Báo cáo tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo các module năm học 2015-2016
lượt xem 67
download
Báo cáo tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo các module năm học 2015-2016 được căn cứ Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tự đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo các module năm học 2015-2016
- UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẪU GIÁO THANH AN Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THEO CÁC MODULE Năm học 2015 2016 Họ và tên: Dương Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: Tổ khối mầm Trường: Mẫu giáo Thanh An Căn cứ Thông tư số 36/2011/TTBGDĐT ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non; Căn cứ Thông tư số 26/2011/TTBGDĐT ngày 10/7/2012 của BGD&ĐT về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Thực hiện công văn số 359/PGDĐT ngày 7/9/2015 của Phòng GD&ĐT thị xã Long Khánh về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở năm học 2015 2016 Thực hiện công văn số 30/KH ngày 18/9/2015 của trường Mẫu Giáo Thanh An. Kế hoạch bồi dưỡng dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non năm học 20152016. Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân đăng ký từ đầu năm học 20152016, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau: Qua học tập và bồi dưỡng các Module tôi tiếp thu được một số kiến thức như sau (trình bày báo cáo từng nội dung 1, 2, 3 theo trình tự) I/ NỘI DUNG I: 1. Những nội dung đã tiếp thu: + Chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. + Gíao dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non. + Chuyên đề phát triển vận động . + Hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài trời. + Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Mầm+Chồi). + Bồi dưỡng chính trị cho giáo viên mầm non.
- + Hướng dẫn nhiệm vụ năm học. 2. Những kiến thức đã nắm được: + Chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Nhằm giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chế độ dinh dưỡng của trẻ một cách hợp lý và cách chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Biết được nhu cầu, tỉ lệ giữa các chất sinh ra năng lượng trong trường mầm non . Biết được chế độ ăn và cách chăm sóc bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non. + Gíao dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non.. Nắm được mục đích và nội dung của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong trường mầm non. Gíup giáo viên học được cách tích hợp nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vàm chương trình giáo dục mầm non. Rút được kinh nghiệm thực hiện về việc giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. + Chuyên đề phát triển vận động. Biết xây dựng chuyên đề phát triển vận động . Giúp nắm vững về việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Xây dựng môi trường phát triển vận động đảm bảo tính gợi mở, an toàn nâng cao chất lượng hoạt động phát triển vận động. Biết tham gia vào các buổi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng tháng của nhà trường. + Hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài trời. Nắm được ích lợi của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Biết được nguyên tắc, cách thức, nội dung tổ chức hoạt động vui ngoài trời cho trẻ mầm non. Nhằm giúp cho giáo viên và cha mẹ hiểu được khả năng của trẻ . Nắm được một số kỹ năng để tổ chức hoạt động vui chơi nhắm đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ + Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Mầm+Chồi). Nhằm giúp cho giáo viên nắm được cách viết mục tiêu giáo dục năm học.
- Nắm được nội dung giáo dục các lĩnh vực phát triển theo độ tuổi trong chương trình giáo dục mầm non . Giúp giáo viên thiết kế được các hoạt động giáo dục cho các chủ đề . Dựa theo từng độ tuổi nên đưa các nội dung giáo dục cho phù hợp với từng giai đoạn của năm học. Biết xây dựng mục tiêu giáo dục phù hợp với lớp mình đảm nhận: + Kế hoách giáo dục năm học +Kế hoạch giáo dục chủ đề . + Kế hoạch giáo dục tuần . + Kế hoạch ngày . + Nội dung chính trị Chỉ thị số 3 chỉ thị số chỉnh đốn Đảng về việc cần kiệm liêm chính chí công vô vô tư. Chương trình hành động của chính phủ về chuyên đề nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên, nhân dân. Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của cơ sở Đảng với phương châm: Dân chủ kỷ cương đoàn hết đổi mới. Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm chống chủ nghĩa cá nhân nói đi đôi với làm . 3. Vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế: + Chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non của cá nhân, thực hiện các quy định về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của cơ quan quản lý . Tự học các nội dung của việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non để vận dụng vào quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày. Biết được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non từ đó điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cho từng trẻ. Phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục dinh dưỡng cho trẻ khi ở nhà. Tổ chức cho trẻ xem những hoạt động, nội dung về dinh dưỡng sức khỏe . + Gíao dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non. Biết lựa chọn nội dung tích hợp vào trong các chủ đề, các hoạt động trong ngày phù hợp.
- Lựa chọn nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với điều kiện và cuộc sống thực của trẻ. + Chuyên đề phát triển vận động. Luôn trau dồi kiến thức để nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ .Biết tổ chức hoạt động có hiệu quả theo hướng giáo dục: Lấy trẻ làm trung tâm. + Hướng dẫn tổ chức hoạt động ngoài trời. – Có tâm huyết với nghề, phải có kế hoạch tổ chức phù hợp, nắm bắt thực tế, đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ ở từng giai đoạn nhất định. Biết được tầm quan trọng trong việc tổ chức giờ hoạt động ngoài trời. Từ đó rút ra được kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ thông qua các buổi các buổi hoạt động ngoài trời của lớp mình phụ trách. Luôn có tinh thần bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.Không cắt xén giờ hoạt động của trẻ. + Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Mầm+Chồi) . Xây dựng kế hoạch năm học, tháng, tuần, ngày theo từng chủ đề dựa trên kế hoạch của nhà trường . + Nội dung chính trị Luôn cố gắng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để rèn luyện bản thân . Phát huy truyền thống trung thực, trách nhiệm trong mỗi người Việt Nam hiện nay là để góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, tinh thần, văn hóa của xã hội mới, nhắm tới mục tiêu xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. - Nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình, đánh giá đúng mức ưu điểm, khuyết điểm, kết quả lãnh đạo của cấp ủy và đảng bộ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, của những yếu kém, khuyết điểm và đề ra những biện pháp khắc phục. * Kết quả tự đánh giá nội dung 1: 8,5 điểm . * Xếp loại nội dung 1 : khá II/ NỘI DUNG II: 1. Những nội dung đã tiếp thu: + Chăm sóc giáo dục trẻ thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn . + Thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.. 2. Những kiến thức đã nắm được:
- + Chăm sóc giáo dục trẻ thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn . Biết được các khái niệm sự khác biệt cá nhân, và sự đa dạng về nhân cách của mỗi trẻ ở vùng dân tộc thiểu số, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Áp dụng các quan điểm giáo dục phát triển trẻ có hoàn cảnh khó khăn và trẻ vùng dân tộc thiểu số để thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ . Thu hút sự quan tâm của cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn . +Thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Hiểu ra được tầm quan trọng sự phối hợp kết hợp giữ trường học gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ mầm non. Làm tốt công tác vân động cha mẹ cộng đồng thì có sự thống nhất về mục tiêu , nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Cần căn cứ vào thực tế của trường của lớp để xây dựng kế hoạch phù hợp cho từng trẻ nhằm thu hút cha mẹ và cộng đồng có hiệu quả vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế: + Chăm sóc giáo dục trẻ thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Tôn trọng trẻ, tôn trọng sự khác biệt cá nhân trẻ và tin tưởng mỗi đứa trẻ có thể thành công. Luôn ra sức học hỏi để chuẩn bị cho mình kỹ năng và kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Hướng dẫn trẻ thể hiện cảm xúc qua lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày . Quan tâm gần gũi với trẻ thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn từ đó có biện pháp giúp trẻ tham gia vào các hoạt động của lớp. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ bị thiếu hụt và tham mưu vơi ban lãnh đạo và cộng đồng để giúp đỡ trẻ . +Thu hút cha mẹ và cộng đồng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Qua bảng thông báo hoặc qua góc “tuyên truyền cho cha mẹ” của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm lớp : thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động , các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình, hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ.
- Tổ chức họp phụ huynh định kì ( 3 lần/1 năm) để thông báo cho gia đình những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường ( họp đầu năm) hoặc kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ cho cha mẹ. Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo chuyên đề đặc biệt hoặc khi có dịch bệnh. . * Kết quả tự đánh giá nội dung 2: 8,5 điểm * Xếp loại nội dung 2 : Khá III/ NỘI DUNG III: A) MODULE 09: 1. Những nội dung đã tiếp thu: Mô đun 09: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 36 tuổi 2. Những kiến thức đã nắm được: + MODULE MN 09: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 36 tuổi Biết được đặc điểm tâm lý, môi trường giáo dục của trẻ từ 36 tuổi Xác định được sự phát triển chủ đề và nội dung nội dung chơi, biết thiết kế hoạt động giáo dục, chuẩn bị đồ dùng cơ sở vật chất phương tiện giáo dục trong và ngoài lớp, xác định thời gian, không gian thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. Nắm được vai trò, nguyên tắc yêu cầu đối với môi trường giáo dục cho trẻ 3 6 tuổi. Nắm được cách xây dựng môi trường giáo dục tích cực cho trẻ 36 tuổi . 3. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế: + MODULE MN 09: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 36 tuổi Xây dựng môi trường cho trẻ 3 6 tuổi nhằm giúp giáo viên biết vận dụng lí luận và thực tiễn để xây dựng được môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từ 3 6 tuổi, phù hợp với thực tiễn địa phương, nhà trường nhằm phát triển toàn diện về các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội và thẩm mĩ cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi hấp dẫn phong phú đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ.Giup1 trẻ tìm tòi khám phá được môi trường xung quanh . Lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động chung của lớp nhằm giúp trẻ bộc lỗ được ý tưởng của mình qua các góc chơi. Luôn giám sát trẻ chơi để giúp đỡ trẻ khi cần thiết. * Kết quả tự đánh giá module : 8,0 điểm
- * Xếp loại kết quả module: Khá B) MODULE 22: 1. Những nội dung đã tiếp thu: Module 22: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức. 2. Những kiến thức đã được nắm : + MODULE MN 22: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức Nắm được các kiến thức cơ bản, nội dung ứng dụng phương pháp dạy học tích cực về lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ mầm non ở từng độ tuổi. Biết được nội dung lĩnh vực phát triển nhận thức gồm 3 nội dung: Khám phá xã hội và làm quen 1 số khái niệm sơ đẳng về toán, khám phá khoa học. Có thái độ đúng trong việc vận dụng vào thực tiễn về việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức 3. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế: + MODULE MN 22: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức Giaó viên đã có những kiến thức cơ bản về việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non qua các lớp học chuyên ngành và bồi dưỡng. Tổ chức các hoạt động làm quen 1 số khái niệm sơ đẳng về toán, khám phá khoa học, khám phá xã hội trong các tiết dạy hàng ngày trên lớp theo độ tuổi có sự giám sát kiểm tra của ban giám hiệu trường. * Kết quả tự đánh giá module : 8,5 điểm * Xếp loại kết quả module: khá C) MODULE 25: 1. Những nội dung đã tiếp thu: Mô đun 25: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 2. Những kiến thức đã được nắm : + MODULE MN Mô đun 25: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Nắm và hiểu rõ đặc điểm phát triển thẩm mỹ của trẻ mầm non Nắm được nội dung giáo dục thẩm mỹ trong chương trình giáo dục mầm non mới.
- Biết nguyên lý cách ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức học âm nhạc và tạo hình. 3. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế: + MODULE MN Mô đun 25: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Hàng ngày cô giáo cho trẻ làm quen các bài hát, bản nhạc,hoạt động tạo hình ở mọi lúc mọi nơi và trong các hoạt động có chủ đích ở trên lớp Tạo không khí vui tươi và tìm hiểu khả năng của trẻ không gò bó trẻ với tinh thần: “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” Đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi theo ý thích * Kết quả tự đánh giá module : 8,0 điểm * Xếp loại kết quả module: Khá D ) MODULE 26: 1.Những nội dung đã tiếp thu: Mô đun 26: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi. 2. Những kiến thức đã được nắm : + MODULE MN 26: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi. Nâng cao sự hiểu biết về hoạt động chơi và các trò chơi của trẻ mầm non. Nắm được bản chất và các đặc điểm của hoạt động chơi ở trẻ em. Biết được nguyên tắc, vai trò của giáo viên khi ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi. 3. Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế + MODULE MN 26: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi. Trong lĩnh vực phát triển thể chất ở trường giáo viên tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày hợp lý Luôn lấy trẻ làm trung tâm đáp ứng nhu cầu chơi phù hợp với khả năng của độ đuổi và từng trẻ Tạo môi trường sắp xếp hợp lý tạo điều kiện thuận lợi để cho trẻ hoạt động,được giáo tiếp giữa trẻ với trẻ . Vận dụng các phương pháp trò chơi, phương pháp thi đua để dạy trẻ tạo hứng thú để đạt hiệu quả cao.
- * Kết quả tự đánh giá module : 8,5 điểm * Xếp loại nội dung module : Khá => * KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TOÀN MODULE : 8.3 DIỂM * XẾP LOẠI KẾT QUẢ BDTX : Khá Thanh An ngày 27 tháng 3 năm 2016. Người báo cáo Dương Thị Hiền . DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN CHỈ ĐẠO
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo về việc tổng kết, đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 2011–2015
5 p | 234 | 28
-
Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực về ngôn ngữ cho học viên của các cơ sở đào tạo báo chí
4 p | 183 | 25
-
Loài rùa quý hiếm nhất thế giới rua ho Guom
4 p | 184 | 19
-
Chất lượng của giáo viên đại học
4 p | 94 | 17
-
ÔNG TƠ BÀ NGUYỆT
1 p | 126 | 14
-
Báo cáo tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới tỉnh Đắk Nông
11 p | 269 | 14
-
Bài giảng Hướng dẫn viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá - Cục Khảo thí và KĐCLGD Bộ GD & ĐT
11 p | 251 | 8
-
Bài giảng Hướng dẫn viết phiếu đánh giá tiêu chí.
19 p | 183 | 5
-
Đánh giá của cán bộ quản lí và giáo viên về quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ
12 p | 87 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn