Bàn về tổ chức công đoàn, đại diện người lao động trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới
lượt xem 8
download
Bài viết trình bày quan điểm của Đảng về tổ chức Công đoàn, cũng như quyền của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành và Bộ luật Lao động năm 2019 trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bàn về tổ chức công đoàn, đại diện người lao động trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” BÀN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN, ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI THẾ HỆ MỚI DISCUSSION ON TRADE UNION ORGANIZATION, EMPLOYEES' REPRESENTATIVE IN PROTECTING WORKERS' RIGHTS WHEN VIETNAM JOINED TRADE AGREEMENTS NEW GENERATION Lê Ngọc Thạnh1 Tóm tắt – Bài viết trình bày quan điểm của Đảng về tổ chức Công đoàn, cũng như quyền của Công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành và Bộ luật Lao động năm 2019 trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới. Trên cơ sở đó, tác giả nêu một số vấn đề đặt ra đối với quy định pháp luật có liên quan đến các tổ chức nói trên, nhằm đảm bảo tính lịch sử, truyền thống và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Từ khóa: Công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, pháp luật lao động. Trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, vai trò của tổ chức Công đoàn đối với việc bảo vệ quyền lợi của người lao động (NLĐ) được quy định chung trong các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt loại hình doanh nghiệp. Với cách tiếp cận như trên, nội dung của bài viết này đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ; trong đó có việc nâng cao chất lượng việc làm theo nghĩa chung nhất, không phân biệt doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN Trong bối cảnh nước ta tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cũng như nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới khác, quan điểm của Đảng về tổ chức Công đoàn cũng có những thay đổi nhất định nhằm tương thích với những yêu cầu đặt ra của các đối tác có liên quan. 1 Trường Đại học Lao động – Xã hội; Email: lengocthanh49@yahoo.com 321
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Ngày 05/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; trong đó có một số nội dung liên quan đến tổ chức đại diện NLĐ như sau: (i) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị – xã hội, nhất là tổ chức Công đoàn trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, thu hút NLĐ và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp tham gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức đại diện cộng đồng doanh nghiệp. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức của NLĐ nằm ngoài hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. (ii) Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phân công trách nhiệm quản lí nhà nước để đổi mới, tăng cường quản lí có hiệu quả sự ra đời và hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định, thành công. (iii) Bảo đảm sự ra đời, hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp phù hợp với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, kiện toàn các công cụ, biện pháp quản lí nhằm tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội [1]. Như vậy, ngoài tổ chức Công đoàn hiện hành với tư cách là tổ chức chính trị – xã hội, chủ trương của Đảng còn cho phép tồn tại các tổ chức của NLĐ nằm ngoài hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Nội dung này đặt ra yêu cầu phải đảm bảo sự tương thích trong các quy định pháp luật nước ta phù hợp với các nội dung nói trên. 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013, LUẬT CÔNG ĐOÀN VÀ BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 Vị trí của tổ chức Công đoàn được quy định trong nhiều bản Hiến pháp, cụ thể trong Hiến pháp năm 2013 với các nội dung như sau: 322
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Thứ nhất, Khoản 2, Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: ‘Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam’ [2]. Như vậy, cùng với Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Công đoàn Việt Nam,… là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, Điều 10, Hiến pháp năm 2013 [2] quy định: ‘Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’. Như vậy, cả Điều 9 và Điều 10, Hiến pháp năm 2013 đều quy định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội. Và như vậy, những người được biên chế làm việc trong tổ chức này đều là cán bộ, công chức, viên chức và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thứ ba, các nội dung trên tiếp tục được “luật hóa” trong Luật Công đoàn năm 2012 từ Điều 10 đến Điều 17 [3]; trong đó có các quyền như: (i) Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; (ii) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế – xã hội; (iii) Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật; (iv) Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kì họp và hội nghị; (v) Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; (vi) Tuyên truyền, vận động, giáo dục NLĐ; 323
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” (vii) Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở. Thứ tư, trong các quyền trên, NLĐ cần đến nhiều nhất là quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng. Đây là quyền quan trọng nhất. Và suy cho cùng, từ đây phát sinh ra các quyền khác cũng là nhằm vào việc bảo vệ quyền tiên quyết. Đó là những quyền theo quy định tại Điều 10 Luật Công đoàn năm 2012 [3]: (i) Hướng dẫn, tư vấn cho NLĐ về quyền, nghĩa vụ của NLĐ khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. (ii) Đại diện cho tập thể NLĐ thương lượng, kí kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể. (iii) Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động. (iv) Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ. (v) Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho NLĐ. (vi) Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. (vii) Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể NLĐ hoặc của NLĐ bị xâm phạm. (viii) Đại diện cho tập thể NLĐ khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể NLĐ bị xâm phạm; đại diện cho NLĐ khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ bị xâm phạm và được NLĐ uỷ quyền. (ix) Đại diện cho tập thể NLĐ tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể NLĐ và NLĐ. (x) Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. Thứ năm, những nội dung trên là cơ sở để quy định vai trò của Công đoàn Việt Nam trong luật chuyên ngành; đó là Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2012. Tại Khoản 4, Điều 2, BLLĐ 2012 [4] quy định: ‘Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở’. 324
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Và như vậy, tại thời điểm này, Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất ở nước ta đại diện tập thể lao động. Đồng thời có quyền cùng với tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, người sử dụng lao động theo Khoản 2, Điều 7 BLLĐ 2012. Bên cạnh đó, quyền của tổ chức Công đoàn còn được thể hiện trong các nội dung sau: Một là, thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn là quyền đương nhiên của NLĐ, và không bị phân biệt đối xử vì bất cứ lí do gì. Nếu người sử dụng lao động vi phạm, thể hiện nội dung trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì có thể bị tuyên là HĐLĐ bị vô hiệu toàn bộ. Hai là, tham gia trong thương lượng tập thể trong phạm vi doanh nghiệp hay phạm vi ngành, là cơ sở pháp lí để các bên tiến tới kí kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hay thỏa ước lao động tập thể ngành. Ba là, BLLĐ 2012 còn dành riêng Chương XIII [4] để quy định về: (i) Vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động; (ii) Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; (iii) Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; (iv) Quyền của cán bộ công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động; (v) Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức Công đoàn; (vi) Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; (vii) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giải quyết tranh chấp lao động; (viii) Hội đồng trọng tài lao động; (ix) Tổ chức và lãnh đạo đình công; (x) Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động; (xii) Thông báo thời điểm bắt đầu đình công,… Thứ sáu, vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động là quan trọng. Tuy nhiên, Điều 8 Luật Việc làm năm 2013 [5] quy định: 325
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” (i) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho NLĐ; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật. (ii) Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, quyền của tổ chức Công đoàn chưa được nhấn mạnh, làm rõ cụ thể trong Luật Việc làm. Trong khi đó, “việc làm” và “được làm việc” chính là sự kiện pháp lí làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu không có “việc làm” thì rõ ràng là, tổ chức Công đoàn không có điều kiện trong thực tế để bảo vệ quyền của NLĐ. Đây là những nội dung quan trọng để tổ chức Công đoàn thực hiện quyền của mình theo quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của NLĐ. 3. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 (CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ NGÀY 01/01/2021) Thể chế hóa yêu cầu của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết số 06- NQ/TW, trong BLLĐ năm 2019 đã quy định một số nội dung có liên quan đến tổ chức đại diện NLĐ, cụ thể như sau: Thứ nhất, tại Khoản 3, Điều 3 BLLĐ 2019 [4] quy định: ‘Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp’. Như vậy, ngoài “Công đoàn cơ sở” là tổ chức truyền thống, còn có tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. Đây là tổ chức mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử lập pháp ở nước ta được thành lập theo sự lựa chọn của NLĐ, chỉ hoạt động trong phạm vi doanh nghiệp NLĐ làm việc mà không được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương như tổ chức Công đoàn hiện hành. Thứ hai, tên gọi của tổ chức nêu trên là: “tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp”. Điều đó có nghĩa là, phạm vi hoạt động của tổ chức này chỉ hạn chế trong phạm vi của “doanh nghiệp” – nơi NLĐ làm việc như Khoản 2, Điều 170 BLLĐ 2019 [4] quy định: 326
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” ‘Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các Điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này’. Thứ ba, Điều 172 về thành lập, gia nhập tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp của BLLĐ 2019 [4] quy định: ‘1. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng kí. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phải bảo đảm nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ; tự nguyện, tự quản, dân chủ, minh bạch. 2. Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bị thu hồi đăng kí khi vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 174 của Bộ luật này hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc doanh nghiệp giải thể, phá sản’. Điều này có nghĩa là, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp không được tồn tại trong các trường hợp: (i) Vi phạm về tôn chỉ, mục đích của tổ chức theo quy định pháp luật; (ii) Doanh nghiệp sử dụng lao động giải thể, phá sản; (iii) Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. Đó là những cơ sở pháp lí quan trọng để Chính phủ quy định chi tiết thi hành, tạo điều kiện cho tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp đi vào hoạt động khi BLLĐ năm 2019, có hiệu lực pháp luật vào ngày 01/01/2021, nhằm bảo vệ quyền lợi NLĐ trong các doanh nghiệp. 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠ SỞ Từ Công hội Đỏ (1929) đến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày nay là một chặng đường dài phát triển của tổ chức đại diện NLĐ. Trong quá trình đó, tổ chức đã gắn liền với việc đấu tranh của giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào cuộc cách mạng chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc cũng như cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. Trước yêu cầu hội nhập, việc ra đời một tổ chức khác để bảo vệ quyền lợi của NLĐ là cần thiết để tương thích với các cam kết quốc tế mà nước ta tham gia cũng như kí kết. Tuy nhiên, theo tác giả, có mấy vấn đề đặt ra như sau: 327
- Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Thứ nhất, như đã trình bày, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và NLĐ. Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức năm 2018 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019) [6], những người làm trong tổ chức Công đoàn là cán bộ, công chức được hưởng lương từ ngân sách. Trong khi đó, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng kí và chắc chắn rằng, kinh phí phải do đơn vị tự chủ. Đây là nội dung vừa mang tính lí luận, vừa mang tính thực tiễn đặt ra cần phải được giải quyết hài hòa nhằm đảm bảo vai trò, tính lịch sử, truyền thống của tổ chức Công đoàn và sự cân xứng về quyền lực, quyền lợi của tổ chức đại diện NLĐ mới. Thứ hai, cần cân nhắc trong việc có nên quy định tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp có quyền liên kết với các tổ chức ở các doanh nghiệp khác hay không, nhằm tránh những hệ lụy có thể xảy ra ảnh hưởng đến sự ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thứ ba, cần thiết phải cụ thể hóa làm rõ quyền của Công đoàn về việc làm, không phải chỉ là trách nhiệm như đã trình bày, đây là quyền khởi thủy và từ đó phát sinh các quyền khác của Công đoàn, đối với doanh nghiệp chưa có việc làm thì rất khó cho tổ chức Công đoàn có thể nâng cao chất lượng việc làm trong loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, cũng cần thiết xem xét, bổ sung quyền của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp với nội dung sao cho phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 2016. [2] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Hiến pháp. 2013. [3] Quốc hội Nước CHXHCN. Luật Công đoàn. 2012. [4] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Bộ luật Lao động. 2019. [5] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Luật Việc làm. 2013. [6] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Luật Cán bộ, Công chức. 2008, 2019. 328
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng công đoàn cơ sở với công tác bảo hộ lao động
58 p | 137 | 24
-
Luật người Việt Nam đi làm ở nước ngoài và Luật Công đoàn và tổ chức công đoàn và quy định mới nhất về Bộ Luật Lao động bổ sung, sửa đổi năm 2007: Phần 1
485 p | 153 | 23
-
Luật người Việt Nam đi làm ở nước ngoài và Luật Công đoàn và tổ chức công đoàn và quy định mới nhất về Bộ Luật Lao động bổ sung, sửa đổi năm 2007: Phần 2
361 p | 122 | 20
-
Tìm hiểu về LUẬT CÔNG ĐOÀN
7 p | 131 | 19
-
Khiếu nại, tố cáo với công đoàn và công nhân viên chức lao động: Phần 2
103 p | 94 | 17
-
Quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài giai đoạn 2003 - 2013
5 p | 113 | 15
-
Khiếu nại, tố cáo với công đoàn và công nhân viên chức lao động: Phần 1
72 p | 100 | 13
-
Luật người đi làm việc ở nước ngoài, Luật công đoàn và tổ chức công đoàn - Các quy định mới nhất về Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2007: Phần 1
485 p | 130 | 13
-
Luật người đi làm việc ở nước ngoài, Luật công đoàn và tổ chức công đoàn - Các quy định mới nhất về Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2007: Phần 2
361 p | 108 | 11
-
Giáo trình Tổ chức bộ máy cơ quan (Nghề: Văn thư hành chính - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
108 p | 27 | 9
-
Giáo trình luật lao động về thời gian làm việc Th.s. Diệp Thành Nguyên - 10
21 p | 79 | 9
-
Các văn bản hướng dẫn thi hành và tìm hiểu luật công đoàn: Phần 1
72 p | 110 | 7
-
Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế và một số đề xuất khắc phục trong thực hành quyền công tố giai đoạn điều tra, truy tố các tội danh về mua bán người và một số tội danh có liên quan: Cưỡng bức lao động, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại
10 p | 67 | 6
-
Công đoàn Việt Nam và những hướng dẫn thi hành điều lệ
87 p | 55 | 3
-
Chi phí kinh tế cho các tổ chức quần chúng công - Ước lượng tại Việt Nam: Phần 2
100 p | 5 | 3
-
Bản chất tư của hội đoàn dân sự và kiến nghị đối với dự thảo luật về hội
15 p | 34 | 2
-
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức công đoàn cơ sở tại Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các Hiệp định tự do thế hệ mới: Nghiên cứu trường hợp doanh nghiệp may
15 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn