Khiếu nại, tố cáo với công đoàn và công nhân viên chức lao động: Phần 2
lượt xem 17
download
Để nâng cao trách nhiệm của công đoàn các cấp trong việc giải quyết và tham gia với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong điều kiện phát triển hiện nay, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn nghiên cứu biên soạn Tài liệu Hỏi - đáp về khiếu nại, tố cáo với công đoàn và công nhân viên chức lao động”. Tài liệu gồm 2 phần, sau đây là phần 2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khiếu nại, tố cáo với công đoàn và công nhân viên chức lao động: Phần 2
- PHẦN TH Ứ B A MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP T ình huống 1: Ngày 22/8/2009, cán bộ tiếp dân của ủ y ban nhan dân tỉnh H có tiếp một số hộ dân xã A khiếu nại về quyết định phê duyệt phương án đền bù đất tại địa bàn xã để xây dựng khu công nghiệp. 16 hộ dân cùng ký vào một lá đơn đề nghị Chủ tịch ủ y ban nhân dân tỉnh hủy bỏ quyết định trên vì quyết định đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con. Cán bộ tiếp dân không nhận đơn, yêu cầu bà con về viết lại mỗi người một lá đơn. Hỏi cán bộ tiếp dân làm như vậy có đúng không? Vì sao? Trả lời: Trên thực tế có thể có quyết đinh hành chính, hành vi hành chính liên quan đến nhiều người và họ có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, pháp luật không quy định việc khiếu nại tập thể. Bởi vì cùng một quyết định hành chính nhưng mức độ ảnh hưởng tới quyền lợi của mỗi người có thể khác nhau, và thái độ của mỗi người đối với việc giải quyết khiếu nại của các cơ quan Nhà nước là khác nhau. Do vậy, mặc dù khiếu nại cùng một quyết định hành chính nhưng mỗi người phải viết thành đơn riêng trinh bày rõ yêu cầu của mình. Theo quy định tại khoản l Điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 136/2Q06/NĐ-CP) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, 75
- bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo: Trong trườnẹ hợp cơ quan Nhà nước nhận được đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại. Trong trường hợp này, quyết định phê duyệt phương án đền bù đất tại xã A có Hên quan đến quvền lợi của nhiốu hộ dân có đất ở đây. Tuy nhiên theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định 136/2006/NĐ-CP, mỗi hộ dân cần viết thành đơn riêng để trình bày rõ yêu cầu của mình. Vậy, việc cán bộ tiếp dân của ủ y ban nhân dân tỉnh H không nhận đơn khiếu nại tập thể của 16 hộ dân và yêu cầu bà con vổ viết mỗi hộ một đơn riêng là đúng quy định của pháp luật. T ình huống 2: Bệnh viện A nằm trên địa bàn quận B bị ủ y ban nhân dân quận cưỡng chế phá dỡ nhà giữ xe của bệnh viện vì lý do nhà giữ xe này đã được xây dựng trên vỉa hè nhiều năm nay, gây cản trở giao thông. Trường phòng hành chính của bệnh viện đến ủ y ban nhân dân quận gửi văn bản khiếu nại có đóng dấu của bệnh viện nhưng trong văn bản lại kỷ với chức danh trưởng phòng hành chính, ủ y ban nhân dân quận B có văn bản chuyển trả lại đơn khiiếu nại, trong đó nói rõ lý do ông Trưởng phòng hành chính c ủa bệnh viện không đủ tư cách pháp ỉý để ký đơn khiếu nại cho bệnh viên. Hỏi văn bản chuyển trả lại đơn và lý do nêu trong văn bản của ủ y ban nhân dân quận B như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Tại sao? Trả lời: Luậỉ Khiếu nại, tố cáo quy định cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác làm phươTìg hại đến quyền và 76
- lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đạị diện của mình. Khoản 2 Điều ] Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơ quan, Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại. Trường hợp của bệnh viện A muốn khiếu nại quyết định của Uy ban nhân dân Quận B phải thông qua người đại diện là Giám đốc, hoặc Phó Giám đốc Thường trực của bệnh viện. Nếu những người này không thể trực tiếp tiến hành các thủ tục khiếu nại thì có thể ủy quyển cho Trưởng phòng hành chính của bệnh viện, nhưng phải có văn bản ủy quyền có đóng dấu xác nhận của bệnh viện. Nếu trong đơn khiếu nại của bệnh viện chỉ có đóng dấu của bệnh viện và chữ ký của Trưởng phòng hành chính mà chưa có văn bản ủy quyền của Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc bệnh viện) thì UBND quận B trả lại đơn trên là đúng. T inh huống 3: Anh H là cán bộ công chức thuộc phòng hành chính cơ quan X. Do cơ quan thay dổi trụ sở về một địa điểm mới cách chỗ cũ 30 km, địa điểm cũ được giữ lại làm vãn phòng giao dịch, hầu hết cán bộ phải thực hiện di chuyển về địa điểm mới làm việc, chỉ giữ lại một vài người làm việc tại văn phòng giao dịch. Anh H nằm trong số cán bộ phải di chuyển. Anh H không đồng ý chuyển với !ý do một số cán bộ làm việc cùng phòng với anh được giữ lại làm tại phòng giao dịch, trong khi đó anh lại bị chuyển đi. Do đó, anh H không thực hiện quyết định điều chuyển của Thủ trưởng cơ quan, tự ý nghỉ việc không đi làm với lý do quyết định điêu chuyển anh trái pháp luật, mang tính trù dập, anh không có nghĩa vụ phải thực hiện. Hỏi anh H không thực hiện quyết định điều chuyển của Thủ trưởng cơ quan có đúng không? 77
- T rả lcri: Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính khi họ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật và gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng về nguyên tắc, họ vẫn phải chấp hành quyết định hành chính mà họ khiếu nại. Bởi vì, một quyếí định bị khiếu nại chưa thể coi là một quyết định bất hợp pháp m à cần phải được xem xét, đánh giá một cách khách quan, có căn cứ. Việc đánh giá quyết định đó là đúng hay không đúng thuộc quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu công dân thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính đó ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình thì có quyền khiếu nại nhưng trong quá trình khiếu nại, về nguyên tắc công dân, cơ quan, tổ chức vẫn phải chấp hành. Nếu sau khi xem xét, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thấy quyết định đó ỉà trái pháp luật thì sẽ sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó. Luật pháp cũng quy định trong trường hợp việc thực hiện quyết định đó đã gây ra thiệt hại cho người khiếu nại thì họ sẽ được bồi thường thỏa đáng. Điều 5 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: Trong quá trình thực hiện việc khiếu nai, người khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định tại điều 35 của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và khoản 15 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tô' cáo năm 2005. Đối chiếu với các quy định trên, việc anh H không thực hiện quyết định điều chuyển của cơ quan là không đúng, Nếu cho rằng quyết định đó là trái pháp luật anh H có quyền khiếu nại nhưng trong quá trình khiếu nại anh vẫn phải chấp hành quyết định điều chuyển của Thủ trưởng cơ quan. 78
- T ình h u ốn g 4: Chị H là Hiệu phó của một trường cấp 3 bị điều chuyển công tác sang một trường khác. Chị khiếu nại quyết định điều chuvển của sở Giáo dục. Giám đốc Sở Giáo dục đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng chị H không đồng ý, tiếp tục khiếu nại. ủ y ban nhân dân tỉnh đã thụ lý giải quyết và ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai giữ nguyên nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Giám đốc Sở Giáo dục. Chị H không chấp nhận tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Hỏi chị H có quyền khiếu nại tiếp lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục không? Nếu không còn quyền khiếu nại lên Bộ Giáo dục thì vụ việc của chị sẽ được giải quyết như thế nào? T r ả lời: Điều 32 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 quy định: Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết: 1 -... 5- Viêc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại iần hai; Đối chiếu với các quy định trên trường hợp của chị H đã có quyết định giải quyết khiếu nại íần hai, do vậy chị không còn quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Theo quy định tại Điều 46 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà chị H không đồng ý, chị H có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. T ình huống 5: Tháng 3/2009, doanh nghiệp B bị ủ y ban nhAn dân huyện H xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, số tiền là 10 triệu đồng. 79
- Tháng 8/2009, doanh nghiệp B khiếu nại nhưng bị Uy ban nhãn dân huyện từ chối giải quyết vì đã quá thời hiệu quy định. Doanh nghiệp B cho rằng Uy ban nhân dân huyện đã làm sai và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án huyện nhưng Tòa án trả lại đơn khởi kiện với lý do quá thòi hiộu. Vậy Uy ban nhân dân huyện và Tòa án nhân dân huyện trả lời doanh nghiệp B như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại Điéu 31 Luật Khiếu nại, tố cáo: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được quvết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Doanh nghiệp B bị Uy ban nhân dân huyện ra quyết định xử phạt từ tháng 3/2009, như vậy, trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nếu không đồng ý với quyết định đó, doanh nghiệp có quyền khiếu nại đến ủ y ban nhân dân huyện nơi ra quyết định xử phạt. Tuy nhiên, trong thời hạn này, doanh nghiệp không khiếu nại mà sau đó đến tận tháng 8/2009, tức ỉà đã quá thời hiệu khiếu nại 60 ngày doanh nghiệp mới tiến hành khiếu nại. Như vậy ủ y ban nhân dân huyện H từ chối giải quyết với lý do là quá thời hiệu là đúng. Việc doanh nghiệp B khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp huyện và bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện: Theo quy định tại khoản 2.a Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi bổ sung năm 2006), đối với trường hợp của doanh nghiệp B thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó. Tuy nhiên, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận dược 80
- quyết định xử phạt, doanh nehiệp B không tiến hành khiếu nại tới ủ y ban nhân dân huyện, do vậy khône có lý do để cho rằng ủ y ban nhân dân huvện không giải quyết khiếu nại. Vậy đối chiếu với các quy định trên và quy định tại khoản l.b Điều 31 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi bổ sung năm 2006), Tòa án nhân dân huyện trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính của doanh nghiệp B là đúng quy định. T ìn h huống 6: Anh M là cán bộ công chức của phòng Nông nghiệp thuộc Uy ban nhân dân huyện A có đơn khiếu nại quyết định của Uy ban nhân dân huyện về việc điều chuyển công tác đối với anh. Tuy nhiên đã quá 60 ngày kể từ ngày anh gửi đơn khiếu nại đến ủ y ban nhân dân huyện nhưng khiếu nại của anh vẫn không được giải quyết. Vậy anh M phải làm gì để khiếu nại của mình được giải quyết? r |- i •> 1 V • ỉ ra lòi: Điều 36 Luật Khiếu nại, tô cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Trường hợp của anh M khiếu nại đến Chủ tịch ủ y ban nhân dân huyện A nhưng đã 60 ngày không được giải quyết, thì theo quy định người khiếu nại có quyền kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét xử lý kỷ luật người đó; đồng thời có quyền gửi khiếu nại của mình đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Anh M có quyền gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch ủ y ban nhân dân tỉnh 81
- về việc đề nehị xem xét, xử lý trách nhiệm của Chủ tịch ủ y ban nhân dân huyện đồng thời đề nghị Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại của mình hoặc khởi kiộn vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân cấp huyện. T ình huống 7 : Chị B đang khiếu nại quyết định của Thủ trưởng cơ quan trong việc điều động công tác đối với chị không hợp lý thì bị ốm phải điều trị dài ngày. Chị có đơn xin nghỉ việc để chữa bệnh. Cơ quan chấp thuận cho chị nghỉ việc 2 tháng. Trong thời gian này, cơ quan ra quyết định giải quyết khiếu nại giữ nguyên quyết định điều chuyển đối với chị. Chị B phản đối vì cơ quan đơn phương ra quyết định giải quyết khiếu nại mà không gặp gỡ, trao đổi với chị trước khi ra quyết định. Hỏi ý kiến chị B như vậy có đúng không? Trả lời: Theo quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại, tố cáo, Điều 9 Nghị định 136/2006/NĐ-CP: Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trục tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội tham dự. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bi khiếu nại, người có quyển và lợi ích liên quan, đại diện của tổ chức chính trị - xã hội biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại; người được thông báo có trách nhiệm đến đúng thời gian, địa điểm, thành phần như trong thông báo. Đối chiếu với các quy định trên, khi giải quyết khiếu nại của chị B. Thủ trưởng cơ quan phải có giấy mời chị B đến để 82
- gặp gỡ, đối thoại trực tiếp. Đây là quy định bắt buộc đối với quá trình giải quyết giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu cơ quan khổng tổ chức gặp gỡ, đối thoại thì việc giải quyết khiếu nại chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Chị B có quyền khiếu nại yêu cầu cơ quan thực hiện đúng quy định. T ìn h huống 8 : Doanh nghiệp A khiếu nại quyết định của ủ y ban nhân dân tỉnh B íhu hồi đất của Doanh nghiệp để làm công trình công cộng, ủ y ban nhân dàn tỉnh tiến hành giải quvếl và ra quyêt định giải quyết khiếu nại lần đầu giữ nguyên quyết định thu hồi đất, bác yêu cầu đòi lại đất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp A muốn gửi đơn khiếu nại lên Thủ tướng Chính pha nhung được Luật sư tư vấn trường hợp này doanh nghiệp không dược gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ. Vậy tư vấn của Luật sư như vậy có đúng không? Tạị sao? Trả lời: Theo quy đmh tại Điều 39 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005, một số trường hợp không được quyền khiếu nại đến ngườị có thẩm quyển giải quyết khiếu nại lần hai là: Trường hợp người khiếi nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần điu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch ủ y ban nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khởi kiện vụ án hành chím tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trừ írưòng hợp luật có quy định khác. Trường hợp doanh nghiệp A. khiếu nại auyết định hành chính của Chủ ụch ủ y ban nhân dân tỉnh B, đã được ủ y ban nhân dân tỉnh ri quyếĩ định giải quyết khiếu nại lần đầu mà doanh nghiệp kiông đồng ý thì có quyền đưa vụ việc ra Tòa án Ctíp tỉnh giả quyết mà không có quyền gửi đơn lên Thủ tưởng Chính phi. Như vậy, tư vấn của Luật sư là đúng. 83
- T ình huống 9: Thủ trưởng cơ quan A nhận được đơn nặc danh tố cáo lãnh đạo một đơn vị trực thuộc của mình có hành vi tham nhũng, đạo đức, lối sống sa đọa. Vậy thủ trưởng cơ quan A phải xử lý như thế nào đối với đơn tố cáo trên? T rả lời: Điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 136/2006/MĐ-CP quy định: Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tô cáo lại nhưng không có bằng chứng mới. Tuv nhiên, tại Điều 42 Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định: Đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tô cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng. Như vậy, theo quy định của Luật Khiếu nại, tô cáo về nguyên tấc là không xem xét những tố cáo không rõ tên tuổi, địa chỉ của người tố cáo. Tuy nhiên khi nhận được những đơn thư loại này, Thủ trưởng cơ quan nhà nước cũng cần xem xét nội dung đơn và những bằng chứng mà đom tố cáo đưa ra để quyết định có tiến hành thẩm tra, xác minh hay không hoặc chỉ để nghiên cứu, tham khảo. T inh huống 10: Ngày 17/7/2006, theo lệnh của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban Phòng chống lụt bão tỉnh T cử ông K làm Trưởng đoàn kiểm tra của Ban Phòng chống lụt bão tỉnh T đi kiểm tra công tác chống lụt bão tại huyện V. Trên đường đi do lái xe bị bệnh nên 84
- ôm' K đã lái xe thay (trên xe, ngoài lái xe ra chỉ có thêm duy nhất ông K là có bằng lái xe) chở lái xe đến bệnh viện sau đó tiếp tục lén đường làm nhiệm vụ. Nhưng sau đó xe bị đổ và tu sửa hết 65 triệu đồng bằng tiền của ngân sách Nhà nước. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh T sau đó đã thi hành kỷ luật ông K với mức cảnh cáo và buộc ông K phải bồi hoàn cho Nhà nước số tiền trên. Ông K không đồng ý với việc kv luật trên của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh T. Là cán bộ Công đoàn đồng chí sẽ tư vấn cho õng K như thế nào? T r ả lời: Theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 4 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức: "2. Phải thi hành nhiệm vụ theo quyết định của cán bộ cấp trên Iheo Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ công chức; 3. Vi phạm kỷ luật trong trường hợp bất khả kháng trong khí thi hành nhiệm vụ, công vụ và được cấp có thẩm quyền xác nhận”. Trường hợp của ông K đều thuộc phạm vi điểu chỉnh của 2 khoản nêu trên. Việc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh T đã kỷ luật ông K là sai theo quy định của pháp luật. Vậy ông K trong thời hạn 15 ngày phải khiếu nại để Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh T xem xét, giải quyết lại quyết định của mình. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở thì trong thời hạn 10 ngày ông K khiếu nại tiếp đến Chủ tịch UBND tỉnh T để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. 85
- Tinh huống 11: Ong H trong khi tiến hành thanh tra tại Công ty TNHH X đã kiến nghị xử lý thu hồi số tién thuế sai so với quy định của pháp luật là 67 triệu đồng. Công ty TNHH X vẫn chấp hành nộp số tiền thuế trên vào ngân sá;h nhà nước nhưng sau đó đã khiếu nại về vụ việc trên đến Thaih tra tỉnh B, kết quả giải quyết ỉà Công ty TNHH X không V phạm pháp luật và được hoàn lại số tiền thuế nêu trên. Sai đó ông p - Chánh thanh tra tỉnh B đã thành lập Hội đổng cỷ luật có 5 thành viên theo quy định tại Nghị định số 35/I005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Kết quả hội đồng kỷ luật sau khi họp vắng mạt 02 thành viên) do ông p chủ trì đã biểu quyết thống ìhất áp dụng hình thức kỷ luật là cảnh cáo đối với ông H (3 njười tham dự họp đã biểu quyết đề nghị áp dụng hình thức cảnhcáo). Sau đó ông H đã có đơn khiếu nại về hình thức kỷ luật rèu trên. Vậy việc khiếu nại của ông H có đúng hay không? T rả lời: Khoản 2, 3 Điều 12 Nghị định số 35/2005/ỈỈĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về nguyên ắc làm việc của Hội đồng kỷ luật như sau: "2. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ CÍC thành viên Hội đồng. 3. Kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật được thic hiện thông qua biểu quyết bằng phiếu kín và theo nguyên tắc ta số". Như vậy Hội đồng kỷ luật sau khi họp (vắng nặt 02 thành viên) do ông p chủ trì đã biểu quyết thống nhất ;p dụng hình thức kỷ luật là cảnh cáo đối với ông H (3 người ham dự họp đã biểu quyết đề nghị áp dụng hình thức cảnh c;o) là không đúng với quy định của pháp luật; ông H khiếu nạ vụ việc nêu trên là đúng. 86
- Tình huống 12: Bà Y là cán bộ quản lý mặt bằng của Nhà văn hoá Lao động tỉnh A, do vi phạm trong việc ký hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh khône đúng thẩm quyền đã bị Giám đốc Nhà Văn hoá Lao động tỉnh A xử lý kỷ !uật bằng hình thức cảnh cáo theo đúng trình tự quy định. Khi nhận được quyết định kỷ luật, bà Y cho ràng việc kỷ luật đối với bà là quá nặng, 14 ngày sau bà Y làm đơn khiếu nại, vậy ai là người có trách nhiệm giải quyết đơn khiếu nại của bà Y và thời gian giải quyết là bao nhiêu ngày? Trả lời: Điều 49 Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: "Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật."; Điều 51 quy định: "Đơn khiếu nại phải được gửi đến người ra quyết định kỷ luật. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người ra quyết định kỷ luật phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết."; "Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết". Như vậy việc giải quyết đơn khiếu nại của bà Y thẩm quyền giải quyết là ông Giám đốc Nhà văn hoá Lao động tỉnh A và thời hạn giải quyết là không quá 30 kể từ ngày thụ lý để giải quyếĩ. T inh huống 13: Bà Y đã bị Giám đốc Nhà Văn hoá Lao động tỉnh A ra quyết định giải quyết khiếu nại ỉần đầu giữ nguyên hình thức kỷ luật là cảnh cáo. Sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, bà Y cho rằng quyết định của Giám đốc đối với bà là quá nặng, 12 ngày sau bà Y làm đơn khiếu nại đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh A giải 87
- quyết; Liên đoàn Lao động tỉnh A sau khi nhận được đơn đã trả lời đơn của bà Y không được xem xét, giải quyết với lý do đã quá thời hạn khiếu nại; vậy việc trả lời của Liên đoàn Lao động LĐ tỉnh A đúng hay sai? T rả lời: Điểu 54 Luật Khiếu nại, tô' cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung mộĩ số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: "Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền tiếp theo". Sau 12 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bà Y mới gửi đơn đến Liên đoàn lao động tỉnh A để giải quyết là quá thời hạn 2 ngày. Như vậy Liên đoàn Lao động tỉnh A thông báo không thụ lý giải quyết khiếu lại của bà Y là đúng quy định pháp luật. Tinh huống 14: Anh N ỉà cán bộ trường Trung cấp nghề Công đoàn tỉnh T, bị Hiệu trưởng trường Trung cấp nghé Công đoàn tỉnh T kỷ luật cảnh cáo từ ngày 01,/6/2007 với lý do tự ý bỏ việc nhiều ỉần; anh N nhận quyết định kỷ luật ngày 02/6/2007. Không đồng ý với quyết định kỷ luật nêu trên ngày 20/6/2007 anh N làm đơn khiếu nại gửi Hiệu trường trường Trung cấp nghề Công đoàn tỉnh T để xem xét, giải quyết. Sau khi tiếp nhận đơn, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề trả lời đơn khiếu nại của anh N không được xem xét, giải quyết với lý do đã hết thời hạn giải quyết. Vậy Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Công đoàn tỉnh T không giải quyết khiếu nại của anh N có đúng không? Trả lời: Theo Điều 49 Luật Khiếu, nại tố cáo và các Luật sửa đổi bổ sung một số điều củ a Luật Khiếu nại, tố cáíO về thời hiệu 88
- khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ công chức quy định: "Thời hiệu khiếu nại ià ! 5 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật. Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tâp ở nơi xa hoặc vì những trở ngạị khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại." Anh N từ ngày nhận được quyết định kỷ luật đến khi gửi đơn khiếu nại thời gian là 18 ngày nếu anh N không chứng minh được do có trở ngại khách quan thì quá 15 ngày anh N mâì quyền khiếu nại. Như vậy Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Công đoàn tỉnh T không giải quyết khiếu nại của anh N là đúng quy định của pháp ỉuật. Tình huống 15: Ông p (Trưởng thi hành án dân sự một huyện thuộc tỉnh H) có hành vi giả mạo bằng bổ túc để tham dự học tại chức Đại học Luật, đã bị Nhà trường kỷ luật xóa tên, bị cảnh cáo về Đảng. Sau sự việc trên, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh đã tổ chức họp xét kỷ luật đối với ông p, các ý kiến trong Hội đồng kỷ luật đều thống nhất cho rằng, ông p đã có nhiều năm làm việc trong ngành tư pháp, có nhiều đóng góp cho ngành, tuy phạm lỗi nhưng đã bị kỷ luật về Đảng, như vậy ỉà đã đủ mang tính chất răn đe, và các ý kiến đều thống nhất cho ông p áp dụng hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm. Việc xử lý của Hội đồng kỷ luật Sở Tư pháp tỉnh H như vậy có đúng không? Trả lòi: Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thì việc "kiểm điểm rút kinh nghiệm" không phải là một hình thức kỷ luật. Ông p có vi phạm trong việc giả mạo 89
- văn bằng chứng chỉ, đã bị cảnh cáo về Đảng. Về mặt chuyên môn phải xử lý theo quy định tại Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và Tuông tư 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 35/2005/NĐ-CP, trong đó có quv định rõ các hình thức kỷ luật được áp dụng đối với cán bộ công chức có hành vi giả mạo văn bằng chứng chỉ. Việc Hội đồng kỷ luật của Sờ Tư pháp tỉnh H áp dụng cho ông p hình thức kỷ luật kiểm điểm rút kinh nghiệm là chưa đúng quy định. Tình huống 16: Ông A là giáo viên Trung học phổ thông có hơn 20 năm công tác, do vi phạm pháp ỉuật (gây chết người) đã bị Tòa án kết án 5 năm tù giam. Sở Giáo dục tỉnh H ra quyết định buộc thôi việc đối với ông A. Sau khi thụ án xong, ông A có đơn đề nghị Sở Giáo dục giải quyết chế độ thôi việc mỗi năm công tác nửa tháng lương theo Điều 42 Bộ luật Lao động và các chế độ bảo hiểm liên quan khác cho ông. sở Giáo dục trả lời không có cơ sở giải quyết chế độ thôi việc cho ông A và hướng dẫn ông liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết các chế độ khác liên quan đến bảo hiểm xã hội. Trả lời của Sở Giáo dục tỉnh H như vậy có đúng không? T rả lời: Ông A là giáo viên trung học phổ thông đã có thời gian cồng tác hơn 20 năm, do vậy ông thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 35/2005/NĐ-CP ngay 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức: Cán bộ eông chức bị kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng chế độ thôi việc theo quy định của Nhà nước nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm 90
- xã hội để thực hiện chế độ bảo hỉểm xa hội theo quy định của pháp luật. Trường hợp của ông A đã bị kết án tù giam, bị Sở Giáo dục tỉnh H ra quyết định buộc thôi việc là đúng. Khi mãn hạn tù, ông A cũng không được hưởng chế độ thôi việc mỗi năm làm việc nửa tháng lương. Trả lời của Sở Giáo dục tỉnh H. đối với ông A là đúng. T ình huống 17: Bà A làm việc tạị một doanh nghiệp B nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản theo quy định. Tuy nhiổn, trong thời gian nghỉ sinh con hưởng chế độ thai sản, doanh nghiệp vẫn khấu trừ 5% tiền lương của bà A để trích nộp bảo hiểm xã hội. Bà A đã làm đơn gửi đến công đoàn hỏi sự việc như vậv đúng hay sai? Và nếu không phải đóng bảo hiểm xã hội, thì thời gian này có được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội không? T r ả lời: Theo quy định tại khoản 6, điểm II, mục B Thông tư số 03/2007AT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số Ỉ52/2006/NĐ-CP ngày' 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, quy định: "Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưcmg chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội". Vậy, Trong thời gian bà A nghỉ sinh con hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng, mà doanh nghiép vẫn khấu trừ 5% tiền lương của bà A để trích 91
- nộp bảo hiểm xã hội là sai quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ sinh con hưởng chế độ thai sản, không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. T ình huống 18: Chị H là cán bộ công đoàn cấp trên, phát hiện một doanh nghiệp Nhà nước trong nhiều năm không tổ chức Đại hội công nhân viên chức và chưa xây dựng quy chế dân chủ tại doanh nghiệp. Như vậy có sai quy định không? Trả lời: Điéu 7 Nghị đinh số 07/Ỉ999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước, quy định: "Hội đồng quản trị, Giám đốc có trách nhiệm phối hợp chạt chẽ với tổ chức Công đoàn, bảo đảm thông tin thiết thực, kịp thời, đúng đối tượng những, nội dung phải công khai ở doanh nghiệp bằng nhiều hình thức phù hợp... Đại hội công nhân, viên chức (toàn thể hoậe đại biểu) tiến hành từ tổ (đội) sản xuất, phòng (ban), đến toàn doanh nghiệp”. Điều 16 Nghị định 07 quy định: "Các Tổng công ty nhà nước vận dụng Quy chế này để xây dựng quy chế cụ thể phù hợp với Tổng công ty. Các doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào Quy chế này, xây dựng các nội quy, Quy chế của doanh nghiệp, cụ thể đến tùng phòng (ban), phân xưởng, tổ (đội) sản xuất". Tại khoản 3 mục I Hướng dẫn số 1584/TLĐ ngày 15/11/1999 về tổ chức và hoạt động của Đại hội công nhân viên chức trong Doanh nghiệp N hà nước, quy định: "Doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp) mỗi năm phải tổ chức Đại hội CNVC ít nhất m ột lần vào quý I hàng năm; Tổng công ty Nhà nước (theo Quyết 92
- định 90/TTg và Quyết định 91/TTg) 2 năm phải tổ chức ít nhất 1 lần". Vậy, doanh nghiệp nhà nước trong nhiều năm không tổ chức Đạ: hội công nhân viên chức và chưa xâv dựng quy chế dân chủ :ại doanh nghiệp là chưa thực hiện đúng quy định. Tình huống 19: Công ty A thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh B nhiều năm từ 2002 đến 2005 liên tục kinh doanh thua lỗ. Song Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh vẫn yêu cầu Công ty thực hiện nghĩa vụ đóng góp cả trong những năm thua lỗ đố. Đúng hay sai? T rả lời: Căn cứ vào Quy chế quản ỉý tài chính doanh nghiệp Cõng đoàn (ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-TLĐ ngày 23/3/2003 của Đoàn Chủ tịch TLĐ) tại Điều 13 Chương III quản lý lài chính quy định lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận: Hàng năm, sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, len nhuận còn lại của doanh nghiệp quyết định sử dụng sau khi trừ đi khoản trích quỹ dự phòng, quỹ trợ cấp mất việc làm theo quy định thì được dùng để trích ỉập một số loại quỹ... trong đó quy định việc trích 30% nộp lên chủ sở hữu (cơ quan cấp trên quản lý doanh nghiệp) và được sử dụng tối đa 1/3 đẩ lập quỹ khen thưởng, phúc lợi của cơ quan. Số còn lại nộp vào ngân sách công đoàn cấp đó. Như vậy, Liên đoàn Lao động tỉnh B yêu cầu Công ty A thực hiện nghĩa vụ đóng góp cả trong những năm thua lỗ là không đúng quy định. Tình huống 20: ô n g c làm việc tại Công ty B, là đơn vị thuộc sư quản lý của một Công đoàn ngành. Do Công ty không có việc làm nên năm 2009 ông c đã xin chuyển đến làm việc tại một công ty khác. Công ty B không giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho ông c . Đúng hay sai? 93
- Trả lời: Điều 36 của Bộ luật Lao động quy định: "Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây: 1- Hết hạn hợp đồng; 2- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng; 3- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; ít Tại Điều 42 của Bộ luật Lao động quy định: "Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng ỉương, cộng với phụ cấp lương, nếu có." Căn cứ khoản 3 Điều 36 và khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động nêu trên, Công ty B không giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho ông c là sai. T in h huống 21: Ông M phản ánh Liên đoàn Lao động tỉnh A thụ ỉý đơn giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng lai giao cho ủ y ban Kiểm tra thực hiện và chỉ có báo cáo của ú y ban Kiểm tra thẩm tra xác minh mà không có quyết định giải quyết. Việc này có đúng không? Trả lời: Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Quy định về công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 530/QĐ-TLĐ ngày 20/3/2006 của Tổng Liên đoàn), thì: Việc thực hiện giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo phải theo trình tự giải quyết và 94
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA.
42 p | 405 | 81
-
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
37 p | 244 | 74
-
Thực trạng công tác thanh tra và những vấn đề đang đặt ra
16 p | 210 | 49
-
Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương
50 p | 50 | 25
-
Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự: Phần 1
171 p | 102 | 23
-
Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng cho công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường các xã khu vực đồng bằng
477 p | 119 | 22
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 4
11 p | 115 | 21
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Luật hành chính Việt Nam
58 p | 201 | 18
-
Khiếu nại, tố cáo với công đoàn và công nhân viên chức lao động: Phần 1
72 p | 100 | 13
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 8
11 p | 164 | 12
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ĐH Kinh tế Quốc dân
51 p | 98 | 8
-
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo: Phần 2
333 p | 36 | 4
-
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – thực trạng và giải pháp
10 p | 8 | 3
-
Sở hữu công của cộng đồng làng xã đối với đất đai trong lịch sử và bài học của chúng ta
7 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn