Bảng màu theo chữ cái – T
lượt xem 8
download
Bài này nói về màu trắng, các nghĩa khác xem Trắng (định hướng) Màu trắng là màu có độ sáng cao nhưng giá trị màu sắc bằng 0. (Chính xác hơn thì nó chứa toàn bộ các màu của quang phổ và đôi khi được miêu tả như màu tiêu sắc — màu đen thì là sự vắng mặt của các màu). Cảm giác về ánh sáng trắng có thể được tạo ra bằng cách phối trộn (thông qua một quy trình gọi là "phối trộn bổ sung") của các màu gốc của quang phổ với các cường...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bảng màu theo chữ cái – T
- Bảng màu theo chữ cái – T Trắng #ffffff White — Common connotations — — Color coordinates —
- #FFFFFF Hex triplet RGBB (r, g, b) (255, 255, 255) (h, s, v) (-°, 0%, 100%) HSV By definition Source B: Normalized to [0–255] (byte) Bài này nói về màu trắng, các nghĩa khác xem Trắng (định hướng) Màu trắng là màu có độ sáng cao nhưng giá trị màu sắc bằng 0. (Chính xác hơn thì nó chứa toàn bộ các màu của quang phổ và đôi khi được miêu tả như màu tiêu sắc — màu đen thì là sự vắng mặt của các màu). Cảm giác về ánh sáng trắng có thể được tạo ra bằng cách phối trộn (thông qua một quy trình gọi là "phối trộn bổ sung") của các màu gốc của quang phổ với các cường độ thích hợp: màu đỏ, màu xanh lá cây, màu xanh lam, nhưng cần phải lưu ý rằng việc chiếu sáng thông qua kỹ thuật này có sự khác biệt đáng kể với những nguồn sáng trắng (xem dưới đây).
- Mục lục 1 Ánh sáng trắng 2 Các màu trắng tiêu chuẩn 3 Vẽ, nhuộm, sơn 4 Máy tính 5 Tọa độ màu 6 Ánh sáng trắng 7 Sử dụng, biểu tượng 8 Xem thêm Ánh sáng trắng Trước khi các công trình của Newton được chấp nhận, phần lớn các nhà khoa học tin rằng màu trắng là màu nền tảng của ánh sáng; và các màu khác chỉ được tạo thành bằng cách bổ sung thêm một cái gì đó vào ánh sáng. Newton đã chứng minh rằng màu trắng được tạo thành bởi tổ hợp của các màu khác. Trong khoa học về ánh sáng, tồn tại một tập hợp liên tục của các màu ánh sáng mà có thể gọi là "màu trắng". Một tập hợp của các màu có thể xứng đáng với miêu tả này là các màu phát xạ trong quá trình gọi là nóng sáng, bởi vật đen tại các nhiệt độ cao tương đối khác nhau. Ví dụ, màu của vật đen
- ở nhiệt độ 2.848 K phù hợp với những nguồn sáng phát ra bởi các thiết bị chiếu sáng trong nhà như đèn dây tóc. Người ta nói rằng "nhiệt độ màu của những đèn như vậy là 2.848 K". Ánh sáng trắng sử dụng để chiếu sáng trong nhà hát có nhiệt độ màu khoảng 3.200 K. Ánh sáng ban ngày có nhiệt độ màu danh nghĩa là 5.400 K (được gọi là màu trắng cân bằng nhiệt) nhưng nó có thể dao động từ đỏ tới hơi xanh (25.000 K). Không phải mọi bức xạ của vật đen có thể cho là ánh sáng trắng: bức xạ nền của vũ trụ là một ví dụ rõ ràng, chỉ có nhiệt độ vài kelvin và nó là hoàn toàn không nhìn thấy. Các màu trắng tiêu chuẩn Các màu trắng tiêu chuẩn thông thường được định nghĩa với dẫn chiếu đến biểu đồ màu sắc của Ủy ban quốc tế về chiếu xạ (CIE). Các màu này nằ m trong chuỗi D của các chiếu xạ tiêu chuẩn. Chiếu xạ D65, nguyên gốc tương ứng với màu của nhiệt độ 6.500 K, nó được chọn để thể hiện ánh sáng tiêu chuẩn ban ngày. Vẽ, nhuộm, sơn Trong vẽ, nhuộm hay sơn cảm giác về màu trắng có thể được tạo ra theo một trong hai cách sau: phản xạ ánh sáng bao quanh một nền trắng hay sử dụng các chất màu tạo cảm giác màu trắng để vẽ, sơn, nhuộm. Màu trắng khi trộn với màu đen sẽ cho màu xám. Đối với các sinh viên theo học ngành nghệ thuật đồ họa, việc sử dụng màu trắng có thể nảy sinh các vấn đề nào đó, do đó luôn luôn có ít nhất một học trình về việc sử dụng màu trắng trong nghệ thuật. Máy tính
- Các màn hình máy tính thông thường có chức năng quản lý nhiệt độ màu, cho phép người sử dụng lựa chọn nhiệt độ màu (thông thường thông qua một tập hợp nhỏ các giá trị cố định trước) của ánh sáng phát xạ khi máy tính cung cấp các tín hiệu điện tử phù hợp với "màu trắng". Tọa độ RGB của màu trắng là (255, 255, 255). Tọa độ màu Số Hex = #FFFFFF RGB (r, g, b) = (255, 255, 255) CMYK (c, m, y, k) = (0, 0, 0, 0) HSV (h, s, v) = (0, 0, 100) Ánh sáng trắng Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc, trong đó có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng trắng là một trường hợp của ánh sáng phức tạp hay ánh sáng đa sắc. Trước khi các công trình của Newton được chấp nhận, phần lớn các nhà khoa học tin rằng màu trắng là màu nền tảng của ánh sáng; và các màu khác chỉ được tạo thành bằng cách bổ sung thêm một cái gì đó vào ánh sáng. Newton đã chứng minh rằng màu trắng được tạo thành bởi tổ hợp của các màu khác. Newton đã chiếu một chùm tia sáng Mặt Trời qua một lăng trụ kính rồi chiếu lên tường. Những gì thu được từ thí nghiệm của Newton cho thấy ánh sáng trắng không hề "nguyên chất", mà nó là tổng hợp của một dải quang phổ 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, xanh lá cây, xanh nước biển, chàm, tím. Thí nghiệm này
- thể hiện hiện tượng tán sắc ánh sáng. Để thử lại xem có phải thủy tinh đã làm thay đổi ánh sáng trắng chiếu vào nó không, Newton đã làm thí nghiêm sau: Tách một chùm có màu xác định thu được trong thí nghiêm trên rồi cho chùm này đi qua lăng kính một lần nữa. Kết quả thí nghiệ m cho thấy màu sắc của chùm tia sáng này không đổi. Sử dụng, biểu tượng Thuật ngữ da trắng để chỉ những người có nguồn gốc Kavkaz, chủ yếu là người phương Tây như châu Âu, Tây Á v.v với nước da sáng. Trên thực tế, nước da của những người này dao động trong khoảng từ hồng đến nâu nhạt. Ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ màu trắng có thể bị coi là màu của chết chóc, tang lễ hay ma quỷ. Tuy vậy, dưới ảnh hưởng của các văn hóa Tây phương, nó lại là màu trang phục của cô dâu trong đám cưới hay chỉ sự trinh bạch, trong sáng, ngây thơ. Quân trắng là thuật ngữ để chỉ một bên trong các môn cờ chơi trên bảng như cờ vua, cờ vây. Cờ trắng là dấu hiệu quốc tế của sự đầu hàng hoặc ngừng bắn, điều đó có nghĩa nó là xu hướng của hòa bình, thông thường trong thời gian chiến tranh.
- Tía #660099 Màu tía là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Màu này được cảm nhận với nhiều sắc thái đỏ hơn màu tím. Mục lục 1 Trong quang phổ 2 Trong mô hình màu 3 Trong phối màu in ấn 4 Biểu tượng 5 Tọa độ màu 6 Xem thêm Trong quang phổ Nó nằm trong dải các màu trung gian giữa màu xanh da trời và màu đỏ. Trong mô hình màu
- Biểu đồ màu CIE 1931 - Góc phải phía dưới là đường chứa màu tía Trong biểu đồ màu CIE 1931, đường thẳng nối các màu xa nhất của quang phổ (màu đỏ và màu tím) được biết như là đường các màu tía (hay giới hạn tía); nó thể hiện giới hạn nhận thức về màu sắc của con người. Trong phối màu in ấn Màu hồng đậm được sử dụng trong công nghệ in CMYK là nằm trên đường các màu tía, nhưng nhiều người liên hệ thuật ngữ "tía" với những màu có ánh xanh lam hơn. Biểu tượng Màu tía đôi khi được sử dụng như biểu tượng của hoàng gia, có từ thời La Mã cổ đại, khi mà quần áo được nhuộ m bằng màu tía Tyrus được giới hạn sử dụng cho những đẳng cấp cao. Màu này, gần với màu đỏ thẫm (crimson) hơn là suy nghĩ của chúng ta về màu tía, là màu ưa thích của nhiều vị vua và hoàng hậu.
- Các hoàng hậu Byzantin sinh nở trong phòng tía của cung điện của các hoàng đế Byzantin. Vì thế có tên gọi Porphyrogenitus ("sinh trong màu tía") để gọi những người sinh ra làm vua chứ không phải những ông tướng thắng được ngai vàng nhờ vào khả năng của mình (tương đương với Việt Nam là những ông vua sinh ra trong nhung lụa). Ngoài ra, porpora hay purpure (tức tía) không phải là một trong những sắc màu thông dụng của phù hiệu học châu Âu, được bổ sung muộn hơn để cho số lượng sắc màu cộng với các kim loại lên tới bảy, vì thế chúng có thể sinh ra các liên kết hành tinh. Một ví dụ cổ điển của purpure là trên áo của vua León: : argent, a lion purpure, có dấu tích từ năm 1245. Trong những năm thập niên 1800 William Perkins phát hiện ra màu hoa cà, một hình thái của màu tía từ dầu than. Nó nhanh chóng trở thành phổ biến trong mọi tầng lớp và khuấy động sự phát triển của ngành công nghiệp chính trong lĩnh vực hóa chất ở Đức. Trong quân đội Mỹ, màu tía chỉ tới các chương trình hay sự quy định "chung", có nghĩa là không bị hạn chế trong một lực lượng nào như lục quân hay hải quân mà áp dụng cho toàn bộ lực lượng phòng vệ. Sự quy định đối với một hay nhiều phù hiệu chung là bắt buộc khi thăng cấp (thiếu tướng hải quân và cao hơn) trong hải quân Mỹ. Các sĩ quan có phù hiệu chung này đôi khi được nói đến như là "mặc đồ tía" (câu mang ý nghĩa ẩn dụ vì thực tế không có đồng phục màu tía trong quân đội Mỹ). Màu tía là một trong những màu sắc tế lễ trong biểu tượng của Cơ đốc giáo để thể hiện nỗi buồn và tang tóc.
- Màu tía cũng là màu sắc tượng trưng cho phái nữ hay những người đồng tính luyến ái nữ. Nó thường được sử dụng trong những nơi dành cho phái nữ, chẳng hạn như màu các bức tường. Trong chính trị, tại Hà Lan, màu tía có nghĩa là chính phủ liên hiệp của những người tự do cánh hữu và những người theo đường lối xã hội chủ nghĩa (được biểu hiện tương ứng bằng màu xanh da trời và đỏ), ngược với các liên minh thông thường của những người thuộc đảng theo Cơ đốc giáo với một hay vài đảng khác. Từ năm 1994 đến năm 2002 ở đây đã có hai nội các tía - xem thêm Chính trị Hà Lan và Paars (từ Hà Lan chỉ màu "tía"). Màu tía là biểu tượng của lòng can đảm. Tọa độ màu Số Hex = #660099 RGB (r, g, b) = (102, 0, 153) CMYK (c, m, y, k) = (60, 100, 40, 0) HSV (h, s, v) = (280, 100, 60)
- Tím Violet — Spectral coordinates — 380–450 nm Bước sóng 785–665 THz Tầ n số — Color coordinates —
- [Unsourced] Source Màu tím là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Màu tím có thể còn được gọi là viôlét xuất phát từ tiếng Pháp và tiếng Anh, violet, được gọi như vậy theo màu hoa của cây violet. Màu này được cảm nhận với nhiều sắc thái xanh lam hơn màu tím. Trong quang phổ Màu tím nằm trong dải các màu xanh da trời ánh đỏ hay màu tía ánh xanh lam. Nó là màu của ánh sáng ở bước sóng ngắn gần cuối của quang phổ. Nếu tính cả màu chàm (indigo), bước sóng của chúng nằm trong khoảng 380 đến 420 nanômét. Các bước sóng này khó có thể tái tạo trên màn hình máy tính. Ta có thể nhìn thấy bước sóng này bằng cách nhìn ánh sáng phản chiếu từ các rãnh phản quang trên mặt đĩa CD (đĩa quang). Xem thêm tia cực tím.
- Tọa độ màu (xấp xỉ) Số Hex = #8B00FF RGB (r, g, b) = (139, 0, 255) CMYK (c, m, y, k) = (116, 255, 0, 0) HSV (h, s, v) = (273, 100, 100) Các sắc thái Hoa Violet #8F00FF #EE82EE
- màu hoa oải hương (lavender) - thông thường là (RGB: 230, 230, 250) màu hoa cà (lilac) - thông thường là (RGB: 200, 162, 200)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chọn mẫu màu trung tính
6 p | 119 | 35
-
Bảng màu theo chữ cái – N
7 p | 96 | 10
-
Bảng màu theo chữ cái – M
4 p | 89 | 10
-
Bảng màu theo chữ cái – H
9 p | 124 | 10
-
Bảng màu theo chữ cái – V
11 p | 99 | 9
-
Bảng màu theo chữ cái – O, S
5 p | 94 | 9
-
Bảng màu theo chữ cái – Đ
29 p | 126 | 9
-
Bảng màu theo chữ cái – C
7 p | 135 | 9
-
Bảng màu theo chữ cái – B
3 p | 100 | 9
-
Bảng màu theo chữ cái - A
6 p | 97 | 9
-
Bảng màu theo chữ cái – L
4 p | 159 | 8
-
Bảng màu theo chữ cái – X
18 p | 118 | 8
-
Bảng màu theo chữ cái – K
2 p | 91 | 8
-
Tự làm caramen cho con
4 p | 141 | 7
-
Mĩ thuật: Bảng màu theo chữ cái – D
13 p | 94 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn