intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo: Các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (trọng tâm là TĐKT và TCT nhà nước) - TS. Phạm Sỹ Thành

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:39

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo: Các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (trọng tâm là TĐKT và TCT nhà nước) - TS. Phạm Sỹ Thành sẽ giới thiệu tới các bạn một số nội dung cơ bản chính nhìn lại quá trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam và những tiến triển mới; các giải pháp nhằm đi sâu tái cơ cấu DNNN (trọng tâm là các TĐKT và TCT Nhà nước). Cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo: Các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (trọng tâm là TĐKT và TCT nhà nước) - TS. Phạm Sỹ Thành

  1. Good Policy, Sound Economy CÁC GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (TRỌNG TÂM LÀ TĐKT VÀ TCT NHÀ NƯỚC) TS. Phạm Sỹ Thành Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR  (VCES) Hà Nội, 12/12/2013 1 Copyright © VEPR 2012
  2. Good Policy, Sound Economy KẾT CẤU BÁO CÁO 1. Nhìn lại quá trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam và những tiến triển mới 2. Các giải pháp nhằm đi sâu tái cơ cấu DNNN (trọng tâm là các TĐKT và TCT Nhà nước) 2 Copyright © VEPR 2012
  3. Good Policy, Sound Economy 1. Nhìn lại quá trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam và những tiến triển mới  10/2011: Hội nghị TW 3 khóa XI đề ra nhiệm vụ tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế với 3 trọng tâm: đầu tư công, DNNN, tài chính ngân hàng  12/2011, Bộ KH&ĐT đã công bố đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước”; song song với đó là Đề án “Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường”  11/2011; 4/2012: Bộ Tài chính cũng đề xuất đề án về “Tái cơ cấu DNNN trọng tâm là TĐKT, TCT Nhà nước”  7/2012: chính phủ ban hành Quyết định 704 và Quyết định 929 phê duyệt hai đề án tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2011 – 2015 do Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (NSCERD) làm cơ quan điều phối  10/2012: Hội nghị Trung ương 6 ĐCSVN kiến kết luận là nhà nước phải nhanh chóng thoái vốn khỏi các lĩnh vực không phải kinh doanh chính và thoái vốn toàn bộ khỏi các DNNN hiện nay nhà nước đang nắm giữa dưới 50% cổ phần Copyright © VEPR 2012
  4. Good Policy, Sound Economy 1. Nhìn lại quá trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam và những tiến triển mới (tiếp)  10/2012: giải thể 2 TĐKT là TĐ CN XD Việt Nam (VNIC) và TĐ phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD); VPCP tuyên bố số TĐKT sẽ còn 5-7; tổng số TĐKT và TCT NN sẽ dưới 10 thay vì 20 như hiện tại  7/2013, NHNN tuyên bố thành lập Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) nhằm xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp  10/2013: Bộ GTVT tuyên bố giải thể Vinashin và thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc Vinashin trước đây. Trong đó, không tiếp tục duy trì cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp. Bán, giải thể và phá sản 165 doanh nghiệp. Copyright © VEPR 2012
  5. Good Policy, Sound Economy Đánh giá của các chuyên gia về tiến trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam thời gian qua Về Quyết định 704 và 929:  Nội dung chính của Quyết định 704 là tập trung nâng cao mức độ minh bạch trong hoạt động của DNNN (do MPI xây dựng khung khổ pháp lý)  Nội dung chính của Quyết định 929:  (i) thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính thông qua các cơ chế thị trường;  (ii) trước mắt ưu tiên tái cơ cấu các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thương mại, xây dựng, xổ số, viễn thông, cấp thoát nước, môi trường đô thị, thủy nông, quản lí và sửa chữa đường bộ;  (iii) tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước một cách toàn diện từ mô hình tổ chức quản lí, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển và tiếp thị sản phẩm;  (iv) hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động của DNNN. Copyright © VEPR 2012
  6. Good Policy, Sound Economy Đánh giá của các chuyên gia về tiến trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam thời gian qua Quyết định 929 về thoái vốn nhà nước hiện có theo 3 nhóm sau:  Nhóm nắm giữ 100% vốn điều lệ (trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước, quốc phòng, an ninh; xuất bản; thuỷ nông; bảo đảm an toàn giao thông; xổ số kiến thiết; sản xuất, phân phối điện quy mô lớn đa mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đô thị; các cảng hàng không; cảng biển loại I; in, đúc tiền).  Nhóm nắm giữ trên 50% vốn điều lệ  Nhóm nắm giữ >75% vốn điều lệ khi cổ phần hóa (các TĐKT, TCTNN trong ngành tài nguyên, khoáng sản; cung cấp hạ tầng mạng thông tin truyền thông).  Nhóm nắm giữ từ 65% - 75% vốn điều lệ khi cổ phần hóa  Nhóm nắm giữ từ 51% - 64% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần  Nhóm bán, chuyển nhượng, tái cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, giải thể, phá sản. Copyright © VEPR 2012
  7. Good Policy, Sound Economy Đánh giá của các chuyên gia về tiến trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam thời gian qua Về Quyết định 704 và 929:  Vấn đề thoái vốn: căn cứ theo Quyết định 14/2011 nên phân loại ngành chưa thực sự hợp lí, căn cứ để nắm giữ vốn theo các tỉ lệ khác nhau tại các phân loại ngành chưa rõ ràng  Quyết định 929 có thể quá giàu tham vọng dẫn đến chậm trễ trong tiến độ triển khai:  Quý 3/2012 tất cả TĐKT và TCTNN phải nộp kế hoạch tái cơ cấu của mình  2015 chấm dứt hoàn toàn đầu tư ngoài ngành  8/2012: 53 TĐKT, TCTNN hoàn thành kế hoạch tái cơ cấu nhưng kế hoạch này không được xây dựng bởi các chuyên gia về tái cơ cấu  Cách tiếp cận tái cơ cấu DNNN là rời rạc, riêng lẻ, không có hệ thống, đặc biệt tái cơ cấu DNNN thiếu gắn kết với tái cơ cấu ngân hàng  Không có cơ chế theo dõi tiến độ thực hiện và điều chỉnh quá trình tái cơ cấu  Tiến độ xây dựng các văn bản pháp quy cho Quyết định 704 và 929 quá chậm: yêu cầu đến cuối 2012 phải xây dựng được 30 văn bản  11/2012 chỉ có 1 văn bản được ban hành là Nghị định 99 về phân định quyền sở hữu DNNN Copyright © VEPR 2012
  8. Good Policy, Sound Economy Đánh giá của các chuyên gia về tiến trình tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam thời gian qua Về VAMC:  Có 3 hình thức cấp vốn phổ biến khi thành lập AMCs:  (i) Chính phủ trực tiếp cấp vốn hoạt động cho AMCs thông qua ngân sách hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ.  nhược điểm:nguồn vốn có hạn do chính phủ tránh việc sử dụng quá nhiều ngân sách vào xử lý nợ xấu  (ii) Phát hành trái phiếu AMC và vay từ các tổ chức khác : Trái phiếu AMC thường được phát hành trực tiếp cho các ngân hàng để mua lại nợ xấu, và có sự bảo lãnh của Chính phủ  nhược điểm: chi phí vốn cao.  (iii) Cấp vốn bởi ngân hàng trung ương  VAMC được cấp vốn chủ yếu qua kênh (iii) NHNN, hình thức tái cấp vốn với lãi suất quy định theo nội dung của Thông tư 20/2013/TT-NHNN  Quá trình hình thành VAMC tương đối chậm và đã bỏ lỡ thời gian cơ cấu lại các khoản nợ xấu với giá cao  Nguồn vốn của VAMC còn hạn chế về quy mô;  Có thể ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và khả năng thực hiện chính sách tiền tệ và chức năng giám sát của NHNN  Chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề của các TCTD, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với xử lí nợ xấu của DNNN (điều mà DATC thực hiện không hiệu quả)  Không tán thành với biện pháp chuyển nợ xấu thành cổ phần (nếu có) Copyright © VEPR 2012
  9. Good Policy, Sound Economy 2. Các giải pháp nhằm đi sâu tái cơ cấu DNNN (trọng tâm là TĐKT và TCT NN) – Lựa chọn lý thuyết tái cơ cấu Lí  Quyền tài  Mức độ cố  Quy mô  thuyết   Kinh nghiệm thất bại của cải sản/Khích lệ về  gắng  hiệu  Quyền  lợi nhuận của giám  quả/thành  tài sản cách quyền tài sản DNNN tại đốc tích Đông Âu và Nga như Ukraine, Nga, Nam Tư (cũ); kinh nghiệm cải cách quyền tài sản DNNN tại Ba Lan, Tiệp Khắc, hay Anh cho thấy 2 điều kiện quan trọng: Cạnh  tranh thị  Cạnh  tranh  Nguồn  lực DN Năng lực  giám đốc  Quản trị công ty được cải thiện trường việc làm  Hình thành một môi trường cạnh tranh trước và trong khi cải cách DNNN Sự khích  Cơ chế tài vụ  Quản trị công ty có thể cải thiện lệ của  Lí  hiệu quả của DNNN ở mức độ cạnh tranh thuyết  Siêu  nhất định Cơ chế tuyển  quyền  chọn giám   Môi trường cạnh tranh sẽ tạo đốc tài sản nguồn lực và áp lực để cải cách thực sự DNNN  Tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam dường như đang tiến hành theo Cơ chế quản  lý thuyết siêu quyền tài sản; trị nhưng vấn đề tạo dựng môi trường cạnh tranh chưa được chú ý đầy đủ Cơ chế khích lệ (từ) lợi nhuận  thu được Copyright © VEPR 2012
  10. Good Policy, Sound Economy 2. Các giải pháp nhằm đi sâu tái cơ cấu DNNN (trọng tâm là TĐKT và TCT NN) 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu: hướng đến việc cải cách căn bản chế độ quyền tài sản tại các TĐKT và TCT NN  Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông  Giải quyết vấn đề đại diện chủ sở hữu – mô hình và vai trò của SCIC 2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu: nhằm xây dựng hệ thống quản trị công ty hiện đại, theo thông lệ quốc tế  Cơ chế quản trị công ty – vai trò của cơ chế khích lệ  Kết cấu quản trị công ty – vai trò của Giám đốc độc lập 2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình tái cơ cấu: xác lập thị trường cạnh tranh và các dạng thị trường chuyên biệt phục vụ tái cơ cấu  Thị trường tái cơ cấu – tính đồng bộ, vai trò của NSCERD  Thị trường tiếp quản công ty  Chống độc quyền hành chính – thiết kế cơ chế điều tiết và sửa đổi hệ thống tư pháp trong lĩnh vực chống độc quyền Copyright © VEPR 2012
  11. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông Ý tưởng phân loại DNNN thành 4 nhóm:  Nhóm DNNN mang tính công ích, phi kinh doanh: nắm giữ 100% vốn điều lệ  Nhóm DNNN thực hiện chính sách ngành: nắm giữ 51% vốn điều lệ  Nhóm DNNN mang tính kinh doanh, theo đuổi lợi nhuận: nắm giữ 30-49% vốn điều lệ  Nhóm thoái vốn toàn bộ Copyright © VEPR 2012
  12. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông  Làm thế nào để thoái vốn? Làm thế nào để đưa phần cổ phần chưa lưu thông trong TĐKT và TCT NN vào lưu thông?  Các vấn đề chính của việc bán cổ phần cho nhà đầu tư ngoài nhà nước hiện nay gồm:  Cố phần bán công khai cho nhà đầu tư trong nước (nhà đầu tư nhỏ lẻ và nhà đầu tư chiến lược), bán cho đối tượng trong nội bộ luôn ở mức thấp (khoảng 10% – 15%)  Một tỉ lệ lớn cổ phần nhà nước sẽ chỉ có thể áp dụng hình thức chuyển giao cho pháp nhân nhà nước chứ không phát hành cổ phiếu và lưu thông trên cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp. Thông thường, tỉ lệ cổ phần nhà nước không lưu thông là từ 51% trở lên  Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia vào cổ phần hóa tại một DNNN cụ thể thường bị khống chế về số lượng (đặc biệt là nếu DNNN đó được coi là “trọng yếu”).  Hệ quả:  Việc chỉ thiết kế một dạng cổ phiếu phổ thông với tỉ lệ bán công khai cho nhà đầu tư trong nước thấp khiến cổ phiếu không trở nên hấp dẫn  Làm giá cổ phiếu bị bóp méo  Thường xuyên dẫn đến trục lợi và xâm phạm lợi ích của nhà nước từ chênh lệch giá (giá trị thực và giá cổ phiếu đã bị bóp méo khi định giá)  Nhận thức: thoái vốn, CPH là quan trọng nhưng việc lưu thông cổ phần chưa đưa vào giao dịch cũng rất quan trọng đối với tái cơ cấu TĐKT và TCT NN. Copyright © VEPR 2012
  13. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông  Ý tưởng thực hiện: Tăng cường quyền lực và trách nhiệm thiết kế phương án lưu thông cổ phần đối với DNNN thuộc TĐKT hoặc TCT chưa niêm yết cho SCIC; tăng cường quyền lực và trách nhiệm thiết kế phương án lưu thông cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SCC)  Nhóm phương án thực hiện lưu thông cổ phần nhà nước:  Phương án bán trọn gói  Phương án bán cho cổ đông nội bộ  Phương án dành cho quỹ đầu tư  Phương án về quyền lưu thông trong tương lai (đối với cổ phần vẫn bảo lưu)  Phương án điều chỉnh tỉ lệ cổ phần  Phương án về phát triển thị trường thứ cấp Copyright © VEPR 2012
  14. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông Phương án bán trọn gói  Cách thực hiện: Nhà nước bán 1 tỉ lệ nhất định cổ phần chưa lưu thông, với mức giá thỏa thuận cho các cổ đông hiện thời  Phân loại phương án bán:  Bán một phần tài sản chưa lưu thông ở thời điểm hiện tại, phần còn lại vẫn không được lưu thông  Bán một phần ở thời điểm hiện tại, phần còn lại chưa bán mang tính lưu thông  Bán tất cả tài sản Copyright © VEPR 2012
  15. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông Phương án bán cho cổ đông hiện thời: gồm 2 cách thực hiện  Nhà nước vừa thoái vốn vừa cho lưu thông một phần: cổ đông hiện thời lên mạng đấu giá + bán. Cách đấu giá:  Nhà nước thỏa thuận với hãng đấu giá một mức giá sàn  Tất cả các cổ đông hiện thời sau khi đăng kí số lượng cổ phiếu mua thêm phải lên mạng đấu giá  Giá bán cuối cùng sẽ là giá thấp nhất mà những cổ đông đăng kí mua 70% tổng số cổ phiếu đưa ra  Nếu giá bán tối thiểu không đạt mức nêu trên và lượng giao dịch không đạt yêu cầu 70% thì sẽ ngừng rao bán  Cổ đông không đấu thầu được giá lần này có thể đợi các đợt bán kế tiếp  Cho lưu thông toàn bộ  Nhà nước thỏa thuận với hãng đấu giá một mức giá sàn  Thông báo rộng rãi cho tất cả các nhà đầu tư về khối lượng thoái vốn, khối lượng sẽ lưu thông, cách đấu giá  Cách đấu giá như trên  Số không đấu giá được do hãng đấu giá mua lại và có thể trực tiếp mua bán trên sàn Copyright © VEPR 2012
  16. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông Phương án dành cho quỹ đầu tư: thành lập quỹ thoái vốn và lưu thông cổ phần nằm dưới sự điều hành của SCC. Cơ cấu của quỹ này có thể bao gồm vốn của SCIC, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ đầu cơ của các công ty chứng khoán. Cách làm:  Bán cho quỹ này một tỉ lệ cổ phần chưa lưu thông nhất định với mức giá thỏa thuận  Quỹ phân chia lại cho các “quỹ con” với mức giá cao hơn giá mua vào một mức nhất định (10%) và cũng với tỉ trọng nhất định tùy theo loại hình quỹ con  Các quỹ con có thể giao dịch trên TTCK theo giá thị trường  Chú ý:  Cần hình thành cơ chế mua bán cổ phần của quỹ mang tính liên tục  Xây dựng mô hình định giá với cách bán này cho hợp lí  Cần thiết lập các kênh bán mới ngoài các quỹ con hiện có  Xác định tỉ lệ lưu thông định kỳ và lưu thông tăng dần theo từng năm đối với phần chưa lưu thông  Dần tiến tới bán cho các quỹ đầu tư khác của TTCK  Có cơ chế bù đắp cho cổ đông hiện thời đang nắm giữ cổ phần đã lưu thông Copyright © VEPR 2012
  17. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông Phương án về quyền lưu thông trong tương lai  Cách làm:  Lựa chọn và thông báo một thời điểm trong tương lai sẽ tiến hành lưu thông với số lượng bao nhiêu cổ phần nhà nước  Giá cổ phần tối thiếu khi đó được định giá theo cơ chế: lấy giá đóng cửa của cổ phiếu loại đó làm căn cứ + phần giá gia tăng do kỳ vọng  Mức giá gia tăng được xác định theo mức cao nhất mà cổ phiếu laoị này từng đạt được trong quá khứ  Cổ phần chưa lưu thông chỉ được bán trên mức giá tối thiểu này Copyright © VEPR 2012
  18. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Phân định tỉ trọng DNNN và đưa cổ phần vào lưu thông  Trong quá trình cải cách quyền tài sản đối với TĐKT và TCTNN, ngoài CPH, chuyển nhượng thì phá sản cũng là một trong những giải pháp hay được sử dụng (Vinashin 2013)  Luật Phá sản Doanh nghiệp (2004) được bổ sung, sửa đổi từ Luật Phá sản Doanh nghiệp năm 1993. Nhưng Luật này khi vận dụng trong thực tiễn có nhiều bất cập:  Chưa làm rõ bản chất của thủ tục phá sản  Bất cập về khái niệm phá sản  Bất cập về phân loại các loại chủ nợ  Về giao dịch vô hiệu (Điều 43)  Về người bảo lãnh  Bất cập về thủ tục phục hồi  Bất cập trong mối quan hệ giữa thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản Copyright © VEPR 2012
  19. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Giải quyết vấn đề đại diện chủ sở hữu – mô hình và vai trò của SCIC  Tồn tại trong vấn đề đại diện chủ sở hữu:  Cơ chế phân công, phân cấp thực hiện các nội dung giám sát chồng chéo, SCIC chỉ quản lí vốn tại DNNN quy mô nhỏ là bất hợp lí  TĐKT, TCTNN lại tồn tại đến 5 nghị định và thông tư quy định về quan hệ sở hữu công ty mẹ - công ty con  Giải pháp:  Làm rõ lại mục tiêu của các TĐKT và TCTNN  Cần thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức và vai trò của SCIC nhằm giải quyết căn bản hơn vấn đề trên: Copyright © VEPR 2012
  20. Good Policy, Sound Economy 2.1. Nhóm giải pháp cốt lõi của tái cơ cấu - Giải quyết vấn đề đại diện chủ sở hữu – mô hình và vai trò của SCIC  SCIC cần có quyền tự quyết đủ mạnh để đưa ra được quyết định liên quan đến việc thuê mướn, sa thải, đãi ngộ và khuyến khích nhân viên  Lộ trình tiếp quản SCIC đối với TĐKT và TCT:  2015 tiếp quản TCT đã CPH  2020 tiếp quản TĐKT đã CPH  Về mô hình: thành lập 4 SCIC con cho 4 nhóm DNNN cần tái cơ cấu, SCIC có khả năng điều phối với MPI và Bộ công thương  Về cơ cấu tổ chức:  HĐQT và ban lãnh đạo của các công ty này phải thực sự có quyền lực, được báo cáo trực tiếp lên những người đứng ở vị trí cao nhất trong bộ máy chính quyền, với thành phần tham dự không thể thiếu là các quan chức có vai trò và vị trí quan trọng trong chính phủ, như Bộ trưởng các bộ  Tổng giám đốc, hay người đứng đầu công ty quản lý và kinh doanh vốn nhà nước cần có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, và phải sở hữu những kỹ năng cần thiết để có thể thúc đẩy sự thay đổi.  Về vai trò: chuyển từ quản lí kinh doanh vốn nhà nước sang quản lí hiệu quả đầu tư của DNNN (trước hết là TĐKT và TCTNN) Copyright © VEPR 2012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2