Báo cáo đề tài: " Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn Bắc Ninh"
lượt xem 73
download
Đô thị hóa là một trong những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương, một vùng hoặc một quốc gia. Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ đô thị hóa ở các thành phố, thị trấn, thị tứ diễn ra rất nhanh. Ở các khu vực này các trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, y tế, tài chính ... đã và đang xuất hiện ngày càng nhanh....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đề tài: " Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn Bắc Ninh"
- 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một trong những biểu hiện của sự phát triển kinh t ế, xã hội của một địa phương, một vùng hoặc một quốc gia. Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc t ế và khu v ực, t ốc đ ộ đô thị hóa ở các thành phố, thị trấn, thị tứ diễn ra rất nhanh. Ở các khu vực này, các trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, y tế, tài chính ... đã và đang xu ất hi ện ngày càng nhiều dẫn đến việc tập trung dân cư, hình thành các thị trấn, thị tứ và đô thị. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn là c ần thiết và có vai trò quan trọng nhằm đưa nông nghiệp thoát kh ỏi tình trạng thuần nông, tự cấp, tự túc, phát triển thành nền nông nghi ệp s ản xu ất hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Và một trong nh ững n ội dung trọng tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay là khôi ph ục và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống trong khu vực nông thôn, góp phần thu hút lao động dôi d ư, gi ải quy ết vi ệc làm, đồng thời nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đ ời sống nhân dân. Từ đó giảm được làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị, khơi dậy tiềm năng vốn có của địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quá trình chuy ển d ịch c ơ c ấu kinh tế nông thôn. 1
- Cùng với công cuộc “đổi mới” của tỉnh, những năm qua Từ Sơn luôn là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Đóng góp không nh ỏ trong tổng giá trị sản xuất của huyện là các ngành nghề th ủ công nghi ệp (TCN), ở đó làng nghề truyền thống đóng vai trò nòng cốt. Các làng nghề truyền thống chủ yếu ở Từ Sơn là sản xuất sắt thép, sản xuất đồ gỗ mỹ ngh ệ, d ệt... S ự phát triển của các làng nghề truyền thống đã thu hút hàng v ạn lao đ ộng t ại địa phương, góp phần đáng kể vào giải quyết lao động dư th ừa và thi ếu việc làm trong nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân, góp ph ần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nằm cận kề giữa hai thành phố là Hà Nội và Bắc Ninh, huyện Từ Sơn có tốc độ đô thị hóa khá nhanh và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân càng sung túc, ổn đ ịnh. Đây cũng là điều kiện tốt cho các làng nghề truyền thống có th ể ti ếp c ận, tăng khả năng thích ứng với các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh cũng làm khó khăn trong vi ệc đáp ứng cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, nảy sinh các vấn đề xã hội ... Vì vậy cùng với quá trình đô th ị hóa, đòi h ỏi phát tri ển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Từ Sơn phải có những giải pháp, định hướng phù hợp, vừa đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhưng vẫn đảm bảo cho các làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát triển. Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đô thị hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó đưa ra đ ịnh 2
- hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn Huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống và quá trình đô thị hóa. - Đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn - Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển làng ngh ề truy ền thống trong quá trình đô thị hóa trong những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phát triển của các làng nghề truyền th ống trong quá trình đô thị hóa trên địa huyện Từ Sơn. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng đô thị hóa và phát triển làng nghề truyền thống về tổ chức, quản lý, sản xuất, tình hình s ử d ụng lao động, đất đai, tác động môi trường ... của các làng ngh ề truy ền th ống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn. Trên cơ sở phân tích nh ững thu ận l ợi và khó khăn đang gặp phải từ các làng nghề truy ền th ống để đ ưa ra các định hướng và giải pháp phát triển phù hợp trong quá trình đô thị hóa. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện: Làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng ngh ề dệt Hồi Quan và làng nghề sắt thép Đa Hội. - Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong th ời gian t ừ năm 1999-2006 và số liệu điều tra năm 2006. 3
- 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Nghề truyền thống Nghề truyền thống ở nước ta rất phong phú, đa dạng, đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm, tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng trong nước và thế giới như gốm Bát Tràng, nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), ngh ề dệt tơ lụa Hà Đông ... Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa h ọc, kỹ thu ật và công nghệ đã khiến cho việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên liệu mới. Do vậy khái niệm nghề truyền thống đã được nghiên cứu và m ở r ộng h ơn và có thể hiểu như sau: “Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc” [34]. * Phân loại nghề truyền thống + Phân biệt theo trình độ kỹ thuật - Loại nghề có kỹ thuật giản đơn: đan lát, ch ế biến lương th ực, thực phẩm, làm gạch, nung vôi. Sản phẩm của những nghề này có tính chất thông dụng, rất phù hợp với một nền kinh tế tự cấp, tự túc. 4
- - Loại nghề có kỹ thuật phức tạp: kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ, dệt lụa ... Các nghề này không chỉ có kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà còn đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo. + Phân loại theo tính chất kinh tế: - Loại nghề phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, sản phẩm ít mang tính chất hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại ch ỗ nh ư sản xuất nông cụ như cày, bừa, liềm, hái. - Loại nghề mà hoạt động độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp, sản phẩm của nó thể hiện một trình độ nh ất định của s ự tách bi ệt thủ công nghiệp với nông nghiệp, của tài năng sáng tạo và khéo léo c ủa người thợ, tiêu biểu là các sản phẩm nghề dệt, gốm, kim hoàn ... 2.1.1.2 Làng nghề Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng ngh ề, theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Th ổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh ... làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ ... làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội ...) là làng tuy vẫn có trồng trọt theo l ối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, ông phó cả ... cùng một số thợ và phó nh ỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ ngh ệ, tr ở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp th ị với m ột th ị tr ường là vùng xung quanh và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu “dân bi ết mặt, n ước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ” trở thành văn hóa dân gian [4]. 5
- Theo tác giả Bùi Văn Vượng thì “Làng nghề truy ền th ống là làng c ổ truyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình ...” [33]. Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng ngh ề th ủ công ở nông thôn Việt Nam [29]. Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội du ng sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế-xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian đ ịa lý nh ất đ ịnh, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa” [30]. * Phân loại làng nghề + Phân loại theo số lượng nghề - Làng một nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có một ngh ề thủ công duy nhất. - Làng nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số hoặc nhiều nghề khác. + Phân theo tính chất nghề - Làng nghề truyền thống: là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay. - Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do s ự phát tri ển lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa ph ương khác. 2.1.1.3 Làng nghề truyền thống 6
- Trong làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện b ằng ph ương pháp truyền nghề. Song sự truyền nghề này luôn có sự tiếp thu những cải tiến, sáng tạo làm cho sản phẩm của mình có những nét độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác, làng khác. Qua khái niệm nghề truyền thống và làng nghề được trình bày ở trên thì làng nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhi ều ngh ề th ủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ th ợ lành ngh ề, là n ơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa h ọ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng t ổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước ch ế xã h ội và gia tộc [34]. * Phân loại làng nghề truyền thống - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ, đá, thêu ren ... - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: rèn, mộc, nề, đúc đồng, nhôm, gang s ản xu ất vật liệu xây dựng ... - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng cho nhu c ầu thông thường như: dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón, may mặc ... - Làng nghề truyền thống chuyên chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát, làm bún, chế biến hải sản ... 2.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống 2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm + Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ 7
- - Đặc điểm, đặc trưng đầu tiên của nghề thủ công truy ền th ống là kỹ thuật thủ công mang tính truyền thống và bí quy ết dòng h ọ. Công c ụ sản xuất chủ yếu là thô sơ do chính người thợ thủ công chế tạo ra. - Công nghệ truyền thống không thể thay hoàn toàn bằng công ngh ệ hiện đại mà chỉ có thể thay ở một số khâu, công đoạn nhất định. Đây là một trong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản phẩm. - Kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống hầu hết là thô sơ, lạc hậu. - Thông qua sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đã tạo ra sự k ết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất. + Đặc điểm về sản phẩm - Sản phẩm làng nghề truyền thống rất đa dạng và phong phú, nó có thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc s ản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc v ừa. Bên c ạnh đó, sản phẩm mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa văn, những phần tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự thưởng thức của những người sành chơi. Nhìn chung, trong sản phẩm của làng nghề truyền thống vẫn tồn đọng những hao phí lao động sống, đó là lao động thủ công của con người. - Sản phẩm của làng nghề truyền thống bao gồm nhiều chủng loại như sản phẩm là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt và các s ản ph ẩm ngh ệ thuật. Sản phẩm không chỉ đáp ứng các nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ ngh ệ nh ư gốm sứ, ch ạm trổ, thêu ren, dệt tơ tằm ... đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên th ế gi ới và ngày càng được ưu chuộng. 2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 8
- + Đặc điểm về lao động - Đặc điểm nổi bật trong các làng nghề truyền thống là sử dụng lao động thủ công là chính. - Lao động trong làng nghề truyền thống có nhiều loại hình và nhi ều trình độ khác nhau. Trong đó nghệ nhân đóng vai trò quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo sản phẩm. - Việc dạy nghề theo phương thức truyền nghề từ đời này sang đời khác, tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay có sự kết h ợp v ới ph ương th ức mới, mở ra các trường, lớp đào tạo nghề nhưng đồng thời vừa học, vừa làm, có sự truyền nghề của các nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, th ợ học việc. + Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống được hình thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân chia thành các nhóm sau: - Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: Được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này, tiền công lao động thấp nên giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thói quen của đa số người tiêu dùng. - Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp: Khi cuộc sống nâng cao nên tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng, không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm. - Sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Người nước ngoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều 9
- điển tích, hoa văn tinh tế và tính chất dân gian của sản ph ẩm làng ngh ề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở Đài Loan, Úc, Nhật Bản... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở châu Âu... Khách du lịch nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc được làm từ hòn đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổ cẩm, sợi đay, bẹ ngô, kim loại... đơn s ơ nh ư cuộc sống đời thường của người Việt Nam nhưng rất có hồn. + Đặc điểm về tổ chức sản xuất Trong lịch sử phát triển làng nghề truyền thống, hình thức tổ ch ức sản xuất phổ biến nhất là hộ gia đình. Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế và công cuộc đổi mới của đất nước, đã xuất hiện nhi ều hình thức tổ chức sản xuất mới: - Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất... - Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàng TTCN, các cơ sở vừa làm hàng TTCN vừa làm dịch vụ tiêu thụ s ản phẩm, các cơ sở vừa sản xuất hàng TTCN vừa sản xuất sản ph ẩm nông nghiệp. 2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng ngh ề truy ền thống Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã h ội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau. Tuy nhiên hiểu m ột cách tổng quát chúng gồm có các nhân tố cơ bản sau: 10
- Thứ nhất là thị trường sản phẩm của làng nghề: Thị trường có sự tác động mạnh mẽ đến phương hướng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền th ống phát tri ển. S ự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào th ị trường. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi ph ối quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Những làng nghề có sản phẩm độc đáo, k ỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù h ợp với nhu c ầu và th ị hi ếu c ủa người tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên th ị trường. Ngược lại có những làng nghề không phát triển, mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu của thị trường không cần đến sản phẩm đó nữa (như nghề sản xuất giấy dó, tranh dân gian ...). Thứ hai là vốn cho phát triển kinh doanh : Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ y ếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở v ật ch ất, k ết c ấu hạ tầng, công nghệ ... Do vậy sự phát triển thịnh vượng của làng nghề cũng thụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy động. Trước đây trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ người thân trong gia đình. Ngày nay đ ể đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cần lớn hơn để đầu tư đổi mới công ngh ệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, ch ất lượng sản phẩm. Thứ ba là cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ th ương m ại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xu ất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình 11
- cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công ngh ệ vào s ản xu ất, đ ồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy ở nh ững nơi có c ơ s ở h ạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các làng nghề truyền thống còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ. Thứ tư là nguồn nhân lực: Trong các làng nghề truyền thống có các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, trình độ rất tinh xảo. Họ là nh ững người tâm huyết và gắn bó với nghề, đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là người sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Hi ện nay v ẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn văn hóa dân tộc và truyền thống của ông cha. Việc truyền nghề đã không còn tuân theo các quy định khắt khe như trong phường hội thời phong kiến, nhưng những bí quyết kỹ thuật, mẫu mã sáng chế có giá trị kinh tế cao vẫn được bảo vệ để tránh bị cạnh tranh. Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày cao của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Thứ năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ: Trong cơ chế thị trường sự phát triển của làng nghề truyền thống đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá cả. Sản phẩm sản xuất ra chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại trong nước cũng như nhập khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng các thành tựu khoa h ọc, công nghệ càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng su ất lao động và chất lượng của sản phẩm. 12
- Thứ sáu là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất: Trong thời kỳ phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật chưa phát triển, thì gần các vùng nguyên liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên s ự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, các nguyên liệu khai thác phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trường tự nhiên nên vùng nguyên liệu ngày càng suy giảm (như gỗ ...), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị cạn kiệt. Do vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại, khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh h ưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Vậy qua sự hệ thống các khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống, cùng với công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra m ạnh m ẽ trong các làng nghề truyền thống, đặc biệt là những làng ngh ề phát tri ển g ần các thành phố lớn. Khi đó hoạt động sản xuất làng ngh ề gắn v ới nông nghi ệp, nông thôn trước kia sẽ được thay thế bằng hoạt động sản xuất quy mô l ớn hơn, hình thành làng công nghiệp, ở đó sẽ có sự đầu tư về công ngh ệ, máy móc hiện đại thay thế cho thiết bị, công cụ lạc hậu, từ s ản xuất quy mô nhỏ lẻ sang quy mô lớn với năng suất và ch ất lượng cao h ơn. T ổ ch ức s ản xuất từ hộ gia đình sang các loại hình tổ chức sản xuất lớn nh ư Công ty, HTX ... Do sự phát triển của làng nghề nói riêng và sự phát triển về kinh tế, xã hội nói chung trong quá trình đô thị hóa s ẽ dẫn đ ến s ự chuy ển đ ổi t ừ nông thôn sang thành thị, khi đó các làng nghề, xã ngh ề trở thành ph ố ngh ề, phường. Và các làng nghề truyền thống không chỉ là nơi sản xuất như trước kia mà còn có sự phát triển của các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. 2.1.4 Khái niệm về tăng trưởng, phát triển, phát triển làng nghề truyền thống 13
- 2.1.4.1 Tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng được hiểu là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay ho ạt động. Tăng trưởng kinh tế có thể hiểu là kết quả của mọi hoạt động kinh t ế trong lĩnh vực sản xuất cũng như trong lĩnh vực dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định [7]. Khái niệm tăng trưởng này ở cấp độ vĩ mô, thì tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô s ản lượng qu ốc gia ho ặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua m ột th ời gian nhất định. Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh thu nh ập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô th ị hoá, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của sự phát triển. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi c ủa nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo d ục, s ức kh ỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển còn được đ ịnh nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống, bao g ồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường [14]. 2.1.4.2 Phát triển bền vững Phát triển bền vững là một thuật ngữ được toàn th ế giới s ử dụng rộng rãi, do tầm quan trọng mà khái niệm phát triển bền vững vẫn được tiếp tục sửa đổi, mở rộng và sàng lọc. Theo Ủy ban quốc tế về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc năm 1997 đã định nghĩa: Phát triển bền vững là một quá trình c ủa s ự 14
- thay đổi, trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi về tổ ch ức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng về nhu cầu hiện tại và tương lai của con người. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tại Rio de Janeiro đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn h ại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trương lai. Phát triển bền vững cũng có thể được gọi bằng cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển cân bằng lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các th ế h ệ, th ực hiện điều này đồng thời trên cả ba lĩnh vực quan trọng có m ối quan h ệ qua lại với nhau, đó là kinh tế, xã hội và môi trường [25]. 2.1.4.3 Phát triển làng nghề truyền thống Trên cơ sở lý luận về tăng trưởng và phát triển, chúng tôi cho rằng phát triển làng nghề truyền thống là sự tăng lên về quy mô làng ngh ề truyền thống và phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất của làng nghề. Sự tăng lên về quy mô làng nghề được hiểu là sự mở rộng về sản xuất của từng làng nghề và số lượng làng nghề được tăng lên theo th ời gian và không gian (làng nghề mới), trong đó làng nghề cũ được củng cố, làng nghề mới được hình thành. Từ đó giá trị sản lượng của làng nghề không ngừng được tăng lên, nó thể hiện sự tăng trưởng của làng ngh ề. S ự phát triển làng nghề truyền thống phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững, phát triển làng nghề truyền thống còn yêu cầu: Sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các 15
- nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, nguyên liệu cho sản xuất ... đảm bảo hợp lý có hiệu quả, nâng cao m ức sống cho ng ười lao động, không gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc... 2.2 Cơ sở lý luận về đô thị và đô thị hóa 2.2.1 Một số khái niệm về đô thị và liên quan đến quá trình đô thị hóa Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình đ ộ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống dân cư. Mỗi quốc gia có quy định riêng, dưới đây là một số khái niệm cơ bản: - Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sinh s ống t ập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. - Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. - Đô thị là nơi tập trung đông dân cư với mật độ cao, ch ủ y ếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy kinh tế-xã h ội của cả n ước, c ủa miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh, trong huyện [12] - Đô thị là một khu dân cư tập trung, về trình độ phát tri ển đô th ị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: + Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành ph ố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương, vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. + Đối với khu vực nội thành, nội thị, th ị trấn tỷ l ệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động, cơ sở hạ tầng phục vụ 16
- các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 ng - ười/km2 [9]. Các yếu tố cơ bản phân loại một đô thị Yếu tố 1: Chức năng của đô thị Các chỉ tiêu thể hiện chức năng của một đô thị gồm: + Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước - Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả n ước phụ thuộc vào cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: đô thị - trung tâm cấp quốc gia, đô thị - trung tâm cấp vùng (liên tỉnh), đô thị - trung tâm cấp tỉnh, đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp ti ểu vùng (trong huyện) [5]. - Ngoài ra, theo tính chất, một đô th ị có th ể là trung tâm t ổng h ợp hoặc trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị. Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp về nhiều mặt nh ư: hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nghỉ mát), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật ... Đô th ị là trung tâm chuyên ngành khi có một vài chức năng nào đó nổi trội h ơn so v ới các ch ức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như: đô thị công nghiệp, đô thị nghỉ mát, du lịch, đô thị nghiên cứu khoa học, đào tạo, đô thị cảng ... + Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô th ị: Tổng thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng dân số ... Yếu tố 2: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân nh ư : công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, b ưu điện, thương nghiệp, cung 17
- ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng, ngân hàng, qu ản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghi ệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Yếu tố 3: Cơ sở hạ tầng đô thị - Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm: + Cơ sở hạ tầng xã hội: nhà ở, các công trình dịch vụ th ương mại, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác. + Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp nư ớc, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh và môi trường đô thị. + Yếu tố 4: Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân tạm trú tại khu vực nội thành phố, nội th ị xã và th ị tr ấn. Theo quy đ ịnh hiện nay quy mô dân số đô thị ít nhất là 4.000 người [9]. + Yếu tố 5: Mật độ dân số là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị. Mật độ dân số đô thị phải phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị. Dựa vào các căn cứ trên, đô thị nước ta được phân thành 6 loại sau: - Đô thị loại đặc biệt: Là thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, d ịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc t ế, có vai trò thúc đ ẩy s ự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tỷ lệ lao động phi nông nghi ệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên, có cơ sở hạ t ầng đ ược xây d ựng v ề 18
- cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh. Quy mô dân số từ 1,5 triệu người và có m ật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại I: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát tri ển kinh t ế - xã h ội c ủa một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. Tỷ lệ lao đ ộng phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân s ố từ 50 v ạn ng ười và mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại II: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đ ẩy s ự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên t ỉnh hoặc m ột s ố lĩnh v ực đối với cả nước, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng s ố lao đ ộng t ừ 80% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên, mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại III: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã h ội c ủa một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh, tỷ l ệ lao đ ộng phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên, có cơ s ở h ạ t ầng đ ược xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân s ố t ừ 10 v ạn ng ười trở lên, mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại IV: Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy s ự phát tri ển kinh t ế 19
- - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên, có cơ sở h ạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 5 vạn người và mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên. - Đô thị loại V: Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã, tỷ l ệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên, có cơ sở h ạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, quy mô dân số từ 4.000 người và mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km 2 trở lên. Khái niệm về đô thị hóa Đô thị hoá là hiện tượng lịch sử xảy ra ở hầu kh ắp các quốc gia trên thế giới. Nhưng ở từng quốc gia qúa trình đô thị hoá lại di ễn ra h ết s ức khác nhau do tác động của các nguyên nhân khách quan và ch ủ quan. Đô th ị hoá là thước đo trình độ và là tấm gương phản chiếu trình đ ộ phát tri ển kinh tế của một quốc gia, một khu vực. Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng vì nó ch ứa đựng nhi ều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. - Đô thị hóa là quá trình biến đổi về sự phân bố các y ếu tố l ực l ượng sản xuất, bố trí dân cư những vùng không đô thị thành đô thị [15]. - Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô th ị, là s ự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát tri ển s ản xu ất và đời sống [3]. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài : NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN MPLS VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MPLS TRONG MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN CỦA TỔNG CÔNG TY
58 p | 642 | 270
-
Báo cáo tiểu luận: Phát triển sản phẩm mới
22 p | 1433 | 149
-
Báo cáo đề tài: Phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam
41 p | 269 | 69
-
Báo cáo đề tài:Giáo dục bảo vệ và phát triển bền vững môi trường cho học sinh trung học phổ thông
27 p | 177 | 48
-
Báo cáo đề tài: Ảnh hưởng của Vitamin C đến sức khỏe cá
29 p | 203 | 43
-
Báo cáo đề tài: Sự phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc (1954 - 1975)
60 p | 306 | 38
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo nút cảm biến không dây kết hợp dùng nguồn năng lượng mặt trời sử dụng cho mạng cảm biến cảnh báo cháy
42 p | 37 | 17
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thương mại
90 p | 33 | 15
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu ứng dụng marketing trực tuyến du lịch y tế ở Việt Nam
104 p | 41 | 15
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở Việt Nam
130 p | 26 | 14
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Áp dụng mô hình học tập Blended Learning trong giảng dạy học phần Basic IELTS 1 cho sinh viên theo chương trình đào tạo chất lượng cao năm thứ nhất trường Đại học Thương mại
88 p | 25 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn
141 p | 26 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp điện máy trên địa bàn TP. Hà Nội
128 p | 19 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Phát triển kỹ năng ngoại ngữ trong giao tiếp liên văn hóa của giảng viên trường Đại học Thương mại
102 p | 29 | 11
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu mô hình kinh tế nền tảng và khả năng phát triển tại Việt Nam
143 p | 39 | 11
-
Báo cáo đề tài Dự án phim - GVHD: Nguyễn Thuỳ Trang
49 p | 64 | 10
-
Báo cáo đề tài độc lập cấp nhà nước: Điều tra nguồn thức ăn gia súc, thuốc thú y, thị trường thực phẩm thịt trên địa bàn Hà Nội với vệ sinh, an toàn thực phẩm thịt gia súc, gia cầm
64 p | 127 | 9
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khao học sinh viên: Khảo sát đa dạng di truyền và xác lập chỉ thị phân tử cho việc nhận dạng một số dòng Bơ (persea americana miller) đã qua sơ bộ tuyển chọn tại Lâm Đồng
27 p | 131 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn