YOMEDIA
ADSENSE
Báo cáo đề tài Đồ án mạch - Đo và khống chế nhiệt độ hiển thị LCD
202
lượt xem 53
download
lượt xem 53
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Báo cáo đề tài Đồ án mạch - Đo và khống chế nhiệt độ hiển thị LCD được thực hiện nhằm đo nhiệt độ bằng bộ cảm biến nhiệt DS18B20 hiển thị trên LCD và thông báo ra đèn LED. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài Đồ án mạch - Đo và khống chế nhiệt độ hiển thị LCD
- Đồ án HOC VIÊN CÔNG NGHÊ B ̣ ̣ ̣ ƯU CHINH VIÊN THÔNG ́ ̃ BÁO CÁO ĐỀ TÀI ĐÔ AN MACH ̀ ́ ̣ ĐO VÀ KHỐNG CHẾ NHIỆT ĐỘ HIỂN THỊ LCD GVHD thây: Lê Đ ̀ ức Toaǹ Nhóm SV : B14DCDT029 : Vũ Văn Khải B14DCDT030 : Hoàng Xuân Trung ̀ ̣ Ha Nôi, ngày 19 tháng 3 năm 2017 1
- LỜI NÓI ĐẦU Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, cuộc sống con người ngày càng trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Điều đó đem lại cho chúng ta nhiều giải pháp tốt hơn, đa dạng hơn trong việc xử lý những vấn đề tưởng chừng như rất phức tạp gặp phải trong cuộc sống. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong tất cả các lĩnh vực đã và đang rất phổ biến trên toàn thế giới, thay thế dần những phương thức thủ công, lạc hậu và ngày càng được cải thiện hơn, hoàn mỹ hơn. Cùng với sự phát triển chung đó, nước ta cũng đang mạnh mẽ tiến hành công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để theo kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, lĩnh vực điện tử đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đời sống con người. Sự phổ biến của nó góp phần không nhỏ tới sự phát triển của tất cả các ngành sản xuất, giải trí,... Trong những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực tự động nhất là nhiệt độ, nó đã có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, phương pháp tiếp cận, chia sẻ thông tin hiện đại và toàn diện hơn. Với lòng đam mê, yêu thích của nhóm trong lĩnh vực này, nhóm đã quyết định chọn đề tài “ Đo và khống chế nhiệt độ hiển thị LCD” làm đề tài môn học. Trong thời gian thực hiện đề tài cộng với kiến thức còn hạn chế, nên trong cuốn đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm thực hiện rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài Vũ Văn Khải Hoàng Xuân Trung
- Đồ án NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Phần 1: Cơ sở lý thuyết. I. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài...................................................... III. Các phương pháp lựa chọn phương án thiết kế IV. Tổng quan về AT89S52................................................................... V. Tổng quan về LCD 16x2.................................................................. VI. Tổng quan về cảm biến nhiệt độ DS18B20..................................... VII. Các linh kiện hỗ trợ khác................................................................. Phần 2: Nội dung và trình tự thiết kế. I. Sơ đồ khối tổng quát vá nguyên lý.................................................. II. Mô phỏng với proteus...................................................................... III. Mạch in............................................................................................ IV. Code................................................................................................ Phần 3: Kết luận và tài liệu tham khảo. LỜI CẢM ƠN
- Đồ án ĐỀ TÀI: Thiết kế bộ đo và khống chế nhiệt độ hiển thị bằng LCD 16x2 Phần 1: Cơ sở lý thuyết I. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện tử mà trong đó là kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, quản lí, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin... Do đó, chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp một phần vào sự phát triển nền khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và sự phát triển kỹ thuật điện tử nói riêng. Trong đời sống ngày càng phát triển, xuất phát từ những nhu cầu thực tế, nhóm thực hiện đã tìm hiểu và hoàn thành xong mạch đo nhiệt độ. Nó có ứng dụng rất lớn trong các doanh nghiệp sản xuất với độ chính xác cao. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đo nhiệt độ bằng bộ cảm biến nhiệt DS18B20 hiển thị trên LCD và thông báo ra đèn LED. III. Các phương pháp lựa chọn phương án thiết kế: Để đo lường nhiệt độ, người ta có thể chọn nhiều loại cảm biến nhiệt độ khác nhau, mỗi loại đều có một ưu điểm riêng biệt và phù hợp với từng 5
- nhu cầu của người sử dụng. Ở đây, nhu cầu của nhóm là đo nhiệt độ môi trường nên nhóm đã sử dụng DS18B20 là tối ưu nhất. Bộ vi điều khiển AT89S51 là tối ưu nhất và giá thành hợp lý. LED 16X2 có thể hiển thị đầy đủ những thông báo cần thiết. IV. Tổng quan về AT89S52. AT89S52 là họ IC vi điều khiển do hãng Atmel sản xuất. Các sản phẩmAT89S52 thích hợp cho những ứng dụng điều khiển. Việc xử lý trên byte và cáctoán số học ở cấu trúc dữ liệu nhỏ được thực hiện bằng nhiều chế độ truy xuấtdữ liệu nhanh trên RAM nội. Tập lệnh cung cấp một bảng tiện dụng của những lệnh số học 8 bit gồm cả lệnh nhân và lệnh chia. Nó cung cấp những hổ trợ mởrộng trên chip dùng cho những biến một bit như là kiểu dữ liệu riêng biệt chophép quản lý và kiểm tra bit trực tiếp trong hệ thống điều khiển. AT89S52 cung cấp những đặc tính chuẩn như: 8 KByte bộ nhớ chỉ đọc cóthể xóa và lập trình nhanh (EPROM), 128 Byte RAM, 32 đường I/O, 3TIMER/COUNTER 16 Bit, 5 vectơ ngắt có cấu trúc 2 mức ngắt, một Port nối tiếpbán song công, 1 mạch dao động tạo xung Clock và bộ dao động ON-CHIP. Các đặc điểm của chip AT89S52 được tóm tắt như sau: 8 KByte bộ nhớ có thể lập trình nhanh, có khả năng tới 1000 chu kỳ ghi/xoá Tần số hoạt động từ: 0Hz đến 24 MHz 3 mức khóa bộ nhớ lập trình 3 bộ Timer/counter 16 Bit 128 Byte RAM nội. 4 Port xuất /nhập I/O 8 bit. Giao tiếp nối tiếp. 64 KB vùng nhớ mã ngoài 64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoại.
- Đồ án Sơ đồ khối của bộ vi điều khiển. Sơ đồ chân của bộ vi điều khiển AT89S52 được thể hiện ở hình bên dưới. Sơ đồ chân vi điều khiển AT89S52 - Chân VCC:Chân số 40 là VCC cấp điện áp nguồn cho vi điều khiển. Nguồn điện cấp là +5V±0.5. 7
- - Chân GND: Chân số 20 nối GND (hay nối Mass). - Port 0 (P0): Port 0 gồm 8 chân (từ chân 32 đến 39) có hai chức năng: + Chức năng xuất/nhập: các chân này được dùng để nhận tín hiệu từ bên ngoài vào để xử lí, hoặc dùng để xuất tín hiệu ra bên ngoài, chẳng hạn xuất tín hiệu để điều khiển led đơn sáng tắt. + Chức năng là bus dữ liệu và bus địa chỉ (AD7-AD0) : 8 chân này (hoặc Port 0) còn làm nhiệm vụ lấy dữ liệu từ ROM hoặc RAM ngoại (nếu có kết nối với bộ nhớ ngoài), đồng thời Port 0 còn được dùng để định địa chỉ của bộ nhớ ngoài. - Port 1 (P1): Port P1 gồm 8 chân (từ chân 1 đến chân 8), chỉ có chức năng làm các đường xuất/nhập, không có chức năng khác. - Port 2(P2): Port 2 gồm 8 chân (từ chân 21 đến chân 28) có hai chức năng: - Chức năng xuất/nhập. + Chức năng là bus địa chỉ cao (A8-A15): khi kết nối với bộ nhớ ngoài có dung lượng lớn, cần 2 byte để định địa chỉ của bộ nhớ, byte thấp do P0 đảm nhận, byte cao do P2 này đảm nhận. - Port 3 (P3): Port 3 gồm 8 chân (từ chân 10 đến 17) + Chức năng xuất/nhập. + Với mỗi chân có một chức năng riêng thứ hai như trong bảng sau: Bảng chức năng các chân của port 3
- Đồ án Các ngõ tín hiệu điều khiển: Ngõ tín hiệu (PSEN)’ (Program store enable) : Chân số 29 - Cho phép đọc bộ nhớ chương trình mở rộng - Nối với chân ((OE)’ hoặc (RD)’) của EPROM để điều khiển đọc mã lệnh - Khi giao tiếp với bộ nhớ chương trình mở rộng thì dùng (PSEN)’, nếu không có giao tiếp thì chân (PSEN)’ bỏ trống - Các mã lệnh của chương trình đọc từ EPROM qua bus dữ liệu và được chốt vào thanh ghi lệnh bên trong 8051 để giải mã lệnh Ngõ tín hiệu điều khiển ALE (Address Latch Enable): Chân số 30 - Khi dùng bộ nhớ mở rộng, ALE sẽ điều khiển mạch giải đa hợp để tách các đường địa chỉ (A7A0) và dữ liệu (D7 – D0) - Là một xung khi port 0 tải địa chỉ - Xung ALE có tần số = 1/6 tần số thạch anh - Có thể dùng làm xung clock cung cấp cho các IC khác. - Có thể nhận cung lập trình từ bên ngoài khi ghi dữ liệu vào bộ nhớ Flash Rom Ngõ tín hiệu (EA)’ (External Access): Chân số 31 - Nếu (EA)’ = 1(+5V) thì VĐK thực hiện chương trình ở bộ nhớ nội - Nếu (EA)’ = 0(0V) thì VĐK thực hiện chương trình ở bộ nhớ ngoại - Nhận điện áp lập trình VPP(Program) khi ghi dữ liệu vào bộ nhớ Flash Rom 9
- Ngõ tín hiệu RST (Reset) : Chân số 9 - Khi cấp điện hoặc nhấn RESET sẽ reset VĐK - Tín hiệu Reset phải ở mức cao, ít nhất 2 chu kỳ máy - Các thanh ghi bên trong được nạp những giá trị mặc nhiên. Các ngõ vào bộ dao động XTALT1, XTAL2: Chân số 18, 19 8051 có một bộ dao động trên chíp nhưng nó yêu cầu có một xung đồng hồ ngoài để chạy nó. Một bộ dao động thạch anh sẽ được nối tới các chân đầu vào XTAL1 (chân 19) và XTAL2 (chân 18). Bộ dao động thạch anh được nối tới XTAL1 và XTAL2 cũng cần hai tụ gốm giá trị khoảng 30pF. Một phía của tụ điện được nối xuống đất. Cần phải lưu ý rằng có nhiều tốc độ khác nhau của họ 8051. Tốc độ được coi như là tần số cực đại của bộ dao động được nối tới chân XTAL. Một bộ vi điều khiển 8051 yêu cầu một tinh thể thạch anh có tần số không lớn hơn 20MHz. Khi 8051 được nối tới một bộ dao động tinh thể thạch anh và cấp nguồn thì ta có thể quan sát tần số trên chânXTAL2 bằng máy hiện sóng. Nếu ta quyết định sử dụng một nguồn tần số khác bộ dao động thạch anh, chẳng hạn như là bộ dao động TTL thì nó sẽ được nối tới chân XTAL1, còn chân XTAL2 thì để hở không nối. Chân 40 (VCC) được nối lên nguồn 5V. Chân 20 GND nối MASS. V. Tổng quan về LCD 16x2 a. Hình dáng và kích thước Có rất nhiều loại LCD với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, trên hình là 1 loại LCD thông dụng.
- Đồ án Hình 1. Hình dáng của loại LCD thông dụng. Khi sản xuất LCD, nhà sản xuất đã tích hợp chíp điều khiển (HD44780) bên trong lớp vỏ và chỉ đưa các chân giao tiếp cần thiết. Các chân này được đánh số thứ tự và đặt tên như hình 2 : Hình 2. Sơ đồ chân của LCD. b. Chức năng các chân: Chân Ký hiệu Mô tả Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với GND của mạch điều khiển. 1 Vss 11
- 2 VDD Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với VCC=5V của mạch điều khiển. 3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD. Chân chọn thanh ghi (Register select). Nối chân RS với logic “0” (GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi. + Logic “0”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi 4 RS lệnh IR của LCD (ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” - read) + Logic “1”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong LCD. Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân R/W với logic “0” để LCD hoạt động ở chế 5 R/W độ ghi, hoặc nối với logic “1” để LCD ở chế độ đọc. Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép của chân E. + Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào(chấp nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát hiện một xung (high-to-low transition) 6 E của tín hiệu chân E. + Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát hiện cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ ở bus đến khi nào chân E xuống mức thấp. Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với MPU. Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này : + Chế độ 8 bit : Dữ liệu được truyền trên cả 8 7-14 DB0-DB7 đường, với bit MSB là bit DB7. + Chế độ 4 bit : Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7, bit MSB là DB7
- Đồ án 15 - Nguồn dương cho đèn nền. 16 - GND cho đèn nền. Bảng 1. Chức năng các chân của LCD. * Ghi chú : Ở chế độ “đọc”, nghĩa là MPU sẽ đọc thông tin từ LCD thông qua các chân DBx. Còn khi ở chế độ “ghi”, nghĩa là MPU xuất thông tin điều khiển cho LCD thông qua các chân DBx. c. Sơ đồ khối : Để hiểu rõ hơn chức năng các chân và hoạt động của chúng, ta tìm hiểu sơ qua chíp HD44780 thông qua các khối cơ bản của nó. Hình 3. Sơ đồ khổi của LCD. Các thanh ghi: Chíp HD44780 có 2 thanh ghi 8 bit quan trọng : Thanh ghi lệnh IR (Instructor Register) và thanh ghi dữ liệu DR (Data Register) + Thanh ghi IR : Để điều khiển LCD, người dùng phải “ra lệnh” thông qua tám đường bus DB0-DB7. Mỗi lệnh được nhà sản xuất LCD đánh địa chỉ rõ ràng. Người dùng chỉ việc cung cấp địa chỉ lệnh bằng cách nạp vào thanh ghi IR. 13
- Nghĩa là, khi ta nạp vào thanh ghi IR một chuỗi 8 bit, chíp HD44780 sẽ tra bảng mã lệnh tại địa chỉ mà IR cung cấp và thực hiện lệnh đó. VD : - Lệnh “hiển thị màn hình” có địa chỉ lệnh là 00001100 (DB7…DB0) - Lệnh “hiển thị màn hình và con trỏ” có mã lệnh là 00001110 - Thanh ghi DR : Thanh ghi DR dùng để chứa dữ liệu 8 bit để ghi vào vùng RAM DDRAM hoặc CGRAM(ở chế độ ghi) hoặc dùng để chứa dữ liệu từ 2 vùng RAM này gởi ra cho MPU (ở chế độ đọc). Nghĩa là, khi MPU ghi thông tin vào DR, mạch nội bên trong chíp sẽ tự động ghi thông tin này vào DDRAM hoặc CGRAM. Hoặc khi thông tin về địa chỉ được ghi vào IR, dữ liệu ở địa chỉ này trong vùng RAM nội của HD44780 sẽ được chuyển ra DR để truyền cho MPU. => Bằng cách điều khiển chân RS và R/W chúng ta có thể chuyển qua lại giữ 2 thanh ghi này khi giao tiếp với MPU. Bảng sau đây tóm tắt lại các thiết lập đối với hai chân RS và R/W theo mục đích giao tiếp. RS R/W Chức năng 0 0 Ghi vào thanh ghi IR để ra lệnh cho LCD 0 1 Đọc cờ bận ở DB7 và giá trị của bộ đếm địa chỉ ở DB0-DB6 1 0 Ghi vào thanh ghi DR 1 1 Đọc dữ liệu từ DR Bảng 2 : Chức năng chân RS và R/W theo mục đích sử dụng Cờ báo bận BF (Busy Flag) Khi thực hiện các hoạt động bên trong chíp, mạch nội bên trong cần một khoảng thời gian để hoàn tất. Khi đang thực thi các hoạt động bên trong chip như thế, LCD bỏ qua mọi giao tiếp với bên ngoài và bật cờ BF (thông qua chân DB7 khi có thiết lập RS=0, R/W=1) lên để báo cho MPU biết nó đang “bận”. Dĩ nhiên, khi xong việc, nó sẽ đặt cờ BF lại mức 0. Bộ đếm địa chỉ AC ( Address Counter) - Như trong sơ đồ khối, thanh ghi IR không trực tiếp kết nối với vùng RAM (DDRAM và CGRAM) mà thông qua bộ đếm địa chỉ AC. Bộ đếm này lại nối với 2 vùng RAM theo kiểu rẽ nhánh. Khi một địa chỉ lệnh được nạp vào thanh ghi IR, thông tin được nối trực tiếp cho 2 vùng
- Đồ án RAM nhưng việc chọn lựa vùng RAM tương tác đã được bao hàm trong mã lệnh. - Sau khi ghi vào (đọc từ) RAM, bộ đếm AC tự động tăng lên (giảm đi) 1 đơn vị và nội dung của AC được xuất ra cho MPU thông qua DB0-DB6 khi có thiết lập RS=0 và R/W=1 (xem bảng tóm tắt RS - R/W). - Lưu ý: Thời gian cập nhật AC không được tính vào thời gian thực thi lệnh mà được cập nhật sau khi cờ BF lên mức cao (not busy), cho nên khi lập trình hiển thị, bạn phải delay một khoảng tADD khoảng 4uS-5uS (ngay sau khi BF=1) trước khi nạp dữ liệu mới. Xem thêm hình bên dưới. d. Tập lệnh của LCD: - Trước khi tìm hiểu tập lệnh của LCD, sau đây là một vài chú ý khi giao tiếp với LCD : * Tuy trong sơ đồ khối của LCD có nhiều khối khác nhau, nhưng khi lập trình điều khiển LCD ta chỉ có thể tác động trực tiếp được vào 2 thanh ghi DR và IR thông qua các chân DBx, và ta phải thiết lập chân RS, R/W phù hợp để chuyển qua lại giữ 2 thanh ghi này. (xem bảng 2) * Với mỗi lệnh, LCD cần một khoảng thời gian để hoàn tất, thời gian này có thể khá lâu đối với tốc độ của MPU, nên ta cần kiểm tra cờ BF hoặc đợi (delay) cho LCD thực thi xong lệnh hiện hành mới có thể ra lệnh tiếp theo. * Địa chỉ của RAM (AC) sẽ tự động tăng (giảm) 1 đơn vị, mỗi khi có lệnh ghi vào RAM. (Điều này giúp chương trình gọn hơn) * Các lệnh của LCD có thể chia thành 4 nhóm như sau : • Các lệnh về kiểu hiển thị. VD : Kiểu hiển thị (1 hàng / 2 hàng), chiều dài dữ liệu (8 bit / 4 bit), … • Chỉ định địa chỉ RAM nội. • Nhóm lệnh truyền dữ liệu trong RAM nội. • Các lệnh còn lại . Tên lệnh Hoạt động 15
- Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 Clear DBx = 0 0 0 0 0 0 0 1 Display Lệnh Clear Display (xóa hiển thị) sẽ ghi một khoảng trống-blank (mã hiện kí tự 20H) vào tất cả ô nhớ trong DDRAM, sau đó trả bộ đếm địa AC=0, trả lại kiểu hiển thị gốc nếu nó bị thay đổi. Nghĩa là : Tắt hiển thị, con trỏ dời về góc trái (hàng đầu tiên), chế độ tăng AC. Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 Return DBx = 0 0 0 0 0 0 1 * Home Lệnh Return home trả bộ đếm địa chỉ AC về 0, trả lại kiểu hiển thị gốc nếu nó bị thay đổi. Nội dung của DDRAM không thay đổi. Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 DBx = 0 0 0 0 0 1 [I/D] [S] Entry I/D : Tăng (I/D=1) hoặc giảm (I/D=0) bộ đếm địa chỉ hiển thị AC 1 đơn vị mỗi khi có hành động ghi hoặc đọc vùng DDRAM. Vị trí con trỏ cũng di chuyển mode set theo sự tăng giảm này. S : Khi S=1 toàn bộ nội dung hiển thị bị dịch sang phải (I/D=0) hoặc sang trái (I/D=1) mỗi khi có hành động ghi vùng DDRAM. Khi S=0: không dịch nội dung hiển thị. Nội dung hiển thị không dịch khi đọc DDRAM hoặc đọc/ghi vùng CGRAM. Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 DBx = 0 0 0 0 1 [D] [C] [B] Display D: Hiển thị màn hình khi D=1 và ngược lại. Khi tắt hiển thị, nội dung DDRAM không thay đổi. on/off C: Hiển thị con trỏ khi C=1 và ngược lại. control B: Nhấp nháy kí tự tại vị trí con trỏ khi B=1 và ngược lại.
- Đồ án Chu kì nhấp nháy khoảng 409,6ms khi mạch dao động nội LCD là 250kHz. Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 DBx = 0 0 0 1 [S/C] [R/L] * * Lệnh Cursor or display shift dịch chuyển con trỏ hay dữ liệu hiển thị sang trái mà không cần hành động ghi/đọc dữ liệu. Khi hiển thị kiểu 2 dòng, con trỏ sẽ nhảy xuống dòng dưới khi dịch qua vị trí thứ 40 của hàng đầu tiên. Dữ liệu hàng đầu và hàng 2 dịch cùng một lúc. Chi tiết sử dụng xem bảng bên dưới: Cursor S/C R/L Hoạt động or 0 0 Dịch vị trí con trỏ sang trái (Nghĩa là giảm AC một đơn vị). display 0 1 Dịch vị trí con trỏ sang phải (Tăng AC lên 1 đơn vị). shift 1 0 Dịch toàn bộ nội dung hiển thị sang trái, con trỏ cũng dịch theo. 1 1 Dịch toàn bộ nội dung hiển thị sang phải, con trỏ cũng dịch theo. Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 DBx = 0 0 1 [DL] [N] [F] * * DL: Khi DL=1, LCD giao tiếp với MPU bằng giao thức 8 bit (từ bit DB7 đến DB0). Ngược lại, giao thức giao tiếp là 4 bit (từ bit DB7 đến bit DB0). Khi chọn Function giao thức 4 bit, dữ liệu được truyền/nhận 2 lần liên tiếp. với 4 bit cao gởi/nhận trước, 4 bit thấp gởi/nhận sau. set N : Thiết lập số hàng hiển thị. Khi N=0 : hiển thị 1 hàng, N=1: hiển thị 2 hàng. F : Thiết lập kiểu kí tự. Khi F=0: kiểu kí tự 5x8 điểm ảnh, F=1: kiểu kí tự 5x10 điểm ảnh. Set Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 CGRAM DBx = 0 1 [ACG][ACG][ACG][ACG][ACG][ACG] 17
- address Lệnh này ghi vào AC địa chỉ của CGRAM. Kí hiệu [ACG] chỉ 1 bit của chuỗi dữ liệu 6 bit. Ngay sau lệnh này là lệnh đọc/ghi dữ liệu từ CGRAM tại địa chỉ đã được chỉ định. Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 DBx = 1 [AD] [AD] [AD] [AD] [AD] [AD] [AD] Set Lệnh này ghi vào AC địa chỉ của DDRAM, dùng khi cần thiết lập tọa độ hiển thị DDRAM mong muốn. Ngay sau lệnh này là lệnh đọc/ghi dữ liệu từ DDRAM tại địa chỉ đã được chỉ định. address Khi ở chế độ hiển thị 1 hàng: địa chỉ có thể từ 00H đến 4FH. Khi ở chế độ hiển thị 2 hàng, địa chỉ từ 00h đến 27H cho hàng thứ nhất, và từ 40h đến 67h cho hàng thứ 2. Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 DBx =[BF] [AC] [AC] [AC] [AC] [AC] [AC] [AC] (RS=0,R/W=1) Read BF Như đã đề cập trước đây, khi cờ BF bật, LCD đang làm việc và lệnh tiếp theo (nếu có) sẽ bị bỏ qua nếu cờ BF chưa về mức thấp. Cho nên, khi lập trình điều and khiển, phải kiểm tra cờ BF trước khi ghi dữ liệu vào LCD. address Khi đọc cờ BF, giá trị của AC cũng được xuất ra các bit [AC]. Nó là địa chỉ của CG hay DDRAM là tùy thuộc vào lệnh trước đó. Write Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 data to DBx = [Write data] (RS=1, R/W=0) CG or Khi thiết lập RS=1, R/W=0, dữ liệu cần ghi được đưa vào các chân DBx từ mạch DDRAM ngoài sẽ được LCD chuyển vào trong LCD tại địa chỉ được xác định từ lệnh ghi địa chỉ trước đó (lệnh ghi địa chỉ cũng xác định luôn vùng RAM cần ghi) Sau khi ghi, bộ đếm địa chỉ AC tự động tăng/giảm 1 tùy theo thiết lập Entry mode.
- Đồ án Read Mã lệnh : DBx = DB7 DB6 DB5 DB4 DB3 DB2 DB1 DB0 data DBx = [Read data] (RS=1, R/W=1) from CG Khi thiết lập RS=1, R/W=1,dữ liệu từ CG/DDRAM được chuyển ra MPU thông or qua các chân DBx (địa chỉ và vùng RAM đã được xác định bằng lệnh ghi địa chỉ trước đó). DDRAM Sau khi đọc, AC tự động tăng/giảm 1 tùy theo thiết lập Entry mode, tuy nhiên nội dung hiển thị không bị dịch bất chấp chế độ Entry mode. Chân cấp nguồn Min:-0.3V , Max+7V (Vcc- GND) Các chân ngõ vào Min:-0.3V , Max:(Vcc+0.3V) (DBx,E, …) Nhiệt độ Min:-30C , Max:+75C hoạt động Nhiệt độ Min:-55C , Max:+125C bảo quản Bảng 4. Tập lệnh của LCD e. Giao tiếp giữa LCD và MPU: LCD sẽ bị hỏng nghiêm trọng, hoặc hoạt động sai lệch nếu bạn vi phạm khoảng đặc tính điện sau đây: Đặc tính điện làm việc điển hình: (Đo trong điều kiện hoạt động Vcc = 4.5V đến 5.5V, T = -30 đến +75C) Chân cấp nguồn Vcc-GND 2.7V đến 5.5V Điện áp vào mức cao VIH 2.2V đến Vcc Điện áp vào mức thấp VIL -0.3V đến 0.6V Điện áp ra mức cao (DB0-DB7) Min 2.4V (khi IOH = -0.205mA) Điện áp ra mức thấp (DB0-DB7) Max 0.4V (khi IOL = 1.2mA) 19
- Dòng điện ngõ vào (input leakage current) -1uA đến 1uA (khi VIN = 0 đến Vcc) ILI Dòng điện cấp nguồn ICC 350uA(typ.) đến 600uA Tần số dao động nội fOSC 190kHz đến 350kHz (điển hình là 270kHz) Bảng 7. Miền làm việc bình thường f. Khởi tạo LCD: Khởi tạo là việc thiết lập các thông số làm việc ban đầu. Đối với LCD, khởi tạo giúp ta thiết lập các giao thức làm việc giữa LCD và MPU. Việc khởi tạo chỉ được thực hiện 1 lần duy nhất ở đầu chương trình điều khiển LCD và bao gồm các thiết lập sau : • Display clear : Xóa/không xóa toàn bộ nội dung hiển thị trước đó. • Function set : Kiểu giao tiếp 8bit/4bit, số hàng hiển thị 1hàng/2hàng, kiểu kí tự 5x8/5x10. • Display on/off control: Hiển thị/tắt màn hình, hiển thị/tắt con trỏ, nhấp nháy/không nhấp nháy. • Entry mode set : các thiết lập kiểu nhập kí tự như: Dịch/không dịch, tự tăng/giảm (Increment). Như đã đề cập ở trên, chế độ giao tiếp mặc định của LCD là 8bit (tự khởi tạo lúc mới bật điện lên). Và khi kết nối mạch theo giao thức 4bit, 4 bit thấp từ DB0- DB3 không được kết nối đến LCD, nên lệnh khởi tạo ban đầu (lệnh chọn giao thức giao tiếp – function set 0010****) phải giao tiếp theo chế độ 8 bit (chỉ gởi 4 bit cao một lần, bỏ qua 4 bit thấp). Từ lệnh sau trở đi, phải gởi/nhận lệnh theo 2 nibble. Lưu ý là sau khi thiết lập function set, bạn không thể thay đổi function set ngoại trừ thay đổi giao thức giao tiếp (4bit/8bit).
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn