Đinh Đức Hợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
61(12/2): 107 - 110<br />
<br />
BÀN VỀ KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC NGÀY NAY<br />
Đinh Đức Hợi*<br />
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Khái niệm nhân cách được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại và là khái niệm then chốt<br />
trong tâm lí học, là một khái niệm rộng nên nhân cách được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Và<br />
đây cũng là khái niệm liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học nên rất được quan tâm, được hiểu<br />
theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam khái niệm này chưa có sự<br />
thống nhất. Về cơ bản người ta coi nhân cách là hệ thống các giá trị xã hội nằm trong con người, là<br />
những thuộc tính tâm lí ổn định của cá nhân, hay là tổ hợp đạo đức và năng lực trong con người.<br />
Từ khoá: Nhân cách, cá nhân, cá tính, giá trị xã hội, phẩm chất, năng lực.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Có lẽ khoa học nghiên cứu về nhân cách và<br />
hành vi của con người là nghiên cứu thú vị<br />
nhất được thực hiện từ trước đến nay. Tại sao<br />
con người lại cư xử như thế? Tại sao bạn lại<br />
buồn chán, giận dữ, vui sướng hoặc lo âu?<br />
Những chuẩn mực về hành vi được thiết lập<br />
như thế nào và chúng thay đổi ra sao? Những<br />
kiểu hành vi kì quái được con người phát triển<br />
như thế nào và làm sao để xử lí chúng một<br />
cách hiệu quả. Tâm lí học nhân cách là một<br />
khoa học hấp dẫn, sẽ cung cấp câu trả lời cho<br />
toàn bộ vấn đề trên.<br />
Mỗi người đều khác nhau, nhưng chúng ta<br />
cũng có những điểm chung đi đến sự nhất trí<br />
về tính cá nhân ở con người và những gì tạo<br />
ra nhân cách cá nhân là một trong những vấn<br />
đề thu hút nhất trong tâm lí học.<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
Về bản chất, nhân cách là những giá trị làm<br />
nên bản sắc riêng của con người đó, được<br />
hình thành trong quá trình con người sống và<br />
hoạt động.<br />
* Ngoài nước (có thể phân thành các hướng<br />
nghiên cứu sau):<br />
+ Xu hướng sinh vật cho nhân cách là thuộc<br />
tính sinh vật, bản năng tình dục, đặc điểm<br />
hình thể, siêu đẳng bù trừ...(S. Freud; A.<br />
Adler; K. Jung; Krestchmer).<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0985 464 848<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
107<br />
<br />
- Thuật ngữ “nhân cách” bắt nguồn từ chữ<br />
“Persona” trong tiếng Hi Lạp cổ đại dùng để chỉ<br />
cái mặt nạ của diễn viên sân khấu cổ đại, tiếp<br />
đến dùng để chỉ bản thân người diễn viên và các<br />
vai mà người đó đóng. Sau đó nó dùng để chỉ<br />
vai trò thực sự của con người trong xã hội.<br />
- Nhân cách là một cơ cấu có tổ chức của các<br />
quá trình và trạng thái tâm lý liên quan đến cá<br />
nhân (R. Linton).<br />
- Nhân cách là cơ quan điều khiển thể xác,<br />
một thiết chế tác động đến những sự biến đổi<br />
không ngừng từ lúc được sinh ra đến khi chết<br />
(H.A.Murray).<br />
- Con người vượt ra khỏi giới động vật<br />
nhờ lao động và phát triển trong xã hội,<br />
tham gia giao tiếp với những người khác<br />
nhờ tiếng nói, đã trở thành nhân<br />
cách...chủ thể của nhận thức và cải tổ<br />
tích cực hiện thực (A.V. Petrovxki).<br />
- Nhân cách là một tổ chức tâm lí mới về<br />
chất, được hình thành nhờ sống trong xã hội<br />
(A.N. Leonchiev).<br />
- Nhân cách là một tồn tại cá nhân nhất định,<br />
độc nhất vô nhị, không thể phân chia, được<br />
đặc trưng bởi sự thể hiện tính cách do tư chất<br />
và môi trường tạo ra (W.arnold).<br />
- Nhân cách là toàn bộ nội dung tinh thần<br />
với những phẩm chất thể lực và đặc trưng<br />
tâm lí , với giá trị cá nhân trong tập thể,<br />
với vai trò<br />
của cá nhân trong lao động của họ ( I. Edrink)<br />
[6; tr 10]. - Nhân cách là cá nhân cụ thể, lịch<br />
sử, sinh động gắn với những quan hệ thực tế<br />
đối với thế giới hiện thực (X.L.Rubinstêin).<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đinh Đức Hợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Xu hướng nhân cách là nhân tính con<br />
người, là động cơ tự điều chỉnh, là tương tác<br />
xã hội, là nhu cầu, là lo lắng... (C. Rogers;<br />
R.May; A. Maslow; G. Allport; J. Bugental;<br />
A. Murray; G.H. Merd; K. Horney).<br />
- Nhân cách là một cá thể có ý thức, một vị trí<br />
nhất định trong xã hội và thực hiện một vai<br />
trò nhất định (A.G. Covaliov).<br />
- Nhân cách là con người với tư cách là chủ<br />
thể có ý thức (K.K. Platonov) [1; tr 240].<br />
- Nhân cách là một trật tự động (dynamic) của<br />
các hệ thống tâm-thể trong cá nhân quy định<br />
những sự thích nghi độc đáo đối với môi<br />
trường xung quanh của họ (G.W. Allport).<br />
- Nhân cách là khái niệm chỉ mọi sự kiện hợp<br />
thành lịch sử cuộc đời của cá nhân (H.<br />
Thomae).<br />
+ Xu hướng nhân cách là toàn bộ mối quan hệ<br />
xã hội của cá nhân (L. Seve; Zeigarnite;<br />
Ogorodnikov).<br />
- Nhân cách là tổng hoà các phẩm chất cá<br />
nhân tương đối bền vững (L.I. Borovich).<br />
- Nhân cách của một cá nhân là cấu trúc độc<br />
đáo của các thuộc tính (J.P. Guilford).<br />
- Nhân cách là những hành vi, tư duy và cảm<br />
xúc có tính chất đặc biệt và ổn định của cá<br />
nhân (R.A. Baron) [100; tr 10].<br />
- Nhân cách là sản phẩm cuối cùng của thói<br />
quen (J. Watson).<br />
- A.N. Leonchiev quan niệm: Nhân cách là<br />
một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc<br />
biệt...người ta sinh ra không phải đã là nhân<br />
cách mà người ta trở thành nhân cách.<br />
- A.I. Secbacov: Nhân cách là sự hình thành<br />
một cách trọn vẹn những cấu trúc tâm lí, phản<br />
ánh bản chất xã hội của con người hiện thực<br />
với tư cách là chủ thể có ý thức của nhận thức<br />
và tích cực cải tạo thế giới [6; tr 10].<br />
+ Nhân cách được hiểu đồng nghĩa với khái<br />
niệm con người (K.K. Platonov).<br />
+ Nhân cách được hiểu như cá nhân con người<br />
với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và hoạt<br />
động có ý thức (A.G. Kovalev; I.X. Kon).<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
108<br />
<br />
61(12/2): 107 - 110<br />
<br />
- Nhân cách là một sản phẩm xã hội – lịch sử,<br />
chủ thể có ý thức xã hội – có trách nhiệm<br />
(J.P. Galpêrin).<br />
- Nhân cách phát triển toàn diện là một người<br />
có năng lực và sẵn sàng hành động ngày càng<br />
độc lập (tự động) và có ý thức trong những<br />
phạm vi hoạt động hết sức đa dạng, có ý<br />
nghĩa xã hội trong sự tác động chung, tập thể<br />
đối với những người khác (A.Kossakowski).<br />
- Nhân cách là hệ thống sinh động của<br />
những quan hệ xã hội giữa các phương thức<br />
hành vi..., cơ sở chung, đầy đủ nhất để xem<br />
xét những mặt khác nhau của đời sống cá<br />
nhân (L.Sève).<br />
- Nhân cách là những mẫu hành vi ứng xử có<br />
tính kiên định và những quá trình tâm lý trong<br />
mối quan hệ, giữa chủ thể và bản thân, khởi<br />
xướng từ bên trong cá nhân (J.M.Burger).<br />
Nhân cách như là những mặt và trong các mặt<br />
này chứa các nét nhân cách [6; tr 171].<br />
Nhận xét: Nhìn chung các tác giả nước ngoài<br />
khi định nghĩa nhân cách cũng chưa có sự<br />
thống nhất vì họ xây dựng quan niệm theo<br />
những cách tiếp cận khác nhau. Khi đề cập<br />
đến nhân cách đại đa số tập trung vào giá trị<br />
xã hội, quá trình ý thức, quá trình trở thành<br />
một nhân cách, sự tác động của xã hội, của<br />
hoạt động của giao tiếp đến nhân cách.<br />
* Trong nước (có thể phân thành các hướng<br />
nghiên cứu sau):<br />
Tương tự như trong nhiều nền tâm lý học<br />
khác, trong tâm lý học Việt Nam cũng có<br />
những cách hiểu khác nhau về nhân cách.<br />
+ Xu hướng coi nhân cách là hệ thống giá trị:<br />
- Từ điển tiếng Việt lí giải nhân cách là tư<br />
cách là phẩm chất con người.<br />
GS.VS. Phạm Minh Hạc định nghĩa nhân<br />
cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất<br />
tâm lý của cá nhân, quy định giá trị xã hội và<br />
hành vi xã hội của nó” [2; tr 478].<br />
Gần đây, ông đưa đến một định nghĩa mới về<br />
nhân cách. Đó là: “Nhân cách của con người<br />
là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện<br />
ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước<br />
đo giá trị của người ấy với thang giá trị và<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đinh Đức Hợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thuớc đo giá trị của cộng đồng và xã hội, độ phù<br />
hợp càng cao nhân cách càng lớn” [3; tr 24].<br />
- Theo PGS Lê Đức Phúc, “Nhân cách là cấu<br />
tạo tâm lý phức hợp, bao gồm những thuộc<br />
tính tâm lý cá nhân, được hình thành và phát<br />
triển trong cuộc sống và hoạt động, tạo nên<br />
nhân diện và quy định giá trị xã hội của mỗi<br />
người” [3;74-76].<br />
- Tác giả Trần Trọng Thuỷ cho rằng, “Nhân<br />
cách là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất<br />
tâm lý quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội<br />
của cá nhân”. Nhân cách của con người phải<br />
được phân tích và được đánh giá ở 3 mức độ<br />
khác nhau: mức độ bên trong cá nhân, mức độ<br />
bên ngoài cá nhân, mức độ siêu cá nhân” .<br />
- Tác giả Nguyễn Ngọc Bích định nghĩa:<br />
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội<br />
của cá nhân thể hiện những phẩm chất bên<br />
trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá<br />
nhân với các cá nhân khác, với tập thể, xã hội,<br />
với thế giới xung quanh và mối quan hệ của<br />
cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại<br />
và tương lai [1; tr 233].<br />
+ Xu hướng coi nhân cách là một thuộc tính<br />
tâm lí ổn định:<br />
<br />
61(12/2): 107 - 110<br />
<br />
nhân, qui định hành vi xã hội và giá trị xã hội<br />
của cá nhân đó.<br />
+ Xu hướng coi nhân cách là bản tính xã hội,<br />
chủ thể ý thức:<br />
- Tác giả Nguyễn Khắc Viện quan niệm:<br />
Nhân cách là tổng hoà tất cả những gì hợp<br />
thành một con người, một cá nhân với bản sắc<br />
và cá tính rõ nét..<br />
- Tác giả Nguyễn Ngọc Phú: Nhân cách là<br />
tổng hoà các phẩm chất xã hội, được cá nhân<br />
lĩnh hội trong hoạt động và giao tiếp, phản ánh<br />
giá trị xã hội của cá nhân đó trong cộng đồng.<br />
- Tác giả Vũ Dũng: Một mặt nhân cách là sản<br />
phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội, mặt<br />
khác nhân cách cũng là người sáng tạo ra<br />
hoàn cảnh, điều kiện, của cải xã hội.<br />
- Tác giả Đỗ Long coi nhân cách là một chủ<br />
thể tự ý thức ở mỗi con người, thể hiện thông<br />
qua quá trình tự khẳng định trong hoạt động<br />
chủ đạo của chính mình.<br />
- Tác giả Phạm Tất Dong quan niệm: Nhân<br />
cách được xem xét với tư cách là con người<br />
mang ý thức, một con người rất cụ thể với cá<br />
tính của họ, với những ưu khuyết điểm đang<br />
bộc lộ trong cuộc sống hàng ngày của họ.<br />
<br />
- Tác giả Đặng Xuân Hoài: Nhân cách là một<br />
cấu trúc bao gồm những thuộc tính và đặc<br />
điểm tâm lí ổn định tạo nên bản sắc của cá<br />
nhân, được hình thành từ những quan hệ xã<br />
hội. Nhân cách là chủ thể của hành vi và hoạt<br />
động có ý thức, qua đó thể hiện giá trị xã hội<br />
của mỗi người [4; tr 5].<br />
<br />
Nhận xét: Có thể thấy là ở Việt Nam hiện nay<br />
có xu hướng đặt giá trị xã hội thành một<br />
thành phần, một mặt quan trọng nếu không<br />
nói là trung tâm của nhân cách. Mức độ của<br />
giá trị xã hội của nhân cách quy định kích cỡ<br />
của nhân cách ấy.<br />
<br />
- Tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm:<br />
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những<br />
thuộc tính tâm lí của cá nhân, biểu hiện ở bản<br />
sắc và giá trị xã hội của con người.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
- Tác giả Trần Hiệp: Nhân cách là kết quả của<br />
quá trình xã hội hoá nhân cách, nhân cách bao<br />
gồm một tập hợp những đặc điểm, những<br />
thuộc tính tâm lí đã qui định hoạt động và<br />
hành vi của cá nhân, qua đó giá trị của cá<br />
nhân đó được xác định.<br />
- Tác giả Hoàng Anh, Nguyễn Thạc, Đỗ Thị<br />
Châu quan niệm: Nhân cách là tổ hợp những<br />
đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
109<br />
<br />
Như vậy, cũng giống như trên thế giới, ở Việt<br />
Nam cũng chưa có một khái niệm nhân cách<br />
thống nhất. Khi xây dựng khái niệm nhân<br />
cách chúng tôi kế thừa tư tưởng của các tác<br />
giả đi trước, đồng thời xuất phát từ tư tưởng<br />
chỉ đạo của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh về bản chất con người, chúng tôi<br />
cho rằng, nói đến nhân cách là chúng ta cần<br />
nói đến:<br />
+ Các nét tâm lí tương đối ổn định;<br />
+ Nhân cách được hình thành trong cuộc<br />
sống, trong hoạt động, giao tiếp;<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đinh Đức Hợi<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Là những nét (bản sắc) riêng biệt của mỗi<br />
cá nhân;<br />
+ Là thước đo giá trị của con người trong xã hội.<br />
Vậy, nhân cách là toàn bộ những phẩm chất tâm<br />
lí tương đối ổn định của cá nhân, biểu hiện ở các<br />
nét nhân cách của chính cá nhân đó.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lí học nhân<br />
cách. NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
<br />
61(12/2): 107 - 110<br />
<br />
[2]. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phạm Hoàng Gia,<br />
Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quang Uẩn (1992),<br />
Tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.<br />
[3]. Đào Thị Oanh (chủ biên)(2007), Vấn đề nhân<br />
cách trong tâm lí học ngày nay, NXB Giáo dục,<br />
Hà Nội.<br />
[4]. Damarin F. L, Cattell R. B (1986),<br />
Personality factors in early childhood and their<br />
relation to intelligence, Monographs of the society<br />
for researcher in child development.<br />
[5]. Don Richard Riso, Russ Hudson (1996),<br />
Personality Types, Houghton Mifflin.<br />
[6]. Jerry M. Burger (2000), Personality, Fifth<br />
Edition, Wadsworth, Wadsworth Morton Hunt<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE CONCEPT OF PERSONALITY IN MODERN PSYCHOLOGY<br />
Dinh Duc Hoi<br />
College of Education, Thai Nguyen University<br />
<br />
The concept of personality has been taken into consideration for a long time in human’s history,<br />
and it is regarded as a fundomental key concept in psychology the concept of personality is a broad<br />
concept so it can be understood in many different ways.<br />
The concept of personality has certain relations with many other fields of science, thus there have<br />
been a number of approaches to understand it.<br />
In the world as well as there have been no consennes in understandiny this concept in Vietnam. In<br />
general, it is supposed that personality is a system of social values existiny a human, psychological<br />
permanent attributes of an invididual or a conbination of morals and abilities in a human.<br />
Keywords: personality, an individualls, social values, morals, abilities<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0985 464 848<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
110<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />