Báo cáo: Bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 82
download
Moi trường và kinh tế xã hội hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của toàn thế giới, việc phát triển kinh tế xã hội là yếu tố tất yếu và là xu thế chung của nhân loại. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự suy thoái môi trường đáng báo động cho toàn thể con ngươi sống trên trái đất, bước đầu của sự thay đổi môi trường là sự biến đổi về khí hậu, hạn hán, lũ lụt ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Bảo tồn đa dạng sinh học rừng ngập mặn Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh
- UBND TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆP TP.HCM SỞ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QLMT BÁO CÁO TỔNG HỢP CHƯƠNG TRÌNH: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TP. Hồ Chí Minh, 01/2008
- MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ KINH T Ế XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ.......3 CHUYÊN ĐỀ 2 : CÁC MỤC TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH TỔNG THỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ...............................................28 CHUYÊN ĐỀ 3 : ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐÃ ĐẠT VÀ NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TP. HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ....................................................... 37 CHUYÊN ĐỀ 4 : CÁC BIỆN PHÁP, CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ...47 CHUYÊN ĐỀ 5 : DỰ BÁO CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TP. HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ VÀO NĂM 2010.............................................60 CHUYÊN ĐỀ 6 : ĐỀ XUẤT ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN CÓ TIỀM LỰC, TÌM KIẾM NGUỒN TÀI TRỢ CHÍNH HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC RỪNG GẬP MẶN CẦN GIỜ VÀ TP. HCM”........................................ 74 CHUYÊN ĐỀ 7 ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐỂ ĐẠT MỤC TIÊU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ...94 Báo cáo tổng kết 2
- CHUYÊN ĐỀ 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 1.1. MỞ ĐẦU Môi trường và kinh tế xã hội hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của toàn thế giới, việc phát triển kinh tế xã hội là yếu tố tất yếu và là xu thế chung của nhân loại. Tuy nhiên bên cạnh đó là sự suy thoái môi trường đáng báo động cho toàn thể con người sống trên trái đất, bước đầu của sự thay đổi môi trường là sự biến đổi về khí hậu, hạn hán, lũ lụt… Kéo theo đó là sự mất dần những tài nguyên thiên nhiên, sự tuy ệt chủng của một số loài động thực vật trong thế giới đa dạng sinh vật và tài nguyên sinh vật. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng nh ư c ủa loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và phát triển kinh tế xã hội có sự quan hệ chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của môi trường. Các hoạt động của con người đang ngày càng làm suy giảm khả năng chu cấp cho sự sống của trái đất, trong khi sự tăng dân số và nhu cầu tiêu dùng lại đòi hỏi ngày càng nhiều tài nguyên từ thiên nhiên, điều này dẫn đến đa dạng sinh học ngày một xấu đi và có chiều hướng đi xuống so với chiều hướng phát triển chung của nhân loại. Những thiệt hại vô hình mà chúng ta chưa nhận ra do sự mất cân bằng trong việc phát triển kinh tế là rất lớn, cả nước nói chung và Tp Hồ Chí Minh nói riêng đang phải đối mặt với những bài toán kiểm soát môi trường, những thách thức trong việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường thực sự chưa giải quyết đ ược. Chủ tr ương lồng ghép vấn đề môi trường vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Vi ệt Nam vẫn đang còn nhiều bất cập cho nên đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường và đa dạng sinh học. Cần Giờ là một điểm nóng về rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, là lá phổi xanh của thành phố, tuy nhiên hiện nay do sự phát triển kinh tế xã hội không bền vững đã và đang làm cho hệ sinh thái rừng ngập mặn đứng trước nhiều thách thức của sự suy thoái môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Báo cáo tổng kết 3
- Sơ đồ tổng quan về môi trường và kinh tế xã hội liên quan đến đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật. Các hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội chính Phát triển Phát triển Khai thác Phát triển Phát triển Các quá c ơ s ở hạ công tài nguyên GT – VT thương trình phát tầng và nghiệp khoáng sản mại – du triển KT ĐT lịch – XH Gia tăng khí Gia tăng Gia tăng Thay đổi thải, bụi, nước chất thải hình thức sử tiếng ồn thải rắ n dụng đất Mất Thay đổi cấu thảm trúc địa mạo thực vật Gia tăng Giảm tính đa xói mòn dạng sinh học Thiếu các giải pháp quản lý môi trường Ô nhiễm Suy thoái Suy thoái Suy thoái Biến đổi Gia tăng môi môi môi môi cảnh sự cố trường trường trường trường quan khí nước đất sinh thái Suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên & đa dạng sinh học Báo cáo tổng kết 4
- 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT – XH LIÊN QUAN ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC TRONG NƯỚC 1.2.1. Dân số và sự suy giảm đa dạng sinh học. Dân số ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sự phát triển và tồn tại của đa dạng sinh học. Trong 15 năm (1990 -2004 ), dân số Việt Nam tăng thêm 16 triệu người (từ 66,0167 triệu người năm 1990 lên 82,069 triệu người năm 2004). Bình quân một năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Mật độ dân số tăng nhanh ở một số tỉnh miền núi kéo theo diện tích rừng bị chặt phá gia tăng, ĐDSH suy giảm. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng dân số và diện tích một số loại cây trồng qua các năm (tỷ lệ tăng so với năm 1995). % 160 Lúa 150 Ngô Mía đ ườ ng 140 Dân s ố 130 120 110 1998 1999 2003 2004 1995 1996 1997 2000 2001 2002 100 Năm Nguồn: Tổng cục Thống kê và Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, 2005. Biểu đồ 2.2: Sử dụng đất trên đầu người của Việt Nam (ha/người) dưới sức ép của dân số ha/ngườ i 1,6 Đất NN 1,4 Đất ti ềm năng NN Đất trồng 1,2 Rừ ng 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0 Năm 1940 1950 1960 1970 1980 1990 2000 Nguồn: Đa dạng sinh học và bảo tồn, Cục Bảo vệ Môi trường năm 2004. Báo cáo tổng kết 5
- Do dân số tăng nhanh, nên sản lượng lương thực/ng. tăng chậm: 1990 326,0 kg. 2000 443,9 kg Để đảm bảo lương thực phải thâm canh, tăng vụ, phải dùng nhiều phân hoá học, phân khoáng, chất kích thích hoá học, thuốc trừ sâu, trực tiếp đe dọa thoái hoá đất, nước ngầm, nước mặt, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ tăng lượng phân bón vô cơ (N, P2O5, K2O) và sản lượng một số loại cây trồng qua các năm (tỷ lệ % tăng so với năm 1995). % 300 280 260 240 Lúa 220 Ngô 200 Phân bón 180 160 140 120 100 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Năm (Nguồn: Khoa học Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – 20 năm đổi mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005) Dân số tăng nhanh gây sức ép mạnh lên tài nguyên và môi trường. Nghèo khó và tăng dân số là tác nhân chính tàn phá tài nguyên và môi trường , và đồng thời cũng chính là hậu quả của sự thiếu hụt tài nguyên và môi trường sống bị ô nhiễm Dự báo đến 2024 dân số nớc ta sẽ là hơn 100 triệu đây là điều mà chúng ta cần phải đối diện với thực tế về tình hình dân sinh cũng như chuẩn bị những kế hoạch phù hợp cho sự phát triển bền vững cho Đất nước. Bước vào thế kỷ 21, sức ép tăng dân số nước ta là một thách thức lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Bởi vậy phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường là nhân tố cốt lõi cho sự bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. 1.2.2. Quá trình đô thị hóa – Phát triển thương mại dịch vụ du lịch và áp lực lên đa dạng sinh học. Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế của Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO thì nhu cầu, cơ hội phát triển được mở rộng và đ ẩy nhanh hơn trước. Báo cáo tổng kết 6
- Các nhà máy, khu chế xuất, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều hơn, đ ồng hành với đó là sản lượng cũng như thu nhập của con người đ ược nâng cao. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển để xứng tầm với mục tiêu phát triển thì chúng ta còn ch ưa thực hiện được, điều này dẫn đến tình trạng quy hoạch đô thị và khu vực sản xuất không phù hợp với quy luật phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên đất và sự đa dạng sinh học. Sự ô nhiễm do khí thải, nước thải, chất thải rắn … ngày một cao mà trong khi đó chúng ta chưa có những quy trình công nghệ đủ để xử lý các nguồn phát sinh ô nhiễm trước khi thải ra môi trường, điều này dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đ ến bầu khí quyển, chất lượng nguồn nước… Đồng hành quá trình đô thị hóa là nhu cầu cuộc sống con người ngày càng cao, việc phát triển du lịch là điều tất yếu phù hợp với quy luật phát triển, nhưng vì cái l ợi trước mắt mà chúng ta quên đi hậu quả lâu dài do việc phát triển không bền vững c ủa dịch vụ thương mại và du lịch. 1.3. GIA TĂNG DÂN SỐ, ĐÓI NGHÈO, SỰ DI DÂN VÀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 1.3.1. Gia tăng dân số và diễn biến của ĐDSH Gia tăng dân số có những tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực lên đa dạng sinh học. Dân số đông cùng với sự phân bố hợp lý với ý thức đầy đủ về bảo tồn và phát triển ĐDSH cùng với các phương tiện khoa học – công nghệ hiện đại là yếu tố rất tích cực trong việc bảo vệ và không ngừng làm giàu ĐDSH. Tuy nhiên, khi trình độ phát triển chưa đạt đến mức cần thiết để có những tác động tích cực lên ĐDSH, thì việc gia tăng dân số có thể gây lên những tác động tiêu cực. Đời sống kinh tế của đa số người dân chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó tài nguyên sinh vật giữ vị trí hàng đầu, ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Đối với sự tiêu thụ tài nguyên sức ép lớn nhất là nhu cầu sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng đ ất ồ ạt, gây tác đ ộng lớn đến các hệ sinh thái trong thiên nhiên. Theo kêt́ quả điêù tra dân số trên điạ baǹ TP HCM ngaỳ 1/10/2004, dân số thường trú trên điạ baǹ thanh ̀ phố là 6.117.251 người chiêm ́ 7% dân số cả nước. Trong đó dân số cuả 19 quâṇ là 5.140.412 người chiêm ́ 84,03% dân số thanh ̀ phố và dân số cuả 5 huyêṇ ngoaị ̀ là 976.839 người, chiêm thanh ́ 15,97%. Mâṭ độ dân số cuả thanh ̀ phố hiêṇ nay 2.920 người/km tăng 21,4% so với mâṭ độ dân số thanh 2 ̀ phố năm 1999. Trung binh ̀ từ năm 1999 đêń năm 2004 tôć độ tăng dân số binh ̀ quân taị thanh ̀ phố là 3,6%. Tôć độ tăng dân số ̀ naỳ cao hơn hăn̉ so với cać kỳ điêù tra trước. Mức tăng dân số thời kỳ 1999 - 2004 lân ̀ mức tăng dân số trong 10 năm từ 1989 đêń 1999 và xâṕ xỉ băng băng ̀ 2 lâǹ mức tăng dân số trong 10 năm từ 1979 -1989. Trong vòng 05 năm (từ 2000 đến 2005), dân số TP Hồ Chí Minh đã tăng thêm hơn 1 triệu người trong đó tỷ lệ người từ các vùng nông thôn ngoại thành chiếm phần lớn, Báo cáo tổng kết 7
- các quận huyện có tỷ lệ người tập trung về cao nhất là Quận 8, Quận 10, Quận Thủ Đức và huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh … Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố đông dân nhất trong cả nước, đây cũng là điều tất yếu trong việc phát kinh tế xã hội của từng cá nhân của cộng đ ồng. Tuy nhiên đứng về phương diện nhân quả thì chúng ta có thể thấy rằng càng ngày người dân càng trở nên khó làm ra kinh tế ở vùng quê, do chế độ canh tác, hạn hán, mất mùa… Nên việc bỏ quê ra thành phố kiếm việc là lẽ thường tình. Sự gia tăng dân số tại thành phố làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đặc biệt là khu rừng tự nhiên và phòng hộ. Việc mất đất mất rừng kéo theo việc suy kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng như như sự sụt giảm về ĐDSH. Hình 3.1: Tỷ lệ mất rừng tự nhiên – rừng Phòng hộ tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây. (Đơn vị: nghìn ha) 12000 10222 10227 9935 10000 8300 8000 5700 6000 4000 2000 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 Tình hình dân số tại huyện Cần Giờ và diễn biến của ĐDSH. Mật độ dân số tăng nhanh ở các quận, huyện kéo theo diện tích rừng bị chặt phá tăng theo, ĐDSH suy giảm. Tại khu vực huyện Cần Giờ trong vòng 06 năm nay dân s ố đã tăng gần 10.000 người (từ 59.810 năm 2000 lên 67.385 người năm 2006), tỷ l ệ tăng t ự nhiên là 1,27 (năm 2005), tỷ lệ sinh là 16,05%(năm 2005). Đồng hành với quá trình tăng dân số là tỷ lệ rừng bị hao hụt và giảm xuống, việc sử dụng đất nông nghiệp vào việc nuôi trồng thủy sản đã trở thành một trào lưu phát triển chung của các tỉnh ven biển và Cần Giờ nói riêng. Bên cạnh đó là việc chặt cây rừng phòng hộ để mở rộng đất canh tác và đất sinh sống cũng làm cho diện tích rừng giảm xuống đáng kể. Tính riêng từ năm 2005 – 2006 diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Cần Giờ đã giảm mất 100.70 ha (chỉ còn 444298.91 ha), đất có rừng tự nhiên phòng hộ cũng giảm mất 30.8 ha (còn 19668.09 ha năm 2006)… (Nguồn: Chi cục thống kê và phòng địa chính tỉnh Cần Giờ). Báo cáo tổng kết 8
- Hình 3.2: Tình hình biến động đất tại huyện Cần Giờ từ năm 2005 – 2006. 45000 40000 Đất nông nghiệp 35000 30000 Đất trồng cây lâu năm 25000 Đất rừ ng phòng hộ 20000 15000 Đất có rừ ng trồng phòng hộ 10000 Đất nuôi trồng thủy s ản 5000 0 2005 2006 Nguồn: Phòng địa chính & Tài nguyên môi trường huyện Cần Giờ. 1.3.2. Tương quan giữa đói nghèo và đa dạng sinh học. Nghèo đói và môi trường đôi khi liên hệ với nhau trong một “Vòng xoáy trôn ốc đi xuống”, trong đó vì mưu sinh, người nghèo buộc phải sử dụng quá mức tài nguyên môi trường, và ngày càng nghèo đi do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên này. Số đông người nghèo có cuộc sống chủ yếu dựa vào tài nguyên sinh vật tự nhiên, thường có nhận thức thấp, sinh sống ở vùng sâu vùng xa, nơi giàu đa dạng sinh học. Càng đói nghèo tác động của nhóm dân cư này lên tài nguyên ĐDSH càng mạnh mẽ và hệ quả là vòng luẩn quẩn “đói nghèo – cạn kiệt tài nguyên ĐDSH – đói nghèo”. Đối với thành phố Hồ Chí Minh tuy tỷ lệ đói nghèo thấp hơn so với các tỉnh trong nước, tính đến năm 2003 thì tỷ lệ nghèo của toàn thành phố là 0,2%, nhưng mà số hộ dân di cư từ các tỉnh tràn về thành phố lại đông nhất, vấn đề này cũng là do việc phát triển tại địa phương của các tỉnh chưa phát triển đồng đều nên việc tìm kiếm một nơi mưu sinh tốt hơn là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên môi tr ường ngày càng nhiều hơn, sự tác động trực tiếp và gián tiếp lên tài nguyên môi trường do đói nghèo vẫn là bài toán nan giải cho công tác quản lý môi trường. Sự gia tăng về nhân lực sản xuất bắt buộc việc khai thác, sản xuất và phát triển phải đẩy mạnh. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường và những tác động xấu lên tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên nhiều hơn. Đói nghèo tại huyện Cần Giờ. Bảng 3.1: Xếp hạng quận huyện theo tỷ lệ nghèo giảm dần với đường nghèo 6 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ nghèo Stt Tên quận huyện (%) 1 Huyện Cần Giờ 30.57 Báo cáo tổng kết 9
- 2 Huyện Nhà Bè 20.56 3 Huyện Củ Chi 19.32 4 Huyện Bình Chánh 16.12 5 Huyện Hóc Môn 14 Nguồn: Tổng cục thống kê phòng kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh Qua bảng xếp hạng chúng ta có thể thấy là huyện Cần Giờ có tỷ lệ người nghèo cao nhất trong các huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy việc phát triển kinh tế - Xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ l ệ nghèo nh ư vậy thì việc sống và sản xuất chủ yếu là phải phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu. Vì đói nghèo nên tác động vào đa dạng sinh học làm suy giảm đa dạng sinh học, đa dạng sinh học suy thoái lại tác động vào người nghèo làm người nghèo đã nghèo l ại càng nghèo hơn. Không còn cách nào khác người nghèo buộc phải tiếp tục tác động vào đa dạng sinh học làm cho đa dạng sinh học vốn đã bị suy thoái lại tiếp tục suy thoái và sự suy thoái ngày càng nhiều hơn. Mặt khác đói nghèo và suy thoái đa dạng sinh học luôn tạo ra sự đồng hành, tạo ra một vòng luẩn quẩn trong đó con người vừa là nhân vừa là quả của mối quan hệ biện chứng này. Bởi vậy trong quá trình phát triển và giải quy ết việc cho người nghèo chúng ta phải chú ý tới cả hai mặt phát triển và bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học. 1.3.3. Đô thị hóa đã góp phần làm suy thoái đa dạng sinh học. Sự phát triển đô thị tương đối nhanh đã gây nên một áp lực đối với môi trường và ĐDSH. Mở rộng không gian đô thị dẫn đến làm giảm diện tích đất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, làm suy giảm ĐDSH. Diện tích cây xanh bị thu h ẹp, di ện tích mặt nước giảm, mặt đất thấm ít nước đi, điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhiều loài sinh vật. Quá trình đô thị hóa làm thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật, vấn đề quy hoạch nhà cửa và sử dụng đất không phù hợp cũng làm mất dần các hệ sinh thái, nhất là các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Ngoại vùng thành phố có nhiều huy ện (Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ), người dân có xu hứơng đào ao nuôi tôm, thả cá… mà không tính đến điều kiện tự nhiên cũng như môi trường có cho phép nuôi tr ồng đ ược hay không. Kết quả là nhiều thửa ruộng đào lên bị chua , phèn không sử dụng đ ược hay là sử dụng không có hiệu quả nên lại bị bỏ hoang, làm giảm hệ sinh thái và suy thoái đất. Quá trình đô thị hóa ở TP. HCM còn biến các vùng đất trũng trước kia(được xem là các vùng đệm sinh thái hay “hồ điều hòa tự nhiên” khi triều lên hay khi nứơc mưa chảy từ thành phố ra) như Quận 2, Quận 7, Quận 9, Quận 12, Quận Bình Thạnh, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, trở thành các vùng bê tông hóa. Để có mặt bằng người ta đã dùng cát san lấp khu vực này. Do địa hình trũng, mực triều cao nên khối l ượng cát san lấp lớn (chiầu dày cát san lấp trung bình 1,5m). Lượng cát này được khai thác từ sông Sài Gòn, Đồng Nai và khi chúng bị khai thác quá mức sẽ làm thay đ ổi động l ực dòng chảy, tạo các vòng xoáy, nước cuốn làm xói lở bờ sông, mất ổn đ ịnh các công trình và Báo cáo tổng kết 10
- nhà ở ven bờ. Việc nước ngập ngày một tăng cao tại các quận cũng là hậu quả tất yếu của việc ssan lấp, do không có chỗ dâng nên cường độ nước dâng sẽ mạnh hơn trước. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh là hệ quả tất yếu của việc gia tăng dân số và sự tập trung dân số. Bảng 3.2: Tốc độ đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh (% tăng dân số đô thị) (%). 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 13.6 2 3.3 3.2 3.6 1.9 105.13 102.76 Nguồn: Cục thống kê và môi trường tp HCM Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 123/1998/QĐ-TTg về việc điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Trong 7 năm (từ 1997 - 2004), tổng diện tích đất xây dựng tăng 11.227ha, bình quân mỗi năm tăng 5% - 1.600ha (theo quy họach 1997 -2005 tăng bình quân mỗi năm 1680 ha). Đất ở tăng 5.222ham đất giao thông tăng 943ha, đất công nghiệp tăng 2.416ha đất nông nghiệp giảm mạnh, các khu dân cư và khu công nghiệp nhường chỗ cho s ự phát triển do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. Đồng hành với quá trình phát triển và xây dựng thì tỷ lệ giảm đất nông nghiệp cũng tăng theo. Diện tích đất sử dụng vào quy hoạch ngày càng cao trong khi đó việc tái lập và bảo vệ môi trường lại chưa cao, điều này dẫn đến tình trạng phát sinh ô nhiễm môi trường ngày càng cao do hoạt động sản xuất công nghiệp. Bảng 3.3 : Diện tích đất gieo trồng giảm xuống tại Tp Hồ Chí Minh(nghìn ha). 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 114.8 109.8 111.4 108.1 97.4 67974 64152 Phát triển đô thị nhanh, trong khi đó hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương xứng, làm gia tăng các vấn đề về môi trường, gây nên nhiều tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái trong thiên nhiên, làm giảm nhẹ sức sống và khả năng sinh sản của nhiều loài sinh vật. Trong khi đó lại hình thành và tích lũy nhiều loài sinh vật có h ại, nhiều loài vi trùng gây bệnh cho ngừơi, cho gia súc và cây trồng. Báo cáo tổng kết 11
- 1.4. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG Theo số liệu các nhà khoa học đưa ra mới đây, ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam , để tạo ra 1 tỷ GDP, các đơn vị doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong vùng đã thải ra 3,1 tấn BOD (nhu cầu oxy hóa sinh trong nước thải), 5,9 tấn chất thải rắn lơ lửng, thải vào không khí 2,9 tấn CO2 và thải ra 44 tấn chất thải rắn. (Nguồn: Báo khoa học và phát triển ngày 13/7/2005). Các loại hoạt động công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng thường là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống của các loài sinh vật. Các d ạng ô nhiễm như khói bụi, khí độc, nước thải, chất thải rắn độc hại có tác đ ộng sâu sắc lên ĐDSH. Chúng tác động đến cấu trúc quần thể, quần xã, làm các loài sinh vật trong hệ sinh thái bị thay đổi theo chiều hướng trở nên kém bền vững. Việc phát triển của khu công nghiệp và khu chế xuất là hoàn toàn phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi chiến l ược phát triển kinh tế xã hội đất nước thời kỳ 2001-1010. Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hiện có hơn 40 vạn lao đ ộng tr ực tiếp và 30 vạn lao động gián tiếp làm việc tại các khu công nghiệp. Số lao động này tập trung tại các địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương là chủ yếu. Các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất là các dự án sản xuất hàng hóa, có tỷ lệ xuất khẩu cao, do đó đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Tuy nhiên, việc thành lập quá nhiều khu công nghiệp ở một số vùng trong khu khả năng thu hút đầu tư hạn chế nên chưa đảm bảo được kết cấu hạ tầng kỹ thuật và chưa tính đên ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa nên hậu quả là vấn đề môi trường đã và đang là vấn đề bức xúc đặt ra ở các địa phương có khu công nghiệp và khu chế xuất. Hiện nay, những biến động của môi trường toàn cầu liên quan đến nhân tác ở tầm vỹ mô thuộc 02 vấn đề quan trọng nhất. Thứ nhất là biến đổi khí hậu, trong đó có gia tăng khí nhà kính làm trái đất nóng lên do hoạt động công nghiệp và phá rừng. Thứ hai là sự suy giảm nguồn vật chất từ thuộc địa đưa ra biển do sông chuyển tải, bao gồm nước, trầm tích và dinh dưỡng. Những hoạt động công nghiệp và khai thác của con người làm cho sự đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt và có nhiều loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tại các vùng ven sông và r ừng ngập mặn do việc khai thác bừa bãi của con người và mực nước biển dâng ngày càng cao đã làm mất đi đột ngột một lượng nước ngọt rất lớn, trầm tích và dinh dưỡng đ ưa ra các giải ven bờ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy kiệt dinh dưỡng và giảm sức sản xuất của vùng biển ven bờ, dẫn đến thiệt hại lớn về đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản đánh bắt, nuôi trồng. Báo cáo tổng kết 12
- Tình hình phát triển công nghiệp tại huyện Cần Giờ và diễn biến của đa dạng sinh học trong những năm qua. Mặc dù trong khu vực huyện Cần Giờ không phát triển hoạt động công nghiệp nhưng các dòng sông ở đây đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các nguồn xả công nghiệp trên thượng lưu. Trên sông Soài Rạp có khu công nghiệp Hiệp Phước và sông Thị Vải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khu công nghiệp Phú Mỹ và KCN Gò Dầu. Việc xây dựng dự án một số cảng ngay sát Cần Giờ cộng với những hoạt động công nghiệp của khu vực lân cận đã và đang là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt, chất lượng nước sông làm biến đổi làn hệ thủy sinh vật thay đổi theo và ngày càng xuất hiện các loài ưu bẩn, số lượng các loài bị suy giảm… Hậu quả là các loài thủy sản như tôm cá sẽ bị suy giảm do thiếu nguồn thức ăn và ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của Chi cục Phát triển Lâm nghiệp TPHCM tại hội thảo “Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ” được tổ chức tại TPHCM, tổng diện tích rừng ngập mặn ở Cần Giờ bị chết trong năm 2004 đã lên tới 25,3ha. Hiện nay 60% cây trồng trong rừng Cần Giờ đã bị chết khô vì sâu bệnh và thiếu dinh dưỡng. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của việc xây dựng tuyến đường Rừng Sác, làm ngăn cản dòng chảy ở một số nơi, hạn chế nước triều ngập vào rừng hoặc gây tình trạng ứ nước, làm cây chết. Mặt khác, khoảng 1.000 hộ dân triển khai việc nuôi tôm bán tự nhiên trong rừng Cần Giờ trên diện tích gần 3.000ha đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của rừng và đất rừng. Vấn đề xói mòn và xâm thực. Đây là hai quá trình mang tính chất tự nhiên, hiện nay bị hoạt động của con người làm cho trầm trọng hơn. Tại khu vực Cần Giờ quá trình này diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại mũi Cần Giờ, mũi Đồng Hòa, cù lao Phú Lợi và mũi đất xã Lý Nhơn,… phá ho ại nông nghiệp, đất đai, gây thiệt hại lớn đến sản xuất, xây dựng và đ ời s ống hi ện t ại, cũng như quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội, môi trường trong tương lai của huyện. Trong nhiều thập kỷ qua, bờ biển bị xói mạnh, biển lấn sâu vào đất liền khoảng nghìn mét, trung bình hàng năm ở bán đảo Cần Giờ mất đi trên 2m đất. Nguyên nhân chủ yếu gây xói mòn bờ biển là do sự tác động của: sóng biển, thủy triều và dòng ven bờ… và các hoạt động của con người như: đắp đập Trị An, Dầu Tiếng làm giảm lượng phù sa bồi đắp từ trên thượng nguồn, làm mất cân bằng gi ữa lượng bồi đắp và xói lở; việc lưu thông của các tàu trọng tải lớn tạo sống vỗ vào các bờ sông; việc phá hủy đất ngập nước và chặt phá rừng phòng hộ ven biển để phát triển các đầm nuôi tôm làm giảm khả năng giữ đất. Xâm thực là quá trình liền kề với sự xói mòn và hoàn toàn trái ngược với quá trình tích tụ. Xâm thực là sự lấn dần của biển vào đất liền. Theo cư dân sống ở hai mũi Đồng Hòa và Cần Giờ thì cách đây khoảng 70 năm, bờ biển xưa kia cách bờ biển hi ện nay khoảng hơn 1000m. Tại khu vực trại nuôi tôm: trong 03 năm, 10 hàng dương rộng Báo cáo tổng kết 13
- 20m thì giờ chỉ còn 01 hàng, các bể nước ven bờ đã bị phá vỡ, vùng dân cư đang bị lấn dần, các công trình xây dựng đường giao thông, công trình phúc l ợi, nghĩa trang li ệt sỹ, trại nuôi trồng thủy sản… bị đe dọa nghiêm trọng. 1.5. PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH 1.5.1. Áp lực của các hoạt động thương mại Trong những năm gần đây, thương mại và dịch vụ có mức tăng trưởng khá. Mức tăng trưởng hàng năm trong thời kỳ từ 1995 đến 2003 là 7 – 8%/năm. Hoạt động thương mại và dịch vụ có tác động không nhỏ đến nhiều mặt của ĐDSH. Hiện nay do ý th ức đối với ĐDSH còn nhiều chỗ trống, bất cập, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau cho nên các hoạt động thương mại dịch vụ còn nhiều tác động tiêu cực lên ĐDSH. Nhu cầu của thị trường với các nguồn tài nguyên sinh vật(động, thực vật hoang dã, gỗ và các sản phảm phi gỗ) là yếu tố chính làm gia tăng sức ép đ ối với nguồn tài nguyên này. Trong những năm qua, việc kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã được tăng cường, đã có những chế tài xử phạt đối với việc khai thác, săn bắt buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp. Tuy vậy, do tác động của quy luật kinh t ế th ị trường, nên tệ nạn này có xu hướng gia tăng và trở thành khó kiểm soát. Ngoài ra, nhu cầu của thị trường trong nước cũng dẫn đến tình trạng nhập khẩu các sản phẩm, sinh vật ngoại lai, gây tác động mạnh đến nguồn gen sinh vật trong nước. Theo thống kê chưa đầy đủ vào năm 2003, cả nước có khoảng trên 2000 nhà hàng đặc sản bán các món ăn chế biến từ động vật hoang dã, trung bình mỗi nhà hàng tiêu dùng khoảng 3Kg động vật hoang dã/ngày (1080 kg/năm). Như vậy cả nước hàng năm có thể tiêu dùng tới trên 2000 tấn động vật hoang dã làm thực phẩm cho các quán ăn đặc sản. Ngoài ra, ước tính mỗi năm cần tới 10 – 20 tấn động vật hoang dã đã đ ược dùng làm thuốc và 5 – 10 tấn dùng làm sinh vật cảnh. Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số, nhu cầu về động vật hoang dã của thị trường trong và ngoài nước cũng ngày càng cao sẽ là thách thức lớn đối với nguồn tài nguyên ĐDSH ở Việt Nam. ( Nguồn: Cục kiểm lâm năm 2005) Hoạt động du lịch tại Cần Giờ. Du lịch được coi là một trong những phát triển chủ đạo của huyện Cần Giờ nhất là sau khi Cần Giờ được coi là “Khu dự trữ sinh quyển”. Các vấn đề môi trường dẫn đến thay đổi đa dạng sinh học đang xuất hiện là: Ô nhiễm rác thải sinh hoạt. Ô nhiễm do khí thải, nước thải. Lấn chiếm mặt nước tự nhiên xây dựng các khu du lịch. Hình 5.1: Mối tương quan giữa tình hình khai thác thủy sản và lượng du khách đến Cần Giờ. Báo cáo tổng kết 14
- 60000 250000 50000 Lượng thủy sản đánh bắt 200000 40000 Số lượng du khách 150000 30000 100000 20000 50000 10000 0 0 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm 2005. Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy lựơng du khách đến Cần Giờ đang có xu hướng giảm và sản lượng khai thác thủy sản cũng đang giảm, như vậy yếu tố môi tr ường đã một phần tác động lên hoạt động kinh tế du lịch tại huyện. Môi trường đa dạng sinh học tại khu vực Cần Giờ cần phải bảo tồn và phát triển thì mới thúc đ ẩy đ ược hoạt động du lịch phát triển được. Hiện nay các bãi biển tại Cần Giờ tuy đa dang về thủy hải sản nhưng mà chất lượng nước biển và vẻ thẩm mỹ của bờ biến không sạch đ ẹp đã làm cho lượng du khách có phần giảm xuống. 1.5.2. Du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần nâng cao dân trí, t ạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước, và phát triển du l ịch là một đ ịnh hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa. Việt Nam là một đất nước ở vùng nhiệt đới với cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch rất cao. Trong những năm gần đây t ừ năm 2004 đến 2005, du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là du lịch sinh thái. ĐDSH là cơ sở vật chất, nền móng cho du lịch sinh thái. Kết hợp tốt giữa du l ịch sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học sẽ tạo nguồn lực cho sự phát triển bền vững. Đ ịnh hướng phát triển du lịch đến năm 2010 đã nêu rõ “Phát triển du lịch bền vững theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa góp phần tích cực trong việc gi ữ gìn và bảo vệ môi trường tự nhiên xã hội” (Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010, phê duyệt theo Quyết định 97/2002/QĐ – TTg ngày 13/7/2002 của Thủ tướng Chính Phủ). Tuy vậy, nếu hoạt động du lịch không được quy hoạch, không được quản lý sẽ gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, những tác động do quy hoạch và phát tri ển du Báo cáo tổng kết 15
- lịch lên môi trường sinh thái là rất lớn, nếu chúng ta không kiểm soát và đánh giá chuẩn mực thì suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên chỉ là vấn đề thời gian. Những tác động đến môi trường bao gồm: • Làm thay đổi đất ngập nước, nhất là rừng ngập mặn; làm suy thoái rừng, nhất là rừng nhiệt đới ở các vùng đất thấp cùng các vùng nhạy cảm khác là nơi sống của động vật hoang dã. • Làm mất chức năng môi trường của các hệ sinh thái tự nhiên. • Thoái hóa tài nguyên không khí, nước và đất. • Hủy hoại các bãi ven biển do lấy cát và đất xây dựng. • Phá hủy các rạn san hô do khai thác làm vật liệu xây dựng. • Xói mòn đất từ những vùng không được kiểm soát chặt chẽ hoặc từ các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, sân bay, bến tàu… Trên thực tế hiện nay thì việc đảm bảo bền vững trong phát triển vẫn còn nhiều bất cập và chưa quản lý hết, các dịch vụ du lịch còn nặng về khai thác nhu c ầu tr ước mắt mà không tính đến được hậu quả lâu dài. 1.6. PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN Phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản có thể có những tác động tích cực lên ĐDSH, nhưng cũng có thể có nhiều tác động tiêu cực lên các nguồn tài nguyên này. Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản khi đựơc tiến hành có kế hoạch, kế hoạch chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật có cơ sở khoa học và thực tiễn đầy đủ phù hợp với các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội sẽ tác động tích cực lên ĐDSH, không những bảo tồn và gìn giữ được ĐDSH àm góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên của Đất nước. Khi ĐDSH được bảo vệ hợp lý sẽ có tác động tích cực trong tăng năng suất , sản lượng nông, lâm thủy sản. Biểu đồ 6.1 Tăng diện tích rừng ngập mặn đưa đến tăng sản lượng thủy hải sản tại vườn Quốc gia XuânThủy. Báo cáo tổng kết 16
- ha Tấn 4000 10000 9000 3500 8000 3000 7000 2500 6000 2000 5000 1500 4000 3000 1000 2000 500 1000 0 1995 2002 2004 2005 1989 1998 1999 2000 2001 2003 Năm Diện tìch rừng ngập mặn Tổng sản lượng thủy sản Nguồn: Vườn Quốc gia Xuân Thủy năm 2005. Tuy nhiên cho đến nay do trình độ chung của người dân còn những hạn chế, công tác tổ chức, quản lý còn nhiều bất cập cho nên các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản ở Việt Nam còn có nhiều tác động tiêu cực lên ĐDSH. Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất để mở rộng diện tích đất nông nghiệp đang gây sức ép với tài nguyên ĐDSH. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm thay đổi hoàn toàn thành phần các loại sinh vật và các mối quan hệ giữa các loại sinh vật trong các hệ sinh thái. Các vùng đồng bằng châu thổ, đặc biệt là các vùng trảng cỏ tự nhiên của đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long chịu sức ép nặng nề t ừ mối đe dọa này. Ở đồng bằng Bắc Bộ, hầu như không còn kiểu sinh cảnh đồng cỏ tự nhiên, trong khi tại đồng bằng Sông Cửu Long, những diện tich lớn của kiểu sinh cảnh này tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đã bị chuyển đổi thành đất canh tác nông nghiệp dẫn đến sự suy giảm quần thể, thậm chí là tuyệt chủng cục bộ của nhiều loài chim nước lớn. Nhiều diện tích rừng ngập mặn ở ven biển được phá đi đ ể làm diện tích nuôi tôm. Nhiều thung lũng ở trung du và miền núi được đắp đập ngăn n ước để dự trữ nước cho sản xuất nông nghệp. Khi nước trong hồ dâng lên, hệ sinh thái ban đầu của thung lũng bị hủy diệt và hình thành lên hệ sinh thái thủy vực nước ngọt. Điều này làm cho ĐDSH thay đổi sâu sắc. Tình hình sản xuất nông nghiệp – Lâm nghiệp tại Cần Giờ. Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu rừng phục hồi lớn nhất cả nước, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và động thực vật thì phong phú. Trong những năm gần đây đã có bước chuyển biến rõ nét về tình hình phát triển cũng như là lợi ích mà rừng mang lại. Báo cáo tổng kết 17
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp được chú trọng và tương đối phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên sự phát triển nào cũng cần có một giới hạn của nó đ ể đủ khả năng phục hồi những cái đã khai thác, hoặc cần phải cải tạo và tác động một cách có ý thức. Việc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp tại Cần Giờ cũng đã đ ến hồi chuông báo động vì tình trạng khai hóa rừng, sử dụng phân bón hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Chính những yếu tố này đã và đang tác động tiêu cực lên môi trường đất, nước cũng như hệ sinh thái Cần Giờ, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đã gây ra ảnh hưởng cho môi trường sản xuất chung. Khi liều lựơng thuốc sử dụng quá nhiều và quá liều đã gây những ảnh hưởng không nhỏ lên môi trường nuôi trồng thủy sản cũng như môi trường đất. Trời mưa đã cuốn các hóa chất độc hại trong thuốc bảo vệ thực vật theo nước mưa vào các dòng sông và tích tụ trong các cơ thể sinh vật gây ra những biến đổi giống loài… Việc phát triển ồ ạt nuôi tôm ở khu vực Cần Giờ cũng dẫn đến những thiệt hại về đa dạng sinh học. Vì lợi ích trước mắt là nuôi trồng mà con người đã khai thác và tăng diện tích nuôi tôm từ hoạt động phá rừng, phá ruộng muối để đào vuông nuôi tôm, tuy nhiên do trình độ kỹ thuật nuôi còn thấp hoặc chưa đúng kỹ thuật nên hiệu quả không cao, đặc biệt là môi trường nước thì bị ô nhiễm nặng, nhiễm phèn do nuôi và khai thác bừa bãi. Bên cạnh đó thì vấn đề sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đang gây nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là khi sử dụng tùy tiện, không tuân th ủ đ ầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, làm tăng mức độ quen thuốc, tăng tính chống thuốc ở các loài sâu bệnh, thúc đ ẩy việc hình thành các loài sâu bệnh chống thuốc, tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích trong các hệ sinh thái nông nghiệp, nhất là các loài côn trùng thiên địch, các loài côn trùng ăn sâu hại, gây độc cho gia súc, gia cầm, để lại dư lựong thuốc trong nông sản gây ngộ độc thực phẩm; gây độc trực tiếp cho người nông dân. Các loài phân bón hóa học được dùng ngày càng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Phân hóa học là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây trồng, nhưng bên cạnh đó các loại phân bón hóa học cũng có những tác động sâu sắc lên ĐDSH: làm giảm số l ượng một số loài trong sinh thái. 1.7. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHÔNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐDSH tồn tại trong một hệ thống cân bằng động của tự nhiên, tự bản thân nó vận động và phát triển theo quy luật tự nhiên. Việc sử dụng, khai thác của con người nếu phù hợp với quá trình vận động và thay đổi đó, sẽ duy trì được tính bền vững của hệ thống và không làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Ngược lại nếu khai thác và sử dụng bất hợp lý sẽ làm đa dạng sinh học bị suy thoái và hủy diệt. Báo cáo tổng kết 18
- − Săn bắn và đánh bắt quá độ: săn bắn là mối đe dọa lớn đối với một số loài đặc hữu, đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đánh bắt cá quá mức đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là vùng biển ven bờ. Bên cạnh đó, các phương pháp, công cụ mang tính hủy diệt như sử dụng chất nổ, chất đ ộc, xung điện, lưới có kích thước mắt nhỏ, ánh sáng cực mạnh; nghề te, xiệp, giã cào, pha xúc đã gây cạn kiệt nguồn lợi và phá hủy môi trường sống của các loài thủy sinh vật tại các vùng nước nội địa cũng như ven bờ và ngoài khơi. − Khai thác gỗ: mặc dù đã có chủ trương đóng cửa rừng nhưng ở nhiều địa phương nạn lâm tặc vẫn đang là mối đe dọa lớn của rừng. Chỉ tính riêng tháng 6 năm 2005, đã phát hiện được 275 vụ vi phạm khai thác lâm sản trái phép, 1523 vụ mua bán vận chuyển lâm sản trái phép. − Buôn bán các loài hoang dã: các loài động vật thực vật hoang dã đã đựơc khai thác, buôn bán, tiêu thụ chủ yếu bao gồm: các loài gỗ quý hiếm, các loài thực vật dùng làm thuốc, các loại Lan, các loài Tuế, các loài thú (theo thống kê đã có 55 loài thú đã được thu mua ở thị trường), các loài chim, các loài bò sát, ếch nhái… Thực trạng khai thác tài nguyên tại khu vực Cần Giờ. Trong những năm gần đây thì rừng ngập mặn Cần Giờ đã có những chương trình bảo vệ rừng rất hiệu quả, điều này đã làm giảm tỷ lệ chặt phá rừng và săn bắt động vật quý hiếm. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề chặt cây rừng đề làm đìa nuôi tôm, làm củi, hầm than … vẫn đang còn xảy ra. Điều này dẫn đến có một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. Loài Cóc đỏ là loài cây gỗ có giá trị thực tiễn cao: chịu bùn nước được lâu, cho nhiệt lượng cao nên đây là loài bị tìm kiếm và khai thác nhiều ở Cần Giờ, hiện nay chúng chỉ còn một vài cá thể. Loài Sâm đất thì vừa lên “cơn sốt” do bị đào bán sang Trung Quốc. Nhiều loài thực vật của rừng ngập mặn làm dược liệu tốt nên đây cũng là nơi mà các nhà thuốc đông y thường lui tới để tìm dược liệu, vấn đề này góp phần không nhỏ vào sự suy giảm hệ sinh thái của rừng. Các loài hải sản quý hiếm ở đây cũng bị khai thác và săn đuổi đến nay gần như đã cạn kiệt: như loài tôm bọ ngựa, tôm tích…Còn về hệ động vật thì tuy đa dạng nhưng cũng bị săn bắt nhiều nên hầu như là ít gặp những loài động vật quý hiếm ở trong rừng: các loài rắn, lợn rừng, lợn nanh, hươu, nai, cọp…Việc buôn bán động vật hoang dã còn diễn ra nhiều ở thành phố, buôn bán một cách công khai như là: đường Nguyễn Thị Minh Khai, chợ Cầu Mống… Riêng trong năm 2005 huyện Cần Giờ đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 190 trường hợp vi phạm pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng 146 trường hợp so với năm 2004. Trong đó có 53 trường hợp sử dụng kích điện để khai thác thủy s ản, 32 trường hợp sử dụng lưới nhỏ hơn quy định, các trường hợp còn lại là sử dụng tàu thuyền không đăng ký đăng kiểm, không bằng cấp chuyên môn. Báo cáo tổng kết 19
- Biểu đồ 7.1: Số vụ vi phạm vận chuyển mua bán trái phép động vật hoang dã t ừ năm 1997 – 3/2005. QI/2005 266 2004 1254 2003 1295 2002 1642 2001 1551 2000 1727 1999 1303 1998 1159 1997 476 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 Nguồn: Cục Kiểm lâm năm 2005 Trong gần 5 thập kỷ qua, diện tích rừng ngập mặn đã giảm 80%, khoảng 96% các rạn san hô bị đe dọa hủy hoại nghiêm trọng. Các kết quả điều tra cũng cho thấy, các giống loài động vật và thực vật ở nước ta do nơi cư trú nhất là rừng bị tàn phá, do nguồn nước bị cạn kiệt và do khai thác quá mức nhất là nạn săn bắt đã làm cho ĐDSH bị suy thoái. Nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc bị suy thoái; Heo vòi, tê giác, các loài bò rừng, công, cà tông và các loài Trĩ. Do bị khai thác bừa bãi nên nhiều loài gỗ quý bị tuyệt chủng như gỗ đỏ (Là Ngà, Đồng Lài), gụ mật(Kỳ Thượng), lát hoa(Đà Bắc), dáng hương (Kon Hà Nừng), Táu (Hương Sơn), lim xanh (Kẻ Gỗ), nghiến (Chí Linh) và nhiều loại khác như hoàng đàn, sao, sến, trò chỉ… (Nguồn: Bộ TN&MT, Báo cáo hiện trạng môi trừơng Quốc gia năm 2005). 1.8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Hiện nay chất lượng môi trường nhiều nơi, nhiều lúc đã đến mức báo động. Nhiều thành phần môi trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do nhiều chất thải khác nhau (nước thải, khí thải, chất thải rắn) là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh h ọc: gây chết, làm giảm số lựơng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật hoang dã. Sức ép dân số, và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh ở các vùng ven biển gây ra nhiều hậu quả tới môi trường, tài nguyên ven biển và trong lòng đại dương. Các thành phố, khu công nghiệp vùng ven biển đổ một lượng nứơc thải lớn không qua xử lý và một phần chất thải rắn vào sông, biển gây nên ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt, Báo cáo tổng kết 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP Đà Nẵng
5 p | 67 | 7
-
Giáo trình Sinh lý môi trường (Nghề: Khoa học cây trồng - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
36 p | 15 | 5
-
Đa dạng Thân mềm ở cạn tại khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn-Ngổ Luông, tỉnh Hòa Bình (Mollusca: Gastropoda)
8 p | 33 | 4
-
Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen cao su đang được bảo tồn ở Việt Nam
9 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu đa dạng thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFs) ở tỉnh Đắk Lắk
13 p | 79 | 3
-
Đặc điểm hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh
8 p | 52 | 3
-
Đa dạng di truyền tài nguyên chi Việt quất (Vaccinium), chi Mâm xôi (Rubus), chi Thạch nam (Agapetes) tại Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu Bảo tồn Phia Oắc - Phia Đén, Cao Bằng
4 p | 52 | 3
-
Nghiên cứu khu hệ bướm ngày (Rhopalocera: Lepidoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Việt Nam
7 p | 25 | 2
-
Phục hồi sinh cảnh khu bảo tồn Vượn cao vít tại huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng: Phần 1
121 p | 10 | 2
-
Phân khu chức năng khu bảo tồn dựa vào đa dạng sinh học và môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
8 p | 5 | 2
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai
6 p | 66 | 2
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
10 p | 5 | 2
-
Đa dạng thực vật bậc cao tại khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
10 p | 15 | 2
-
Hiện trạng và giải pháp bảo tồn các loài gà nguy cấp, quý, hiếm tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu
9 p | 10 | 2
-
Kết quả nghiên cứu về thành phần loài bộ Phù du (Insecta: Ephemeroptera) tại Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng
8 p | 5 | 2
-
Thực trạng và giải pháp thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
9 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu tình trạng và phân bố của các loài động vật hoang dã quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
8 p | 61 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn