intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân khu chức năng khu bảo tồn dựa vào đa dạng sinh học và môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu thực hiện nhằm qui hoạch chi tiết các phân khu chức năng của Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ dựa trên hiện trạng tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá và xây dựng bản đồ đa dạng sinh học, bao gồm thực vật bậc cao, nhóm cá, nhóm chim, nhóm lưỡng cư – bò sát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân khu chức năng khu bảo tồn dựa vào đa dạng sinh học và môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN KHU CHỨC NĂNG KHU BẢO TỒN DỰA VÀO ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI - SINH CẢNH PHÚ MỸ, HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG Nguyễn Thanh Giao1*, Dương Văn Ni1, Huỳnh Thị Hồng Nhiên1 TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện nhằm qui hoạch chi tiết các phân khu chức năng của Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ dựa trên hiện trạng tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá và xây dựng bản đồ đa dạng sinh học, bao gồm thực vật bậc cao, nhóm cá, nhóm chim, nhóm lưỡng cư – bò sát. Ngoài ra, nghiên cứu còn đánh giá độ dày tầng mặt và chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 sinh cảnh, 126 loài chim, 30 loài cá, 13 loài lưỡng cư bò sát. Độ dày tầng đất tại khu bảo tồn dao động từ 0 - 150 cm. Đất tại khu vực nghiên cứu thuộc loại đất phèn nặng (pH < 4), giàu hữu cơ, độ mặn thấp, nghèo lân, kali trao đổi từ mức thấp đến trung bình và lân dễ tiêu ở mức rất thấp đến trung bình, hàm lượng đạm ở mức nghèo đến giàu đạm. Trên cơ sở khoa học và pháp lý, khu bảo tồn được qui hoạch thành ba khu chức năng bao gồm khu I (khu hành chính – dịch vụ) với tổng diện tích là 24 ha; khu II (khu phục hồi sinh thái) với tổng diện tích là 435 ha và khu III (khu bảo vệ nghiêm ngặt) với tổng diện tích là 611,28 ha. Riêng trong khu phục hồi sinh thái có thêm hai khu vực dành cho việc dưỡng bàng và hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến đồng cỏ bàng. Từ khóa: Chất lượng đất, đa dạng sinh học, phân khu chức năng, chất hữu cơ, Khu Bảo tồn Loài -Sinh cảnh, Phú Mỹ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ6 trong thời gian ngắn chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang các mô hình sản xuất nông Đất ngập nước (ĐNN) là một vùng đất mà đất bị nghiệp và do khai thác không kế hoạch với tốc độ bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. ĐNN khai thác cao hơn khả năng phục hồi tự nhiên của phân bổ ở hầu khắp các vùng sinh thái của nước ta, đồng cỏ bàng. Cho đến nay, vẫn chưa có qui hoạch gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư, có vai trò lớn tổng thể cho Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế-xã (KBT Phú Mỹ) nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn, hội. Đồng cỏ bàng tại xã Phú Mỹ, huyện Giang nhất là việc xây dựng hạ tầng, đê bao quản lý nước, Thành, tỉnh Kiên Giang là loài thực vật ở vùng đất các hoạt động bảo vệ trong khu nghiêm ngặt và khu ngập nước nguyên thủy còn sót lại diện tích 753 ha, phục hồi sinh thái. Để thực hiện mục tiêu bảo tồn và lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường của với đặc trưng nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập KBT Phú Mỹ phù hợp với các qui định của pháp luật, theo mùa và thực vật thích nghi chính yếu là cỏ bàng. KBT phải được qui hoạch tổng thể trong đó các khu Những nghiên cứu trước đây cho thấy nơi đây có 6 vực được phân khu chức năng rõ ràng để thuận tiện kiểu thảm thực vật đặc trưng gồm: bàng - mồm mốc, cho việc quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn bàng - năng, năng nỉ, năng ngọt, tràm và ruộng lúa tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Việc qui (Lê Hồng Thía, 2006) nhưng đến thời điểm hiện tại hoạch sẽ định rõ ranh giới của các sinh cảnh với các các sinh cảnh tại đây đã có nhiều thay đổi về thảm điều kiện môi trường và đa dạng sinh học từ đó phân thực vật lẫn diện tích các sinh cảnh. chia thành các khu chức năng khác nhau để có chiến Tuy nhiên, diện tích cỏ bàng đang bị thu hẹp lược quản lý hiệu quả nhất. Các hoạt động có liên nhanh chóng và có nguy cơ bị khai thác kiệt quệ quan đến KBT phải tuân theo qui hoạch phân khu chức năng này. Chính vì vậy, việc thực hiện qui 1 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại hoạch phân khu chức năng tại KBT loài – sinh cảnh học Cần Thơ là cần thiết. Nếu qui hoạch không được thực hiện tốt, Email: ntgiao@ctu.edu.vn N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 1/2021 113
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển vật và đa dạng loài của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). kinh tế xã hội của địa phương. Các mẫu được thu và xác định dựa trên “Hướng dẫn 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU điều tra đa dạng sinh học thực vật” được ban hành kèm theo Công văn 2149/TCMT-BTĐDSH ngày 14 2.1. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường về việc sinh cảnh ban hành các hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng Ảnh Landsat (trước khi thành lập KBT Phú Mỹ) sinh học và xây dựng báo cáo đa dạng sinh học. sẽ được thu thập để giải đoán các kiểu sinh cảnh 2.2.2. Đa dạng cá bằng phần mềm ENVI 4.8. Ảnh viễn thám sau khi Khảo sát thực tế, thu mẫu xác định thành phần được thu thập sẽ được cắt ảnh và hiệu chỉnh ảnh tập và số lượng theo “Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh trung vào vùng nghiên cứu tại KBT Phú Mỹ. Sau đó học cá” được ban hành kèm theo Công văn tiến hành chọn mẫu và phân tích có kiểm định bằng 2149/TCMT-BTĐDSH ngày 14 tháng 9 năm 2016 cách khoanh vùng chọn mẫu và tiến hành phân loại của Tổng cục Môi trường về việc ban hành các có giám sát để xác định các đối tượng cụ thể trên ảnh hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây theo các giá trị pixel tương ứng với đặc tính của từng dựng báo cáo đa dạng sinh học. Bằng cách quan sát, đối tượng. Các ảnh sau khi được xử lí sẽ được xuất đo đếm các chỉ tiêu hình thái theo tài liệu “Định qua định dạng ArcGIS và được xử lí tiếp bằng danh loài cá nước ngọt vùng ĐBSCL” của Trương ArcMap. Tiến hành xây dựng bản đồ sinh cảnh của Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) và Mô tả KBT Phú Mỹ trên phần mềm ArcGis. Từ bản đồ, tiến và định dạng loài cá ở ĐBSCL của Trần Đắc Định và hành điều tra thực địa để đối chiếu kết quả để hiệu ctv (2013). chỉnh bản đồ. 2.2.3. Đa dạng chim 2.2. Phương pháp khảo sát và thu thập thông tin Điều tra đa dạng chim được thực hiện bằng đa dạng sinh học phương pháp điều tra người dân địa phương theo 2.2.1. Đa dạng thực vật bậc cao “Hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học chim” được ban hành kèm theo Công văn 2149//TCMT- BTĐDSH ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành các hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh học và xây dựng báo cáo đa dạng sinh học. Bởi số lượng người dân sống xung quanh (497 nhân khẩu vào năm 2017; trong đó có 67 người là trẻ em, học sinh, sinh viên, người già mất sức lao động) và hoạt động buôn bán tương đối ít (chỉ có 7 người trên 497 người), do đó, nghiên cứu đã Hình 1. Ô tiêu chuẩn trong tuyến khảo sát tiến hành thu thập thông tin về chim thông qua Dựa vào bản đồ để xác định tuyến khảo sát. Do phỏng vấn (30 phiếu) cán bộ địa phương và người khu vực khảo sát thực vật chủ yếu là thực vật thân dân khu vực, người buôn bán ngoài chợ có kèm theo thảo và ít tràm nên nghiên cứu chọn phương pháp lập tên loài địa phương và hình ảnh trực quan kết hợp ô tiêu chuẩn theo cách chọn điển hình trong quần xã, thu thập thông tin thứ cấp (từ các công trình nghiên ở mỗi tuyến khảo sát chọn ô tiêu chuẩn (OTC) (400 cứu về chim tại khu vực nghiên cứu) để đánh giá. m2 ), trong OTC bố trí 3 ô thu mẫu (1 m2) theo đường 2.2.4. Đối với lưỡng cư-bò sát chéo (Hình 1). Sử dụng GPS để xác định tọa độ của Khảo sát thực tế, thu mẫu và xác định thành các ô tiêu chuẩn. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, thu mẫu phần và số lượng theo “Hướng dẫn điều tra đa dạng thực vật bậc cao để định tên loài, tất cả các loài thực sinh học lưỡng cư và bò sát” được ban hành kèm vật bậc cao thu thập được xác định tên khoa học theo theo Công văn 2149/TCMT-BTĐDSH ngày 14 tháng phương pháp so sánh về hình thái và dựa vào một số 9 năm 2016 của Tổng cục Môi trường về việc ban tài liệu có liên quan như: Cây cỏ Việt Nam trọn bộ hành các hướng dẫn kỹ thuật điều tra đa dạng sinh (Phạm Hoàng Hộ, 1999); Danh lục các loài thực vật học và xây dựng báo cáo đa dạng sinh học. Trong Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2003 - 2005); Hệ thực nghiên cứu các mẫu được xác định theo tài liệu nhận 114 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 1/2021
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ dạng một số loài bò sát và ếch nhái quan trọng ở Việt 2012; TCVN 6645:2000; TCVN 8661:2011; TCVN Nam của tác giả Nguyễn Văn Sáng và ctv (2005). 8662:2011; TCVN 4403:2011). Đồng thời, nghiên cứu còn phỏng vấn cán bộ quản lý 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN và kế thừa các tài liệu nghiên cứu từ các nhóm đa 3.1. Xây dựng bản đồ sinh cảnh và đa dạng sinh dạng sinh học trước đây của các loài lưỡng cư - bò sát học tại KBT Phú Mỹ. 3.1.1. Xây dựng bản đồ đa dạng sinh cảnh 2.2.5. Khảo sát độ dày tầng mặt và chất lượng đất Sinh cảnh Bàng – Mồm mốc (Lepironia Khảo sát thực tế và dựa vào bản đồ hiện trạng articulata - Ischaemum rugosum): Cỏ Bàng của KBT, mẫu đất sẽ được thu ở các vị trí đặc trưng (Lepironia articulate Rezt.) và Mồm mốc cho các sinh cảnh. Mỗi vị trí tiến hành thu 3 điểm (Ischaemum rugosum) là hai loài thực vật chính của phân bố đều trên sinh cảnh cần khảo sát ở độ sâu sinh cảnh với chiều cao ngang nhau dao động từ 1,2 trung bình dao động từ 30 – 60 cm. Như vậy có tổng – 1,4 m. Thành phần loài còn có Năng nỉ (Eleocharis cộng 13 vị trí thu mẫu phân bố đều trên các sinh ochrostachys Steud.), Hoàng đầu ấn (Xyris indica L), cảnh đặc trưng. Năng ngọt (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Henschel), Lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms), Bông súng đỏ (Nymphaea rubra Roxb. ex Salisb). Sinh cảnh Tràm – Bàng - Năng ngọt: là một trong những sinh cảnh có nhiều loài nhất, với 7 loài thực vật bậc cao. Thành phần loài nơi đây bao gồm: Hoàng đầu ấn (Xyris indica L), Đưng (Scleria poaeformis Rezt.), Cú rận (Cyperus iriaL), Mồm mốc (Ischaemum rugosum Salisb.). Sinh cảnh Năng nỉ (Eleocharis ochrostachys): Năng nỉ (Eleocharis ochrostachys Steud.) sống ở nơi có pH dao động từ 3,2 – 3,8 (Trương Thị Nga, 2012), Hình 2. Bản đồ vị trí thu mẫu đất tại KBT (2018) có thể sống ở vùng đất ngập nước nhưng ở mực nước Tiến hành lấy mẫu đất bằng khoan tay theo không cao như Năng ngọt (Eleocharis dulcis). Năng nỉ (Eleocharis ochrostachys) thích nghi được với hướng dẫn của TCVN 7538-2:2005 (ISO 10381- 2:2002) về Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng điều kiện đất bạc màu và phèn nặng nên các loài thực dẫn kỹ thuật lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ vật khác ít cạnh tranh. Đây là môi trường sống của ban hành. Mẫu sau khi thu được bảo quản trong giấy loài Sếu đầu đỏ (Grus antigone) mỗi lần di cư về bạc và đựng trong túi nilon nhằm tránh sự tiếp xúc KBT, do đó việc bảo vệ sinh cảnh năng nỉ vô cùng quan trọng. trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Các thông tin như tọa độ điểm, thời gian, sinh cảnh, hiện trạng vị trí thu Sinh cảnh Năng ngọt (Eleocharis dulcis): chiếm mẫu sẽ được ghi nhận (TCVN 6857:2001 – ISO diện tích rộng lớn nhất trong các loại quần xã thực 11259:1998). Mỗi điểm thu khoảng 1 kg đất, phơi đất vật đồng cỏ. Phân bố trên vùng đất phèn hoạt động ở sau đó trộn đều mẫu đất của 3 điểm và tiến hành thu các trạng thái từ phèn ít đến phèn nặng có pH 4 - 5, 1 mẫu nhằm đảm bảo mẫu đất cần thu đặc trưng cho độ ngập từ trung bình đến ngập sâu. Là sinh cảnh có sinh cảnh được khảo sát. Mẫu đất được thu 1 lần vào chỉ số Simpson cao nhất khi chiếm 99,7% số lượng cá mùa mưa. Mẫu đất sau khi thu được tiến hành phân thể của sinh cảnh; do khả năng thích nghi rộng nên tích 10 chỉ tiêu, bao gồm pH, độ mặn (‰), độ dẫn sinh cảnh này có thể lất át quần xã khác, đặc biệt là điện (EC, mS/cm), chất hữu cơ trong đất (CHC, %), sinh cảnh bàng – năng nỉ. Thành phần loài trong sinh đạm tổng số (TN, %N), lân tổng (TP, %P), P2O5 dễ cảnh này gồm có Tràm (Melaleuca cajuputi), Năng tiêu (mgP/100g), K2O dễ tiêu (Meq/100g), Al3+ ngọt (Eleocharis dulcis). (meqAl3+/ 100g đất), và axit tổng (meqH+/100g) Sinh cảnh Tràm – Năng ngọt (Melaleuca bằng các phương pháp chuẩn (TCVN 5979:2007; cajuputi - Eleocharis dulcis): là sinh cảnh có sự phân TCVN 4589:2011; TCVN 8940:2011; TCVN 9294: bố tương đối đồng đều về số loài và số cá thể so với N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 1/2021 115
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ các sinh cảnh khác. Có các loài như: Tràm phần loài thấp như: bộ Yến (Apodiformes), bộ Chim (Melaleuca cajuputi Powel), Hoàng đầu ấn (Xyris (Caprimulgiformes), bộ Cắt (Falconiformes), bộ Ô indica L), Năng ngọt (Eleocharis dulcis (Burm.f.) tác (Otidiformes), bộ Chim lặn (Podicipediformes), Henschel), Đưng (Scleria poaeformis Rezt.), Dương bộ Cú (Strigiformes), bộ Chim điên (Suliformes). xỉ (Nephrolepis multiflora). Mỗi bộ gồm 1 họ chiếm 2%, 1 chi chiếm 1,08 % và 1 Sinh cảnh Tràm - Bàng (Melaleuca cajuputi - loài chiếm 0,79% trên tổng hệ. Trong số 51 họ xác Lepironia articulate): có mức đa dạng thấp. Tại sinh định có 10 họ có số chi nhiều nhất đó là họ Hạc cảnh này, sự sinh trưởng của cỏ bàng mạnh khi Ciconiidae), họ Vịt (Anatidae), họ Sáo (Sturnidae), chiều cao của chúng lên đến 1,5 - 1,8 m. Tuy nhiên, họ Chiền chiện (Cisticolidae), họ Dẽ (Scolopacidae), số lượng cỏ bàng không quá lớn do tràm đã lấn hết họ Gà nước (Rallidae), họ Cu cu (Cuculidae), họ Ưng phần lớn diện tích trong quần xã. Thành phần loài (Accipitridae), họ Sả (Coraciidae), họ Diệc trong sinh cảnh gồm: Song chằng (Rottboellia (Ardeidae). Hai họ có số chi nhiều nhất là họ Diệc exaltata L.f.), Tràm (Melaleuca cajuputi), Bàng (Ardeidae) với 7 chi và 14 loài, họ Sả (Coraciidae) với (Lepironia articulate). 7 chi và 9 loài. Trong đó họ Hạc là họ có 3 loài có trong sách Đỏ thế giới IUCN, họ Dẽ (Scolopacidae) Sinh cảnh ruộng lúa là sinh cảnh kém đa dạng có 1 loài, họ Ưng (Accipitridae) có 1 loài. sinh học nhất, diện tích trồng lúa của người dân chỉ chiếm một phần nhỏ trên tổng diện tích của KBT. Nhìn chung, các loài thực vật bậc cao chủ lực của KBT cần được ưu tiên dưỡng và phát triển là Bàng (Lepironia articulate), Năng nỉ (Eleocharis ochrostachys), Năng ngọt (Eleocharis dulcis). Hình 4. Bản đồ đa dạng nhóm chim tại khu vực nghiên cứu năm 2018 Từ bản đồ có thể thấy, bản đồ được xây dựng dựa trên 13 lớp dữ liệu thuộc tính và không gian. Mỗi lớp dữ liệu được thể hiện bởi màu sắc và kí hiệu riêng biệt (được chú thích trong hình 3) bao gồm 11 sinh cảnh chủ yếu tại KBT Phú Mỹ. Trên bản đồ hiện trạng đa dạng chim tại đây được chia thành 3 Hình 3. Bản đồ đa dạng thực vật bậc cao tại KBT Phú mức chính đa dạng thấp (0 đến 60 loài), đa dạng Mỹ năm 2018 trung bình (từ 60 đến 93 loài) và đa dạng cao (từ 93 3.1.2. Xây dựng bản đồ đa dạng chim đến 126 loài). Bản đồ cho thấy các sinh cảnh cỏ Mồm, Kênh, Bàng – Năng, Năng ngọt và Năng nỉ Hệ chim của vùng Phú Mỹ gồm 126 loài thuộc đều nằm trong mức đa dạng loài cao. Có 2 sinh cảnh 93 chi, 51 họ và 18 bộ, bao gồm: bộ Sẻ duy nhất nằm ở mức đa dạng trung bình là sinh cảnh (Passeriformes), bộ Choi choi (Charadriiformes), bộ tràm. Các sinh cảnh còn lại nằm ở mức đa dạng thấp. Bồ nông (Pelecaniformes), bộ Sả (Coraciiformes), bộ Ưng (Accipitriformes), bộ Sếu (Gruiformes), bộ Hạc 3.1.3. Xây dựng bản đồ đa dạng nhóm cá (Ciconiiformes), bộ Chim điên (Suliformes), bộ Yến Qua phỏng vấn, ghi nhận được 30 loài thuộc, 26 (Apodiformes), bộ Cắt (Falconiformes), bộ Chim lặn chi, 15 họ và 8 bộ. Thống kê kết quả ghi nhận được (Podicipediformes). Trong đó, bộ đa dạng nhất với có 02 bộ chiếm ưu thế là bộ Cá Chép nhiều họ, nhiều chi và nhiều loài nhất là bộ Sẻ (Cypriniformes) với 10 loài chiếm 33,33%, bộ Cá (Passeriformes) với 23 họ (chiếm 46%), 32 chi Vược (Perciformes) với 10 loài (chiếm 33,33%). Kế (34,41%) và 44 loài (chiếm 34,92%). Các bộ có thành đến là bộ Cá Nheo (Siluriformes) với 5 loài (chiếm 116 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 1/2021
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 16,67%), các bộ cá còn lại như bộ Cá Hồi Có 13 loài lưỡng cư bò sát được ghi nhận tại (Salmoniformes), bộ Cá Nhái (Beloniformes), bộ Cá KBT, thuộc 12 chi, 6 họ trong 2 bộ (bộ Ếch Nhảy Thát Lát (Osteoglossiformes), bộ Lươn (Anura) và bộ Có Vẩy (Squamata)) thuộc 2 lớp lưỡng (Synbranchiformes) và bộ Cá Chép Răng cư (Amphibia) và bò sát (Reptilia). Trong đó có 5 loài (Cyprinodontiformes) mỗi bộ chỉ có một loài (chiếm thuộc lớp lưỡng cư, chiếm 38,46% và 8 loài thuộc lớp 3,3%). Trong 15 họ cá được xác định, họ Cá Chép bò sát, chiếm 61,53% được ghi nhận. Từ bản đồ trên (Cyprinidae) 10 loài chiếm 33,33%, họ Cá Tai Tượng cho thấy, mức độ đa dạng lưỡng cư bò sát trên các (Osphronemidae) với 5 loài chiếm 16,67%, họ Cá sinh cảnh phân bố không đồng đều. Đa số các loài Lăng (Bagridae), họ Cá Trê (Clariidae) mỗi họ có 2 lưỡng cư bò sát tập chung nhiều trên sinh cảnh Tràm loài chiếm 6,67%, các họ còn lại mỗi họ có 1 loài - Bàng - Năng với 9 loài. Các sinh cảnh còn lại đều chiếm 1,32%. nằm ở mức trung bình và thấp. Đặt biệt trên sinh cảnh Năng nỉ và Bàng - Năng không ghi nhận được loài nào xuất hiện. Các sinh cảnh Tràm - Năng, Lúa, Cỏ mồm và Năng ngọt có độ đa dạng trung bình, số loài dao động từ 4-8 loài 3.2. Xây dựng bản đồ độ dày tầng mặt và chất lượng môi trường đất 3.2.1. Xây dựng bản đồ độ dày tầng mặt Hình 5. Hiện trạng đa dạng nhóm cá tại KBT loài - sinh cảnh Phú Mỹ năm 2018 Bản đồ được xây dựng trên 11 lớp dữ liệu, mỗi lớp mang một thông tin riêng và được thể hiện bằng 1 mùa đại diện. Qua biểu đồ ta có thể thấy phần lớn các sinh cảnh tại KBT đều có mức độ đa dạng cá trung bình, số loài cá dao động trên các sinh cảnh từ 3 - 16 loài. Duy nhất sinh cảnh Kênh, Bàng - Năng Hình 7. Bản đồ độ dày tầng đất mặt 2018 ngọt có thành phần loài đa dạng nhất 17 - 30 loài Kết quả phân tích tại 290 điểm trong KBT cho được ghi nhận. Sinh cảnh Tràm-Năng ngọt và Năng thấy độ dày tối thiểu là 0 cm (sinh cảnh Bàng – Năng nỉ có thành phần loài cá nằm ở mức thấp dao động từ ngọt) và tối đa là 150 cm, trung bình là 77,33 cm, 0 đến 2 loài. trung vị là 79 cm, mode 10. Địa hình tại KBT có đầy 3.1.4. Xây dựng bản đồ đa dạng lưỡng cư bò sát đủ sự hiện diện của cả 5 tầng đất. Trong đó các điểm có độ dày tầng đất từ trung bình có 64 điểm (24%), tầng dày chiếm phần trăm cao nhất với 107 điểm, chiếm 40%. Tầng rất dày chiếm 20% các điểm khoan với 53 điểm. Các điểm có độ dày rất mỏng và mỏng chiếm rất thấp lần lượt là 19 và 26 điểm. Nhìn chung độ dày tầng mặt tại KBT khá cao, nằm trên mức trung bình >50 cm thích hợp cho các thảm thực vật phát triển. Độ dày tập trung cao ở phía Đông và Đông Bắc (gần kênh Nông Trường) và giảm dần về phía Tây và Tây Nam (kênh Hà Giang). Các vị trí ven phía Nam và dọc theo kênh Đồng Hòa có phân bố Hình 6. Bản đồ đa dạng nhóm lưỡng cư bò sát tại tầng mặt khá cao, nằm ở mức dày và rất dày >75 cm KBT năm 2018 thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của thực N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 1/2021 117
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vật. Vì thế có thể quy hoạch các vị trí này làm khu Bản đồ chất lượng đất tại KBT Phú Mỹ năm vực dưỡng bàng. Các sinh cảnh có độ dày tầng mặt 2018 được xây dựng dựa trên số liệu của các vị trí thu thấp chủ yếu là sinh cảnh Bàng – Năng ngọt và sinh mẫu bao gồm: Đất rừng, đất nông nghiệp, nước mặt, cảnh lúa. Tại các vị trí này độ dày tầng mặt rất thấp đất khác với các chỉ tiêu: hàm lượng đạm và lân dễ dao động từ 0 – 30 cm vì thế rất hạn chế cho sự phát tiêu và kali dễ tiêu ở các khoảng giá trị đánh giá: triển của thực vật do đó hoạt động canh tác, trồng lúa giàu, trung bình, nghèo. Sự khác biệt về hàm lượng sẽ không mang lại hiệu quả. chất hữu cơ, tổng đạm, tổng lân theo từng điểm thu 3.2.2. Xây dựng bản đồ độ dày phân bố tầng hữu mẫu và sinh cảnh. Ngoài ra bản đồ còn kết hợp thêm cơ lớp dữ liệu độ dày tầng mặt được nội suy từ 290 điểm quan trắc mẫu và được trình bày trong hình 9. Kết quả khảo sát cho thấy, tầng hữu cơ tại KBT dao động từ 0 – 30 cm, trung bình khoảng 6,36 cm. 3.3. Quy hoạch phân khu chức năng tại khu bảo Lớp hữu cơ tích trữ nhiều trên các sinh cảnh Bàng - tồn Mồm, Tràm. Do các khu vực này có độ sâu ngập thấp Dựa trên các kết quả về đa dạng sinh học của nên khả năng phân hủy diễn ra chậm hơn so với các các nhóm loài hiện có ở khu bảo tồn, đặc biệt các loài sinh cảnh khác vì thế lượng thực bì cũng tích trữ quí, hiếm có giá trị bảo tồn; các phân tích về điều nhiều. Độ dày tầng hữu cơ tập trung cao ở phía Đông kiện thổ nhưỡng và kinh tế xã hội cũng như cơ sở hạ Nam (kênh Nông Trường) giảm dần về phía Tây tầng hiện hữu, 3 phương án qui hoạch đã được xây Nam (kênh Hà Giang, kênh Đồng Hòa). Tại khu vực dựng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ trình bày Lung (sinh cảnh Tràm – Năng ngọt, Bàng – Năng phương án qui hoạch được chọn như hình 10. ngọt) có độ dày tầng hữu cơ thấp nhất, có nơi không phát hiện tầng hữu cơ. Hình 10. Bản đồ phân khu chức năng phương án 1 năm 2018 Hình 8. Bản đồ phân bố độ dày tầng hữu cơ năm KBT Phú Mỹ được chia thành 3 khu như: Khu I: 2018 khu hành chính - dịch vụ với tổng diện tích là 24 ha 3.2.3. Xây dựng bản đồ chất lượng đất (năng ngọt chiếm ưu thế với diện tích 20,7 ha, sinh cảnh Tràm chiếm 2,4 ha và còn lại là bàng với 0,9 ha); Khu II: khu phục hồi sinh thái với tổng diện tích là 435 ha (Năng ngọt chiếm 216,2 ha; Tràm - Bàng - Năng chiếm 68 ha; Tràm chiếm 58 ha; Bàng chiếm 30 ha, Tràm – Bàng chiếm 26,9 ha; lúa chiếm 20,6 ha và cuối cùng là sinh cảnh Hoàn đầu ấn chiếm 3,3 ha); Khu III: khu bảo vệ nghiêm ngặt với tổng diện tích là 611 ha (Năng ngọt chiếm ưu thế với diện tích là 299 ha, sinh cảnh Tràm - Bàng năng với 172 ha, sinh cảnh Bàng - Mồm mốc với 107 ha, Tràm 22 ha, lúa là 6,7 ha và Năng nỉ là 4,3 ha.) (Hình 10). Ranh giới của Hình 9. Bản đồ chất lượng đất tại KBT loài sinh cảnh 3 khu này được xác định dựa vào các chỉ tiêu được Phú Mỹ năm 2018 trình bày trong bảng 1. 118 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 1/2021
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 1. Phân tích các tiêu chí trên từng phân khu chức năng năm 2018 Khu bảo vệ nghiêm Khu phục hồi sinh Tiêu chí Khu hành chính – dịch vụ ngặt thái Tiêu chí 1: Bảo tồn Là khu vực kiếm ăn Không có Không có loài Sếu của Sếu Tiêu chí 2: Mức độ Có mức độ đa dạng Có mức độ đa dạng Mức độ đa dạng thấp đa dạng sinh học cao nhất trung bình Tiêu chí 3: Kinh tế xã Là khu vực chưa Cộng đồng xung Có nhưng không mang lại hội mang lại nguồn thu quanh tập trung khai nhiều giá trị kinh tế cho nhập cho cộng đồng thác Bàng ở khu vực người dân. xung quanh này khá nhiều Tiêu chí 4: Luật - Đáp ứng được các Đáp ứng được các qui Không có qui định cụ thể chính sách qui định tại điều 7, định tại điều 7, Luật trong luật, nhưng đáp ứng Luật Đa dạng sinh Đa dạng sinh học được định hướng phát triển học 2008 2008 của khu bảo tồn. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2. Ngô Ngọc Hưng (2005). Thang đánh giá tham khảo cho một số đặc tính lý, hóa học đất. Nhà Qua kết quả khảo sát và kiểm kê cho thấy, thành xuất bản Đại học Cần Thơ. phần loài động, thực vật tại KBT Phú Mỹ khá đa 3. Nguyễn Mỹ Hoa (2007). Giáo trình thực tập dạng, ghi nhận được 11 kiểu sinh cảnh, 126 loài hóa lý đất. NXB Đại học Cần Thơ. Cần Thơ. 60 trang. chim, 30 loài cá, 13 loài lưỡng cư bò sát. Tất cả các số 4. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). Hệ thực vật và liệu kiểm kê và khảo sát đã được thể hiện rõ ràng trên bản đồ hiện trạng phân bố thực vật. Độ dày tầng đa dạng loài. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 146 trang. mặt tại KBT khá cao, nằm trên mức trung bình >50 cm thích hợp cho các thảm thực vật phát triển; trong 5. Nguyễn Tiến Bân (2003) và (2005). Danh lục đó tầng hữu cơ dao động từ 0 - 30 cm, trung bình ở các loài thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản Nông mức 6,36 cm. Kết quả phân tích mẫu đất tại KBT cho nghiệp. thấy đất bị phèn, giàu hữu cơ, lân trong đất ở mức 6. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn nghèo. Hàm lượng đạm lại đạt từ nghèo đến giàu Quảng Trường (2005). Nhận dạng một số loài bò sát đạm. Lân dễ tiêu dao động từ rất thấp đến trung và ếch nhái quan trọng ở Việt Nam. Nhà xuất bản bình, kali trao đổi dao động từ thấp đến trung bình. Nông nghiệp. KBT được phân thành 3 khu trong đó Khu I là khu 7. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam hành chính - dịch vụ với tổng diện tích là 24 ha; Khu (trọn bộ). Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. II là khu phục hồi sinh thái với tổng diện tích là 435 8. Trần Đắc Định, Shibukawa Koichi, Nguyễn ha và Khu III là khu bảo vệ nghiêm ngặt với tổng Thanh Phương, Hà Phước Hùng, Trần Xuân Lợi, Mai diện tích là 611 ha. Riêng trong khu phục hồi sinh Văn Hiếu và Utsugi Kenzo (2013). Mô tả và định thái có thêm hai khu vực dành cho việc dưỡng bàng dạng loài cá ở vùng ĐBSCL. Nhà xuất bản Đại học và hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến Cần Thơ, 174 trang. đồng cỏ bàng. 9. Trương Thị Nga, Lê Anh Tuấn, Lê Văn Bình (2013). Phân bố của các loài thực vật thân thảo theo TÀI LIỆU THAM KHẢO độ sâu ngập nước ở khu đa dạng sinh học A1 Vườn 1. Lê Hồng Thía (2006). Bảo tồn đồng cỏ bàng Quốc gia Tràm Chim. Tạp chí Khoa học Đất, số 44: 51. (Lepironia articulata) bằng việc phát triển kinh tế xã 10. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương hội cho cộng đồng xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương, (1993). Định loại các loài cá nước ngọt vùng đồng tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Trường bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Trường Đại Đại học Cần Thơ. học Cần Thơ, 361 trang. N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 1/2021 119
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ FUNCTIONAL PLANNING OF THE CONSERVATION AREA BASED ON THE BIODIVERSITY AND ENVIRONMENT: A CASE STUDY IN THE SPECIES-HABITAT CONSERVATION AREA IN PHU MY, GIANG THANH DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE Nguyen Thanh Giao1, Duong Van Ni1, Huynh Thi Hong Nhien1 1 College of Environment and Natural Resources, Can Tho University Email: ntgiao@ctu.edu.vn Summary The study was conducted to detailed planning of the functional boundaries of Phu My species-habitat conservation area based on the current status of natural resources and environment. The research has carried out survey, assessment and development of biodiversity maps, including higher plants, fish, bird, amphibians and reptiles. In addition, the study was also assessed depth of soil and soil quality in the study area. The study results identified 11 habitats, 126 species of birds, 30 species of fish, 13 species of amphibians and reptiles. Soil depth survey results showed that the depth of soil ranged from 0 cm and 150 cm. The soil was acidic (pH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1