1,1 tỷ USD....................................................... 5 6. 283 doanh nghiệp Mỹ có nguy cơ vỡ nợ ............................................... 6 QUẢN LÝ ....................................................................................................... 7 7. Các CIO chính phủ nên tính đến “đám mây” ........................................ 7 8. Giám đốc marketing nên làm gì trong bối cảnh suy thoái? ................... 7 KĨ NĂNG ........................................................................................................ 9 9. Những điều làm nên một doanh nhân thành đạt .................................... 9 ĐÀM PHÁN.................................................................................................... 9 10. Tám bí quyết giúp bạn đàm phán thành công........................................ 9 11. Tiềm thức và đàm phán kinh doanh..................................................... 11 KINH NGHIỆM............................................................................................ 13 12. Bí quyết giúp lãnh đạo đổi mới thành công......................................... 13 13. Giải cứu doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng................................... 14 14. 10 lý do để bắt đầu kinh doanh trong thời suy thoái............................ 15 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ....................................................................... 17 15. Lãnh đạo nữ Việt Nam trong mắt Phó Đại sứ Mỹ............................... 17 16. “Sếp nữ dễ vượt qua khủng hoảng hơn”.............................................. 18 GIỚI THIỆU SÁCH...................................................................................... 19 17. “Quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật” ..................................................... 19 1
  2. TIN TỨC - SỰ KIỆN Khởi động DA “Nâng cao năng lực lãnh đạo phụ nữ khu vực công” Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) vừa khởi động dự án “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực công”. Dự án kéo dài trong 5 năm nhằm trang bị cho phụ nữ trong khu vực nhà nước những kỹ năng, kiến thức cần thiết để nắm giữ vị trí lãnh đạo trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, dự án sẽ tập trung nghiên cứu để xác định được những thách thức phụ nữ đang phải đối mặt; cấp học bổng du học; tạo ra mạng lưới thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ... Hiện tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 47% trong khu vực nhà nước. Năm 2008, Việt Nam xếp hạng 96/179 quốc gia về chỉ số phát triển liên quan đến giới và hạng 62 về chỉ số nâng cao quyền năng giới. Việt Nam cũng xếp hạng 31 trên thế giới và đứng thứ nhất trong các quốc gia khu vực ASEAN về tỷ lệ nữ giới trong quốc hội. (Pháp Luật TP.HCM) (về đầu trang) Giao lưu trực tuyến: “Kinh nghiệm làm ăn thời khủng hoảng” Từ 14h - 16h, ngày 12/3, VnEconomy sẽ tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Kinh nghiệm làm ăn thời khủng hoảng”. Năm 2008, trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và nối tiếp là sự suy giảm của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam và hoạt động của các doanh nghiệp bắt đầu đối diện với những khó khăn, thử thách khốc liệt. Năm 2009, dự báo nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi những quyết sách đúng đắn để ứng phó. Để nhận diện những cơ hội và thách thức, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp, dự kiến từ 14h – 16h, ngày 12/3, VnEconomy sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Kinh nghiệm làm ăn thời khủng hoảng”, giữa đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu với bạn đọc trong và ngoài nước. 2
  3. Đây cũng là hoạt động thông tin trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu Mạnh năm 2008, do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) tổ chức…(Theo VnEconomy)(về đầu trang) 200 CEO tham gia giao lưu doanh nhân quốc tế 6/3, hơn 200 tổng giám đốc doanh nghiệp (CEO) trong và ngoài nước đã tham gia Ngày Giao lưu Doanh nhân Quốc tế 2009 - “Nghìn con thuyền, Một đại dương”. Ngày hội này nhằm tạo ra một sự kiện thường niên để các CEO bàn thảo về các vấn đề kinh doanh quan trọng nhất trong năm, nhằm kiến nghị các giải pháp thích hợp cho việc phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh chung tại Việt Nam. Chương trình do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì, Câu lạc bộ Giám đốc Điều hành Việt Nam (Vietnam CEO Club) phối hợp với Hiệp hội Thương mại Châu Âu (EuroCharm) và Hiệp hội Thương mại Australia tổ chức. Trong ba hội nghị bàn tròn vào buổi chiều, các CEO đã bàn thảo về các vấn đề như “Lao động và việc làm,” “Chính sách Tài chính Tiền tệ,” “Đầu tư và xuất khẩu”…(Theo VnMedia)(về đầu trang) NHÂN VẬT 10 tỷ phú trẻ nhất thế giới 2009 Tạp chí nổi tiếng Forbes vừa công bố danh sách những tỷ phú trẻ nhất thế giới năm 2009. Họ đều dưới 40 tuổi, kinh doanh ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng có một điểm chung là chủ sở hữu những tài sản trị giá hàng tỷ USD. Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú trẻ nhất thế giới năm 2009: Hoàng tử Albert von Thurn und Taxis - 25 tuổi : Tổng tài sản 2,1 tỷ USD đã trở thành người đứng đầu danh sách những tỷ phú trẻ nhất thế giới năm nay khi người đồng sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, bị tuột khỏi danh sách này. Lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách những tỷ phú của thế giới 3
  4. khi mới 8 tuổi, nhưng Albert chỉ chính thức thừa hưởng tài sản vào tháng 6/2001, đúng ngày sinh nhật lần thứ 18. Đứng vị trí thứ hai trong danh sách là người đồng sáng lập hãng tìm kiếm khổng lồ Google, Sergey Brin, 35 tuổi, với tổng tài sản trị giá 12 tỷ USD. Giá trị tài sản của Google trên thị trường chứng khoán đã giảm khoảng 30% trong một năm qua, nhưng những gì thuộc sở hữu của Sergey Brin vẫn còn rất lớn. Larry Page, 36 tuổi: Tổng tài sản 12 tỷ USD, là con trai của một giáo sư, đồng sáng lập hệ thống tìm kiếm khổng lồ Google. Anh gặp Sergey Brin trong khóa học tiến sĩ về công nghệ thông tin tại ĐH Stanford. Hai người cùng cộng tác với nhau từ năm 1998 và sáng lập Google với văn phòng đầu tiên trong một garage. Sheik Mansour Bin Zayed Al Nahayan, 39 tuổi: Tổng giá trị tài sản 4,9 tỷ T USD, là thành viên của gia đình Hoàng gia Abu Dhabi. Năm ngoái, anh đã bỏ ra 300 triệu USD để mua lại CLB bóng đá Manchester City. Một tháng sau, anh cứu Ngân hàng hàng đầu của Anh Barclays bằng khoản đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Tỷ phú trẻ này rất mê bóng đá và đua ngựa. Jerry Yang, 40 tuổi: Tổng tài sản 1,1 tỷ USD đã không còn giữ chức vụ cao nhất tại Yahoo kể từ tháng 1. Cổ phiếu của Yahoo đã giảm gần 55% kể từ khi có lời đề nghị sáp nhập với Microsoft tháng hai năm ngoái. Jerry Yang mới chỉ làm CEO tại Yahoo được hơn 1 năm rưỡi, nhưng hiệu quả kinh doanh mà anh mang lại không như kỳ vọng. Andrey Melnichenko, 37 tuổi: Tổng giá trị tài sản 1 tỷ USD. Tài sản của tỷ phú trẻ người Nga này bị giảm hơn 80% so với năm ngoái khi ngành năng lượng gặp khó khăn. Năm 1993, anh sáng lập Ngân hàng MDM, cùng với Sergei Popov, tạo nên một đế chế của ngành công nghiệp gồm than đá, năng lượng và phân bón. Melnichenko lập ra đình với một người mẫu Nam Tư và sau đó là nữ hoàng nhạc pop Aleksandra Nikolic. Năm 2007, nhiều người nói rằng anh đã chi 2 triệu USD để mời Jennifer Lopez tới biểu diễn tại bữa tiệc sinh nhật lần thứ 30 của vợ anh. 4
  5. John Arnold, 35 tuổi: Tổng tài sản 2,7 tỷ USD. Tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ này vẫn tiếp tục giàu lên từng ngày. Thậm chí, tài sản của Tập đoàn Năng lượng Arnold Wunderkind's Centaurus Energy đã tăng 80% trong năm 2008. Anh sáng lập Centaurus sau khi Enron phá sản. Doanh thu của Tập đoàn mới đã tăng 200% mỗi năm kể từ năm 2002. William Ding, 38 tuổi: Tổng tài sản 1,1 tỷ USD, là sáng lập viên của công ty trò chơi trực tuyến lớn thứ hai ở Trung Quốc, Netease. Ding từng là người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Chiến lượng kinh doanh của Ding là hợp tác với nhiều gã khổng lồ trên toàn cầu và nhờ thế tăng trưởng lợi nhuận của Công ty luôn đạt mức hai con số trong nhiều năm qua. Chu Lam Yiu, 39 tuổi: Tổng tài sản 1,5 tỷ USD. Chu sở hữu Huabao International, công ty chuyên làm hương liệu phục vụ cho sản xuất thuốc lá, bột giặt, đồ uống, sản phẩm bơ sữa và mỹ phẩm. Daniel Ziff, 37 tuổi: Tổng giá trị tài sản 3,5 tỷ USD, cùng với hai người anh trai Dirk và Robert, anh đầu tư vào bất động sản, quản lý nợ, bảo hiểm ngân hàng và chứng khoán thông qua Tập đoàn Đầu tư Ziff Brothers Investments. Gia đình Ziff còn sở hữu một hãng truyền thông lớn. (Theo Doanhnghiep 24g)(về đầu trang) TIN DOANH NGHIỆP 2008, Cathay Pacific lỗ 1,1 tỷ USD Trong một báo cáo gửi thị trường chứng khoán Hồng Công ngày 11/3, hãng hàng không lớn nhất Hồng Công và lớn thứ ba châu Á là Cathay Pacific cho biết: Năm 2008 là năm thua lỗ đầu tiên của hãng trong thập kỷ qua với con số khổng lồ 8,56 tỷ HKD (tương đương 1,1 tỷ USD). Lý do là hãng có một số quyết định đầu tư mạo hiểm sai lầm vào giá nhiên liệu đồng thời chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn cầu. Năm 2008 là bước lùi ảm đạm cho Cathay Pacific sau khi đạt lợi nhuận 7,02 5
  6. tỷ HKD năm 2007. Trong đó, riêng đầu tư sai cho vấn đề nhiên liệu ở thời điểm giá quá cao khiến Cathay Pacific lỗ tới 7,6 tỷ HKD. Trong thời gian qua, do nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường không giảm mạnh bởi cuộc khủng hoảng, Cathay Pacific đã phải ngừng việc mở rộng khả năng hoạt động, sa thải nhiều nhân công và tạm hoãn 2 năm việc xây dựng một cảng hàng hóa mới tại Hồng Công đến tận năm 2013. Theo thống kê, Cathay Pacific cùng công ty "con" là Hong Kong Dragon Airlines vận chuyển 25 triệu lượt khách năm 2008, tăng 7,3% so với năm 2007, trong khi lượng hàng hóa vận chuyển của 2 hãng này giảm 1,6% xuống còn 1,65 triệu tấn. (Theo Doanhnghiep24g)(về đầu trang) 283 doanh nghiệp Mỹ có nguy cơ vỡ nợ Cty xếp hạng tín dụng Moody's Investors Service vừa công bố danh sách 283 doanh nghiệp Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ cao. Đáng chú ý, trong số này có nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nổi tiếng như hai “đại gia” sản xuất ô tô Mỹ là General Motors và Chrysler, hãng cung cấp các dịch vụ phim ảnh Eastman Kodak hay AMR Corp. (cty mẹ của hãng hàng không American Airlines). Theo Moody's, danh sách trên như một công cụ nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư phân loại các công ty đang gặp khó khăn và chịu nhiều sức ép, trong bối cảnh thị trường tín dụng bị thắt chặt và suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù danh sách không bao gồm tất cả các công ty có xếp hạng tín dụng thấp, song đã chỉ ra các doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ lớn. Moody's dự đoán khoảng 14,5% số công ty trong danh sách sẽ phá sản vào tháng 11/09, tăng mạnh so với tỷ lệ tương ứng 4,4% hồi cuối năm 2008. Đồng thời, trong vòng 12 tháng tới, tỷ lệ vỡ nợ còn có thể tăng lên trên 45%. Phó Chủ tịch Moody's, David Keisman nhận định: Số công ty xếp hạng tín dụng thấp đang gia tăng đáng kể, và trùng khớp với dự đoán rủi ro của hãng…(Theo Doanhnghiep 24g)(về đầu trang) 6
  7. QUẢN LÝ Các CIO chính phủ nên tính đến “đám mây” Theo báo cáo của hãng nghiên cứu viễn thông toàn cầu Ovum, các nhà lãnh đạo CNTT (CIO) của các quốc gia nên hướng đến điện toán đám mây khi thiết kế cơ sở hạ tầng CNTT thế hệ mới, . Steve Hodgkinson - Một giám đốc của Ovum, cho biết các cơ quan bộ ngành của các quốc gia sẽ phải đối mặt với áp lực cắt giảm chi phí và tăng hiệu suất vận hành CNTT trong năm 2009 này. Trong khi các chính phủ trên toàn cầu đang đưa ra những gói cứu trợ tài chính để cứu nền kinh tế của họ, thực tế bản thân các chính phủ đang bị cuộc khủng hoảng chung tác động. “Điện toán đám mây có triển vọng sẽ mang lại sự thay đổi tích cực trong chi phí CNTT. Vậy các nhà lãnh đạo CNTT của chính phủ có nên tìm đến đám mây?”, ông Steve Hodgkinson đặt vấn đề. Nhắm đến tính hiệu quả chi phí, Hodgkinson nói: Điện toán đám mây sẽ mang lại khả năng đưa CNTT trở thành một “ngành dịch vụ độc nhất, theo yêu cầu” và linh động trong chi tiêu “nhiều, ít tuỳ nhu cầu”. Trong một khảo sát vừa được IDC khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa ra, 17% các nhà lãnh đạo CNTT trong khu vực nói hiện tại thị trường thiếu các dịch vụ đám mây để biến công nghệ này thành một lựa chọn số 1. Có 41% nói họ đang đánh giá, chạy các sản phẩm, dịch vụ thí điểm dựa trên đám mấy, 11% khác nói họ đã chạy các ứng dụng đó. (Theo ICT News)(về đầu trang) Giám đốc marketing nên làm gì trong bối cảnh suy thoái? Một điều đáng ngạc nhiên là cuộc suy thoái kinh tế đã nâng vị thế của Giám đốc marketing (CMO) lên. Tuy vậy, chắc chắn không phải lúc nào lịch sử cũng đi theo hướng này. Vậy các CMO nên làm gì để củng cố vững chắc vị thế của họ với CEO? 1. Chuyển dịch hành vi người tiêu dung: Cuộc suy thoái đã tạo ra những thay đổi lớn lao về thái độ và hành vi của khách hàng đối với rất nhiều danh mục sản phẩm. Các cty cần có những nghiên cứu được cập nhật thường 7
  8. xuyên về hành vi khách hàng và các phương thức tiếp cận tới các phân đoạn khách hàng cũng cần phải được chỉnh sửa. CEO cần một CMO có thể hiểu được các nhãn hiệu của cty và người tiêu dùng (và khả năng sinh lời tương đối của họ) để đề xuất được những thay đổi cần thiết về mục tiêu khách hàng và thông điệp nhãn hiệu. 2. Định vị giá: Một cuộc suy thoái kinh tế luôn làm tăng mức độ nhạy cảm về giá của người tiêu dùng. Các nhà làm thị trường cần phải đánh vào những điểm giá bán lẻ chủ chốt, tập trung vào giảm thiểu chi phí bằng những phiên bản sản phẩm đơn giản hơn, và tân trang lại lịch khuyến mại để tối đa hoá khả năng cạnh tranh về giá tại các điểm bán hàng. Trong khi giá cả và giá trị thu được chắc chắn trở lên quan trọng hơn đối với người tiêu dùng, những lợi ích cốt lõi của nhãn hiệu vẫn cần phải được nhấn mạnh. Về những vấn đề này, mối liên hệ cộng tác chặt chẽ giữa CMO (giám đốc marketing) và CFO (giám đốc tài chính) đóng vai trò tiên quyết. 3. Làm được nhiều hơn, sử dụng ngân quỹ ít hơn: Suy thoái đòi hỏi các nhà làm thị trường cần đưa ra được những phương thức làm việc sáng tạo: Làm được nhiều hơn, sử dụng ngân quỹ ít hơn. Ngân quỹ quảng cáo có thể được chuyển từ quảng cáo truyền hình sang quảng cáo qua sóng phát thanh nếu điều đó là cần thiết để duy trì thông điệp quảng cáo một cách thường xuyên. 4. Cơ hội cho quảng cáo trực tuyến: Thay vì tránh xa quảng cáo trên Internet, thời điểm này có lẽ là thích hợp nhất cho rất nhiều các cty tiến hành những thử nghiệm xa hơn và ủng hộ hơn nữa ngân sách cho quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên thanh công cụ hoặc thu hút người sử dụng truy cập phần quảng cáo của mình thông qua một trang web có tên tuổi. Chỉ có CMO có chuyên môn trong ban lãnh đạo có thể đề xuất cách thức triển khai thực hiện…(Theo Vietnamnet)(về đầu trang) 8
  9. KĨ NĂNG Những điều làm nên một doanh nhân thành đạt Điều gì làm nên một doanh nhân thành đạt? Sau một thời gian nghiên cứu, người ta nhận thấy giữa các doanh nhân thành đạt có rất nhiều điểm chung khiến họ thành công mà ta có thể học tập. 1. Không bao giờ tự hài long: Họ luôn đặt ra những đặt mục tiêu cao hơn. Đối với một doanh nhân thành đạt, giậm chân tại chỗ có nghĩa là thụt lùi. 2. Họ cố gắng làm việc vì khách hàng và những thành tựu sẽ đạt được chứ không phải vì tiền: Steve Jobs - Người thành lập ra hãng máy tính Apple luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. Ông cho biết không có gì tuyệt vời hơn khi được nhìn người mua xếp hàng đợi khi cửa hàng chưa mở. 3. Những doanh nhân thành công luôn nỗ lực để tìm cách giải quyết chứ không chịu nhận lời phàn nàn hay mất thời gian cho việc đổ lỗi. Họ luôn cố gắng hết mình làm việc, để chọn ra cách giải quyết tối ưu nhất trong công việc. 4. Trước khi bắt tay vào một công việc, những doanh nhân thành công luôn lường trước được các rủi ro: Các doanh nhân thành đạt luôn đặt câu hỏi: “Điều tồi tệ nhất nào có thể xảy ra nếu ta thực hiện kế hoạch này?” và nếu xét thấy có thể mạo hiểm được thì họ sẽ bắt tay vào làm. Nhưng khi đã quyết định làm thì họ sẽ làm với sự quyết tâm, tự tin và vận dụng mọi kiến thức, kỹ năng cần thiết. (Theo Idj)(về đầu trang) ĐÀM PHÁN Tám bí quyết giúp bạn đàm phán thành công Đàm phán là một phần của cuộc sống và tất cả chúng ta, đặc biệt là các nhà lãnh đạo thường xuyên phải đối mặt với nó. Dưới đây là 8 bí quyết giúp đàm phán thành công. 9
  10. 1. Hãy sẵn sàng là người đàm phán trước: Một số người thường rất ngượng ngùng khi nói về tiền bạc. Những người khác lại nghĩ rằng việc đó thật thô lỗ và là một hành động hạ thấp bản thân. Trong rất nhiều trường hợp thì họ đúng. Tuy nhiên, khi phải giải quyết một hợp đồng làm ăn, thì thái độ không sẵn sàng đề cập tới chuyện tiền nong đó sẽ khiến cho việc kinh doanh trở nên đắt đỏ. Trong thực tế có rất nhiều nhà đàm phán dày dặn. Nếu bạn mua một ngôi nhà hay một chiếc ô tô, nhận một công việc mới, thì bạn có thể chắc chắn là mình sẽ phải đối mặt với những con người đó. Nếu họ thấy bạn quá nhút nhát trong công việc, họ sẽ lợi dụng điều này. 2. Đừng để bị cảm xúc chi phối: Một nhầm lẫn rất lớn của những nhà đàm phán nghiệp dư là họ bộc lộ cảm xúc quá mức để đạt được chiến thắng. Họ la ó, đe dọa và yêu cầu làm theo cách của họ. Việc này chỉ phản tác dụng. Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì, và thân thiện, kể cả khi người kia bắt đầu mất bình tĩnh. Hãy chắc chắn rằng bạn để lòng tự trọng và niềm tự hào của mình ra chỗ khác. Như thế bạn sẽ có khả năng làm việc đó tốt hơn. 3. Đừng dễ bị lừa bởi thủ đoạn sử dụng “quy tắc”: Nếu một ai đó giới hạn bạn bằng cách thêm những quy tắc vào trong hợp đồng, hãy yêu cầu họ cung cấp những bằng chứng xác thực rằng những quy tắc này thực sự tồn tại. 4. Đừng bao giờ là người đầu tiên đưa ra một con số: Nếu được hỏi:” Anh muốn mức lương trong một giờ là bao nhiêu?”, hãy trả lời rằng “Vậy ngân quỹ dành cho bản hợp đồng này là bao nhiêu?”. 5. Hãy đòi hỏi nhiều hơn những mong muốn đạt được: Khi mà những người khác đưa ra con số của họ, kể cả nó đã là tốt hơn so với những gì bạn mong muốn, thì hãy cứ nói rằng:”Tôi nghĩ ngài sẽ phải đưa ra mức cao hơn thế”. Đừng tỏ ra kiêu ngạo, hay hung hăng. Hãy nói câu đó một cách bình tĩnh. 10
  11. 6. Hãy nói điều gì đó như kiểu: “ Chà. Tôi sẽ phải nói việc này với sếp/ vợ/chồng/bạn của tôi trước khi tôi có thể cho anh lời đồng ý đích xác”. Hãy để họ tin rằng quyết định cuối cùng chưa ổn đối với bạn. Khi mà cuộc đàm phán đã bắt đầu, hầu hết mọi người đều muốn giải quyết cho xong càng nhanh càng tốt. Một cách rất tốt để làm việc đó là hãy để phía đối tác tin rằng người mà họ đang đàm phán hoàn toàn không phải là bạn, mà là nhân vật nào đó có quyền lực. 7. Đừng tỏ ra quá thích thú: Hãy luôn luôn đóng vai một người mua, hay một người bán đang rất lưỡng lự. Đừng khiến cho người khác có cảm giác như thể họ đã bị lừa. Hầu hết những cuộc thương lượng đều nên làm cho cả hai bên cảm thấy thoải mái với kết quả đã đạt được. Hãy sẵn lòng từ bỏ những thứ không có giá trị gì cho bạn để tạo ra một cảm giác thoải mái và đầy thiện chí. 8. Bí quyết thứ 8: Bảy bí quyết này không phải trong bất cứ trường hợp đàm phán nào cũng áp dụng tất cả. Hãy chọn lọc những bí quyết áp dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp. Và bí quyết thứ 8 bao gồm tất cả những bí quyết trên chính là : Hãy tìm hiểu đối tác của mình kỹ càng trước khi áp dụng bí quyết nào cho phù hợp. Mỗi cuộc thương lượng đàm phán lại thích hợp với mỗi loại bí quyết khác nhau. (Theo Idj)(về đầu trang) Tiềm thức và đàm phán kinh doanh Một nhà lãnh đạo có thể sử dụng 5 dấu hiệu dưới đây để nhanh chóng cải thiện khả năng đàm phán kinh doanh của bản thân. Sử dụng 5 dấu hiệu này có thể giúp bạn vượt xa khỏi lời nói thông thường để “đọc” được những suy nghĩ, tình cảm bên trong phía đối phương. Dấu hiệu kháng cự: Những nhà đàm phán kinh doanh giỏi luôn biết rằng để đạt được kết quả tốt, họ cần biết những gì có thể đàm phán và những gì không thể đàm phán. Một trong những kỹ thuật tốt nhất đó là sử dụng lời nói để đề xuất những nhượng bộ trong khi sử dụng đôi mắt để quan sát sự kháng cự. Tiềm thức con người 11
  12. sẽ biểu lộ dấu hiệu sự kháng cự chắc chắn bằng hành động nào đó ở lưỡi hay môi. Khi nhận thấy dấu hiệu này trong cuộc đàm phán kinh doanh, hãy xác định mức độ kháng cự cao hay thấp và khả năng nhượng bộ của đối phương sẽ như thế nào. Dấu hiệu hoài nghi: Một trong những kỹ năng giá trị nhất cho một nhà đàm phán kinh doanh đó là thấy được khi nào phía đối phương hoài nghi với một đề xuất hay với mình. Điều này có thể được hé lộ bằng ánh mắt hay hành động nheo mày. Nheo mày xuất hiện vì nhiều lý do khác nhau, nhưng trong một cuộc đàm phán kinh doanh, chúng thường cho thấy sự không tin tưởng hay hoài nghi đối với người nói. Những nhà đàm phán tốt biết rằng sẽ thật vô nghĩa khi nỗ lực đi tới một thoả thuận mà phía đối phương không tin tưởng, vì vậy họ luôn quan sát đôi mắt của đối phương. Cách thức xử lý tốt nhất khi thấy dấu hiệu này đó là ngừng lại và nói điều gì đó đại loại như: “Điều đó có thích hợp với anh?” hay “Anh có bình luận gì về điều đó hay không?”. Nếu bạn xử lý dấu hiệu nheo mày của đối phương bằng một câu hỏi kiểu như vậy, hầu hết các trường hợp, bạn sẽ giữ vững cơ hội đi tới một thoả hiệp cuối cùng. Dấu hiệu ngừng nghỉ: Cũng như những nhân viên bán hàng, các nhà đàm phán kinh doanh có khuynh hướng nói quá nhiều. Một cách để kiểm soát yếu tố này đó là tìm kiếm cử chỉ kéo tai của phía đối phương. Khi ai đó muốn xen vào một lời bình luận hay đưa ra một đề xuất khi người khác đang nói, họ sẽ sờ, vuốt và kéo nhẹ đôi tai của họ để biểu lộ mong muốn được nói. Những nhà đàm phán kinh doanh tốt nhất luôn đảm bảo rằng khi họ thấy đối phương kéo nhẹ tai, họ sẽ im lặng và lắng nghe người đó nói. Dấu hiệu mong muốn: Trên thực tế, khi chúng ta xác định rằng chúng ta thực sự mong muốn đón nhận một cái gì đó, chúng ta sẽ dừng đánh giá và bắt đầu tiết nước miếng. 12
  13. Dấu hiệu cảm xúc: Những nhà đàm phán lớn phải nắm vững cách quan sát những biểu hiện nhỏ nhất ở đối phương. Đây luôn là những phản ứng cảm xúc mà tiềm thức hé lộ. Chúng chỉ kéo dài trong chốc lát và thường biểu lộ cảm xúc thực của một người về một câu nói, một cụm từ hay một giao tiếp nào đó khác. Kỹ năng đàm phán kinh doanh luôn là chìa khoá then chốt khi điều hành bất cứ công ty nào. Thành công của nhà đám phán phụ thuộc vào khả năng thấu hiểu những mối quan tâm, đồng ý hay khước từ của phía đối phương và thuyết phục thành công họ một giao kết nào đó. (Theo Vietnamlearning)(về đầu trang) KINH NGHIỆM Bí quyết giúp lãnh đạo đổi mới thành công Muốn trở thành một nhà lãnh đạo đổi mới, nhưng bạn lại sợ sự thay đổi? Dưới đây là những mẹo nhỏ, giúp nhà lãnh đạo đổi mới thành công Cần có tầm nhìn cho sự thay đổi: Sự đổi mới phải có mục đích. Người lãnh đạo sẽ thiết lập và chịu trách nhiệm cho tương lai. Do vậy, người lãnh đạo cần một tuyên bố, trong đó xác định định hướng cho tổ chức mà mọi người hiểu và ghi nhớ. Các nhà lãnh đạo lớn dành thời gian để chứng tỏ tầm nhìn, mục tiêu và thử thách. Họ giải thích cho mọi người biết vai trò của họ quan trọng như thế nào trong việc thực hiện được tầm nhìn và đáp ứng được các thử thách đó. Họ truyền cảm hứng cho mọi người trở thành những người đam mê hơn trong việc tìm ra con đường mới để thành công. Đấu tranh với nỗi sợ thay đổi: Các nhà lãnh đạo đổi mới truyền đạt nhu cầu cần phải thay đổi. Họ thay thế tính tự mãn bằng khát khao. Họ giải thích rằng trong khi thử những mạo hiểm mới là liều lĩnh, thì đứng im còn liều lĩnh hơn. Họ phải vẽ một bức tranh mà chỉ ra một tương lai đáng liều lĩnh để có được. Tương lai đó có cả mạo hiểm và cơ hội. Cách duy nhất để chúng ta đến được đó là chấp nhận thay đổi. 13
  14. Suy nghĩ như một nhà đầu tư mạo hiểm: Các nhà lãnh đạo sử dụng cách tiếp cận để cân bằng được mạo hiểm cái mất khi thua cuộc với cái được khi thắng cuộc. Họ thích xem xét nhiều đề nghị. Họ thoải mái với suy nghĩ rằng nhiều ý tưởng của họ có thể thất bại. Phá vỡ quy tắc: Để giành được sự đổi mới, người lãnh đạo phải thử thách tất cả những điều vốn dĩ vẫn được thừa nhận trong môi trường. Kinh doanh không phải là môn thể thao với những quy tắc được xác lập sẵn với các trọng tài. Nó là một nghệ thuật. Nó là một lĩnh vực mang lại cơ hội cho những người luôn mong muốn tìm ra các cách thức mới để đáp ứng được những điều khách hàng đòi hỏi. Hợp tác: Nhiều CEO xem sự hợp tác là chìa khóa để thành công khi đổi mới. Họ biết họ không thể làm được nếu chỉ sử dụng nguồn lực bên trong. Vì thế họ tìm kiếm đối tác bên ngoài. Không ngại thất bại: Các nhà lãnh đạo đổi mới khuyến khích một văn hóa trải nghiệm. Người lãnh đạo phải dạy mọi người rằng mỗi thất bại là một bước dài trên con đường tới thành công. Để thực sự đi nhanh, phải cho mọi người tự do đổi mới, tự do trải nghiệm, tự do để thành công. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo phải cho nhân viên tự do để thất bại nữa. Luôn đam mê: Hãy truyền cảm hứng để mọi người đổi mới, thay đổi cách họ làm việc để giành được những kết quả bất ngờ…(Theo Lanhdao)(về đầu trang) Giải cứu doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng Làm thế nào để giúp DN có thể chèo lái qua cơn khủng hoảng tài chính tồi tệ này? Dưới là một số biện pháp giúp nhà lãnh đạo giải cứu doanh nghiệp trong cơn khủng hoảng. Cắt giảm các chi phí không cần thiết: Các khoản chi tiêu không cần thiết dù chỉ là con số nhỏ, nhưng nhiều con số nhỏ cộng lại là thành con số lớn. Do vậy, tiến hành cắt giảm ngay bây giờ sẽ giúp DN an toàn trước các khoản chi tiêu không cần thiết trong tương lai. 14
  15. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp: Tại mọi thời điểm, không cần biết nền kinh tế có ổn định hay không, “sức khoẻ” doanh nghiệp đều dựa vào các nhà cung cấp và khách hàng liên quan. Khi việc kinh doanh của họ đang xấu đi, thì “sức khoẻ” doanh nghiệp cũng không thể tốt hơn được. Nếu việc mua bán của khách hàng giảm sút, điều đó đồng nghĩa công việc kinh doanh của bạn cũng đang tụt dốc. Nếu nhà cung cấp phải tăng giá, thì ví tiền của bạn cũng bị điều chỉnh. Hãy thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp với khách hàng, nhà cung cấp trước khi cơn khủng hoảng tấn công. Đánh giá những nhân viên giỏi: Hãy quan tâm đến những nhân viên xuất sắc. Hãy giữ chân họ bằng những cơ hội giá trị trong tương lai, những kế hoạch mà cty dành cho họ, bằng việc bổ nhiệm họ làm nhà quản lý dự án hay vị trí cao tương đương, dành cho họ thời gian linh động hơn, hoặc cho phép họ làm việc như tại nhà một lần mỗi tuần... Cân nhắc khoản cắt giảm tiền lương: Một lãnh đạo sẽ làm gì nếu như việc bán hàng bị thất thu 20% trong khi Cty vẫn chưa sẵn sàng giảm 20% số nhân viên. Vậy thì thay thế cho 20% số nhân viên lẽ ra sẽ bị cắt giảm sẽ là hạ 20% tiền lương. Nếu quyết định như trên thì khoản giảm tiền lương sẽ là tiền dự trữ cho thời kỳ suy thoái, cho nên hãy đảm bảo rằng khoản tiền mà bạn cắt giảm là hợp lý, công bằng, hiệu quả và được hầu hết nhân viên tán thành…(Theo Lanhdao)(về đầu trang) 10 lý do để bắt đầu kinh doanh trong thời suy thoái Thời kỳ suy thoái này, nhiều người cho rằng kinh doanh sẽ lỗ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây lại là thời điểm tốt để bắt đầu kinh doanh. Và dưới đây là những lý do. 1. Mọi thứ rẻ hơn: Đây là thời điểm để thực hiện các hợp đồng mua bán ở hầu hết các phạm trù từ đất đai, thiết bị đến văn phòng cho thuê, cán bộ và người lao động. Khi giá của những tài sản đó đã ở mức thắt chặt và có phần giảm xuống, thì không còn thời điểm nào tốt hơn lúc này để bước vào thị trường bất động sản và tài chính, thậm chí là các ngành xây dựng và thiết bị 15
  16. nặng. Một số người đã chờ đợi nhiều năm để tìm ra giá trị trong những thị trường này - và bây giờ, thời cơ đã đến. 2. Có thể tuyển dụng được nhiều người và nhiều tài năng hơn: Vào thời điểm này, ngay cả Microsoft cũng phải sa thải nhân viên thì bạn cũng có thể tìm thấy nguồn lực lao động lớn có chất lượng ở một vài lĩnh vực và công nghệ thông tin là một ví dụ. Có rất nhiều kỹ sư cần tìm việc và tại sao bạn không định hình cho mình một công ty dịch vụ việc làm? 3. Mọi người đang muốn thay đổi nhà cung cấp: Từ nhu cầu về việc giảm chi phí, các cty cần những dịch vụ rẻ hơn nhưng chất lượng hơn. Vì thế, đây là cơ hội tốt để bạn trở thành một doanh nghiệp mới cung cấp hàng hóa cho các cty. Hiện tại nhiều cty đang cố gắng tìm kiếm những đối tác để có những cách sáng tạo hơn, tốt hơn trong phân phối những sản phẩm và dịch vụ. 4. Quyền sở hữu kinh doanh ngang bằng với sự khuyến khích về thuế: Quyền sở hữu doanh nghiệp đưa ra sự đa dạng của lợi ích về thuế mà không có giá trị cho nhân viên. Trong khi thuế chẳng bao giờ là lý do duy nhất để bước vào kinh doanh cho chính bạn thì nó là một lý do để thêm bạn vào danh sách "Những lợi ích của sở hữu doanh nghiệp". 5. Gia đình và bạn bè không muốn (hoặc không thể) đầu tư nhiều tiền hơn nữa vào chứng khoán hoặc bất động sản: Điều này có nghĩa là họ có thể sẵn sàng bỏ vốn vào đầu tư cùng bạn để góp cổ phần thành lập công ty hoặc mở rộng quy mô doanh nghiệp. 6. Các nhà cung cấp đang đưa ra những khoản tín dụng giá trị hơn: Bởi vì thị trường tín dụng gần như đang suy giảm, các dòng tín dụng B2B đang giữ tiền lưu thông ngoài luồng. Điều đó có nghĩa là một triển vọng tăng giá cổ phần dành cho các công ty đang tìm kiếm những điều kiện tốt trong chứng khoán và các nhà đầu tư. Lợi thế chính là tất cả các công ty đều được kích thích để tìm ra những tình huống "win -win" thực sự hơn là để tiền mặt và chứng khoán. Khi mọi người đang cần "chiếc phao cứu trợ" thì việc họ tìm đến công ty bạn là điều chắc chắn. 16
  17. 7. Bạn có thể PR tốt bằng cách thể hiện mình đang đứng vững thời suy thoái: Phương tiện truyền thông yêu thích sự khác thường và nếu bạn lạc quan bằng cách mở rộng hoặc bắt đầu mở công ty ngay bây giờ thì bạn sẽ có khả năng thành công. Điều đó có nghĩa là bạn có thể tạo ra các hình thức PR bằng cách chứng minh tầm nhìn linh hoạt của mình đối với thị trường. 8. Có thể mua nhiều thứ cần thiết ở một cuộc bán đấu giá: Để mua được đồ rẻ hơn bạn có thể tìm đến các cuộc bán đấu giá, đặc biệt là những loại thiết bị lớn và đồ dùng văn phòng, các nhà hàng, khách sạn hoặc các dịch vụ phân phối phương tiện vận tải. 9. Có thể đàm phán được hợp đồng với mức giá thấp hơn: Thời kỳ này bạn có nhiều cơ hội để tiếp cận những hợp đồng mua bán rẻ hơn chẳng hạn như thuê văn phòng bây giờ có toàn bộ thiết bị cần thiết bởi rất nhiều doanh nghiệp muốn phá giá trong thời gian này và bạn có thể đàm phán để chủ sở hữu cũng hài lòng và bạn lại có cơ hội kinh doanh mới. 10. Bạn mất việc và bạn cần phải làm điều gì đó: Đôi khi, quyết định kinh doanh là một trong những điều bắt buộc bạn trong thời gian này và sự đốc thúc (cũng như nhu cầu) buộc bạn phải làm điều gì đó sinh ra lợi nhuận nhanh nhất có thể. Thật không có thời điểm nào tốt hơn bây giờ để bắt đầu kinh doanh đặc biệt là nếu mọi người quanh bạn đang dễ dàng thỏa thuận hơn thì tại sao bạn không theo đuổi ước mơ kinh doanh của mình ngây bây giờ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đối mặt với ít sự cạnh tranh hơn. (Theo Nguoilanhdao)(về đầu trang) PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO Lãnh đạo nữ Việt Nam trong mắt Phó Đại sứ Mỹ Áo dài, hoa tươi ngập tràn ngày 8/3 dành cho phụ nữ, những nhân vật nữ lãnh đạo Việt Nam với hoạt động xã hội nổi bật… gây ấn tượng mạnh với bà Phó Đại sứ Mỹ Virginia Palmer. 17
  18. Bà Virginia Palmer cho biết, trong ngày dành cho phụ nữ, tôi muốn tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam mà tôi đã gặp trong thời gian sống và làm việc tại đây, những người đã cống hiến cho đất nước các bạn thật tuyệt vời. Người đầu tiên bà Virginia Palm nhắc tới là bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. Bà Mai là người đã tích cực cũng như có vai trò lớn trong việc thúc đẩy đấu tranh phòng chống lại bạo lực gia đình ở Việt Nam. Người thứ hai bà muốn tôn vinh là bà Trần Thị Thanh Thanh - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban chăm sóc bảo vệ trẻ em, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Bà Thanh đã làm việc để thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt quyền được bình đẳng và học tập của trẻ em. Bà Virginia Palmer cho biết, bà cũng đã gặp bà Phạm Thị Loan - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội. Bà Loan luôn nỗ lực để phụ nữ có cơ hội bình đẳng tham gia kinh doanh cũng như không bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới, do thường dễ bị mất việc làm hơn, trong cơn khủng hoảng kinh tế. Khi đến miền Nam, bà Virginia Palmer ấn tượng đặc biệt bà Phạm Phương Thảo - Chủ tịch HĐND TP.HCM. Bà Thảo thuộc tuýp người năng động nhưng khiến tôi đặc biệt ấn tượng bởi hình ảnh đi xe đạp đi làm. Bà Virginia Palmer nói, Bà Mai, bà Thanh, bà Thảo hay những người phụ nữ làm lãnh đạo khác ở Việt nam là những ví dụ điển hình để những cô gái trẻ hiểu rằng không nhất thiết phải là nam giới mới thể hiện được vai trò tác động trong xã hội…(Theo Vietnamnet) (về đầu trang) “Sếp nữ dễ vượt qua khủng hoảng hơn” Theo Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) Phạm Gia Túc, quá trình quan sát hoạt động của cộng đồng các doanh nghiệp VN cho thấy, khi đứng trước khó khăn, thử thách, sức bật của cánh chị em thường tốt hơn và dẻo dai hơn nam giới. 18
  19. Ông Túc nhận xét: Chị em ngày càng giỏi và năng động, họ vừa đảm nhận công việc kinh doanh lại phải chăm lo gia đình. Khi đối mặt với khủng hoảng, khó khăn mới thấy hết được khả năng của các bà chủ doanh nghiệp. “Tôi không phải là chủ doanh nghiệp nhưng tôi có điều kiện để tiếp xúc với các chủ doanh nghiệp mới thấy rằng khả năng duy trì ổn định sản xuất kinh doanh của cánh chị em trong thời buổi khó khăn hiện nay cao hơn so với nam giới”, ông Túc cho biết thêm.(Theo VnExpress)(về đầu trang) GIỚI THIỆU SÁCH “Quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật” Đây là cuốn sách đầu tiên về quản lý kinh doanh dưới dạng song ngữ Nhật - Việt được xuất bản tại Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả Yoshiaki Takahashi đã đưa ra những lý thuyết cơ bản nhất về quản trị học cũng như đặc trưng của phương thức quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật Bản dưới dạng sách song ngữ. Cuốn sách này giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tìm hiểu sâu hơn về mô hình quản trị doanh nghiệp kiểu Nhật Bản - Một quốc ra rất thành công với phương thức quản trị kinh doanh của riêng mình…(Khoa Học & Đời Sống) (về đầu trang)./. Biên tập viên: Hồng Hoa 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2