Mục lục:<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Chương 1:GIA ĐÌNH, TUỔI NIÊN THIẾU<br />
Chương 2:TÔI TRỞ THÀNH NGƯỜI CỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀO?<br />
Chương 3:TRONG BAN BIÊN TẬP TỜ SZABAD NÉP (NHÂN DÂN TỰ DO)<br />
1947-1955<br />
Chương 4:BẮT ĐẦU THỨC TỈNH 1953-1955<br />
Chương 5:BẮT ĐẦU CON ĐƯỜNG NGHIÊN CỨU<br />
Chương 6:CÁCH MẠNG – VÀ CÁI XẢY RA SAU ĐÓ<br />
Chương 7:CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA TÔI 1957 - 1959<br />
Chương 8:ỨNG DỤNG KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC<br />
Chương 9:HÀNH TRÌNH SANG PHƯƠNG TÂY 1963 –<br />
Chương 10:BƠI NGƯỢC DÒNG<br />
Chương 11:VIỆN, ĐẠI HỌC, VIỆN HÀN LÂM 1967 –<br />
Chương 12:TÌM ĐƯỜNG VÀ CHUẨN BỊ<br />
Chương 13:BỨC TRANH HÌNH THÀNH<br />
Chương 14:SỰ ĐỘT PHÁ<br />
Chương 15:VỚI SỰ PHÊ PHÁN THÂN THIỆN, GIỮ KHOẢNG CÁCH<br />
Chương 16:HARVARD 1984 – 2002<br />
Chương 17:Ở TRONG NƯỚC TẠI HUNGARY – Ở NHÀ KHẮP THIÊN HẠ<br />
Chương 18:TỔNG HỢP<br />
Chương 19:BƯỚC NGOẶT ĐỔI ĐỜI<br />
Chương 20:TRÊN RANH GIỚI CỦA KHOA HỌC VÀ CHÍNH TRỊ<br />
Chương 21:TIẾP TỤC, CÁI TÔI ĐÃ LÀM ĐẾN NAY<br />
DẪN CHIẾU*<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
CÁC ẢNH<br />
<br />
LỜI GIỚI THIỆU<br />
<br />
<br />
Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười lăm(+) của tủ sách SOS2, cuốn Bằng Sức<br />
mạnh Tư duy - tiểu sử tự thuật đặc biệt của Kornai János. Đây là cuốn sách thứ tư của<br />
Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ năm của Kornai bằng tiếng Việt. Hồi kí của<br />
Kornai đặc biệt theo nhiều nghĩa: nó nói về bản thân tác giả, như mọi hồi kí khác,<br />
song chỉ nói về các công trình chính của ông; về quá trình chuyển biến tư duy qua<br />
từng thời kì, qua từng tác phẩm của ông; về cảm nhận của ông với thời cuộc liên<br />
quan đến các vấn đề mà ông nghiên cứu, đến những sự kiện mà ông đã trải qua, đến<br />
những nơi mà ông đã đến; về việc nghiên cứu chính nội tâm của ông, đánh giá lại các<br />
công trình của ông một cách phê phán.<br />
<br />
Kornai János<br />
Những ai đã đọc Kornai, có thể được nhiều thông tin bổ ích khác liên quan đến<br />
các công trình của ông, mà khi viết các công trình đó ông không thể trình bày (vì tự<br />
kiểm duyệt, vì không hợp với thể loại, và vì các lí do khác). Những người chưa đọc<br />
Kornai có thể có được bức tranh khái quát về toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu khoa học<br />
và hoạt động xã hội của ông, về con người ông, và sau đó có thể có hứng thú để tìm<br />
đọc các tác phẩm chuyên môn sâu hơn của ông.<br />
Là người suốt đời nghiên cứu hệ thống xã hội chủ nghĩa và kinh tế học so sánh,<br />
ông hiểu rất kĩ hệ thống này. Hơn 15 năm qua ông nghiên cứu về chuyển đổi hậu xã<br />
hội chủ nghĩa. Ông đã từng làm báo của đảng cộng sản 6 năm, sau đó ông chuyển<br />
hẳn làm khoa học, làm nhà giáo. Ông là người trong cuộc, chính vì thế các tác phẩm<br />
của ông rất gần gũi với những người đã từng sống trong các nước xã hội chủ nghĩa<br />
trước kia, hay đang còn sống trong các nước xã hội chủ nghĩa chuyển đổi. Và như thế<br />
đối với cả người Việt Nam chúng ta nữa. Qua hồi kí của ông nhiều trí thức Việt Nam<br />
có thể cũng nhìn thấy mặt nào đó của tình cảnh trái ngược của chính mình nữa. Đấy<br />
là những cái làm cho cuốn sách hấp dẫn, là cái khiến tôi dịch cuốn hồi kí này để nó<br />
có thể đến tay bạn đọc Việt Nam. Nguyên bản tiếng Hungary, mà bản tiếng Việt dựa<br />
vào, được xuất bản năm 2005, bản tiếng Anh với nhan đề By Force of Thought.<br />
Irregular Memoirs of an Intellectual Journey. Cambridge: The MIT Press, sẽ ra trong<br />
năm nay, 2006.<br />
Tôi nghĩ cuốn sách rất bổ ích cho các nhà chính trị, các nhà kinh tế học, các nhà<br />
nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, các nhà giáo, các nhà báo, các sinh viên và tất<br />
cả những ai quan tâm đến hệ thống xã hội chủ nghĩa và chuyển đổi hậu xã hội chủ<br />
nghĩa, đến nghiên cứu khoa học, đến giáo dục đào tạo, đến nghề báo, những người đã<br />
<br />
đọc hay chưa đọc các công trình khác của Kornai.<br />
Người dịch đã cố hết sức để làm cho bản dịch được chính xác và dễ đọc, song do<br />
hiểu biết có hạn nên khó thể tránh khỏi sai sót.<br />
Mọi chú thích cuối sách của tác giả được đánh bằng số. Các chú thích cuối trang<br />
được tác giả đánh dấu (*). Vì thế ngược với truyền thống của tủ sách SOS2, người<br />
dịch không còn thể dùng dấu (*) để chỉ các chú thích của mình trong cuốn sách này.<br />
Tất cả các chú thích đánh cộng (+) ở cuối trang là của người dịch. Bản dịch chắc còn<br />
nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, lượng thứ, và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa<br />
chỉ Tạp chí Tin học và Đời sống, 66 Kim Mã Thượng Hà Nội, hoặc qua điện thư<br />
thds@hn.vnn.vn hay nqa@netnam.vn<br />
07-2006<br />
Nguyễn Quang A<br />
<br />
(+) Các quyển trước gồm:<br />
<br />
1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam<br />
2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002.<br />
2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002<br />
3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002<br />
4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản<br />
5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của<br />
Vốn]<br />
6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? sắp xuất bản<br />
7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô, sắp xuất bản<br />
8. G. Soros: Xã hội Mở, sắp xuất bản<br />
9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử, sắp xuất bản.<br />
10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato<br />
11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx<br />
12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học, NXB Trí thức<br />
2006<br />
13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006<br />
14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên<br />
soạn.<br />
<br />