intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài: " Kiểm toán doanh thu và thu nhập tại công ty cổ phần xuất khẩu y tế DOMESCO"

Chia sẻ: Vo Quang Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:73

179
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng về quy mô lẫn tổ chức cửa các công ty cổ phần.Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, với mục đích cạnh tranh trên thương trường thì nguồn vốn là điều đầu tiên phải nói đến, đặt biệt là các công ty lớn. Đứng thứ hai trong thị trường dược phẩm Việt Nam (Theo IMS, số liệu 2009), công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO cũng không nằm ngoài xu thế đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài: " Kiểm toán doanh thu và thu nhập tại công ty cổ phần xuất khẩu y tế DOMESCO"

  1. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập PHẦN MỞ ĐẦU 1.ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngày nay, với sự phát triển không ngừng về quy mô lẫn tổ chức cửa các công ty cổ phần.Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, với mục đích cạnh tranh trên thương trường thì nguồn vốn là điều đầu tiên phải nói đến, đặt biệt là các công ty lớn. Đứng thứ hai trong thị trường dược phẩm Việt Nam (Theo IMS, số liệu 2009), công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO cũng không nằm ngoài xu thế đó.Trong một nền kinh tế thị trường với một môi trường cạnh tranh gay gắt thì thông tin tài chính đóng một vai trò quan trọng đ ặc biệt là thông tin v ề doanh thu bởi doanh thu là một trong những trọng yếu trên báo cáo kết quả kinh doanh.Đây là cơ sở để xác định lãi,lỗ của công ty trong kỳ,nó cũng là nhân tố quy ết định sự thành công của công ty cũng như đối với các quyết định của các nhà đ ầu tư.Vì những lý do trên,em quyết định chọn đề tài là “ kiểm toán doanh thu và thu nhập tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO ” 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Kiểm tra tính trung thực và hợp lý của khoản mục doanh thu – thu nhập trên báo cáo tài chính của công ty, có phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hay không, kiểm tra xem các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, thu nhập có đạt được các yêu cầu sau hay không: Các khoản doanh thu - thu nhập được ghi nhận phải thực sự phát sinh và thuộc về đơn vị (phát sinh). Mọi khoản doanh thu - thu nhập phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ (đầy đủ). Doanh thu - thu nhập phải được tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái (ghi chép chính xác). Doanh thu - thu nhập được phản ánh đúng số tiền (đánh giá). Doanh thu - thu nhập được trình bày đúng đắn và khai báo đ ầy đ ủ (trình bày và công bố). GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 1
  2. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập Đánh giá, nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu - thu nhập. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu, thu nhập. 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 3.1.1 Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua các cuộc điều tra khảo sát qua bảng câu hỏi, phỏng vấn…các cấp quản lý, các nhân viên của công ty. 3.1.2 Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu thông qua các báo cáo, sổ sách của công ty…số liệu trên các báo, internet, và các phương tiện thông tin đại chúng khác. 3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Sử dụng phương pháp quan sát: xem xét tận mắt các công việc, và tiến trình thực hiện các công việc, sự phân chia trách nhiệm…trong bài chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Sử dụng phương pháp xác nhận: Liên hệ trực tiếp với bên thứ ba để nhận được phúc đáp của họ về các thông tin có liên quan. Sử dụng phương pháp điều tra: thông qua bảng câu hỏi, trao đổi và phỏng vấn các quản lý và nhân viên về các vấn đề có liên quan. Sử dụng phương pháp tính toán: kiểm tra tính chính xác về mặt số học của số liệu trên các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính … Sử dụng phương pháp phân tích: thống kê, lập bảng, so sánh số liệu tuyệt đối, số liệu tương đối của cùng một chỉ tiêu ở cùng thời điểm qua các năm để tìm ra các biến động bất thường, các sai phạm nếu có, sau đó đi tìm ra nguyên nhân của các sai phạm đó. Sử dụng phương pháp kiểm tra tài liệu: xem xét, đối chiếu các tài liệu, sổ sách tổng hợp và chi tiết, chứng từ, các báo cáo để tìm ra các sai sót (nếu có) theo cả hai GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 2
  3. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập hướng (từ chứng từ gốc kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách, hoặc từ sổ sách kiểm tra ngược lại các chứng từ gốc có liên quan. Sau đó tổng hợp các sai sót trên để đưa ra nhận xét về sự trung thực và hợp lý của khoản mục doanh thu, thu nhập trên báo cáo tài chính của công ty. GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 3
  4. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ KHOẢN MỤC DOANH THU, THU NHẬP 1.1 KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG QUY ĐINH KHI HẠCH TOÁN DOANH THU 1.1.1 Khái niệm Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu ”. Doanh thu của các doanh nghiệp bao gồm doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch như bán hàng hoá…bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu còn bao gồm các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước đối với một số hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép và giá trị của các sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu nội bộ là số tiền thu được do bán hàng hoá, sản phẩm cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay tổng công ty. Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu…. GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 4
  5. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập - Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản ( bằng sáng chế, nhãn mác thương mại… ) - cổ tức, lợi nhuận được chia.. - Thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng khoán. - Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. - Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ - Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn. Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ việc bán vật tư hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bố hết…các khoản phải trả nhưng không cần trả, các khoản thu từ việc chuyển nhượng thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho… 1.1.2 Các tài khoản sử dụng khi hạch toán doanh thu Doanh thu có 6 loại tài khoản,được chia ra làm 3 nhóm Nhóm tài khoản 51 - có 3 loại tài khoản Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Tài khoản 515: Doanh thu từ hoạt động tài chính Nhóm tài khoản 52 – có 1 loại tài khoản Tài khoản 521 : Chiết khấu thương mại Nhóm tài khoản 53 – có 2 loại tài khoản Tài khoản 531 : Hàng bán bị trả lại Tài khoản 532 : Giảm giá hàng bán GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 5
  6. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập 1.1.3 Một số quy định khi hạch toán doanh thu Việc ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trong Chuẩn mực kế toán số 14 ” Doanh thu và thu nhập khác ”. Việc ghi nhận doanh thu phải theo các nguyên tắc phù hợp.Khi ghi nhân một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng tạo ra khoản doanh thu đó. Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm,hàng hoá,khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau: Doanh nghiệp đã trao phần lớn và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản - phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động bán - hàng. Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy.Kết quả của giao dịch ung cấp dịch vụ được xác định khi thảo mãn đồng thời 4 điều kiện sau: Doanh thu được xác định một cách chắc chắn - Có khả năng thu đựoc lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế - toán. Xác định được chi phí phát sinh dcho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao - dịch đó. Khi hàng hoá dịch vụ được trao đổi dể lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu. Doanh thu phải được theo dõi theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng,doanh thu cung cấp dịch vụ,doanh thu tiền lãi,tiền bản quyền,cổ tức mà lợi nhuận được chia.Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu ,như GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 6
  7. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm hàng hóa,...nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ,chính xác kết quà kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất,kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Về nguyên tắc,cuối kỳ kế toán,doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động SXKD.Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được chuyển vào Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ. 1.2 ĐẶC ĐIỂM,MỤC TIÊU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN DOANH THU VÀ THU NHẬP TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN 1.2.1 Đặc điểm Đặc điểm nổi bật của khoản mục doanh thu và thu nhập là mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng với những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán.Do đó, việc kiểm toán doanh – thu nhập cũng gắn liền với kiểm toán các khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán ví dụ như: kiểm toán doanh thu trong kỳ gắn liền vói kiểm toán ti ền và nợ phải thu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: gồm doanh thu bán hàng, và cung c ấp dịch vụ, các khoản giảm trừ và doanh thu thuần. Là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh thu này không bao gồm thuế giá tr ị gia tăng. Đây là khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính vì đó là cơ sỡ đ ể người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, nên khoản mục này là đối tượng của nhiều sai phạm dẫn đến báo cáo tài chính bị sai lệch trọng yếu. 1.2.2 Mục tiêu Mục tiêu phát sinh: các khoản mục doanh thu, thu nhập khác được ghi nhận phải thực sự phát sinh và thuộc về đơn vị. Mục tiêu đầy đủ: mọi khoản doanh thu, thu nhập khác phát sinh đều được ghi nhận. GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 7
  8. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập Mục tiêu ghi chép chính xác: các khoản daonh thu, thu nhập khác được tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái. Mục tiêu đánh giá: các khoản doanh thu và thu nhập khác được phản ánh đúng số tiền. Mục tiêu trình bày và công bố: các khoản doanh thu và thu nhập đ ược trình bày đúng đắn và ghi chép đầy đủ. 1.2.3 Những rủi ro thường gặp trong việc kế toán doanh thu Trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu.kiểm toán viên thường gặp những rủi ro sau: • Doanh thu phản ánh trong sổ sách,báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực tế. Trường hợp này được biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp đã hạch toán vào doanh thu những khoản thu chưa đạt được các yếu tố xác định là doanh thu như quy định hoặc số doanh thu phản ánh trên sổ sách kế toán cao hơn so với trên các chứng từ kế toán.Chẳng hạn: + Người mua đã ứng trước nhưng doanh nghiệp chưa xuất hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua. + Người mua đã ứng tiền,doanh nghiệp đã xuất hàng hay cung cấp dịch vụ nhưng các thủ tục mua bán cung cấp dịch vụ chưa hoàn thành và người mua chưa chấp nhận thanh toán. + Số liệu đã tính toán và ghi sổ sai làm tăng doanh thu so với số liệu phản ánh trên chứng từ kế toán. • Doanh thu trên sổ sách,báo cáo kế toán thấp hơn doanh thu thực tế. Trường hợp này biểu hiện cụ thể là doanh nghiệp chưa hạch toán vào doanh thu hết các khoản thu đã xác định là đủ điều kiện xác định doanh thu như quy đinh hoặc số doanh thu đã phản ánh trên sổ sách.Chẳng hạn: + Doanh nghiệp đã làm thủ tục bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng,khách hàng đã trả tiền hoặc đã thực hiện các thủ tục chấp nhận thanh toán GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 8
  9. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập nhưng đon vị chưa hạch toán nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán nhằm vào tài khoản khác. + Các khoản thu từ hoạt động tài chính đã thu nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc hạch toán nhằm vào tài khoản khác. + Số liệu tính toán và ghi sổ sai làm giảm doanh thu so với số liệu trên chứng từ kế toán. 1.2.4 Gian lận và sai soát Nhiều nghiên cứu và thống kê đã chỉ ra rằng có một tỷ lệ l ớn % về khả năng sai phạm được phát hiện là có liên quan tới việc ghi nhận nghiệp vụ bán hàng. Những sai phạm liên quan tới chu kỳ này bao gồm: Xác định không chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu. Hàng đã chuyển giao nhưng chưa ghi nhận doanh thu. Che giấu những bức thư gởi khách hàng về việc không thể thu hồi với sản phẩm bị trả lại; Ghi nhận nghiệp vụ tiêu thụ bằng phương thức ủy thác như là doanh thu cuối cùng; Chuyển giao sản phẩm trước khi khách hàng yêu cầu hoặc đồng ý chuyển giao; Ghi sai số lượng, đơn giá bán. Việc bán chịu được ghi nhận như là những nghiệp vụ bán hàng thông thường hơn là những nghiệp vụ tài chính. Đối với doanh thu bán chịu, khoản phải thu không được phân loại đúng như thực tế, không được lập dự phòng, làm mất khả năng thu hồi. Hầu hết các nghiệp vụ bán hàng được kế toán ghi nhận khi hàng hóa được chuyển giao, tuy nhiên, một số đơn vị có thể cố gắng ” thổi phồng” doanh thu bán hàng ở thời kỳ hiện tại. GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 9
  10. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập Tại nhiều đơn vị, doanh thu còn là cơ sỡ để đánh giá kết quả, thành tích nên chúng có khả năng bị thổi phòng cao hơn thực tế. Tại Việt Nam, doanh thu có quan hệ chặt chẽ với thuế giá trị gia tăng đầu ra nên cũng có khả năng bị khai thấp hơn thực tế để trốn thuế hay tránh thuế. Việc xác nhận thời điểm ghi nhận không thích hợp đối với doanh thu của hợp đồng hoặc cung cấp dịch vụ của nhiều niên độ. Việc xác nhận thời điểm ghi nhận không thích hợp đối với doanh thu của hợp đồng hoặc cung cấp dịch vụ của nhiều niên độ.... 1.2.5 Kiểm soát nội bộ Doanh thu, thu nhập là kết quả của hoạt động bán hàng thu tiền hoặc nợ phải thu. Vì vậy, nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khoản mục doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu là đi tìm hiểu, đánh giá chu trình bán hàng thu tiền của hệ thống thông tin kế toán mà đơn vị quản lý: • Nhận và xử lý đơn đặt hàng Lập lệnh bán hàng: căn cứ đơn đặt hàng của khách hàng, các bộ phận có Kỳ quan sẽ xét duyệt đơn đặt hàng về số lượng, chủng loại...để xác định về khả năng cung ứng đúng hạn của đơn vị và lập lệnh bán hàng hay phiếu xuất kho. Trong trường hợp nhận đặt hàng qua email, điện thoại, fax...cần có những thủ tục để đảm bảo cơ sỡ pháp lý về việc khách hàng đã đặt hàng. Việc chấp thuận đơn đặt hàng cần được hồi báo cho khách hàng biết để tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Xét duyệt bán chịu: trong khi bán hàng, căn cứ đơn đặt hàng và các nguồn thông tin khác từ trong và ngoài doanh nghiệp, bộ phận phụ trách bán chịu cần đánh giá về khả năng thanh toán của khách hàng để xét duyệt việc bán chịu. Đây là thủ tục kiểm soát quan trọng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ phải thu. Doanh nghiệp cần thiết lập chính sách bán chịu rõ ràng, lập danh sách và luôn cập nhật thông tin về tình hình GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 10
  11. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập tài chính, vấn đề chi trả...của khách hàng. Trong những môi trường kinh doanh có rủi ro cao, nên yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản hay ký quỹ • Xuất kho - Giao hàng: Căn cứ lệnh bán hàng đã được phê chuẩn, thủ kho xuất hàng cho bộ phận gởi hàng Bộ phận gởi hàng lập chứng từ chuyển hàng và gởi hàng cho khách hàng. Chứng từ này là cơ sỡ để lập hóa đơn và thường bao gồm các thông tin về quy cách, chủng loại, số lượng hàng hóa và các dữ liệu có liên quan. Ngoài ra, đ ơn vị nên l ập bộ phận gởi hàng độc lập, để hạn chế sai sót trong khâu xuất hàng và các gian l ận có thể xảy ra do sự thông đồng giữa kho với người nhận hàng. • Lập hóa đơn - Theo dõi nợ Do hóa đơn cung cấp thông tin cho khách hàng về số tiền mà họ phải trả nên nó cần được lập chính xác và đúng thời gian. Hóa đơn cần được lập bởi một bộ phận độc lập với phòng kế toán và bộ phận bán hàng, trước khi lập cần kiểm tra các chứng từ: chứng từ chuyển hàng, lệnh bán hàng, đơn đặt hàng, khi lập cần chú ý ghi đầy đủ thông tin lên hóa đơn, ghi giá và tính toán số tiền chính xác cho từng loại Trước khi gởi hóa đơn cho khách hàng, cần kiểm tra lại về những số liệu ghi trên hóa đơn. Tổng cộng hóa đơn phát hành từng ngày phải được ghi vào tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Từng hóa đơn được sử dụng phải được ghi vào tài khoản chi tiết của từng khách hàng. Doanh nghiệp nên thiết lập và thường xuyên cập nhật bảng giá đã được duyệt, quy định rõ ràng và chặt chẽ về chính sách chiết khấu, và hóa đơn cần được kiểm tra lại bởi một người độc lập với người lập hóa đơn. Theo dõi thanh toán: cần liệt kê các khoản nợ phải thu theo từng nhóm tuổi để theo dõi và phân công đòi nợ, thông thường công việc này đ ược giao cho bộ ph ận phụ trách bán chịu, để giảm thiểu sai phạm, đơn vị có thể phân công cho hai nhân viên khác nhau phụ trách kế toán chi tiết công nợ và kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, sai phạm vẫn có thể xảy ra nếu họ thông đồng với nhau. Ngoài ra, nên thường xuyên gởi thông báo nợ cho khách hàng, thủ tục này có thể thực hiện định kỳ hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý trong năm và dưới nhiều hình thức. GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 11
  12. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp cần quy đ ịnh chặt chẽ thủ tục xét duyệt vấn đề này. • Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá Doanh nghiệp cần có bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt, xử lý nghiệp vụ này, nên thiết kế một chứng từ riêng để phản ánh sự xét duyệt đối với hàng bán bị trả lại hay giảm giá, chứng từ này cũng làm căn cứ để ghi sổ nghiệp vụ trên. • Thu tiền Phân chia trách nhiệm, bất kiêm nhiệm giữa kế toán và thủ quỹ, vào cuối ngày nên đối chiếu số tiền thực tế và trên sổ sách từ 2 bộ phận này. Nên in bảng kê thanh toán và lưu lại, đối chiếu các chứng từ trước khi ghi sổ. Chỉ xóa nợ theo đúng quy định về thời gian và theo quyết định của ngừơi có thẩm quyền. Cần phải làm tốt khâu kiểm soát nội bộ ở đơn vị, vì như vậy sẽ hạn chế được các sai phạm hoặc sai sót có thể xãy ra. 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU, THU NHẬP a. Chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn này có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, tức giúp giới hạn rủi ro kiểm toán ở mức đ ộ chấp nhận được, đồng thời tối ưu hóa chi phí kiểm tra. Đây là giai đoạn đ ầu tiên trong trong quy trình kiểm toán, bao gồm tiền kế hoạch và lập kế hoạch kiểm toán: Tiền kế hoạch Là quá trình tiếp cận để thu thập những thông tin về khách hàng nhằm giúp kiểm toán viên tìm hiểu về các nhu cầu của họ, đánh giá rủi ro và khả năng phục vụ, cũng như các vấn đề khác như thời gian thực hiện, phí kiểm toán,... các công việc cụ thể:  Tiếp nhận khách hàng mới, duy trì khách hàng cũ GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 12
  13. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập  Phân công kiểm toán viên  Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng  Ký hợp đồng kiểm toán hoặc thư hẹn kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán Là bước kế tiếp và bao gồm một số công việc như: - Tìm hiểu tình hình kinh doanh và kiểm soát nội bộ của khách hàng Trong đó: Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ gồm: • Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Khâu tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị rất cần thiết và quan trọng nó giúp kiểm toán viên xác định nên mở rộng hay thu hẹp phạm vi kiểm toán. Có thể tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ bằng các cách cơ bản sau:  Kinh nghiệm kiểm toán trước đây tại đơn vị (nếu có).  Phỏng vấn các nhà quản lý, nhân viên giám sát và những nhân viên khác.  Kiểm tra, xem xét các tài liệu và sổ sách  Quan sát các hoạt động kiểm soát và sự vận hành của chúng trong thực tiễn. Kết quả mà kiểm toán viên nhận biết được về hệ thống KSNB thường được biểu hiện (lưu hồ sơ) ở một trong ba loại tài liệu sau: + Bảng mô tả về hệ thống KSNB: Mô tả bằng lời về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị. + Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB : Là kết quả phân tích được từ quá trình phỏng vấn các nhân viên hoặc nhà quản lý của đơn vị, số lượng câu hỏi nhiều hay ít tùy thuộc vào quyết định của kiểm toán viên, với quy định mỗi câu trả lời “ Có” là 1 GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 13
  14. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập điểm, bảng câu hỏi sẽ thiết kế dưới mục đích nhận biết bằng cách trả lời “Có” nghĩa là hệ thống KSNB thiết kế tốt, ngược lại trả lời “Không” là yếu kém. + Lưu đồ về hệ thống KSNB: Phát họa chu trình bằng hệ thống các ký hiệu, hình vẽ. Phương pháp này giúp cho kiểm toán viên tiếp cận hệ thống KSNB một cách tổng quan và khái quát nhất. • Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Bước này giúp kiểm toán viên xác định mức độ rủi ro cao hay thấp từ đó quyết định cho các thủ tục tiếp theo. • Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán. • Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản đã d ự kiến. Cần lưu ý là bước 3, 4 sẽ không được thực hiện nếu kiểm toán viên đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát là tối đa. Hai bước này thường được tiến hành trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, nhưng đôi khi kiểm toán viên có thể kết hợp thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. - Xác lập mức trọng yếu Phương pháp xác lập: mức trọng yếu cần được xem xét ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính và mức độ khoản mục như sau: Ở mức độ tổng thể của báo cáo tài chính: kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được (PM) để đảm bảo rằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu tổng thể thường được bằng một tỷ l ệ phần trăm của tài sản, doanh thu, hoặc lợi nhuận theo xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Thông thường lợi nhuận được nhiều kiểm toán viên lựa chọn vì đó là ch ỉ tiêu được đông đảo người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm, nhất là cổ đông c ủa các công ty. Đối với khoản mục: mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép của khoản mục, số tiền này được tính dựa trên cơ sỡ mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính. Có thể xác lập mức trọng yếu khoản mục bằng cách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục, hoặc sử dụng nhiều kỹ thuật khác như: GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 14
  15. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập nhân mức trọng yếu tổng thể với một hệ số (thường 1.5 – 2) trước khi phân bổ, hoặc có thể tính mức trọng yếu khoản mục bằng một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể (chẳng hạn 50% – 75%). - Đánh giá rủi ro kiểm toán Để nghiên cứu và đánh giá rủi ro kiểm toán, người ta phân chia rủi ro kiểm toán thành ba bộ phận là rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và r ủi ro phát hiện (DR): AR = IR x CR x DR Rủi ro tiềm tàng thường được đánh giá là cao khi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có thay đổi nhanh về kỹ thuật, người quản lý yếu kém về năng lực và thiếu tính trung thực, áp lực bất thường đối với người quản lý, các nhân tố ảnh hưởng khác...hay báo cáo tài chính có những điều chỉnh liên quan đến những niên độ trước; BCTC có nhiều ước tính kế toán hoặc trong năm tài chính có sự thay đổi chính sách kế toán...hoặc đối với một số khoản mục có nhiều rủi ro do tính chất của nó. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ không được thiết kế tốt để ngăn chặn các sai phạm, hoặc là được thiết kế tốt nhưng trên thực tế không được áp dụng nghiêm túc. Rủi ro phát hiện được đánh giá là cao khi nội dung, thời gian, và phạm vi c ủa các thử nghiệm cơ bản được kiểm toán viên xác định không hợp lý. Loại rủi ro này là khách quan được tác động bởi ý kiến của kiểm toán viên thông qua mức đ ộ chấp nhận rủi ro kiểm toán của kiểm toán viên. Bảng 1.1 MA TRẬN XÁC ĐỊNH RỦI RO PHÁT HIỆN ĐÁNH GIÁ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VỀ RỦI RO KIỂM SOÁT Thấp Cao Trung bình Tối thiểu Thấp ĐÁNH GIÁ Cao Trung bình GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 15
  16. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập CỦA KIỂM Thấp Trung bình Trung bình Cao TOÁN VIÊN Thấp Tối đa Trung bình Cao VỀ RỦI RO TIỀM TÀNG (Nguồn: VSA 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ) - Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán Theo VSA 300 – ” kế hoạch kiểm toán” gồm lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch chiến lược chỉ được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính của nhiều năm. Kế hoạch kiểm toán tổng thể thì phải lập cho mọi cuộc kiểm toán. Lập chương trình kiểm toán: gồm thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản, là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. b. Thực hiện kiểm toán • Thực hiện thủ tục phân tích • Các thử nghiệm chi tiết c. Hoàn thành kiểm toán  Ý kiến kết luận của kiểm toán viên về khoản mục doanh thu, thu nhập dựa trên các bằng chứng đã thu thập được (báo cáo kiểm toán) GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 16
  17. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG 2.1.1 Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO Công ty được thành lập từ tháng 7/1985 theo Quyết định số 349/TCCB của Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp với tên gọi là Công ty Vật tư Thiết bị Y tế mà tiền thân là Trạm Vật tư Y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty Vật tư Thiết bị Y tế là tiếp nhận, quản lý tổ chức sản xuất, thu mua, cung ứng và sửa chữa các thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ cho ngành Y tế. Trong quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, Công ty đã qua 7 lần thay đối tên đăng kí kinh doanh để thích nghi với vi phạm hoạt động. Từ 1/1/2004 đến nay, công ty hoạt động với tên gọi Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Y tế DOMESCO. Ngày 01/01/2004, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO chính thức đi vào hoạt động theo QĐ số 144/ QĐ.UB.TL ngày 27/11/2003 của uỷ ban nhân dân GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 17
  18. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập tỉnh Đồng Tháp và giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 30/12/2003 . Năm 2005, công ty thực hiện tăng vốn từ 60 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng cho Cổ đông hiện hữu, cán bộ công nhân viên công ty và các đối tác chiến lược của công ty. Công ty bắt đầu niêm yết với mã DMC ngày 25/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.Tổ chức tư vấn: công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Kiểm toán độc lập: công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán (AFC). Năm 2007, Công ty phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược (12 tỷ mệnh giá - giá 130.000 đ/cp), phát hành cho cổ đông hiện hữu (5.35 tỷ mệnh giá - Giá 35.000 đ/cp) và phát hành cho Cán bộ chủ chốt (2.65 tỷ mệnh giá - Giá 70.000 đ/cp) tăng vốn lên 137.699.990.000 đồng. Năm 2009 công ty đã tăng vốn lên đến 178.093.360.000 đồng (Phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 30% cho cổ đông hiện hữu từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển). Qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, Dược DOMESCO được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty trong 11 năm liền (từ năm 1996 - 2006) được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” và đạt được nhiều giải thưởng về thương hiệu. Hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Nhà máy đạt các tiêu chuẩn: WHO GMP/GLP/GSP. Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. Đây là những yếu tố cần thiết giúp Xuất Nhập Khẩu Y Tế DOMEXCO vững bước trên con đường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO Tên công ty : Tên viết tắt : DOMESCO Tên Tiếng Anh : GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 18
  19. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập Biểu tượng Công ty : Trụ sở chính : 66 Quốc lộ 30.Phường Phú Mỹ,Thành Phố Cao : Tỉnh Đồng Tháp. Vốn điều lệ 187 tỷ VND ( tương đương 8,8 triệu USD ) : Ngày thành lập : 19/05/1989 Điện thoại : (84-67) 3.852278 – 3.856324 - 3.856325 - 3.859370 Fax : (84-67) 3.851270 Email : domesco@domesco.com Website : www.domesco.com Giấy CNDKKD 1400360359,Đăng ký lần đầu ngày 30/12/2003.đăng : ký thay đỏi lần thứ 29 ngày 28/10/2011.Tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp. Ngành nghề kinh doanh của Công Ty.  Sản xuất kinh doanh dược.  Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế.  Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế.  Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự chế tạo tại Công ty. 2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC Đại hội đồng cổ đông Đại hội cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết đ ịnh những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và Ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. GVHD:Trương Thị Thuý Hằng SVTH: Nguyễn Hoàng Kỳ 19
  20. Chuyên Đề Kiểm Toán Kiểm Toán Khoản Mục Doanh Thu-Thu Nhập Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề Kỳ quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 11 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 03 năm. Ban Kiểm soát Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban ẠI ểm Isoát NG nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp Đ Ki HỘ ĐỒ có CỔ ĐÔNG trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Hiện tại, Ban Kiểm soát BANCôngM SOÁT 03 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 03 năm. ĐỒNG QUẢN TRỊ KIỂ ty gồm HỘI Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH của Công ty theo những chiến lược, kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ban Tổng Giám đốc hiện có 03 thành viên, các thành viên Ban Tổng Giám đốc có nhiệm kỳ là 03 năm. PHỐ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỐ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỐ TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI CÔNG NGHIỆP KHỐI TÀI CHÍNH – KẾ KHỐI KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ & TOÁN PTNL VP.Điều hành BP.Kinh doanh nội P.Kế Toán BP.Kinh doanh quốc tế địa+hệ thống các chi nhánh BP.Nhân sự TT.Nghiên cứu & PT TT.Nuôi trồng & PTDL BP.Quản lý hệ thống CL P.Kiểm tra chất lượng P.Kế hoạch - ĐT & QLDA P,Đảm bảo chất lượng P.Công nghệ TT SVTH: Nguyễn Hệ thống sản xuât GVHD:Trương Thị Thuý Hằng 20 Hoàng Kỳ BP.Tài Chính- Quản BP.Tổng kho & Điều ệế BP.Kinh doanh quốc t p P.Kiểm tra nội bộ BP.Hành chính nghi Trị vận vụ kinh doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2