intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2019 - 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nêu lên chất lượng học tập của trẻ làm nên giá trị của nhà trường. Trình độ chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng học của trẻ. Vì thế, bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề của giáo viên là một yêu cầu sống còn của các nhà trường và cơ sở giáo dục mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2019 - 2020

  1. BÁO CÁO BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN MẦM NON Năm học 2019-2020 Vũ Thị Huyền, giảng viên khoa Mầm non I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Chất lượng học tập của trẻ làm nên giá trị của nhà trường. Trình độ chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng học của trẻ. Vì thế, bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề của giáo viên là một yêu cầu sống còn của các nhà trường và cơ sở giáo dục mầm non. Yêu cầu của xã hội với các cơ sở mầm non ngày càng cao, trong đó có yêu cầu mới: sự thay đổi của các vấn đề nội tại trong chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục cũng như các thành tựu mới về khoa học đòi hỏi giáo viên phải liên tục học tập để có thể đáp ứng những yêu cầu của ngành và của xã hội. - Quá trình công tác lâu năm dựa trên kinh nghiệm là chính, thiếu sự tìm tòi, khám phá cái mới cũng là hạn chế của giáo viên mầm non, khiến họ bỡ ngỡ trước kĩ năng nghề nghiệp mới. Đặc biệt, giáo viên thiếu năng lực quan sát, lắng nghe, cảm nhận trước việc học của riêng từng cá nhân - Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non và cán bộ quản lí năm học 2019 – 2020 nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực nghề nghiệp cần thiết để giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới “căn bản, toàn diện” trong giáo dục và đào tạo. II. TỔNG QUAN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Vấn đề lồng ghép giới trong Giáo dục mầm non - Triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục mầm non - Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tại cơ sở giáo dục mầm non 26
  2. - Phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ - Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh địa phương - Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non - Sinh hoạt tổ chuyên môn – hình thức hiệu quả trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non - Chăm sóc vệ sinh cho trẻ nhà trẻ - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ viêm đường hô hấp và tiêu chảy - Xử trí, phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ * Tài liệu tham khảo: Cục nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non năm học 2019 – 2020, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG TRỌNG TÂM Phần I: Những vấn đề chung Nội dung 1: Vấn đề lồng ghép giới trong Giáo dục Mầm non Tóm tắt: Trong giai đoạn mầm non, thông qua con đường “tập nhiễm” và “bắt chước” người lớn, ở trẻ em sẽ hình thành và phát triển các giá trị, niềm tin, nhận thức, thái độ, kỹ năng/hành vi của con người, trong đó bao gồm các khuôn mẫu giới (trẻ em hiểu được ý nghĩa của việc là con trai/con gái, đàn ông/phụ nữ và các vai trò giới đi cùng). Chính niềm tin, thái độ và thưc hành có đáp ứng của người lớn sẽ ảnh hưởng đến sự tương tác của người lớn với các trẻ trai/gái. Từ đó, ảnh hưởng đến sự tương tác của nhóm trẻ với nhau, góp phần củng cố hay xóa bỏ bất bình đẳng giới trong quan hệ xã hội của trẻ em. Việc đảm bảo bình đẳng giới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện như nhau cho trẻ em trai/gái bộc lộ tiềm năng, phát triển năng lực của mình mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào lớp một và học tập thành công ở giai đoạn tiếp theo. 27
  3. I. Đặt vấn đề 1.1. Nhận thức về giới và bình đẳng giới - Giới: là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam, nữ trong tất cả các mối quan hệ văn hóa, xã hội. - Giới tính: là khái niệm chỉ sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ, cũng như các đặc tính sinh học phân biệt nam, nữ. - Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam, nữ. Định kiến giới gây áp lực cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời là nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng nam nữ trong xã hội. - Khuôn mẫu giới: là những mẫu hình giá trị, niềm tin được định sẵn, quy định những đặc điểm điển hình của nam giới và phụ nữ. Khuôn mẫu giới liên quan chặt chẽ tới định kiến giới. Do định kiến giới mà tạo nên các hình mẫu chung cho nam và nữ, được cộng đồng thừa nhận và khuyến khích, sử dụng rộng rãi, được sự chấp nhận của các cá nhân trong cộng đồng đó. Chính điều này dẫn đến phân biệt đối xử về giới và gây ra những hệ quả không tốt. - Bình đẳng giới: nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, tạo điều kiện, cơ hội nhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. - Công bằng giới: Công bằng giới là cách thức đối xử phù hợp với phụ nữ và nam giới trên cơ sở xem xét và coi trọng sự khác biệt về nhu cầu, rào cản văn hóa, năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy tối đa khả năng của mình, nhằm đảm bảo cho nam giới và phụ nữ có cơ hội và điều kiện tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng. - Nhạy cảm giới: chỉ khả năng của một cá nhân hay một tổ chức trong việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về các vấn đề về giới và tầm quan trọng của bình đẳng giới trong tổ chức và trong thực hiện các hoạt động can thiệp cụ thể. 1.2. Biểu hiện của bất bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non: 28
  4. - Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non: Nhấn mạnh vai trò nội trợ của người mẹ; vai trò trụ cột kinh tế của người cha; hay việc gắn giới tính nam, nữ trước tên các nghề nghiệp (chú bộ đội, cô ý tá...) - Trong lập kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ/giáo án: Giáo viên tổ chức các hoạt động khuyến khích sự tham gia của nhóm trẻ nam/nữ nhiều hơn, đồ dùng, đồ chơi tạo thuận lợi cho sự tiếp cận của nhóm trẻ nam/nữ - Trong hoạt động giáo dục, vui chơi, trải nghiệm cho trẻ: Giao nhiệm vụ khác nhau cho nhóm trẻ nam/nữ; dùng lời nhẹ nhàng, tình cảm động viên trẻ em gái, có khi ra lệnh trẻ em trai; đánh giá dựa trên năng lực của trẻ hay dựa trên kỳ vọng giới khác nhau đối với trẻ em khác nhau. - Trong xây dựng môi trường giáo dục trẻ: + Chỗ ăn, nghỉ, vệ sinh: Phân biệt chỗ ăn, nghỉ cho trẻ em trai/gái, có khu vực vệ sinh riêng cho trẻ em trai/gái, có chú ý hơn tới trẻ có nhu cầu đặc biệt. + Đồ chơi, vật liệu chơi: Có đồ chơi mà chỉ nhóm trẻ trai/gái dùng để chơi; đồ chơi thiên về 1 giới tính (búp bê với kiểu trang phục, đầu tóc bé gái). + Tranh, sách, truyện: Số lượng các nhân vật nam/nữ trong sách truyện không đồng đều; hình ảnh mô tả phẩm chất, năng lực, hành vi của nam/nữ một cách rập khuôn; hình ảnh phân công lao động theo giới. - Trong tương tác của giáo viên mầm non với trẻ và làm việc với cha mẹ: . + Với trẻ: Sử dụng các từ ngữ phân biệt giới tính (các cô gái/các chàng trai)... + Với phụ huynh: Giúp cha mẹ nâng cao nhận thức về giới, thay đổi thái độ, cách ứng xử bình đẳng với con cái: Tránh vô tình hay cố ý truyền niềm tin về vai trò giới cho con cái 1.3. Mục đích của lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non: - Lồng ghép giới trong giáo dục mầm non ở những cấp độ ban đầu chính là nhận thức được vấn đề giới, xác định được sự khác biệt và tình trạng bất bình đẳng giới đang tồn tại, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó tới sự phát triển của trẻ em. Từ đó đưa 29
  5. ra các biện pháp/cách thức đáp ứng tốt nhất nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em khác nhau nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục mầm non - Xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và các hình thức phân biệt giới tại cơ sở giáo dục mầm non. - Lồng ghép giới góp phần quan trọng để hình thành các quan điểm tiến bộ về giới ngay từ giai đoạn đầu đời; tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm giới của học sinh khi vào học phổ thông và khi trưởng thành. 4. Các yêu cầu cần đảm bảo để lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình tại cơ sở giáo dục mầm non: - Nhận thức giới và cam kết giải quyết bất bình đẳng giới của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trong lớp và cơ sở giáo dục mầm non. - Xác định được các hoạt động cơ bản để thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non. - Biết đặt và trả lời các câu hỏi phân tích giới cho từng hoạt động để thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” - Xác định được biểu hiện của bất bình đẳng giới và các nguyên nhân. - Suy nghĩ, trao đổi và lựa chọn biện pháp điều chỉnh/giải quyết bất bình đẳng giới. II. Đề xuất giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong cơ sở giáo dục mầm non 2.1. Đối với lãnh đạo cơ sở giáo dục - Chủ động rà soát nhận diện bất bình đẳng giới (nhận thức được sự khác biệt của các trẻ em trong nhóm lớp từ giới tính, vị trí, điều kiện, hoàn cảnh của trẻ). - Xác định nguyên nhân của sự khác biệt giới, hiểu được ảnh hưởng của bất bình đẳng giới đến quyền trẻ em trong thụ hưởng chất lượng chăm sóc, giáo dục trong cơ sở. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao nhận thức và vai trò của người giáo viên và công nhân viên trong thực hiện bình đẳng giới. 30
  6. - Kiểm tra, đánh giá quá trình lập kế hoạch (năm, tháng, tuần, hoạt động) và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục (hoạt động học, chơi, lao động, tham quan, giao lưu, lễ hội...) của giáo viên để loại bỏ yếu tố bất bình đẳng giới. - Thiết kế, xây dựng môi trường vật chất: tài liệu, vật liệu, đồ dùng, bố trí góc chơi... cùng giáo viên. - Có hình thức ngăn ngừa, xử lý khi có biểu hiện của bất bình đẳng giới xảy ra trong cơ sở. - Lập kế hoạch trao đổi, giao lưu phụ huynh kết hợp với nhà trường về vấn đề bình đẳng giới, loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. 2.2. Đối với giáo viên mầm non - Cập nhật thông tin, kiến thức mới về biểu hiện và hệ quả của bất bình đẳng giới trong Chương trình giáo dục mầm non. - Tham gia hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề lồng ghép giới và triển khai thực hiện tại cơ sở, nhóm, lớp học. - Đánh giá bản thân về mức độ biểu hiện bất bình đẳng giới trong quá trình công tác. - Sửa chữa, bổ sung vào kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động trên lớp của bản thân. - Đề xuất xây dựng môi trường bình đẳng với lãnh đạo nhà trường khi có biểu hiện bất bình đẳng giới. - Tuyên truyền, trao đổi với đồng nghiệp và phụ huynh hiểu về lồng ghép giới và khuyến khích thay đổi trong quá trình tiếp xúc với trẻ mầm non. 2.3. Đối với công nhân viên nhà trường - Tham gia bồi dưỡng cùng nhà trường trong việc triển khai vấn đề lồng ghép giới - Có trách nhiệm trong thực hiện và xóa bỏ bất bình đẳng giới - Có thái độ cư xử đúng mực và bình đẳng với trẻ nam/nữ khi tiếp xúc 2.4. Đối với phụ huynh 31
  7. - Chủ động nắm bắt thông tin về bất bình đẳng giới và đánh giá biểu hiện vi phạm của bản thân khi tiếp xúc với con em. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới với con em mình. - Tham gia tuyên truyền, trao đổi với nhà trường, giáo viên lớp, phụ huynh khác về hiệu quả và bài học kinh nghiệm. Tóm lại, việc tăng cường nhận thức về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới trong giáo dục mầm non thực sự cần thiết để nhận diện được các biểu hiện về bất bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non: Lập kế hoạch hoạt động giáo dục; Tổ chức các hoạt động giáo dục; Xây dựng môi trường vật chất; Tương tác với trẻ và làm việc với cha mẹ... qua đó xác định hướng cải thiện nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Phần II: Một số vấn đề chuyên môn nghiệp vụ Nội dung 2: Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non Tóm tắt: Trong cuộc sống, con người không ngừng tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và tự cải biến kinh nghiệm của mình. Việc “học qua kinh nghiệm” xảy ra khi một người tham gia trải nghiệm nhìn lại, xác định lại cái gì là hữu ích, hay quan trọng cần nhớ và sử dụng để thực hiện các hoạt động khác tương tự. Trong giáo dục, trải nghiệm được coi là xu hướng, cách tiếp cận giáo dục hiệu quả và mang tính tập thể. Giáo dục trẻ mầm non là quá trình thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ là chủ thể hoạt động nên luôn luôn chủ động, tự giác, tích cực hoạt động và giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ chủ động tiếp nhận kiến thức, kỹ năng, hình thành năng lực thực tiễn. Quá trình giáo dục đòi hỏi trẻ phải huy động vốn kinh nghiệm có sẵn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Trong quá trình này, những kinh nghiệm của trẻ được bộc lộ trực tiếp, giúp trẻ có cơ hội phát huy tính độc lập, sáng tạo, kết nối, kiểm nghiệm những kiến thức đã có với những kiến thức mới thu được từ trải nghiệm và tổng hợp những kinh nghiệm từ thực tiễn. I. Đặt vấn đề: 1.1. Khái niệm 32
  8. - Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ dược tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ, tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân. - Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là quá trình tác động có hệ thống của nhà giáo dục trong việc tổ chức kinh nghiệm học tập của trẻ thông qua các hoạt động thực tiễn để trẻ tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thành năng lực thực tiễn. 1.2. Vai trò của giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non có nhiều điểm khác biệt với giáo dục truyền thống: - Giáo dục theo hướng trải nghiệm luôn đòi hỏi trẻ phải chủ động, độc lập sáng tạo - Trẻ được tự do trải nghiệm, qua đó phát triển hài hòa các mặt nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. - Luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ, gây được sự tò mò, mong muốn khám phá để thỏa mãn nhu cầu nhận nhận thức - Trẻ được hành động, suy ngẫm, nhận xét, từ đó rút ra những kết luận và vận dụng vào những tình huống khác nhau. - Trẻ sẽ được nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm trực tiếp, giao tiếp, tương tác cùng bạn bè và giáo viên, do vậy, có thể huy động tính tích cực của trẻ ở các khâu của quá trình giáo dục. 1.3. Quy trình học tập theo hướng trải nghiệm của trẻ mầm non Giai đoạn 1: Trải nghiệm thực tế: Trẻ được tham gia trực tiếp vào các hoạt động do giáo viên tổ chức theo các chủ đề, các sự kiện có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Giai đoạn 2: Chia sẻ kinh nghiệm. Kinh nghiệm thu được qua trải nghiệm của trẻ được chia sẻ với người khác thì mới được khắc sâu, được ghi nhận, điều chỉnh chính xác hóa và từ đó, mới đọng lại nơi trẻ những dấu ấn cảm xúc tốt đẹp. Giai đoạn 3: Rút ra kinh nghiệm cho bản thân: Trẻ học kiến thức và kinh nghiệm mới, tạo ra những hiểu biết mới. Những kiến thức, kinh nghiệm trẻ đúc kết được dựa trên việc phân tích, đánh giá kinh nghiệm có được qua giai đoạn trước đó. 33
  9. Giai đoạn 4: Vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống: Trẻ sử dụng những kiến thức và kinh nghiệm vừa mới lĩnh hội vào bối cảnh hoặc sự việc mới và kinh nghiệm cứ thế tạo ra, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ngày càng được nâng cao. 1.4. Tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non Bước 1: Lựa chọn chủ đề/đề tài: Dựa vào Chương trình Giáo dục mầm non có tính đến các hiện tượng tự nhiên, các sự kiện xã hội diễn ra xung quanh trẻ. Cần xác định chủ đề/đề tài hoạt động giáo dục hấp dẫn, gần gũi, phù hợp với nhận thức của trẻ nhằm định hướng trẻ đến đối tượng trải nghiệm. Bước 2: Xác định mục tiêu hoạt động Uư thế nổi trội của hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm là năng lực của trẻ sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong các tình huống thực tế. Tham gia hoạt động, trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ tích cực đối với trải nghiệm. Bước 3: Xác định nội dung hoạt động Dựa trên chủ đề, mục tiêu để xác định nội dung cho phù hợp với các lứa tuổi. Nội dung là các hoạt động cụ thể mà trẻ có thể thực hiện trong quá trình trải nghiệm và việc thực hiện nó đảm bảo cho trẻ lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ cần thiết Bước 4: Chuẩn bị môi trường hoạt động - Nguyên tắc, yêu cầu chung: lựa chọn địa điểm, tạo không gian, lựa chọn và bố trí đồ dùng, đồ chơi, vật liệu... cũng như trang trí môi trường. Bước 5: Tổ chức các hoạt động theo quy trình trải nghiệm cho trẻ Giai đoạn 1: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế của trẻ: Là hoạt động đầu tiên của quá trình giáo dục theo hướng trải nghiệm Phần mở đầu: Kích thích hứng thú cho trẻ thông qua việc định hướng cho trẻ vào chủ đề/đề tài trải nghiệm, giới thiệu những người tham gia, nội dung, vị trí, thời gian tiến hành hoạt động. 34
  10. Phần trọng tâm: Trong quá trình trải nghiệm của trẻ, giáo viên làm nhiệm vụ quan sát hành vi, định hướng tác động đến trẻ một cách phù hợp, cung cấp mẫu hành vi cho trẻ. Cụ thể: - Thứ nhất, quan sát hành vi, hoạt động của trẻ (có thể lập bảng quan sát): Nội dung quan sát Các chỉ báo Kết quả quan sát Lần 1 Lần 2 Lần 3 1. Lựa chọn hoạt - Chủ động lựa chọn động - Chọn theo bạn - Không biết lựa chọn 2. Tiến hành hoạt - Hoạt động tích cực động - Ngừng hoạt động - Chuyển hoạt động 3. Sử dụng dụng cụ - Sử dụng đúng chức năng - Phối hợp nhiều dụng cụ - Làm hư hỏng dụng cụ - Không có dụng cụ 4. Tương tác với - Chơi trong nhóm bạn bạn - Giúp đỡ bạn - Trao đổi với bạn - Chơi một mình - Trêu trọc, ẩu đả, phá phách... 5. Kết quả hoạt - Tự thực hiện được nhiệm vụ động - Thực hiện được nhiệm vụ sau khi được hướng dẫn, giúp đỡ - Không thực hiện được nhiệm vụ 35
  11. - Thứ hai, định hướng tác động đến trẻ một cách phù hợp nhằm đảm bảo cho trẻ chủ động, tự giác, tích cực và trợ giúp vừa đủ để trẻ có thể giải quyết các vấn đề đặt ra + Khuyến khích, động viên trẻ hoạt động: luôn cần thiết cho bất kì lứa tuổi và giai đoạn phát triển nào của trẻ. + Đưa ra lời đề nghị nhằm định hướng hoạt động của trẻ - Nên sử dụng câu hỏi “mở” - Dùng lời nói mô tả chi tiết những việc trẻ đang làm, làm rõ cách thức trẻ đang thực hiện, khuyến khích trẻ tiếp tục khám phá - Tránh so sánh trẻ này với trẻ khác, nhưng lại có thể so sánh kết quả hoạt động của ngày hôm trước với hôm sau của mỗi đứa trẻ. + Không can thiệp vào hoạt động của trẻ: Không phải lúc nào cũng tác động đến trẻ trong quá trình quan sát. Giáo viên cần nhiều thời gian quan sát trẻ, lắng nghe trẻ nói và ghi chép chi tiết những lời nói và hành động của trẻ. Cần chọn thời điểm thích hợp đề khuyến khích hoặc đưa ra lời đề nghị. Không nên can thiệp khi trẻ đang say mê hoạt động sẽ làm gián đoạn suy nghĩ, làm mất ý tưởng mới đang nảy sinh. - Thứ ba, cung cấp mẫu hành vi cho trẻ: + Hành vi của giáo viên là chuẩn mực cho trẻ nói theo: Tất cả mọi lời nói, hành động, tình cảm của giáo viên thể hiện qua hành vi là điều họ mong muốn có trong hành vi trẻ + Giáo viên cần thể hiện vai trò là người tham gia tích cực + Giáo viên thể hiện sự quan tâm đến bản thân, trẻ và môi trường: luôn tỏ ra vui vẻ, tự tin, hứng thú với công việc, ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp thể hiện sự tôn trọng trẻ, giữ cho mình tỉnh táo, nhiệt tình, hăng hái; luôn tỏ ra vui mừng trước kết quả hoạt động của trẻ; luôn giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng trong lớp, ngoài sân, nhiệt tình tham gia làm vệ sinh môi trường hoạt động Phần kết thúc - Giáo viên tổng kết kết quả đạt được của trẻ và sử dụng các hình thức khen thưởng phù hợp 36
  12. - Hướng dẫn trẻ thu dọn đồ dùng, dụng cụ, vật liệu và sản phẩm hoạt động của trẻ vào vị trí nhất định, quét dọn môi trường sạch sẽ. Cảm ơn sự tham gia và định hướng các hoạt động tiếp theo Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động chia sẻ kinh nghiệm cho trẻ: Là hoạt động diễn ra ngay sau hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc tiền hành vào một buổi khác tùy vào hình thức hoạt động. Phần mở đầu: - Giáo viên nêu lí do của buổi đàm thoại. Ví dụ: “Tuần trước, lớp mình đã được đến thăm làng gốm Bát Tràng, các con không chỉ được quan sát, gặp gỡ các nghệ nhân của làng nghề mà còn được tập làm thợ nữa. Cô thấy các con rất vui, rất phấn khởi. Hôm nay, co rất muốn các con hãy nói về những gì các con đã thấy, đã làm và cái gì làm con thích qua chuyến tham quan này nhé”. Phần trọng tâm: Bao gồm các nội dung cụ thể: - Hướng dẫn trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ: Sử dụng các câu hỏi cụ thể theo một trình tự nhất định: + Điều gì làm con thích nhất (nhớ nhất)? + Tại sao con thích (không thể quên được)? + Con đã làm gì? Với ai? Ở đâu? Đã làm được gì? + Con muốn thể hiện lại điều con thích (hay không thể quên được) bằng cách gì? (Kể về điều con thích? Thể hiện bằng vận động, vẽ, chơi đóng kịch...?) + Ai có sở thích như bạn? Bạn nào có sở thích khác? - Các phương tiện trực quan: Để kích thích sự hứng thú tham gia đàm thoại của trẻ, cần tăng cường kết hợp sử dụng tài liệu trực quan như tranh, ảnh, phim ảnh, đồ vật liên quan tới những trải nghiệm của trẻ như chụp ảnh, quay phim về quá trình tham gia hoạt động của trẻ hoặc sử dụng các dụng cụ, tài liệu có liên quan tới các tình huống trải nghiệm của trẻ, cũng như sản phẩm của quá trình hoạt động của trẻ. - Các hoạt động thực hành: Giúp trẻ thể hiện ấn tượng về trải nghiệm đã qua. Giáo viên cho trẻ lựa chọn hình thức thể hiện ý thích của trẻ bằng các hoạt động thực hành: tạo 37
  13. hình, âm nhạc, thể chất, văn học... Cho trẻ về các góc hoạt động có các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu để thể hiện ý tưởng của trẻ. Quan sát và hỗ trợ khi cần thiết. Phần kết thúc: Giáo viên hướng dẫn trẻ trưng bày sản phẩm sau khi hoàn thành công việc và khuyến khích trẻ tham quan sản phẩm của bạn trong lớp, khẳng định lại giá trị của hoạt động mà trẻ tham gia thông qua sự chia sẻ về sản phẩm hoạt động. Giai đoạn 3: Tổ chức hoạt động đúc kết kinh nghiệm cho trẻ. Hoạt động này được tiến hành ngay sau khi chia sẻ kinh nghiệm vì cần phải dựa vào nội dung các thông tin được trẻ phản hồi để hệ thống những kiến thức, kỹ năng, thái độ với đối tượng mà trẻ đã tiếp xúc và tương tác qua trải nghiệm thực tế. - Tổ chức đàm thoại giúp trẻ hệ thống lại các kinh nghiệm: Câu hỏi định hướng vào mục đích tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. + Con đã làm gì? Làm như thế nào? Làm việc đó với ai? + Con đã làm được sản phẩm gì? Con có thích không? Vì sao con thích? + Khi làm tốt (không tốt) một việc gì đó, con cảm thấy thế nào? Tại sao lại như vậy? + Theo con, để làm tốt một việc, con cần phải chú ý điều gì? Giáo viên khằng định lại các kinh nghiệm mà trẻ đã đúc kết qua trải nghiệm và khuyến khích trẻ thể hiện hành vi tích cực trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. - Tổ chức trò chơi củng cố kinh nghiệm cho trẻ: Giáo viên thiết kế trò chơi học tập, vận động, sáng tạo giúp trẻ củng cố kinh nghiệm.  Đây là giai đoạn trẻ rút ra kinh nghiệm mới để tạo ra những hiểu biết, kĩ năng mới về cách giải quyết nhiệm vụ và xử lý các mối quan hệ ứng xử trong cuộc sống dựa trên những điều trẻ trải qua và tự rút bài học, quy tắc ứng xử. Đây là giai đoạn rát quan trọng, nhờ đó mà trẻ khắc sâu và có những hành động tích cực ở giai đoạn sau. Giai đoạn 4: Hướng dẫn trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống - Việc định hướng vận dụng kinh nghiệm của trẻ được tiến hành ở phần cuối giai đoạn đúc kết kinh nghiệm.Tuy nhiên, cần luôn khơi gợi các kinh nghiệm của trẻ trước khi 38
  14. trẻ tham gia các hoạt động, hoặc vào bất cứ thời điểm nào thích hợp như đầu tuần, đầu buổi sáng mỗi ngày. - Việc định hướng trẻ tích cực vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn cần phối hợp chặt chẽ với việc sử dụng các tài liệu trực quan. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh mô tả hành vi đúng/sai của trẻ, về các kỹ năng hoạt động, về nội quy hoạt động, sử dụng ảnh chụp về hành vi thực tế của trẻ để lôi cuốn sự chú ý của trẻ nhiều hơn. - Sử dụng các biện pháp đánh giá hành vi trẻ và giúp trẻ tự đánh giá: Đánh giá trong quá trình trẻ tham gia hoạt động, cuối hoạt động, cuối ngày, cuối tuần. II. Đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở các cơ sở mầm non. 2.1. Đối với lãnh đạo cơ sở giáo dục - Nắm bắt thông tin và quy trình tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở cơ sở mầm non. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chỉ đạo, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao nhận thức và kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho giáo viên mầm non. - Dựa trên điều kiện vật chất, tài chính, khả năng, kinh nghiệm của trẻ và năng lực giáo viên... cần sáng tạo tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm sao cho có thể tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn và đa dạng của nhà trường, gia đình và xã hội, đảm bảo hiệu quả của hoạt động giáo dục với chi phí thấp nhất. - Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của trẻ và giáo viên quá trình lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm (hoạt động học, chơi, lao động, tham quan, giao lưu, lễ hội...). - Tổ chức thi đua và khen thưởng cho giáo viên có thành tích tốt trong tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở cơ sở. - Lập kế hoạch trao đổi, giao lưu phụ huynh kết hợp với nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được tham gia học tập theo hướng trải nghiệm. 2.2. Đối với giáo viên mầm non 39
  15. - Chủ động cập nhật thông tin, kiến thức mới về tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm và có ý thức thực hiện trong quá trình công tác. - Tham gia hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm - Lập kế hoạch và tổ chức theo quy trình học tập trải nghiệm vừa sức, ghi chép và rút kinh nghiệm; sửa đổi và thực hiện đạt hiệu quả tốt hơn: hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động chơi, hoạt động tham quan, hoạt động lễ hội, hoạt động giao lưu... - Đánh giá chất lượng của học tập theo hướng trải nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, lãnh đạo và tìm hướng khắc (theo mẫu phiếu có sẵn) - Đề xuất các ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn giúp trẻ học tập theo hướng trải nghiệm chất lượng hơn. - Trao đổi với đồng nghiệp và phụ huynh hỗ trợ trong quá trình tổ chức học tập theo hướng trải nghiệm (dựa trên điều kiện, khả năng của nhà trường và phụ huynh). 2.3. Đối với phụ huynh - Nâng cao trách nhiệm của gia đình với cơ sở giáo dục mầm non, nhóm, lớp, giáo viên khi có thông tin cần hỗ trợ (trong khả năng cho phép) - Tham gia tư vẫn, trao đổi với nhà trường, giáo viên lớp, phụ huynh khác cho hoạt động học tập theo hướng trải nghiệm của con em. Tóm lại, việc tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho nhóm lớp tại cơ sở giáo dục mầm non đòi hỏi giáo viên cần vận dụng mô hình trải nghiệm cho phù hợp với điều kiện của trường, lớp, không nên đặt ra mục tiêu quá cao khó thực hiện. Sử dụng phiếu khảo sát đánh giá sự tiến bọ của trẻ qua từng chủ đề trải nghiệm sẽ giúp giáo viên mầm non điều chỉnh hoạt động sát với tình hình thực tế ở các nhóm trẻ. IV. KẾT LUẬN: Hoạt động “Bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán bộ quản lí và giáo viên mầm non” do Cục nhà giáo và cán bộ quản lí triển khai năm học 2019 – 2020 đề cập tới các vấn đề cấp thiết mà xã hội đang dành sự quan tâm cho ngành giáo dục mầm non trong thời điểm hiện tại. 40
  16. Các vấn đề chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng: - Chăm sóc vệ sinh cho trẻ nhà trẻ - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em viêm đường hô hấp và tiêu chảy - Xử trí, phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ); Các vấn đề xây dựng môi trường văn hóa tại trường mầm non: - Thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ sở giáo dục - Phòg, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ: - Xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với bối cảnh địa phương - Phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tại cơ sở giáo dục mầm non - Sinh hoạt chuyên môn – hình thức hiệu quả trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non Cán bộ quản lí và giáo viên mầm non phải chủ động nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực của bản thân, vận dụng hiệu quả trong quá trình công tác của mình để phù hợp và đáp ứng yêu cầu của xã hội về ngành giáo dục mầm non trong năm học này. 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0