intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng nấm ăn trên phụ phẩm nông nghiệp của trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục tiêu tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân, Trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành các nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn trong khuôn khổ các dự án, đề tài hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, đặc biệt là tổ chức JICA Nhật Bản trong dự án TBU-JICA “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển bền vững vùng nông thôn khu vực Tây Bắc”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng nấm ăn trên phụ phẩm nông nghiệp của trường Đại học Tây Bắc

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NUÔI TRỒNG NẤM ĂN TRÊN PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Nguyễn Thị Quyên*, Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Vũ Phương Liên Trường Đại học Tây Bắc * Email: quyennguyen116@utb.edu.vn Tóm tắt: Trong thời gian từ năm 2007 - 2020, công tác nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn trên phụ phẩm nông nghiệp tại Trường Đại học Tây Bắc đã đạt được nhiều thành quả nhất định. Trồng nấm sò trắng trên cơ chất lõi ngô nghiền bổ sung 10 % cám gạo cho năng suất cao nhất 516 kg/tấn nguyên liệu. Trồng nấm rơm trên cơ chất 50 % lõi ngô + 50 % rơm rạ cho năng suất cao nhất 105,43 kg/tấn cơ chất. Nấm sò kim đỉnh nuôi trồng trên lõi ngô nghiền với khối lượng cơ chất 2 kg, khối lượng giống cấy 25 g/kg đạt năng suất cao nhất 318,91 kg/tấn cơ chất khô. Mộc nhĩ nuôi trồng trên cơ chất lõi ngô nghiền với khối lượng 2,5 kg và khối lượng giống 30 g/kg cho năng suất cao nhất 751,81 kg/tấn cơ chất khô. Nuôi trồng nấm hoàng đế trên cơ chất 10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3 + 5 % bột đậu tương đạt năng suất cao nhất 590 kg/tấn cơ chất khô. Các kết quả chỉ ra tính khả thi của việc trồng nấm ăn trên phụ phẩm nông nghiệp tại Sơn La. Song song với công tác nghiên cứu, công tác chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ăn cũng đã được tiến hành tại thành phố Sơn La và huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Từ khóa: Nấm ăn, phụ phẩm nông nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein, nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, PP,… và các axit amin thiết yếu, không gây xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong máu. Nấm còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú như: tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, kháng ung thư và kháng virus, ngăn ngừa và trị liệu các bệnh tim mạch, hạ đường máu, chống phóng xạ, chống oxy hóa, giải độc và bảo vệ tế bào gan, an thần, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn có bước phát triển nhảy vọt ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, do đó có rất nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, vỏ trấu, thân cây ngô, lõi ngô,… đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất nấm (Đoàn Đức Lân và cs., 2018) [3]. Tỷ lệ nông dân chiếm phần lớn dân số lại có nhiều thời gian nông nhàn và rất muốn có thêm nghề phụ để nâng cao thu nhập. Sơn La vẫn là tỉnh có diện tích sản xuất ngô lớn của miền Bắc, diện tích trồng ngô năm 2019 là 95,4 nghìn ha, sản lượng đạt 393,4 nghìn tấn. Diện tích trồng lúa năm 2019 đạt 50,7 nghìn ha, sản lượng đạt 187,9 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2020) [6]. Chính vì thế mà lượng phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lõi ngô, rơm rạ thải ra môi trường là tương đối lớn. Việc tận dụng các phụ phẩm này chưa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, chủ yếu người dân dùng để làm nhiên liệu, phân bón. Nếu như lượng phụ phẩm đó được sử dụng trồng nấm, sẽ góp phần mang lại giá trị kinh tế cao hơn đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường do phụ phẩm nông nghiệp. Ở Sơn La, việc nuôi trồng nấm ăn trên phụ phẩm nông nghiệp còn chưa phổ biến, sản xuất nấm còn gặp nhiều hạn chế trong công nghệ, năng suất, chất lượng và sự đa dạng sản phẩm. Việc lựa chọn nguyên liệu nuôi trồng, kỹ thuật nuôi trồng và loại nấm ăn thích hợp với điều kiện địa phương là rất cần thiết. Với mục tiêu tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân, Trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành các nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn trong khuôn khổ các dự án, đề tài hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế, đặc biệt là tổ chức JICA Nhật Bản trong dự án TBU-JICA “Nâng cao năng lực Trường Đại học Tây Bắc góp phần phát triển bền vững vùng nông thôn khu vực Tây Bắc”. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NUÔI TRỒNG NẤM ĂN TẠI ĐẠI HỌC TÂY BẮC 2.1. Nguồn vật liệu có thể nuôi trồng nấm ăn từ phế thải nông nghiệp tại Sơn La Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 1.417.444 ha, đứng thứ 5 trong số 64 tỉnh, thành phố (Cổng thông tin điện tử Sơn La, 2020) [2]. Có khí hậu cận nhiệt đới ẩm vùng núi, mùa đông phi nhiệt đới lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí
  2. 356 Nguyễn Thị Quyên, Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Vũ Phương Liên hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú và có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm. Khí hậu của tỉnh rất thuận lợi cho sự phát triển ngành nghề trồng nấm: có độ ẩm cao (trung bình 80 %), nhiệt độ ổn định (trung bình năm 21,6 oC). Nguyên liệu trồng nấm ở Sơn La có rất sẵn. Diện tích trồng ngô năm 2019 là 95,4 nghìn ha, sản lượng đạt 393,4 nghìn tấn. Diện tích trồng lúa năm 2019 đạt 50,7 nghìn ha, sản lượng đạt 187,9 nghìn tấn (Tổng cục Thống kê, 2020) [6]. Theo kết quả khảo sát của Đặng Văn Công, mỗi năm tại Sơn La có khoảng 130,92 nghìn tấn phế thải lõi ngô (trong đó: 86,67 % làm chất đốt lò sấy, 10 % làm chất đốt thay cho củi, gas và 3,33 % làm nguyên liệu trồng nấm) (Đặng Văn Công, 2017) [1]. Theo ước tính của Gadde và cs., (2007), tỷ lệ rơm rạ so với sản lượng lúa là 75 % [8], mỗi năm tại Sơn La sẽ có khoảng 140,9 nghìn tấn rơm rạ thải ra sau thu hoạch. Tính đến cuối năm 2019 diện tích cà phê của tỉnh Sơn La ước đạt 17.202 ha; sản lượng ước đạt 23.506 tấn (cà phê nhân) (Cổng thông tin điện tử Sơn La, 2020) [2]. Chính vì thế mà lượng phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lõi ngô, rơm rạ, vỏ cà phê thải ra môi trường là tương đối lớn. Việc tận dụng các phụ phẩm này chưa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, chủ yếu người dân dùng để làm nhiên liệu, phân bón. Việc trồng nấm trên nguyên liệu sẵn có ở địa phương sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển và giá thành sản xuất, giải quyết các vấn đề về việc làm, môi trường. Ngoài ra, các vật liệu đơn giản để trồng nấm như: túi nilon, dây buộc, tre nứa,… đều rất sẵn mua tại các chợ địa phương. 2.2. Các kết quả nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn trên phế thải nông nghiệp tại Đại học Tây Bắc 2.2.1. Nghiên cứu nuôi trồng nấm sò 2.2.1.1. Nghiên cứu nuôi trồng nấm sò trắng trên phế thải nông nghiệp Thí nghiệm gồm 3 công thức (công thức 1: 100% cơ chất rơm rạ; công thức 2: 100 % cơ chất lõi ngô nghiền; công thức 3: 100 % cơ chất bông phế thải), mỗi công thức gồm 30 bịch nấm, mỗi bịch nấm có khối lượng 2 kg, thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 9 - 12/2007. Bảng 1. Kết quả trồng nấm sò trắng trên các cơ chất khác nhau tại Sơn La (năm 2007) Chiều dài Đường kính mũ Năng suất Hiệu quả kinh tế Công thức cuống nấm nấm (kg/tấn nguyên (nghìn đồng/tấn (cm) (cm) liệu) nguyên liệu) Rơm rạ 4,02a 6,15b 318c 7.457 Lõi ngô nghiền 4,16a 6,37ab 437b 8.308 a a a Bông phế thải 3,98 6,79 497 7.733 LSD0,05 0,21 0,56 10,1 CV% 11,2 13,5 9,7 Ghi chú: Các giá trị với các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với p
  3. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng nấm ăn 357 trên phụ phẩm nông nghiệp của Trường Đại học Tây Bắc 2.2.1.2. Nghiên cứu sử dụng các chất bổ sung vào cơ chất trồng nấm sò trắng Thí nghiệm gồm 4 công thức (công thức 1: 100 % cơ chất lõi ngô nghiền; công thức 2: 90 % cơ chất lõi ngô nghiền và 10 % cám gạo; công thức 3: 90 % cơ chất lõi ngô nghiền và 10 % bột ngô; công thức 4: 90 % cơ chất lõi ngô nghiền và 10 % bột đậu tương), mỗi công thức gồm 30 bịch nấm có khối lượng 2 kg, thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB với 3 lần nhắc lại. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng 6 - 11/2008. Bảng 2. Kết quả trồng nấm sò trắng trên lõi ngô nghiền có sử dụng các chất bổ sung khác nhau (năm 2008) Chiều dài Đường kính Năng suất Hiệu quả kinh tế Công thức cuống nấm mũ nấm (kg/tấn (nghìn đồng/tấn (cm) (cm) nguyên liệu) nguyên liệu) 100 % lõi ngô 4,16a 6,37b 437c 8.308 a ab ab 90 % lõi ngô + 10 % cám gạo 4,12 6,75 516 9.077 a ab b 90 % lõi ngô + 10 % cám ngô 4,35 6,65 501 8.913 90 % lõi ngô + 10 % bột đậu tương 4,25a 7,37a 533a 8.743 LSD0,05 0,27 0,75 31,6 CV% 12,7 15,4 14,2 Ghi chú: Các giá trị với các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với p
  4. 358 Nguyễn Thị Quyên, Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Vũ Phương Liên Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 - tháng 11 năm 2017. Bảng 3. Kết quả nghiên cứu nuôi trồng nấm sò kim đỉnh trên lõi ngô nghiền (năm 2017) Chiều dài Năng suất Năng suất Hiệu quả kinh Đường kính cuống nấm (kg/tấn cơ (kg/tấn cơ tế (nghìn đồng) Công thức mũ nấm (cm) (cm) chất ẩm) chất khô) C1 3,98a 3,26a 198,99a 318,38 a a b C2 4,02 3,44 191,92 307,07 b a c C3 3,67 3,24 149,52 239,23 LSD0.05C 0,24 0,22 2,63 G1 3,91a 3,37a 180,75b 289,20 a a a G2 3,88 3,35 184,43 295,09 a a c G3 3,88 3,22 175,26 280,42 LSD0,05G 0,24 0,22 2,63 ab ab C1G1 3,98 3,43 199,13a 318,61 19.570 ab ab a C1G2 3,88 3,29 199,72 319,55 19.405 C1G3 4,08a 3,06b 198,15ab 317,04 18.929 a ab b C2G1 4,05 3,41 194,12 310,59 19.296 a a a C2G2 4,03 3,50 199,32 318,91 19.795 C2G3 3,98ab 3,40ab 182,33c 291,73 17.099 ab ab e C3G1 3,70 3,26 148,99 238,38 13.086 ab ab d C3G2 3,74 3,25 154,26 246,82 13.596 b ab e C3G3 3,59 3,21 145,29 232,46 12.053 LSD0.05C*G 0,42 0,38 4,56 CV% 6,2 6,6 1,5 Ghi chú: Các giá trị với các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với p < 0,05. Hình 1. Quả thể nấm sò kim đỉnh được nuôi cấy trên lõi ngô nghiền tại Sơn La
  5. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng nấm ăn 359 trên phụ phẩm nông nghiệp của Trường Đại học Tây Bắc Ở các khối lượng cơ chất khác nhau, các chỉ tiêu năng suất của nấm sò kim đỉnh có sự khác nhau. Trong đó, ở khối lượng cơ chất C1 năng suất nấm sò kim đỉnh đạt cao nhất 198,99 kg/tấn cơ chất ẩm, cao hơn có ý nghĩa so với các công thức C2, C3. Khi cấy giống với lượng 25 g/kg cơ chất (công thức G2) năng suất nấm sò kim đỉnh đạt cao nhất tương ứng 184,43 kg/tấn cơ chất ẩm. Các chỉ tiêu về năng suất này cao hơn có ý nghĩa so với các công thức còn lại. Trong các công thức thí nghiệm, công thức C2G2 (khối lượng cơ chất 2 kg, khối lượng giống cấy 25 g/kg) có ưu thế hơn về các chỉ tiêu năng suất và hiệu quả kinh tế, đạt năng suất cao nhất 199,32 kg/tấn cơ chất ẩm, tương ứng 318,91 kg/tấn cơ chất khô; hiệu quả kinh tế đạt cao nhất 19,795 triệu đồng/tấn nguyên liệu. Zeng - Chin Liang và cộng sự (2009), trồng nấm sò vàng trên nguyên liệu thân cây cỏ gừng, cỏ voi và thân cây ngô có phối trộn với mùn cưa, đạt hiệu quả sinh học từ 53,58- 65,4 % [10], tương đương năng suất 535,8 kg/tấn nguyên liệu - 654 kg/tấn nguyên liệu. Tuy năng suất nấm sò vàng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, nhưng kết quả này đã cho thấy tiềm năng của việc dùng cơ chất lõi ngô nghiền để nuôi trồng nấm sò vàng tại Sơn La. 2.2.2. Nghiên cứu nuôi trồng nấm rơm Thí nghiệm gồm 6 công thức: Công thức 1: cơ chất 100 % rơm rạ (đối chứng); công thức 2: cơ chất 100 % lõi ngô nghiền; công thức 3: cơ chất 100 % lá cây ngô; công thức 4: 100 % mày ngô; công thức 5: 100 % vỏ cà phê; công thức 6: cơ chất 50 % rơm rạ + 50 % lõi ngô nghiền. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, bao gồm 6 mô nấm, mỗi mô nấm chứa 45 kg cơ chất. Thí nghiệm bố trí theo kiểu RCB. Thời gian: thí nghiệm được thực hiện từ tháng 7/2014 đến tháng 9/2014. Bảng 4. Kết quả nghiên cứu nuôi trồng nấm rơm trên các cơ chất khác nhau (năm 2014) Đường kính cây Chiều dài cây Năng suất Công thức nấm (cm) nấm (cm) (kg/tấn cơ chất) 100 % rơm rạ (đối chứng) 3,59 4,88 75,74b 100 % lõi ngô nghiền 3,28 3,88 43,21d 100 % lá cây ngô 3,34 4,86 33,95d 100 % mày ngô 3,40 4,86 36,73d 100 % vỏ cà phê 3,34 4,51 58,83c 50 % rơm rạ + 50 % lõi ngô nghiền 4,01 5,27 105,43a LSD0,05 0,46 0,74 10,6 CV% 7,4 8,9 9,9 Ghi chú: Các giá trị với các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với p
  6. 360 Nguyễn Thị Quyên, Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Vũ Phương Liên Anita Tripathy (2010), nghiên cứu trồng nấm rơm trên cơ chất lúa mì phối trộn với các cơ chất cám gạo, bột mì, rơm rạ, lá chuối, bã mía kết quả thu được năng suất nấm rơm cao nhất ở công thức 50 % lúa mì + 50 % cám gạo đạt 1.360 g/luống cơ chất, hiệu quả sinh học 13,6 % (tương đương 136 kg/tấn nguyên liệu) [7]. Kết quả nghiên cứu tại Đại học Tây Bắc cho thấy, khi sử dụng 1 tấn cơ chất (bao gồm 50 % lõi ngô + 50 % rơm rạ) để trồng nấm rơm thu được 105,43 kg/tấn cơ chất, cao hơn có ý nghĩa so với các công thức còn lại và cao hơn 38,63 % so với công thức đối chứng. Tuy nhiên, năng suất này thấp hơn so với nghiên cứu của Anita Tripathy (2010). Có thể thấy trong các cơ chất thí nghiệm, cơ chất 50 % lõi ngô + 50 % rơm rạ thích hợp nhất để trồng nấm rơm. 2.2.3. Nghiên cứu nuôi trồng mộc nhĩ trên lõi ngô nghiền Thí nghiệm gồm hai nhân tố: khối lượng cơ chất lõi ngô nghiền trong 1 bịch nấm (C1, C2, C3) và khối lượng giống cấy trong 1 kg cơ chất (G1, G2, G3). Khối lượng cơ chất trong 1 bịch nấm gồm các mức: C1: 1,5 kg; C2: 2,0 kg; C3: 2,5 kg. Khối lượng giống cấy trong 1 kg cơ chất gồm các mức: G1: 20 g giống/kg cơ chất; G2: 25 g giống/kg cơ chất; G3: 30 g giống/kg cơ chất. Thí nghiệm gồm 9 công thức: C1G1, C1G2, C1G3, C2G1, C2G2, C2G3, C3G1, C3G2, C3G3 được bố trí theo kiểu RCB, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc gồm 15 bịch nấm đóng trong các túi có kích thước 25 cm × 35 cm. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 - 11/2017. Bảng 5. Kết quả nghiên cứu nuôi trồng mộc nhĩ trên lõi ngô nghiền (năm 2017) Năng suất Hiệu quả kinh tế Đường kính cây Năng suất(kg/tấn cơ Công thức (kg/tấn cơ (nghìn đồng/tấn nấm (cm) chất) chất khô) nguyên liệu) C1 14,32a 447,90 716,64 a C2 14,31 409,10 654,56 a C3 14,69 416,44 666,30 LSD0,05C 0,48 G1 14,29a 411,00 657,6 a G2 14,58 413,38 661,41 G3 14,46a 441,19 705,90 LSD0,05G 0,48 C1G1 14,38ab 449,60 719,36 9.549 C1G2 14,17a 453,52 725,63 9.619 ab C1G3 14,41 440,57 704,91 9.017 a C2G1 14,06 410,39 656,62 8.428 C2G2 14,50ab 411,13 657,81 8.372 ab C2G3 14,37 405,80 649,28 8.075
  7. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng nấm ăn 361 trên phụ phẩm nông nghiệp của Trường Đại học Tây Bắc C3G1 14,43ab 388,34 621,34 7.825 b C3G2 15,06 391,10 625,76 7.850 C3G3 14,60ab 469,88 751,81 10.917 LSD0,05C*G 0,82 CV% 3,3 Ghi chú: Các giá trị với các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với p < 0,05. Khi xét sự tác động tổng hợp của cả hai nhân tố khối lượng cơ chất và khối lượng giống cấy, ta thấy công thức C3G3 (khối lượng cơ chất 2,5 kg, khối lượng giống 30 g/kg) cho năng suất mộc nhĩ cao nhất 469,88 kg/tấn cơ chất ẩm, tương ứng 751,81 kg/tấn cơ chất khô và cho hiệu quả kinh tế cao nhất 10.917 nghìn đồng/tấn cơ chất. 2.4. Nghiên cứu nuôi trồng nấm hoàng đế - Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu RCB, mỗi lần nhắc gồm 30 bịch nấm có khối lượng 1,5 kg. + Công thức 1: 10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3 + 5 % cám gạo. + Công thức 2: 10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3 + 5 % cám ngô. + Công thức 3: 10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3 + 5 % bột đậu tương. + Công thức 4: 10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 69 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6 - 12/2019. Công thức 3 (10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3 + 5 % bột đậu tương) có các chỉ tiêu năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Năng suất đạt 218,52 kg/tấn cơ chất ẩm, 590 kg/tấn cơ chất khô, cao hơn các công thức còn lại và cao hơn có ý nghĩa so với công thức 1 và công thức 4. Hiệu quả kinh tế đạt 28,916 triệu đồng/tấn nguyên liệu. Bảng 6. Kích thước quả thể, năng suất và hiệu quả kinh tế của nấm hoàng đế trên cơ chất có sử dụng các chất bổ sung khác nhau Số cây/ô Năng suất Năng suất Hiệu quả kinh tế Khối Công thức (kg/tấn cơ (kg/tấn cơ chất (nghìn đồng/tấn (cây) lượng/cây (g) chất ẩm) khô) nguyên liệu) CT1 90,7bc 85,2b 160,74a 434,00 18.696 a b b CT2 118,3 88,7 205,93 556,01 27.161 ab a b CT3 104,0 98,2 218,52 590,00 28.916 c b a CT4 85,3 85,2 158,52 428,00 18.451 LSD0,05 15,9 8,9 14,25 CV% 9,3 5,8 4,4 Ghi chú: Các giá trị với các chữ cái khác nhau trong cùng một cột là sai khác có ý nghĩa giữa các công thức với p
  8. 362 Nguyễn Thị Quyên, Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Vũ Phương Liên Hình 4. Quả thể nấm hoàng đế ở công thức 3 (10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3 + 5 % bột đậu tương) 2.3. Chuyển giao kỹ thuật, mô hình nuôi trồng nấm ăn trên phụ phẩm nông nghiệp trong cộng đồng - Một số dự án chuyển giao kỹ thuật trồng nấm ăn Năm 2006, trong khuôn khổ chương trình Ngày sáng tạo Việt Nam, các giảng viên Khoa Nông - Lâm đã được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tài trợ kinh phí triển khai Dự án “Dạy nghề trồng hoa, trồng nấm và làm chổi chít cho Trung tâm Nuôi dưỡng Trẻ em mồ côi tỉnh Sơn La và thanh thiếu niên thất học xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La”. Dự án đã hỗ trợ xây dựng 1 nhà trồng nấm rộng 60 m2; 1 nhà kho rộng 16 m2; 2 bể chứa nước sạch; Tập huấn kỹ thuật trồng nấm cho 25 học viên; Xây dựng 2 mô hình trồng nấm sò bằng lõi ngô nghiền (một mô hình nhà trồng nấm kiên cố làm bằng khung sắt, một mô hình nhà trồng nấm đơn giản làm bằng tre nữa, thân cây ngô). Năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc nhận được tài trợ nhỏ từ Quỹ Xã hội dân sự (Ngân hàng Thế giới) thực hiện Chương trình “Hướng dẫn nuôi trồng nấm sò từ phế thải cây ngô cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”. Kết quả các hoạt động của Dự án: Cung cấp 3 bộ tài liệu với 600 bản (300 bản tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm (in màu), 300 bản tài liệu hướng dẫn tiêu thụ sản phẩm và chế biến món ăn (in đen trắng)). Hỗ trợ kinh phí làm nhà trồng nấm: 9 gian nhà làm bằng tre, mái lợp 1 lớp ni lông 2 mặt và bên trên phủ một lớp lưới chống nắng, mỗi gian được ngăn với nhau bằng tre, xung quanh quây bằng lưới chống nắng. Mua công cụ, dụng cụ phục vụ quá trình trồng nấm. Hướng dẫn cách trồng nấm cho 297 em học sinh và 10 giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Thuận Châu. Hướng dẫn kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm nấm. Hướng dẫn cách chế biến món ăn. Thông qua các hoạt động của dự án các em học sinh và thầy cô giáo Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thuận Châu có thể tự tay trồng nấm để phục vụ các bữa ăn nội trú và bán sản phẩm để có thêm thu nhập. Đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra sản phẩm có giá trị. - Mô hình sản xuất nấm ăn từ phụ phẩm nông nghiệp của cựu sinh viên khoa Nông Lâm Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp Sơn La. Địa chỉ: xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Giám đốc Công ty: Vi Văn Bình, dân tộc Thái, nguyên sinh viên lớp Nông học K47, Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Tây Bắc. Hiện tại là công ty đứng đầu về nuôi trồng nấm ăn của tỉnh Sơn La với 3 xưởng sản xuất, chủ động tự phân lập và sản xuất giống nấm; Cung cấp sản phẩm cho tỉnh Sơn La (12 huyện/thành phố), các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội. Giải quyết việc làm cho 47 người lao động có bằng thạc sỹ, cử nhân, cao đẳng và lao động phổ thông với mức lương từ 3.500.000 đến 7.000.000 đồng. Hệ thống cửa hàng gồm: 2 ở thành phố, 1 ở huyện Mường La, 1 ở huyện Quỳnh Nhai. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Lõi ngô, rơm rạ là những loại cơ chất tiềm năng để nuôi trồng nấm tại Sơn La và vùng Tây Bắc Việt Nam. Trồng nấm sò trắng trên bông phế thải đạt năng suất cao nhất 479 kg/tấn nguyên liệu. Trồng nấm sò trắng trên cơ chất lõi ngô nghiền đạt hiệu quả kinh tế cao nhất 8,308 triệu đồng/tấn nguyên liệu. Nấm sò trắng trồng trên cơ
  9. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng nuôi trồng nấm ăn 363 trên phụ phẩm nông nghiệp của Trường Đại học Tây Bắc chất lõi ngô nghiền bổ sung 10 % cám gạo cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, năng suất đạt 516 kg/tấn nguyên liệu. Nấm sò kim đỉnh nuôi trồng trên lõi ngô nghiền với khối lượng cơ chất 2 kg, khối lượng giống cấy 25 g/kg đạt năng suất cao nhất 398,63 g/bịch, tương ứng 199,32 kg/tấn cơ chất ẩm, 318,91 kg/tấn cơ chất khô. Trồng nấm rơm trên cơ chất 50 % lõi ngô + 50 % rơm rạ cho năng suất cao nhất 105,43 kg/tấn cơ chất. Mộc nhĩ nuôi trồng trên cơ chất lõi ngô nghiền với khối lượng 2,5 kg và khối lượng giống 30 g/kg cho năng suất cao nhất 469,88 kg/tấn cơ chất ẩm, tương ứng 751,81 kg/tấn cơ chất khô. Nuôi trồng nấm hoàng đế trên cơ chất 10 % mùn cưa + 20 % bông phế phẩm + 64 % lõi ngô nghiền + 1 % CaCO3 có bổ sung 5 % bột đậu tương đạt năng suất cao nhất 218,52 kg/tấn cơ chất ẩm, 590 kg/tấn cơ chất khô. 3.2. Kiến nghị - Tiếp tục thực hiện các đề tài, dự án về nấm ăn và nấm dược liệu để tìm ra các loại nấm phù hợp với điều kiện Sơn La và vùng Tây Bắc, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. - Nghiên cứu xây dựng quy trình các loại nấm ăn và nấm dược liệu phù hợp với điều kiện sinh thái của Sơn La và vùng Tây Bắc. - Nghiên cứu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu trồng nấm trên phế phụ phẩm nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao thu nhập. - Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu và trao đổi thông tin về công nghệ nuôi trồng nấm. - Đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho nông dân địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Văn Công (2017). Sản xuất phân ủ hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại Sơn La. Tạp chí Môi trường, chuyên đề II, tháng 8/2017, 73 - 76. [2]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La (2020). https://sonla.gov.vn/ [3]. Đoàn Đức Lân, Nguyễn Thị Quyên, Phạm Thị Minh Thảo (2018). Đánh giá sinh trưởng và năng suất nấm sò vàng (Pleurotus citrinopileatus) trên các khối lượng cơ chất lõi ngô nghiền và khối lượng giống cấy khác nhau tại Sơn La. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Bắc, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 12 (3/2018), 55 - 63. [4]. Lưu Minh Loan, Mạch Phương Thảo (2016). Bước đầu nghiên cứu xử lý lõi ngô làm cơ chất nuôi trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida). Tạp chí Khoa học HQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 254 - 259. [5]. Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Nhựt Đông, Lê Anh Duy (2020). Nghiên cứu sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm Hoàng đế. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu 1, Số 1 (44) - 2020: 44 - 48. [6]. Tổng cục Thống kê (2020). https://gso.gov.vn. [7]. Anita Tripathy (2010). Yield Evaluation of Paddy Straw Mushrooms (Volvariella spp.) on Various Lignocellulosic Wastes. International Journal of Applied Agricultural Research, Volume 5 Number 3 (2010) pp. 317 - 326. [8]. Gadde B., Bonnet S., Menke C., and S. Garivate (2009). Air pollutant emissions from rice straw open field burning in India, Thailand and the Philippines. Journal of Environmental Pollution, Vol. 157. pp.1554 - 1558. [9]. Ponmurugan P., Y. Nataraja Shekhar and T.R. Sreesakathi (2007). Effect of various substrate on the growth and quality of mushroom. Pakistan Journal of Biological Sciences 10 (1): 171 - 173. [10]. Zeng-Chin Liang, Chiu-Yeh Wu, Zheng-Liang Shieh, Shou-Liang Cheng (2009). Utilization of grass plants for cultivation of Pleurotus citrinopileatus. International Biodeterioration & Biodegradation, 63(4): 509-514.
  10. 364 Nguyễn Thị Quyên, Đoàn Đức Lân, Đặng Văn Công, Vũ Phương Liên A STUDY ON CULTIVATION OF EDIBLE MUSHROOMS USING AGRICULTURAL RESIDUES AT TAY BAC UNIVERSITY Nguyen Thi Quyen, Doan Duc Lan, Dang Van Cong, Vu Phuong Lien Tay Bac University Abstract: During the period 2007 - 2020, the research of growing mushrooms on agricultural residues at Tay Bac University has achieved many achievements. Growing oyster mushroom using corncob supplemented with 10 % rice bran reached highest productivity (516 kg/ton substrate). Growing straw mushroom on substrate of 50 % corncob + 50 % straw reached the highest yield (105.43 kg/ton of substrate). Yellow oyster mushroom cultivated on concob at the substrate weight 2 kg substrate/bag and implanted at 25 g spawn/kg substrate, reached the highest yield (318.91 kg/ton dry substrate). Jelly ear mushroom cultivated on concob at the substrate weight 2.5 kg substrate/bag and implanted at 30 g spawn/kg substrate, reached the highest yield (751.81 kg/ton dry substrate). Growing milky mushroom on substrate of 10 % sawdust + 20 % cotton waste + 64 % corncob + 1 % CaCO3 + 5 % soybean powder, achieved highest yield (590.0 kg/ton dry substrate). The results indicate the feasibility of using agricultural residues for the cultivation of edible mushrooms in Son La. Besides the research results, the transferences of growing edible mushrooms also carried out in Son La city and Thuan Chau district, Son La province. Keywords: Edible mushroom, agicultural residues, Tay Bac University.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2